Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 2

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 2

Toỏn

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là xăng –ti – mét thành đề – xi –mét và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

 - Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng.

 - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản

 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Thước thẳng có chia vạch xăng –ti - mét

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Thứ hai, ngày 3 tháng 9 năm 2012
Toỏn
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là xăng –ti – mét thành đề – xi –mét và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
 - Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng. 
 - Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản 
 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Thước thẳng có chia vạch xăng –ti - mét
III. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
.HĐ1 : Củng cố kiến thức ( 5’)
- Yêu cầu học sinh chữa bài 2, 3.
- GV nhận xét, ghi điểm
 HĐ2 : Luyện tập - thực hành ( 25’)
Bài 1(VBT): Cho HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách đổi đơn vị đo từ dm ra cm và ngược lại.
*Củng cố cách chuyển đổi dm - cm.
Bài 2(VBT): HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu.
 KL: 2dm = 20cm. 
*Nhận biết độ dài dm trên thước thẳng
Bài 3 cột 1,2(VBT)
- GV ghi bảng ND cột 1,2.
- Hướng dẫn học sinh đổi dm sang cm
- Một vài HS nêu kết quả, GV ghi bảng.
* Củng cố mối quan hệ giữa dm, cm
Bài 4(VBT): 
- Hướng dẫn HS cách ước lượng độ dài các vật
*Củng cố cách ước lượng độ dài
HĐ nối tiếp: ( 5’)
- Tổ chức cho HS đo chiều dài cạnh bàn ,ghế. . .
- Nêu mối qh giữa đv đo độ dài vừa học
- Nhận xét giờ học
- 2 học sinh lên bảng làm
- HS khác nhận xét.
- HS nêu cách đổi.
- Làm bài trên bảng lớp,bảng con.
- Nêu yêu cầu BT
- Lớp tự làm vào VBT
- 1 học sinh TB lên bảng vẽ, nêu cách vẽ
- Lớp nhận xét.
- HS nêu y/c đề bài
- HS tự làm VBT, đổi vở kiểm tra
- Làm bài vào vở (cột 1,2) 
(HS K,G làm hết BT 3)
- HS đọc đề 
- Lớp tự làm VBT.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS dùng thước có chia vạch cm để đo
Tập đọc
Phần thưởng (2 tiết)
 I. Mục tiêu:
- Đọc trơn được cả bài, phát âm đúng các từ: trực nhật phần thưởng, trao.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
- Hiểu một số từ ngữ: bí mật, sáng kiến, tấm lòng
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.( trả lời được CH 1,2 4-HS K,G trả lời được CH3)
II .Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy học
 Tiết 1 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Ngày hôm qua đâu rồi?
GV nhận xét ghi điểm
 B . Bài mới : Giới thiệu bài ( 2’)
Yêu cầu HS quan sát tranh
Nêu nội dung yêu cầu tiết học
1. Luyện đọc đoạn 1,2: ( 18’)
-GV đọc mẫu ,hướng dẫn đọc
a) Đọc từng câu
- GV hướng dẫn đọc tiếng , từ khó 
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
 Đoạn1: Na là mộtchưa giỏi.
 Đoạn 2: Cuối năm học .rất hay.
 Đoạn 3: Còn lại.
- Hướng dẫn đọc câu dài, nhấn giọng.
Một buổi sáng ...........bí mật lắm .
Đây là phần thưởng .......bước lên bục .
- GV ghi bảng từ giải nghĩa
c) Đọc đoạn trong nhóm .
- Thi đọc từng đoạn trước lớp
- GV nhận xét sửa sai .
- Đọc đồng thanh đoạn 1; 2
2. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2: (10’)
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GV giảng từ, chốt nội dung đoạn 1,2. 
