Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2011

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2011

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiền/ phút) Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã học, thuộc 2 đoạn thơ đã học.

 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu( BT2) biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học( BT3).

 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ trên 40 tiếng/ phút).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Phiếu ghi tên bài TĐ từ đầu năm lại nay

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích, y/c tiết học

2. KT các bài TĐ (7-8 em)

 - Gọi lần lượt từng hs lên đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi có nd đoạn vừa đọc

 - Gv nx, cho điểm

 - Biểu điểm

 + Đọc đúng từ, tiếng: 7đ

 + Nghỉ hơi đúng, giọng phù hợp: 1,5đ

 + Đạt tốc độ 45 tiếng/ phút: 1,5đ

3. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho (làm miệng)

 - Gọi hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm

 - Gọi hs nêu miệng

 Lời giải: ô cửa, máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.

 Gv nx, chữa bài.

4. Viết bản tự thuật theo mẫu

 Gọi hs đọc đề bài

 Gọi hs nhắc lại các nd trong bản tự thuật

 Cho hs viết vào VBT

 Gọi hs đọc bản tự thuật

 Gv nx, cho điểm

5. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học.

 

doc 37 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1061Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Một số em đông phục chưa đúng quy định và còn thiếu.
 - Một số em chữ còn xấu về nhà cần luyện thêm.
II. Kế hoach tuần 18:
 - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp như:
 + Ra vào lớp phải xếp hàng.
 + Đồng phục đúng quy định.
 + phải chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đi học.
 + Đến lớp không được ăn quà vặt.
 + Ôn tập kiến thức để kiểm tra ĐK lần 2.
 III. Xếp loại tổ:
 - Tổ 1: Khá
 - Tổ 2: Tốt.
 - Tổ 3 : XS
Tuần 18
Thứ 2 ngày 26 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
ôn tập (Tiết 1)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Đọc rõ ràng trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì 1( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiền/ phút) Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã học, thuộc 2 đoạn thơ đã học.
 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu( BT2) biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học( BT3).
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ trên 40 tiếng/ phút).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài TĐ từ đầu năm lại nay
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích, y/c tiết học
2. KT các bài TĐ (7-8 em)
 - Gọi lần lượt từng hs lên đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi có nd đoạn vừa đọc
 - Gv nx, cho điểm
 - Biểu điểm
 + Đọc đúng từ, tiếng: 7đ
 + Nghỉ hơi đúng, giọng phù hợp: 1,5đ
 + Đạt tốc độ 45 tiếng/ phút: 1,5đ
3. Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho (làm miệng)
 - Gọi hs đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
 - Gọi hs nêu miệng
 Lời giải: ô cửa, máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
 Gv nx, chữa bài.
4. Viết bản tự thuật theo mẫu
 Gọi hs đọc đề bài
 Gọi hs nhắc lại các nd trong bản tự thuật
 Cho hs viết vào VBT
 Gọi hs đọc bản tự thuật
 Gv nx, cho điểm
5. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học.
Tiết 2
I. yêu cầu cần đạt:
 - Mức đọ yêi cầu như tiết 1.
 - Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác ( BT2).
