Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20

Toán

BẢNG NHÂN 3

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3.

 - Thực hành bảng nhân 3, giải toán và đếm thêm 3.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Thứ hai, ngày 7 tháng 1 năm 2013
Toán
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3. 
 - Thực hành bảng nhân 3, giải toán và đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn. 
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố bảng nhân 2 ( 5')
- Đọc bảng nhân 2 và làm bài 5 (cột 5, 6 - Sgk - Trang 96).
- Nhận xét - Ghi điểm.
- Vài em đọc bảng nhân 2 .
- 2 em lên bảng làm bài.
HĐ2: HD lập bảng nhân ( 12')
- Gắn tấm bìa có 3 chấm tròn.
+ Có mấy chấm tròn? 
+ 3 được lấy mấy lần? 
- Rút ra phép tính: 3 x 1 = 2 
- Hướng dẫn cách đọc ( như sgk).
- Tương tự bằng các tấm bìa hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 (như sgk ).
- Tổ chức cho HS ghi nhớ bảng nhân 3.
HĐ3: Củng cố bảng nhân 3 ( 10') 
 Bài 1: (VBT) Tính nhẩm. 
- Tổ chức học cá nhân 
- Giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, khẳng định đúng, sai. 
* Củng cố bảng nhân 3.
- HS lấy các tấm bìa theo GV
- 3 chấm tròn.
- 3 được lấy 1 lần.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng lại cách đọc.
- Học thuộc lòng bảng nhân 3.
- 1 em nêu y/c.
- Vài em nêu miệng kq’
- Lớp đổi bài k’tra lẫn nhau .
Bài 2: (VBT) 
- Cho HS nêu tóm tắt 
- Giúp HS tìm hiểu kĩ đề và nêu cách giải.
-Y/c HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Giúp đỡ hs yếu
- Nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Củng cố giải toán có 1 phép nhân.
- Đọc đề bài, nêu miệng tóm tắt.
- Thảo luận nhóm đôi, tìm số lít nước mắm của 9 can.
- HS làm bài 
- 1 em lên bảng chữa bài - Lớp n/x.
HĐ4: Củng cố về đếm thêm 3. 
Bài 3 (VBT)
- Tổ chức dưới hình thức trò chơi.
- HD cách chơi.
- Nhận xét - Tuyên dương.
- Chữa bài, củng cố cách đếm thêm 3.
Bài 4: (HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS nêu nhanh kq, nx.
- 1 em nêu y/c
- HS chơi theo 2 đội ( Mỗi đội 5 em nối tiếp nhau lên bảng điền kq’).
- Vài em đếm thêm 3.
- Nêu miệng kq và giải thích vì sao.
HĐ nối tiếp: ( 2') 
- Hệ thống lại kt.
- Vài em đọc lại bảng nhân 3.
- Về nhà ghi nhớ bảng nhân 3.
- Nhận xét tiết học
Tập đọc
 Ông Mạnh thắng Thần Gió ( 2 tiết )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: lồm cồm, nổi giận, lồng lộn, ngạo nghễ, vững chãi, 
xô đổ, thỉnh thoảng,...
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa 
các cụm từ. Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, 
đẵn, ăn năn,...
 - Hiểu nội dung: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên 
nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống nhân ái, hoà thuận với thiên nhiên (HS khá giỏi trả lời câu 5).
 3. GDKNS: - GDHS biết bảo vệ môi trường.
 - HS có kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hoá, ứng phó giải quyết vấn đề. 
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và lòng nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học: 	
Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')
- Gọi HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ bài :Thư trung thu.
- Nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 2') 
- Giới thiệu qua tranh 
1. HD luyện đọc. ( 30') 
- GV đọc mẫu 
a) Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng
- HD đọc đúng: hoành hành , ngạo nghễ ,.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV treo bảng phụ, HD ngắt giọng 1 số câu dài.
 “Ông vào rừng/ lấy gỗ / dựng nhà//”.