 Tiết 2
3.Luyện đọc đoạn 3 : (13’)
- Đọc từng câu
- Đọc đoạn trước lớp
- Đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc trước lớp
- Đọc đồng thanh đoạn 3
4. Tìm hiểu đoạn 3: ( 9’)
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3; 4
- Nêu nội dung của đoạn 3
5. Thi đọc đúng đọc hay: ( 10’)
-Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm.
- Thi đọc trước lớp
- Nhận xét ghi điểm.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
C. Củng cố dặn dò : ( 3’)
+Qua câu chuyện này em học được điều gì từ Na ?
- GV nhận xét giờ học
-2 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh SGK
- HS nghe đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luỵên đọc từ khó: Cá nhân, cả lớp đọc
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1,2
- HS luyện đọc câu dài .
-2 HS đọc chú giải .
- Chia nhóm 2 luyện đọc .
 Đại diện nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc
- HS đọc bài và trả lời 
- HS nối tiếp nhau đọc câu
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn .
- HS đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm đọc
- Cả lớp đọc
- HS đọc bài và trả lời (HS khá giỏi trả lời câu hỏi 3)
- HS nhắc lại 
- Chia nhóm phân vai luyện đọc .
- HS luyện đọc nhóm 3
- Các nhóm thi đọc .
- HS nhắc lại
-Về nhà luyện đọc lại bài .
 Thứ ba, ngày 4 tháng 9 năm 2012 
Toán
Số bị trừ – số trừ – hiệu 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Biết số bị trừ,số trừ ,hiệu
 - Biết thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong PV 100 .
 - Biết giải toán bằng 1 phép trừ.
 II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố kiến thức ( 3’)
-Yêu cầu HS lên bảng tính tổng 2 số hạng: 24 và 42; 18 và 11 
- Nhận xét
HĐ2: Giới thiệu số bị trừ - số trừ – hiệu ( 12’)
- GVghi bảng 59 - 35= ?
 59 – 35 = 24
- GVchỉ vào từng số rồi nêu TP của phép trừ: 59 là số bị trừ, 35 là số trừ, 24 là hiệu
- GV ghi phép trừ theo cột dọc: 
 5 9 Số bị trừ
 - 
 3 5 Số trừ
 2 4 Hiệu
- Y/C HS nêu tên gọi của các số trong phép trừ 
- GV lưu ý 59 - 35 cũng là hiệu và yêu cầu học sinh giải thích .
HĐ3: Hướng dẫn thực hành ( 17’)
Bài 1(VBT): Yêu cầu học sinh làm miệng
+ Muốn tìm được hiệu ta phải làm gì?
* Củng cố về tên gọi thành phần: số bị trừ, số trừ , hiệu.
Bài 2 (a,b,c)(VBT) - Hướng dẫn HS cách làm bài
-Theo dõi giúp đỡ HS yếu
*Củng cố cách đặt tính và tính
Bài 3 (VBT):
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán .
- Hướng dẫn HS làm bài
+Muốn biết đoạn dây còn lại bao nhiêu đề – xi – mét ta làm thế nào?
*Củng cố cách giải toán .
HĐ nối tiếp ( 3’)
- Nêu lại thành phần của phép trừ
- Nhận xét giờ học .
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập
- HS nêu kết quả.
- Đọc phép trừ 59 - 35 = 24
- Học sinh nhắc lại 
- Nêu tên gọi của các số trong phép tính trừ.
- HS lấy thêm ví dụ
- HS đọc đề bài - HS TB nêu miệng 
- Lớp đổi vở KT.
- HS nêu cách đặt tính và tính
- HS tự làm bài tập a, b, c.
- 2 HS TB, yếu làm bảng lớp
(HS K,G làm hết 4 bài)
- HS đọc đề và nêu tóm tắt 
- HS khá, giỏi nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở,chữa bài.
- 1 HS nêu.
Tự nhiên và xã hội 
bộ xương
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có thể:
 - Nói tên 1 số xương và chỉ được vị trí của một số vùng xương chính và khớp xương của cơ thể.
 - Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.
 - Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh vẽ bộ xươngvà các phiếu rời ghi tên 1 số xương, khớp xương.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1:Củng cố kiến thức ( 5’)
- GV cho HS nêu lại cơ quan vận động. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá . 
HĐ2: Giới thiệu bài ( 2’)
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học
HĐ3: Quan sát hình vẽ bộ xương ( 13’)
- GV treo tranh hình vẽ bộ xương, cho HS q/s chỉ và nói tên 1 số vùng xương chính, khớp xương.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Cho HS lên bảng chỉ và nói tên các xương và khớp xương.
- GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi về 
hình dạng và kích thước của các xương có giống nhau không?
- Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương các khớp bả vai, khuỷu tay...?
*KL: Hộp sọ bảo vệ não, các khớp xương, cơ của cơ thể phối hợp với nhau ...
HĐ4: Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương( 12’)
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS q/s tranh trong SGK và trả lời câu hỏi.
- GVq/s hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số cặp HS trả lời.
- Cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
 + Tại sao các em không nên mang, xách các vật nặng?
 + Lấy VD về các trường hợp bị gãy xương và tác hại của nó.
* KL: Cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo cho xương phát triển tốt.
HĐ nối tiếp: ( 3’)
- GV tổng kết ND bài học. 
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu 
- HS q/s theo nhóm đôi 
- Một số cặp HS trình bày trước lớp.
- 1 HS chỉ vào tranh vẽ nói tên xương và khớp xương.- 1 HS gắn các phiếu rời ghi tên xương và khớp xương trên tranh câm.
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- HS q/s hình 2, 3 SGK và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh theo cặp.
- 2 cặp HS trả lời
- HS trả lời, nhận xét bổ sung
- HS nhắc lại
Chớnh tả 
Tiết 1- tuần 2
 I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng.
 - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có ăng/ăn
 - Học bảng chữ cái: Điền đúng 10 chữ cái vào ô trống theo tên chữ
 - Thuộc toàn bộ chữ cái.(29chữ cái).Làm được các bài tập. 
II. Đồ dựng dạy học : 
 - Bảng phụ viết nd đoạn chép. 
III. Cỏc hoạt động dạy, học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Giáo viên đọc: quyển lịch, nguệch ngoạc, kiên nhẫn.
- Nhận xét
 B.Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1.Hướng dẫn tập chép ( 22’)
-Treo bảng phụ viết đoạn chép
- Hướng dẫn viết 1 số chữ khó: đề nghị, giúp đỡ,
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- HD cách trình bày đoạn chép
- Tổ chức cho HS chép bài vào vở
- Gv đọc lại đoạn chép
- Chấm, chữa bài
2.Hướng dẫn làm bài tập ( 5’)
Bài 1a(VBT): Điền vào chỗ trống x/s
- GV hướng dẫn làm bài
- GV nhận xét bổ sung
Bài 2(VBT): Viết chữ cái còn thiếu
- GV hướng dẫn làm bài
- Yêu cầu HS đọc lại bảng chữ cái vừa điền.
Bài 4(SGK): Học thuộc bảng chữ cái vừa viết
- Hướng dẫn HTL bảng chữ cái
C. Củng cố dặn dò: ( 2’)
- Nhận xét chung tiết học
- Về nhà luyện viết thêm
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- 1HS đọc thuộc lòng 19 chữ cái
- 2HS đọc đoạn chép
- HS viết bảng con
- HS nhìn bảng chép bài vào vở
- HS đổi chéo vở soát lỗi ghi ra lề
- HS đọc y/c
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở chữa bài
- HS TB nêu y/c của bài
- 1HS khá lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập
-1 HS TB đọc lại.
- HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái
- 1 số HS đọc trước lớp
 Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết trừ nhẩm số tròn chục có 2 chữ số
 - Biết thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số không nhớ( trừ nhẩm ,viết )
 - Biết giải toán bằng 1 phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
 HĐ1: Củng cố kiến thức: ( 5’)
 - Y/C 2 học sinh lên bảng thực hiện phép trừ , gọi tên TP và kết quả của phép tính 58-15 ; 36-13
HĐ2: Luyện tập thực hành ( 27’)
Bài 1(VBT): ... quả bài làm.