 - Bước đầu tìm tìm dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả ( BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: ( Như tiết 1)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn luyện TĐ - HTL: Kiểm tra các bài TĐ - HTL (Tương tự tiết 1)
3. Đặt câu tự giới thiệu
 - Gọi hs đọc đề bài: Mỗi hs đọc 1 tình huống
 - Gọi hs G K làm mẫu TH1
 - Lưu ý hs cần nói đủ tên và quan hệ của em với bạn là gì? Nói phải thể hiện thái độ lễ phép.
VD: Cháu chào bác. Cháu là Hương, cháu học cùng lớp với bạn Hằng. Bạn Hằng có nhà không không ạ?
 - Gọi 1 số hs khác nói lời giới thiệu cho TH1
 - Cho hs thảo luận cặp đôi để tìm cách nói lời giới thiệu trong 2 trường hợp còn lại.
 - Gọi 1 số hs trình bày trước lớp
3. Ôn luyện về dấu chấm.
 - Gọi hs đọc y/c.
 - Cho hs đọc thầm, làm bài ở VBT
 - Gv nx, cho điểm
4. Củng cố, dặn dò
 - Nx tiết học. Nhắc hs ôn lại bài.
Toán
ôn tập về giải toán
I. yêu cầu cần đạt
 - Biết tự giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ trong đó cả bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị
 - BT cần làm: 1, 2, 3.
II. Các hoạt động dạy - học
1. HD hs làm các BT
 Bài 1: Cho hs đọc bài toán dùng chì gạch chân cái đã biết, điều phải tìm rồi tóm tắt vào nháp.
Tóm tắt :
Buổi sáng bán: 48l
Buổi chiều bán: 37l
Cả 2 buổi bán:l?
 - Cho hs tự giải vở. 1 hs chữa bài
 - Hd hs chữa bài
Bài 2: Gọi hs đọc bài toán
 - Bài toán cho biết gì? ( Bình: 32kg; An nhẹ hơn 6 kg)
 - Bài toán hỏi gì? (An: kg?)
 - Đây là loại bài tập gì? (Bài toán về ít hơn)
 - Cho hs nhắc lại cách giải và giải vào vở
Bài 3: HD tương tự bài 2
 - Gv nhấn mạnh sự khác nhau giữa 2 bài (ít hơn – nhiều hơn)
 Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi
 - Gv đọc y/c
 - Bài toán y/c gì? (Viết vào ô màu xanh)
 - Gv lưu ý hs: Chỉ viết vào ô màu xanh
 - Gv nx, chũa bài
 2. Củng cố, dặn dò
 - Cho hs phân biệt 2 bài toán về “nhiều hơn, ít hơn”
 - Nx tiết học. Nhắc hs ôn giải toán
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
 - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết tìm số hạng, số bị trừ.
 - Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ chép BT4, 5a.
III. Các hoạt động dạy - học
1. HD hs làm BT
Bài 1: Gọi hs nêu y/c 
 - Gv chép lên bảng
 - Gv gọi hs nêu lần lượt từng phép tính, hs khác nhẩm kết quả
Bài 2: Gọi hs nêu y/c
 - Cho hs làm nháp, 2 hs chữa bài
 - Cho hs nhắc lại cách đặt tính và tính
Bài 3: Bài 3 y/c gì?
 - Gv chép đề bài lên bảng, cho hs nêu tên gọi từng thành phần trong từng pt
 - Cho hs nhắc lại cách tìm SBT, ST, SH chưa biết?
 - Cho hs làm vào bảng con. 
Bài 4: Cho hs đọc bài toán
 - Hs tự tóm tắt và giải vào vở
Bài giải
Con lợn bé cân nặng là:
92 - 16 = 76 (kg)
Đáp số: 76 kg
Bài 5: Hs nêu y/c bài
 - Cho hs chấm các điểm rồi nối hình
 - Chúng ta vừa nối được hình gì?
2. Củng cố, ặn dò: 
 - Nx tiết học. Nhắc hs ôn tập.
Tiếng việt
ôn tập ( Tiết 3)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Biết thực hành sử dụng mục lục sách( BT2).
 - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả; tốc độ viết khoảng 40 chữ/ 15 phút.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài TĐ - HTL, 4 lá cờ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn luyện tập đọc và HTL ( Tiến hành như tiết 1 với các bài tuàn 3)
3. Ôn luyện về kĩ năng sử dụng mục lục sách
 - Gọi hs đọc y/c bài tập 3
 - Gv tổ chức t/c thi tìm mục lục sách
 - Gv chia lớp làm 3 đội
 - Gv nêu tên 1 bài TĐ
 - Nếu đội nào TL đúngGv cho 1điểm
 - Gv tổ chức cho hs chơi thử:
 - Gv hò “ Người mẹ hiền”