- Y/c HS đọc chú giải SGK.
Giải nghĩa thêm: lồm cồm(chống cả hai tay để nhổm người dậy).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Theo dõi - nhận xét sửa sai.
- Thi đọc:
d) Đọc đồng thanh 
 Tiết 2.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. ( 20')
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài. 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 - Sgk).
- Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi: 
+ Ngày xưa con người sinh sống ở đâu?
- Đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 1.
- Hỏi thêm :
+ Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì? (sau câu 1).
+ “Ngạo nghễ” nghĩa là gì?
- Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 2.
+ Em hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào? ( sau câu 2)
+ Vì sao ông Mạnh lại có thể chiến thắng thần Gió?
- Đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi 3.
+ Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
+ “Ăn năn“ nghĩa là gì?
- Đọc đoạn 5 trả lời câu hỏi 4.
- Đọc toàn bài trả lời câu hỏi 5.
+ Câu chuyện nêu lên điều gì ?
* Nêu nội dung bài: Ông Mạnh chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên -nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình.
3. Luyện đọc lại: ( 12') 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Cho các nhóm thi đọc 
- Nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
C. Củng cố, dặn dò: ( 3') 
- Để sống hoà thuận, thân ái với thiên nhiên các em phải làm gì?
*KL: Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp ...
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS đọc bài, nêu nội dung đoạn thơ.
- Nhận xét.
- HS quan sát tranh trong SGK. 
- HS theo dõi, đọc thầm .
- Nối tiếp đọc từng câu 
- HS luyện đọc từ khó
- Nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp(2 lượt). 
- Luyện ngắt giọng.
- 2 HS đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm thi đọc bài.
-Theo dõi - nhận xét
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 3, 5.
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi Sgk.
- HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi
- HS nêu ý kiến.
- 1HS đọc to đoạn 4, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
- 1HS đọc to đoạn 5, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 
( HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 5)
- 1 HS đọc toàn bài, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu lại nội dung truyện.
- 5HS nối tiếp đọc truyện.
- Thi đọc theo (theo nhóm).
- Nhận xét
- Liên hệ về cách bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
 Thứ ba, ngày 8 tháng 1 năm 2013
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng nhân 3
 - Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 3).
 - HS làm bài tập :1, 3, 4 .
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về bảng nhân 3. ( 5') 
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 3.
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập bảng nhân 3 ( 9') 
Bài 1: VBT.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài. 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- Củng cố bảng nhân 3.
HĐ3: HD cách giải bài toán có 1 phép nhân . ( 18') 
Bài 3: VBT. 
- Cho HS đọc bài, nêu tóm tắt. 
- Cho HS tự làm bài, gọi HS chữa bài
- Nhận xét về câu lời giải, phép tính và cách trình bày. 
Bài 4: ( SGK) Tương tự bài 3. 
- Chốt lại cách giải bài toán có 1 phép nhân.
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài cá nhân, 3 HS chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
- Nhận xét. 
- HS đọc bài, nêu tóm tắt. 
- HS tự làm bài cá nhân, 1 HS chữa bài. Lớp nhận xét. Đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS làm bài vào vở ô li, chữa bài. 
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 3 (ĐT).
Tự nhiên xã hội
an toàn khi đi các phương tiện giao thông.
I. Mục tiêu: 
 - Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
 - Thực hiện đúng các quy định đi các phương tiện giao thông.
( HS giỏi: Biết đưa ra lời khuyên trong 1 số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa , )
 - HS có kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông. Kĩ năng phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thông. 
II Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3') 
- Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông? 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới: 
1 Giới thiệu bài: ( 1')
2. HĐ1: HD thảo luận tình huống.( 11')
- Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận 3 tình huống trang 42 SGK.
+ Điều gì có thể xảy ra? Các em đã có hành động như các tình huống đó chưa ?
+ Em đã khuyên các bạn như thế nào ?