- HS đọc các câu hỏi trong bài
- Lớp làm vào vở.
- 1 HS khá, giỏi lên viết dấu hỏi vào cuối mỗi câu trên. 
Kể chuyện
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. HS khá giỏi bước đầu biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Biết kể lại tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt .
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dựng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- Yêu cầu HS kể nối tiếp hoàn chỉnh câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- Nhận xét cho điểm học sinh
B.Bài mới : Giới thiệu bài ( 1’)
1.Hướng dẫn học sinh kể chuyện ( 27’)
a. Kể từng đoạn theo tranh .
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm .
- Yêu cầu học sinh kể chuỵên trước lớp 
- Sau mỗi lần HS kể giáo viên và cả lớp nhận xét về nội dung, diễn đạt cách thể hiện.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện .
- GV kể mẫu 1 lần 
- HS tập kể trong nhóm.
- Giáo viên nhận xét bổ sung .
C.Củng cố dặn dò : ( 3’)
+ Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét giờ học 
- 3 học sinh kể nối tiếp .
- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét
- 1 HS TB đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh qs từng tranh minh hoạ trong SGK, đọc thầm gợi ý ở mỗi đoạn và kể theo nhóm 3.
- H/s cử đại diện trong nhóm lên kể trước lớp .Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
- HS kể theo nhóm.
- 2,3 học sinh K,G kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
- Về nhà kể lại cho người thân nghe .
Toán
Luyện tập Chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết đếm,đọc, viết các số trong PV 100.
 - Biết viết số liền trước và số liền sau của 1 số cho trước.
 - Biết làm tính cộng ,trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong PV 100.
 - Biết giải toán bằng 1 phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
HĐ1: Củng cố kiến thức (3’)
- Làm bài tập 3-SGK
HĐ2: Thực hành - luyện tập ( 29’)
 Bài 1(VBT): Nêu yêu cầu BT.
- GV giúp đỡ HS Y
- GV q/s , nhận xét chốt đáp án đúng 
*Củng cố cách đọc viết các số có 2 chữ số; số tròn chục.
Bài 2:(làm miệng bài a,b,c,d)(VBT)
- YC 1 HS nêu đề bài 
- Cả lớp và GV nhận xét 
- GV chốt kiến thức về cách đọc viết các số có 2 chữ số; số tròn chục; số liền trước và số liền sau của 1 số.
Bài 3 (cột 1,2) (VBT): 
- Hướng dẫn cách làm bài(GV quan tâm HS yếu)
* GV chốt kiến thức: Củng cố cách đặt tính và tính
Bài 4(VBT): Yêu cầu HS nêu đề bài và phân tích đề
- Cho HS làm bài và chữa bài.
- GV quan tâm HS TB,Yếu
- GV, HS nhận xét, chữa bài 
*Củng cố KN giải toán có lời văn
HĐ nối tiếp: (3’)
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- 3 HS lên bảng làm bài,lớp nx
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi
- HS cả lớp tự làm BT
- 2HS TB ,Y nêu miệng kết quả
- 1 HS TB nêu đề bài 
- HS làm bài vào vở, 1 số HS nêu miệng các số cần tìm
- HS tự làm bài cột 1, 2
- 2HS TB,Y lên bảng làm 
(HS K,G làm hết bài) 
- 1 HS nêu y/c đề bài
- 1 HS giỏi nêu tóm tắt và cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài
Chớnh tả 
tiết 2 -tuần 2 
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn cuối trong bài Làm việc thật là 
vui; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Biết thực hiện đúng y/c của BT:Củng cố quy tắc viết g/gh
 - Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV: Bảng phụ ghi quy tắc viết g/gh 
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
a- Bài cũ:( 5’)
- GV đọc các từ: ngoài sân, xoa đầu, chim sâu, xâu cá.
b- Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’)
- GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn nghe viết: (22’)
a/ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết 
- GV giúp HS nắm nội dung bài:
+ Bài cho biết bé làm những việc gì?