 - Kết thúc t/c đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc
4. Viết chính tả
 - Gv đọc đoạn văn
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 - Cuối mỗi câu có dầu gì?
 - Gv đọc: đầu năm, giảng lại, quyết trở thành
 - Gv đọc bài
 - Gv chấm bài, nx.
5. Củng cố, dặn dò: Nx tiết học. Dặn hs ôn tập.
Tiếng việt
ôn tập ( Tiết 4)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học ( BT2).
 - Biết cách nói lời an ủi và cách để hỏi người khác tự giới thiệu về mình ( BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài TĐ; Bảng phụ chép BT2
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2. Ôn luyện tập đọc, học thuộc lòng ( Tiến hành như tiết 1)
3. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động
 - Gọi hs đọc BT3
 - Cho hs tìm và gạch chân dưới 8 từ chỉ hđ trong đv.
 - Lời giải: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn mình, dang, vỗ , gáy
 - Gv nx, chữa bài
4. Ôn luyện về các dấu chấm câu
 - Gọi hs đọc đoạn văn
 - Trong bài có những dấu câu nào? (dấu phẩy, chấm, hai chấm, ngoặc kép, chấm than, dấu ba chấm)
 - Dấu phẩy được viết ở đâu? (Trong câu văn)
 - GV hỏi tương tự với các dấu câu còn lại
5. Ôn luyện cách nói lời an ủi, giới thiệu
 - Gọi hs đọc tình huống
 - Nếu em là chú công an em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà?
 - Gv lưu ý hs hãy an ủi, động viên rồi hỏi thông tin về gia đình em rồi đưa em về.
 - VD: Hỏi thêm tên của bố mẹ em bé, địa chỉ nhà em, động viên em.
 - Gọi 1 số hs trình bày trước lớp
6. Củng cố, dặn dò: 
 - Nx tiết học. Nhắc hs ôn bài.
Tiếng việt
ôn tập ( Tiết 5)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đo ( BT2).
 - Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thêr ( BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc.
 - Tranh minh hoạ BT2 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy –học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: ( số học sinh còn lại): Thực hiện như tiết 1.
3. Tìm từ chỉ hoạt động, đặt câu.
 - 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
 - HS quan sát từng tranh minh hoạ- viết ra giấy nháp từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh.
 - HS nêu 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong 5 tranh- cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 ( tập thể dục, vẽ, học, ( học bài), cho gà ăn, quét nhà).
 - HS tập đặt câu với mỗi từ tìm được ( viết ra giấy nháp).
 - HS tiếp nối nhau đọc câu văn vừa đọc- GV ghi nhanh một số câu lên bảng lớp kể cả câu sai.
 - Sau đó HD học sinh viết lại câu cho đầy đủ hơn.
4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị.
 - Một học sinh đọc và nêu rõ yêu cầu của bài- cả lớp đọc thầm.
 - HS tự làm vào vở bài tập.
 - Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc bài làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét, sữa chữa, hoàn thiện các câu nói.
Chú ý: Lời mời cô hiệu trưởng cần thể hiện sự trân trọng...
VD: Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 ở lớp chúng em ạ.
5. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà tiếp tục ôn luyện bài chuẩn bị tiết kiểm tra HTL.
Thứ 3 năm ngày 27 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng trừ trong trường hợp đơn giản.
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
 - Bài tập cần làm: Bài 1 ( cột 1, 2, 3), bài 2( cột 1, 2), bài 3 (b), bài 4.
II. Các HĐ dạy học:
1. Bài cũ: Tiết trước ta học bài gì ?
 - 1 em lên làm lại bài 2 SGK- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài- Sau đó làm bài vào vở.
