Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 6 - Năm 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 6 - Năm 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền

Đạo đức

Bài 6: Gọn gàng, ngăn nắp (T2)

1/ Mục tiêu: Giúp HS biết được:

- Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- HS khá, giỏi “Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi”.

2/ Chuẩn bị:

- GV: Bộ tranh thảo luận hoạt động 2.

- HS: Phiếu ba màu cho hoạt động, VBT.

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 6 - Năm 2010-2011 - Trương Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.09.2010	Ngày dạy: 28.09.2010
Đạo đức 
Bài 6: Gọn gàng, ngăn nắp (T2) 
1/ Mục tiêu: Giúp HS biết được: 
- Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- HS khá, giỏi “Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi”.
2/ Chuẩn bị: 
- GV: Bộ tranh thảo luận hoạt động 2. 
- HS: Phiếu ba màu cho hoạt động, VBT. 
3/ Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động học chủ yếu:
Kiểm: 
- Cần làm gì chỗ học, chỗ chơi ? 
- Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi để làm gì ? 
- GV nhận xét.
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. 
 - GV ghi bảng. 
 1/ GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận các tình huống. (nhóm 4)
 2/ Đóng vai: 
- GV giao các tình huống cho các nhóm. 
- GV cho các nhóm bày toả trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét bổ xung.
 Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì rủ đi chơi. 
Tình huống 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phem phim hoạt hình. 
Tình huống 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. 
Tình huống 4:Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
- GV chốt ý: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân. 
 - Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.. 
- GV cho HS giơ bảng màu theo các mức độ a, b, c. 
 + Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi
 + Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. 
 + Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ. 
- GV đọc các mức độ để HS so sánh nhận xét các mức độ. (Màu đỏ là đồng ý, màu xanh là không đồng ý, màu vàng là lưỡng lự)
- GV nhận xét chung. 
- GVKL: Để ghi nhớ trong việc giữ gọn gàng, ngăn nắp cần phải ghi nhớ như sau: 
 Bạn ơi chỗ học chõ chơi 
 Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên 
 Đồ chơi, sách vở đẹp bền, 
 Khi cần khỏi mất công tìm kiếm. 
- GV cho HS đọc.
- ... giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- ... để dễ tìm kiếm, nhà cửa sạch đẹp. 
- HS nêu tên bài. 
- Đại diện nhóm lên nhận tình huống về nhóm thảo luận. 
- HS nhạn xét, bổ sung ý kiến. 
- Em sẽ: dọn mâm bát cơm trước, rồi sau đó đi chơi với bạn. 
- Em sẽ: quét nhà xong rồi mới xem phim. 
- Em sẽ: nhắc nhở bạn và cùng bạn xếp gọn chiếu lại. 
- Nga sẽ: bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng qui định, để góc học tập của mình gọn gàng, ngăn nắp. 
- HS đưa các bản màu theo ý của mình. 
- HS đọc câu ghi nhớ. 
Củng cố: 
- Cần phải làm gì chỗ học, chỗ chơi ? ( cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp). 
- GV nhận xét. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hành theo bài học.
Ngày soạn: 29.09.2010	Ngày dạy: 30.09.2010
Tự nhiên và xã hội (Tiết 6)
Bài 6: Tiêu hoá thức ăn
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: 
- Nói sơ lượt về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
II/ Chuẩn bị: 
- GV:Tranh cơ quan tiêu hoá. 
- HS:VBT. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm 
- Cơ quan tiêu hoá gồm những bộ phận nào ?
- GV nhận xét. 
Hoạt động 2: Bài mới. 
A/ Giới thiệu: 
- GV nêu mục tiêu của bài học. 
B/ Khởi động: Trò chơi chế biến thức ăn. 
C/ Thực hành và thảo luận: 
 + Mục tiêu: Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. 
- GV giao việc: Các em dùng miếng bánh, ăn. Sau đó mô tả lại miệng, răng làm gì ? Lưỡi có nhiệm vụ gì ? Cái gì làm cho thức ăn mềm, dễ xuống thực quản .
- GV cho đại diện nhóm lên nêu. 
- GVKL: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và đưa xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở đây thức ăn được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày, một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. 
Hoạt động 3: Làm việc về SGK về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. 
- Mục tiêu: nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già. 
- GV cho HS thảo luận trong nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau: 
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK. 
- GV ghi câu hỏi lên bảng:
 + Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến thành gì ? 
 + Phần chất bổ ấy được đưa đi đâu ?. 
 + Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá. 
 + Tại sao chúng ta cần phải đi đại tiện hằng ngày ?
- GV KL: Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non, vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bả được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài. 
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế 
- GV nêu vấn đề: Chúng ta nên làm gì để giúp cho sự tiêu hoá được dễ dàng? 