+ Bé thấy làm việc như thế nào?
+ Bài chính tả có mấy câu? Câu nào có nhiều dấu phẩy? 
- GV hướng dẫn HS viết tiếng khó dễ lẫn: quét nhà, nhặt rau, bận rộn. 
b/ GV đọc bài cho HS chép vào vở(GV quan tâm đến HS Y)
c/ Chấm, chữa bài
3- HD làm bài tập chính tả.( 5’)
Bài tập 1( VBT):
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn thi tìm chữ 
- GV hướng dẫn cách chơi,luật chơi
- GV nhận xét, chốt lại quy tắc viết g, gh và ghi sẵn trên bảng phụ. 
Bài tập 2( VBT): 
- Giúp HS nắm y/c của bài
- Cho lớp tự làm bài.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng
4- Củng cố dặn dò: ( 2’)
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 
- 1HS đọc, viết 10 chữ cái đã học .
- 2 HS đọc lại 
- HS trả lời, nêu nội dung bài.
- HS K ,G nêu từ khó
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở chữa bài 
- Mỗi nhóm 5 em thi tìm chữ: 
 + gh: ghi,ghé...
 + g: gà,gỗ,...
- 2 HS TB, Y đọc lại đáp án đúng
- Lớp đọc lại quy tắc 
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm BT
- 1 HS giỏi lên bảng làm
 Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2012 
Tập làm văn
Tuần 2
I. Mục tiêu:
1. Rèn KN nghe và nói:
 - Biết chào hỏi và tự giới thiệu 
 - Dựa vào gợi ý và tranh thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về 
bản thân
 - Có khả năng nghe bạn phát biểu ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn KN viết:
 - Biết viết 1 văn bản tự thuật ngắn.
 II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Làm bài tập 3-SGK
B.Bài mới : GTB ( 2’)
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học của tiết học
2- Hướng dẫn làm bài tập. (25’)
Bài 1(VBT):(miệng)
- Nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn thực hiện từng yêu cầu
*KL: Cần lịch sự, có văn hóa khi chào hỏi.
Bài 2(VBT):(miệng)
- GV cho HS q/s tranh(SGK),trả lời các câu hỏi.
- Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trên?
- GV y/c từng cặp HS thực hiện nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân
*KL: Cần chào hỏi lịch sự...
Bài 3(VBT)(viết)
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT và cách làm: HS viết bản tự thuật theo mẫu
- Khuyến khích HS TB, Y đọc bài
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS có bài viết tốt 
 *KL: Rèn KN viết 1 văn bản tự thuật ngắn.
3. Củng cố dặn dò. ( 3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hành viết 1 văn bản tự thuật khi cần thiết. 
- 2 HS lên bảng làm
- 1 HS K, G đọc yêu cầu.Cả lớp đọc thầm theo
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS K, G đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm theo
- HS quan sát tranh trả lời, nhận xét.
- 1 cặp HS K, G làm mẫu
- HS thảo luận theo cặp và thực hiện trước lớp
- 1HS đọc yêu cầu của bài
- HS viết bản tự thuật theo mẫu
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết
Toán
 Luyện tập Chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị
 - Biết số hạng ,tổng;biết số bị trừ,số trừ,hiệu.
 - Biết làm tính cộng ,trừ các số có 2 chữ số khong nhớ trong PV 100.
 - Biết giải toán bằng 1 phép trừ.
 II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
HĐ1: Củng cố kiến thức (5’)
- Làm bài tập 3-SGK
HĐ 2: Thực hành , luyện tập (27’)
Bài 1(Viết 3 số đầu)(VBT) 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- GV giúp đỡ HS Yếu
* GVchốt kiến thức : Củng cố về cấu tạo số
Bài 2(VBT): 
- Nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài , chữa bài.