 - HS nêu bài làm của mình, và nêu cách tính.
Bài 2: Bài 2 yêu cầu làm gì ?
 - HS chép bài tập
 - HS làm bài vào vở.
 - Lưu ý HS: Trình bày làm theo mẫu đã thống nhất. Chẳng hạn:
 14 - 8 + 9 = 6 + 9
 = 15
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài
 - HS tự làm vào vở.
 - Chữa bài GV hỏi HS cách tìm thành phần chưa biết trong các phép tính.
Bài 4: HS đọc bài toán
 ? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì ?
 - Một em lên tóm tắt bài toán.
 - Sau đó cả lớp giải vào vở- một em giảI bảng phụ.
 - Nhận xét bài làm ở bảng phụ- GV kết luận.
HĐ2: Chấm bài
 - Gv chấm một số bài- nhận xét chung tiết học và cách làm của các em.
Tiếng việt
ôn tập ( Tiết 6)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện ( BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể ( BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Các tờ phiếu ghi tên nhữn ... Con chim sơn ca đang chuyền cành trong vòm lá.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về người thân trong gia đình
Gợi ý:Người mình định kể là ai?Người đó bao nhiêu tuổi?(giới thiệu thiệu người định kể)
 Người đó như tn? ( Hình dáng, tính tình, tình cảm của người đó đối với mọi người trong gia đình, ...)
 Tình cảm của em đối với người đó?
Gv chấm bài, nhận xét.
Toán
Luyện tập về giải toán nhiều hơn, ít hơn
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho hs dạng toán về nhiều hơn, ít hơn
 - Hs giải được các dạng toán về nhiều hơn, ít hơn
II. Hoạt động dạy – học:
 HD hs làm bài tập
 Bài 1: Can bé đựng 32l dầu, can lớn nhiều hơn can bé 28l. Hỏi can lớn đựng bao nhiêu lít dầu?
 Bài 2: Năm nay bố 42 tuổi, mẹ kém bố 8 tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?
 Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 51 gói kẹo, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 13 gói kẹo. Hỏi:
Buổi chiều cửa hàng bán được mấy gói kẹo?
Cả hai buổi cửa hàng bán được mấy gói kẹo?
Bài 4: Có 2 túi bi, nếu bớt 6 bi từ túi thứ nhất sang túi thứ 2 thì 2 túi bằng nhau, mỗi túi có 18 bi. Hỏi khi chưa bớt mỗi túi có bao nhiêu bi?
 Bài 1, 2 hs tự làm rồi chữa bài
 Bài 3, 4 gv hd hs tóm tắt rồi giải
 Bài 3: Tóm tắt
 51 gói kẹo 
 Buổi sáng : 
 Buổi chiều : 13 gói ? gói kẹo
? gói kẹo
 GV chấm, chữa bài
Hoạt động ngoài giờ
Hội vui học tập
I. Mục tiêu:
 - Qua các trò chơi học tập giúp hs hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học.
 - Khắc sâu kiến thức cho hs ở tất cả các môn học
II. Hoạt động dạy - học:
 Cho hs chơi theo hình thức: “Rung chuông vàng”
GV chuẩn bị 1 số câu hỏi cơ bản về nội dung các bài đã học ở học kì I ( ở SGK và VBT)
 Toán: ôn về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn
 Tiếng Việt: Ôn luật chính tả, luyện từ và câu.
 TN – XH: Ôn từ bài 8 đến bài 18
 Đạo đức: Ôn từ bài 4 đến bài 8
 Âm nhạc: Ôn các bài hát đã học 
 Qua mỗi lần gv nêu đáp án, gv kết hơp khắc sâu kt cho hs.
Thứ tư, năm ngày 9, 10 tháng 1 năm 2008
Kiểm tra định kì lần 2
Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2008
Chấm thi và làm hồ sơ
Tuần 18 (c)
Thứ hai, ba, tư nghỉ học kì I
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008
Thể dục
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Ôn bài TDPTC
I. Mục tiêu: 
 Tiếp tục ôn cho hs về:
 - Bài TD phát tiển chung. Yêu cầu hoàn thiện bài.
 - Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc, hàng ngang. Yêu cầu điểm đúng số, rõ ràng có thực hiện động tác quay đầu sang trái
 - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu tập hợp nhanh, dóng thẳng hàng dọc
II. Các hoạt động dạy học