- Cho các nhóm báo cáo kết quả 
*KL: Đảm bảo an toàn khi đi phương tiện giao thông
3. HĐ2: Hướng dẫn 1 số quy định khi đi các phương tiện giao thông. ( 9') 
- Yêu cầu HS quan sát H 4,5, 6, 7 trang 43 trả lời câu hỏi với bạn theo gợi ý.
- HD HS quan sát từng hình và gợi ý để trả lời.
VD: Hành khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
- KL: Đi xe buýt: chờ ở bên đường không đứng sát mép đường.
? Các em cần phải làm gì khi tham gia giao thông? 
4. HĐ 3 : HD vẽ tranh ( 8') 
- Y/c HS vẽ 1 phương tiện giao thông.
- Gợi ý: phương tiện đó đi trên đường giao thông nào? Những điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó.
- Gọi 1 số HS trình bày.
- GV sữa chữa, bổ sung.
+ Em đi học bằng phương tiện giao thông nào? Em cần lưu ý điều gì khi đi các
phương tiện giao thông? 
5. Củng cố , dặn dò: ( 3') 
 - Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Nối tiếp nhau kể. Lớp nhận xét.
-Thảo luận nhóm 4: 3 tình huống trong tranh và trả lời câu hỏi.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe 
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đưa ra những lời khuyên và phê phán những hành vi sai khi tham gia giao thông.
Làm việc theo cặp .
Vài cặp lên trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 số HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
- HS lắng nghe.
- HS nêu về thực hiện các quy định khi tham gia giao thông.
- HS tự vẽ vào VBT, 2 HS trao đổi tranh với nhau.
- Đại diện trình bày.
- Tự liên hệ bản thân.
- 2 HS nhắc lại ND bài học 
- Chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 20
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả “Gió”, trình bày đúng hình thức bài thơ 7 
chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài (HS hoà nhập chép chính xác bài, sai ít lỗi).
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1- a, 2- a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (BT 2a).
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A KIểm tra bài cũ: ( 3')
- Viết các từ: lặng lẽ, cửa sổ, muỗi.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu  ... ả đúng.
+ Củng cố cách giải bài toán về tìm nhiều phần bằng nhau. 
( Nếu còn thời gian cho HS khá, giỏi
 làm bài 1b, 4).
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 4 HS đọc.
- Nhận xét
- HS tự làm bài, đọc chữa bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS quan sát mẫu. 1 HS nêu lại cách làm.
- HS làm bài cá nhân, 4 HS chữa bài, giải thích cách làm. Lớp nhận xét. 
- HS đọc đề, nêu điều đã biết và điều cần tìm. 
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm. Lớp nhận xét.
Về nhà đọc thuộc lòng bảng nhân 2, 3, 4
Chính tả
Tiết 2 - Tuần 20
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả “Mưa bóng mây”, trình bày đúng hình 
thức bài thơ 5 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài (HS hoà nhập chép chính xác bài, sai ít lỗi).
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (BT a).
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5') 
- Viết các từ: hoa sen, cây xoan, sáo, ngọt, diệt muỗi.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1') 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23') 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn bài viết: “Mưa bóng mây”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào?
- Trả lời câu hỏi.
+ Em bé và cơn mưa cùng làm gì?
+ Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- Nêu cách trình bày.
+ Các chữ đầu câu thơ viết thế nào?
+ Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: chẳng, đã, thoáng, ướt, cười,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết 
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7') 
- Tổ chức cho HS làm bài tập a.
- Làm VBT.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt s/x.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò ( 1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết bài thêm ở nhà.
 Thứ sáu, ngày 11 tháng1 năm 2013.
Tập làm văn
Tuần 20
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn.
 - Dựa vào gợi ý viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu về mùa hè.
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4') 
- Thực hành đối đáp BT1 Tuần 19.
- Nhận xét , ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài ( 1')
- Nêu mục tiêu bài học. 
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 27') 
Bài 1(VBT): Cho HS đọc y/c của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời.