* Gv chốt kiến thức : Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính cộng, trừ 
Bài 3(VBT): (Chỉ y/c HS TB,Y làm 3 phép tính đầu):
- GV giúp đỡ HS Yếu
*Củng cố cách thực hiện phép tính.
Bài 4(VBT): 
- Yêu cầu hs đọc đề.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét , chốt đáp án đúng
Bài 5(VBT):(Dành cho HS K,G )
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu đề.
- Cho HS nêu cách làm và làm bài.
HĐ nối tiếp: (3’)
- GV hệ thống kiến thức toàn bài
- Nhận xét chung tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài,l ớp nx
- 1 HS TB nêu yêu cầu của bài, cả mẫu
- 3HS TB, Ylàm trên bảng
- HS nhận xét , chữa bài
- 1 HS K, G nêu cách làm ; Cả lớp theo dõi
- 2 HS TB làm trên bảng 
- 1 HS nêu cách làm 
- HS làm BT, đổi vở kiểm tra
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi
- HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra.
 - 1 HS K, G nêu cách làm và lên bảng chữa bài
Thủ công
gấp tên lửa (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách gấp tên lửa. 
 - Gấp được tên lửa.Các nếp gấp tương đối phẳng ,thẳng.(với HS khéo tay:Gấp được tên lửa.Các nếp gấp phẳng ,thẳng.Tên lửa sử dụng được.)
 - Biết phóng tên lửa.
 - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ Chuẩn bị : 
 GV: - Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bước vẽ.
 HS : - Giấymàu .
III/ Các hoạt động day học.
HĐ1: Củng cố kiến thức (3’)
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học
HĐ 2: Thực hành gấp tên lửa (25’)
-Y/C HS nêu các bước gấp tên lửa
- GV treo tranh quy trình cho HS quan sát.
- GV nhắc lại và thực hành các bước gấp:
Bước 1: Tạo mũi và thân tên lửa
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- Cho 1HS lên bảng gấp cho cả lớp quan sát.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ HSTB, yếu
- GV hướng dẫn cho HS trang trí và trình bày sản phẩm cho đẹp hơn sau khi đã gấp xong.
- GV và HS nhận xét, đánh giá sản phẩm
HĐ 3: Thi phóng tên lửa ( 5’)
- Cho từng nhóm thi phóng tên lửa
- GV và HS nhận xét, khen ngợi nhóm có nhiều sản phẩm đẹp, phóng cao, xa
HĐ nối tiếp: ( 2’)
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn HS giờ sau mang giấy để học bài sau: “Gấp máy bay phản lực”
- HS chuẩn bị.
- 2 HS nêu
- HS quan sát 
- 1 HS khá, giỏi thực hiện thao tác gấp tên lửa
- Các nhóm thực hành gấp tên lửabằng giấy màu.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Các nhóm thi phóng tên lửa 
- HS chuẩn bị bài
Sinh hoạt Lớp 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh nắm vững nội quy của lớp.
 - Xếp loại thi đua trong tuần
II. Hoạt động trên lớp:
 1. Giáo viên phổ biến lại một lần nữa nội quy lớp học.
 - Học sinh theo dõi nắm vững nội quy lớp học.
 2. GV nhận xét phong trào học tập của lớp trong tuần:
 - Các tổ nhận xét về các mặt hoạt động: Nề nếp, đạo đức, học tập, TD, lao động...
 - Xếp loại thi đua cho 3 tổ.
 - Giáo viên nhận xét ,đánh giá chung
 3. Phổ biến nội dung hoạt động tuần tới (tuần 3):
 - Duy trì thực hiện tốt mọi nề nếp
 - Bổ sung đồ dùng học tập, sách vở còn thiếu 
III. Tổng kết:
 - Nhận xét chung giờ học
Duyệt kế hoạch bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 - B1.doc