 A. Phần mở đầu
 GV tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu, nội dung tiết học
 Khởi động
+ Xoay các khớp đầu gối, cổ chân, hông
+ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
 B. Phần cơ bản
 1. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng
 Cho hs tập hợp theo 3 hàng dọc do tổ trưởng điều khiển 2 lần
 Lần 3, 4 do lớp trưởng điều khiển cả lớp theo 3 hàng dọc
2. Điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình hàng dọc
 Cho HS nhắc lại cách điểm số, GV hô cho HS thực hiện 3 lần
 3. Điểm số 1-2, 1-2 theo ĐH hàng ngang
GV giải thích và làm mẫu động tác quay đầu sang trái điểm số
 Cho HS làm thử 1 lần
 GV hô khẩu lệnh cho HS tập đồng thời theo dõi, sửa sai. HS tập 3 lần
 Cho tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi chung, thực hiện 2 lần
 4. Ôn bài TD phát triển chung
 Cho lớp thực hiện 2 lần x 8 nhịp do lớp trưởng điều khiển 
3. Phần kết thúc
Đi đều 3 hàng dọc và hát
HS cúi người thả lỏng
 HS nhảy thả lỏng
 Dặn dò: Nhắc HS ôn bài TDPTC 
Tập viết
Chữa bài kiểm tra cuối kì I
I. Mục tiêu:
 - Giúp hs thấy được những sai sót của mình trong bài kiểm tra
 - Củng cố, khắc sâu các dạng bài ở trong bài kiểm tra
II. Chữa bài
 HĐ1: Chữa từng bài trong bài kiểm tra về:
 Luật chính tả khi viết g/gh
 Tiếng có chứa vần ai/ay
 Từ chỉ đặc điểm về tính tình, hình dáng
 Xác định bộ phận của câu. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai? và bộ phận trả lời cho câu hỏi: làm gì?
 Dấu chấm, dấu phẩy
 Kể về người thân trong gia đình
HĐ2: Nhận xét chung
 Nhìn chung kết quả chưa cao, nhiều em chưa đọc kĩ y/c đề, chưa xác định được từ chỉ đặc điểm mà còn đặt câu có từ chỉ đặc điểm
 Xác định bộ phận câu sai, còn gạch dưới từ chỉ sự vật và từ chỉ hoạt động chứ không phải bộ phận của câu theo y/c
 Một số em còn lạc đề khi kể về người thân trong gia đình.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 Gọi 1 số hs đọc lại bài đã chữa
 Dặn về ôn lại các dạng bài đã học
Toán
Chữa bài kiểm tra cuối học kì I
I. Mục tiêu:
 - Giúp hs thấy được những sai sót của mình trong bài kiểm tra
 - Củng cố, khắc sâu các dạng toán ở trong bài kiểm tra
II. Chữa bài:
 HĐ1: Chữa từng bài cụ thể 
 Bài 1: Muốn tìm được kết quả đúng ta phải làm tính rồi mới lựa chọn kq
 Lưu ý: Cần chú ý đến đơn vị đo
 Đ. án: a. 8dm b. 33l c. 9 kg d. 6 hình chữ nhật
 Bài 2: a. Muốn tìm được tổng ta làm tn? (lấy số hạng + số hạng)
 b. Muốn tìm hiệu ta làm tn?
Cho hs làm miệng lại bài này
Bài 3: Gọi những hs làm sai lên làm lại
Bài 4: Cho hs nhắc lại cách tìm SH, SBT, ST chưa biết
 Cho hs làm lại
Bài 5: Cho hs nhắc lại cách làm dạng toán nhiều hơn
 Gọi 1 hs lên chữa bài
HĐ2: Nhận xét chung
Thủ công
ôn Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và
 biển báo cấm đi ngược chiều 
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng gấp, cắt, dán biển báo gt chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi ngược chiều .
- Hs gấp, cắt, dán biển báo gt chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi ngược chiều khá thuần thục các bước, sản phẩm đẹp
II. Đồ dùng dạy – học: 
 Giấy màu, kéo, keo dán.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của hs
Cho hs nhắc lại đặc điểm của biển báo
Đều là hình tròn, kích thước bằng nhau có HCN màu trắng, chân màu vàng khác nền màu đỏ – xanh
 Khi gặp các biển báo trên đường ta phải làm gì? (Phải tuân thủ luật lệ giao thông)
2. HS nhắc lại các bước thực hiện
 B1: Cắt hình tròn ( xanh, đỏ) có cạnh hv là 6 ô.
 B2: Cắt HCN ( màu trắng) dài 1 ô, rộng 1 ô