- GV nhận xét - KL về dấu hiệu báo mùa xuân đến và cách quan sát mùa xuân của tác giả. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2(VBT): Cho HS đọc yêu cầu 
- HD HS trả lời câu hỏi.
- Giúp đỡ HS yếu viết bài. 
- Lưu ý cho HS dùng từ ngữ chính xác để viết về mùa hè.
- Cho 1 số HS đọc bài viết 
- Nhận xét chữa lỗi ý về cách dùng từ, đặt câu. 
- Củng cố về cách viết đoạn văn về mùa hè. 
+ Để môi trường thiên nhiên giàu và đẹp các em cần phải làm gì ?
KL: Các em cần phải có ý thức bảo vệ và yêu thích môi trường. 
C. Củng cố, dặn dò: ( 3') 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét
- 2 HS đọc Y/c , cả lớp đọc thầm.
- Từng cặp trao đổi trả lời câu hỏi.
- Nhận xét .
- 2HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Nhiều HS nối nhau đọc bài.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS nêu cách bảo vệ môi trường.
- 1 HS nhắc lại cách viết 1 đoạn văn. 
Toán
Bảng nhân 5 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Lập bảng nhân 5 và nhớ được bảng nhân 5. 
 - Biết giải bài toán có 1 phép nhân ( trong bảng nhân 5). Biết đếm thêm 5.
 - HS làm bài tập :1, 2, 3.
 - Rèn kĩ năng làm tính và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về bảng nhân 4: (3')
- Gọi HS lên bảng đọc bảng nhân 4. 
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: HD lập bảng nhân 5. ( 10') 
- GV lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn, lấy 1 tấm bìa tức là 5 được lấy mấy lần?
- Viết 5 x 1 = 5. 
- Đọc: năm nhân một bằng năm.
- Cho HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn. Hỏi 5 được lấy mấy lần ?
- GV viết phép tính: 5 x 2 = 10
- HD HS tự lập các phép tính còn lại của bảng nhân 5 tương tự trên.
- Yc HS học thuộc lòng.
HĐ3: Củng cố về bảng nhân 5. ( 8') 
Bài 1: (VBT. )
- Cho HS tính nhẩm, nêu kết quả. 
- GV ghi kết quả lên bảng 
- Nhận xét chốt kết quả đúng, củng cố về nhân nhẩm.
 HĐ4: Củng cố về giải toán có lời văn. 
( 6') 
Bài 2: ( VBT.) 
- Cho HS đọc đề, nêu tóm tắt 
- Yc HS tự làm bài, gọi HS chữa bài.
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Nhận xét - Chốt lại cách giải bài toán có 1 phép nhân. 
HĐ5: Củng cố về đếm thêm 5. ( 5') 
Bài 3: SGK
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi 2 HS chữa bài.
- Nhận xét chốt kết quả đúng. 
+ Củng cố về cách đếm thêm 5.
Bài 4: VBT (HS khá giỏi)
- Tổ chức cho HS nêu miệng.
- Củng cố khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
HĐ nối tiếp: ( 3') 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng đọc.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát và trả lời số chấm tròn được lấy. 
- 2 HS đọc 
- HS lấy 2 tấm bài, mỗi tấm 5 chấm tròn,trả lời: 5 được lấy 2 lần
- HS đọc lại phép nhân
- Lập tiếp các phép tính còn lại 
- HS học thuộc lòng bảng nhân 5: (CN, ĐT).
- HS làm bài, nêu kết quả. 
- Nhận xét 
- 1HS đọc đề
- 1 HS nêu cách làm, HS làm bài cá nhân vào vở BT, 1 HS chữa bài - Nhận xét .
- HS nêu yêu cầu, thảo luận nhóm đôi cách điền số. 
- Làm bài cá nhân vào vở ô li
- 2 HS lên bảng làm, chữa bài nêu đặc điểm của dãy số.
- 2 HS đếm thêm 5 từ 5 đến 50. 
- Nêu miệng kq rồi giải thích
- 2 HS đọc bảng nhân 5.