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ ? 
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no ? 
- Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày ?
-  Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuỵ, hậu môn.
- HS nêu lại tên bài. 
- HS thực hiện trong nhóm 4. 
- HS mô tả: miệng và răng: nghiền nát thức ăn, lưỡi: đảo thức ăn, nước bọt làm mềm thức ăn. 
- HS thảo luận trong nhóm 2. 
- HS đọc thông tin trong SGK. 
- ... biến thành chất bổ dưỡng. 
- ... thấm qua thành ruột non đi vào máu.
- ... biến chất bả thành phân rồi đưa ra ngoài. 
- ...tránh táo bón.
- ... để thức ăn được nghiền nát tốt hơn. Giúp cho quá trình tiêu hoá dễ dàng, nhanh chống biến thành chất bổ nuôi cơ thể. 
- ... để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn. Nếu chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày. 
- ... để tránh táo bón. 
Củng cố:
- GV cho HS làm VBT/6( Kết quả: a) cả hai ý trên. b) cả hai ý trên. 
Dặn dò: . 
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 29.09.2010	Ngày dạy: 01.10.2010
Âm nhạc.
Tên bài dạy: Học hát bài : Múa vui.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp.
 II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Hát tốt bài hát, tranh minh hoạ, bảng phụ, nhạc cụ quen dùng.
 *Học sinh : Sách giáo khoa, thanh phách.
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : khơng kiểm tra
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài hát
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Dạy hát
- Giới thiệu sơ lược về xuất xứ, tác giả
- Giáo viên hát biểu diễn
- Đọc lời ca
- Phân câu, đoạn, đánh dấu chổ lấy hơi
- Dạy hát từng câu theo đàn
- Gọi cá nhân hát, sửa sai
- Luyện hát theo nhĩm
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: H/dẫn hát kết hợp vận động
- H/d hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
 Cùng nhau múa xung quanh vịng.
 X x X x
 X X
- Gọi nhĩm, cá nhân hát vận động.
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Trị chơi: Hát chuyền tay
- Hướng dẫn thực hiện trị chơi
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dị:
- Liên hệ,giáo dục
- Nhắc học sinh ơn bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Nghe
- Nghe
- Đọc đồng thanh lời ca
- Nghe
- Học hát
- Thực hiện
- Luyện hát
- Thực hiện
- Hát
Thủ công 
Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Giống mục tiêu tiết 1
II/ Chuẩn bị: 
- GV: 
- Mẫu máy bay đuôi rời có trang trí. 
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh họa cho từng bước. 
- HS: 
- Giấy màu, bút, bút màu, kéo. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm 
- GV cho 2 HS lên trước lớp gấp lại đầu và thân máy bay đuôi rời. 
- GV nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 2: Bài mới
 1/ Giới thiệu 
- Hôm nay các em sẽ biết cách gấp một món đồ chơi bằng giấy màu.d. 
2/ HDHS quan sát. 
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay đuôi rời đã gấp sẵn có trang trí. 
3/ GV cho HS nhắc lại qui trình:
- GV treo qui trình và cho HS nêu các bước thực hiện gấp . 
 + Bước 1: Gấp đầu và cánh máy bay. 
 H1 H2 
 H3 H4 
 H5 H6 H7
 H8 H9 H10
 + Bước 2: Làm thân và đuôi máy bay. 
 H10 H11 
 + Bước 3: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. 
 2/ HS thực hành gấp: 
- GV cho HS thực hành theo nhóm 2. 
- GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp. 
- GV nhận xét.
Hoạt động học chủ yếu 
- 2 HS lên gấp lại đầu và thân máy bay đuôi rời. 
- HS nêu tên bài. 
- HS quan sát. 
- HS thực hành gấp máy bay trong nhóm 2. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
Lưu ý: 
- Cần chuẩn bị giấy cho HS.
- GV đến những nhóm thực hành chậm để giúp đỡ. 
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
- GV cho HS tự nhận xét tìm ra sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét chung. 
- HS nhận xét chọn ra sản phẩm đẹp. 
Củng cố: 
- GV cho HS nhắc lại quy trình gấp máy bay đuôi rời. 
- Máy bay đuôi rời cũng là loại phương tiện dùng để dùng trong quân đội. Nếu muốn có được máy bay phải cần có một đội ngũ chuyên viên kĩ thuật về ngành hàng không, vũ trụ. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tập gấp và chuẩn bị giấy màu để tiết sau gấp thuyền. 
- GV nhận xét tiết học. 
Sinh hoạt lớp 
Tuần 6
1/ Kiểm điểm tuần qua: 
- Học tập: Đa số các tổ có chuẩn bị chu đáo, tích cực phát biểu. 
- Duy trì sỉ số: HS đi học 100%
- Trật tự: 
 + Trong lớp: HS trong lớp giữ trật tự tốt, có tinh thần tự quản.
 + Ngoài lớp: HS vẫn còn nói chuyện khi đi ra vào lớp.
- Thể dục: Đa số tập thể dục nghiêm túc, tập thể dục giữa giờ nghiêm túc.
- Vệ sinh: 
 + Vệ sinh thân thể: Đa số giữ vệ sinh tốt.
 + Vệ sinh lớp học: Các tổ trực nhật tốt kịp giờ
- Về đường: Các em đi đúng tuyến, nhưng vẫn còn nói chuyện trong hàng nên hàng không ngay.
2/ Hướng khắc phục: Giao nhiệm vụ cho các Tổ trưởng làm việc, thường xuyên nhắc nhở và theo dõi. 
3/ Tuyên dương – Phê bình: 
4/ Công việc tuần 7: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Chuẩn bị bài thật chu đáo.
- Bỏ rác đúng nơi quy định. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_6_nam_2010_2011_truong_thi_thu_hi.doc