Thủ công
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (Tiết 2).
I.Mục tiêu: 
- Cắt gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể cắt gấp thiếp chúc 
mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung hình thức trang trí có thể đơn 
giản.
- Với HS khéo tay: Cắt gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung hình thức trang trí phù hợp đẹp.
II. Đồ dựng dạy học: 
Mẫu thiếp chúc mừng đã gấp sẵn, giấy màu, kộo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra bài cũ: ( 3')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
B/ Dạy bài mới: Giới thiệu bài. ( 1')
Hoạt động 1: Hướng dẫn gấp. ( 7')
- GV cho học sinh quan sát qui trình gấp. 
- GV hướng dẫn hs thao tác từng bước.
 Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
 Bước 2: Trang tri thiếp chúc mừng.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp.
Hoạt động 2: HS thực hành cắt,gấp, dán trang trí thiếp chúc mừng.( 17')
- GV tổ chức cho học sinh thực hành gấp theo nhóm. 
- HS quan sát lại mẫu thiếp chúc mừng và thực hành gấp.
- Hướng dẫn các em trang trí vẽ hoặc cắt dán thêm bông hoa, chim, con vậtvào thiếp chúc mừng.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm.
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm ( 5')
- GV cho HS trưng bày sản phẩm, cùng HS nhận xét đánh giá.
- GV chọn những sản phẩm đẹp và tuyên dương.
C/Củng cố - Dặn dò: ( 2')
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- HS để đồ dùng lên bàn cho lớp trưởng KT.
- Học sinh quan sát qui trình gấp. 
- Theo dõi giáo viên thao tác.
- 1học sinh nhắc lại các bước gấp. 
- Học sinh các nhóm thực hành gấp và trang trí.
- Với HS khéo tay: Cắt gấp và trang trí được thiếp chúc mừng với nội dung hình thức phù hợp, đẹp.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được những việc đã làm và chưa làm được trong tuần
 - Biết dực kế hoạch của tuần sau.
II. Cách tiến hành:
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động:
- GV cho các tổ tự nhận xét, tổ viên ý kiến bổ sung.
- GV đánh giá chung ưu, nhược điểm 
+ Tuyên dương một số cá nhân, tổ có thành tích nổi bật.
 2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp, nội qui 
- Ôn bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 3. Biện pháp :
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt các qui định của trường
- Phát huy tính tự giác, tự quản.
- Tuyên dương những gương tốt, những em có tiến bộ để nhân rộng điển hình
Duyệt kế hoạch bài học
 Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Đạo đức
 Trả lại của rơi (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
 - Nhắc nhở bạn bè, mọi người cùng thực hiện nhặt được của rơi trả lại cho 
người mất.
 - Thực hiện nhặt được của rơi trả lại cho người mất.
* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị bản thân( giá trị của sự thật thà).
 - Kĩ năng gải quyết vấn đề trong trường hợp nhặt được của rơi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh tình huống + Tư liệu sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ. 
3’
- Tại sao nhặt được của rơi lại cần trả lại cho người mất?
- Nhận xét.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Đóng vai tình huống
- Chia nhóm.
- Giới thiệu tình huống :
+ Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ ...
+ Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ ...
+ Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ ...
- Các em đồng tình với cách ứng xử của các không? Vì sao?
- Kết luận cách xử lí tình huống.
1’
12’
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm các tình huống.
- Thể hiện đóng vai.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Trình bày tư liệu
9’
- Tổ chức cho HS trình bày tư liệu.
- Các nhóm trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức.
- Nhận xét, đánh giá.
- KL chung: Cần trả lại của rơi mỗi khi
- Thảo luận về nội dung, cách thể hiện, cảm xúc qua các tư liệu.
nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị 
- Nêu lại KL.
em cùng thực hiện.
HĐ nối tiếp: 
- Hệ thống lại KT.
- Yêu cầu HS thực hiện nhặt được của rơi trả lại người mất.
2’
- Đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20-B1.doc