 B3: Cắt HCN ( màu khác) dài 10 ô, rộng 1 ô ( chân biển báo)
B4 Dán biển báo
 Dán chân biển báo
 Dán hình tròn chờm lên chân biển báo 1/2 ô
 Dán HCN vào giữa hình tròn
3. HS thực hành
Cho hs thực hành trên giấy thủ công theo nhóm
4. Củng cố, tổng kết
 Cho hs nhắc lại các bước? Nx tiết học. Nhắc hs chuẩn bị bài sau.
Chiều
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
 - Cách tìm số hạng, SBT, ST 
 - Nhận dạng hình, ba điểm thẳng hàng
II. Hoạt động dạy – học
 HD hs làm các BT sau
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 43 + 57 82 – 35 46 + 18 100 – 16 62 – 23 
-
-
+
- 
+
 43 82 46 100 62
 57 35 18 16 23
Bài 2: Tính
 8 + 6 – 10 = 16 – 9 + 3 = 11 – 8 + 5 = 
 5 + 7 + 8 = 14 – 6 + 11 = 9 + 9 + 2 =
Bài 3: Tìm x
 x + 25 = 51 x - 57 = 23 64 - x = 46
Bài 4: a. Hình bên có bao nhiêu hình tam giác? A
 Đọc tên các hình tam giác đó?
 b. Nêu tên ba điểm thẳng hàng? 
 I I F F 
	B	E	C
Luyện Tiếng Việt
Ôn về từ chỉ đặc điểm hình dáng. Kể về con vật nuôi 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về con vật
II. Hoạt động dạy – học
 Hướng dẫn hs làm bài tập
 Bài 1: Khoanh tròn trước chữ cái không phải là từ chỉ đặc điểm hình dáng
 A. mập mạp B. nhỏ nhắn C. xinh xinh D. méo mó E. chuồn chuồn
 Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh với mỗi từ sau
 Tròn như ... Thấp như ...
 Cao như ... Gầy như ...
 Béo như ... Nhỏ như ...
 Bài 3: Gạch dưới từ chỉ đặc điểm của người, vật trong những câu văn dưới đây:
 Cũng trên mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn kể về con vật mà em thích
 Gợi ý: Con vật định kể là con vật gì? Nuôi được bao lâu? (giới thiệu con vật)
 Con vật đó như tn? ( Hình dáng, đặc điểm riêng, hoạt động của nó, ...)
 Tình cảm của em đối với con vật, em chăm sóc nó ntn?
thực hành: Thủ công
ôn Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe 
I. Mục tiêu:
 -Rèn kĩ năng gấp, cắt , dán biển báo GT cấm đỗ xe
 - Hs hoàn thành sản phẩm gấp, cắt, dán biển báo GT cấm đỗ xe
II. Đồ dùng dạy – học
 Kéo, thước kẻ, giấy, keo
III. Các hoạt động dạy – học
1. KT sự chuẩn bị của Hs
 Cho hs nhắc lại đặc điểm của biển báo giao thông cấm đỗ
2. Hướng dẫn thực hành
 Cho hs nhắc lại quy trình gấp, cắt dán biển báo gt cấm đỗ xe
 B1: Gấp, cắt biển báo gt cấm đỗ xe
 B2: Dán biển báo gt cấm đỗ xe.
3. Hs thực hành
 Cho hs thực hành gấp, cắt, dán biển báo gt cấm đỗ xe.
+ Gv lưu ý hs phết hồ vừa đủ, biển báo đẹp
+ Gv tổ chức hs trưng bày sản phẩm.
+ Gv đánh giá, nx.
+ Khi gặp biển báo gt cấm đỗ xe ta phải thực hiện ntn?
3. Củng cố, dặn dò
 Nhắc hs chấp hành tốt luật gt.
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
Chính tả
Thi chữ viết lần II
I. Mục tiêu:
 Rèn kĩ năng viết cho hs
 Hs viết được một đoạn thơ, thể thơ lục bát.
 Biết cách trình bày một đoạn thơ lục bát
II. Hoạt động dạy – học
 HĐ1: GV đọc bài viết 1 lần
 Đây là bài thơ thuộc thể thơ gì?
 Khi trình bày bài thơ lục bát ta trình bày ntn?
 Đầu dòng thơ ta viết ntn?
HĐ2: Viết bài
 GV đọc cho hs viết vào giấy kiểm tra
HĐ3: Nhận xét, dặn dò
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về phép cộng, phép trừ trog phạm vi 100
 - Luyện giải toán nhiều hơn, ít hơn
II. Hoạt động dạy – học
 Cho hs làm các bài tập sau
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
 82 – 73 24 + 19 63 – 15 36 + 47
 74 – 29 45 – 26 31 – 12 24 + 35
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
Số hạng
 27
 29
 83
 41
Số hạng
 36
 63
 43
 Tổng
 40
 93
 83 
 72
 66
Bài 3: Có hai túi gạo, túi gạo tẻ cân nặng 52kg, túi gạo nếp nhẹ hơn túi gạo tẻ 18kg. Hỏi túi gạo nếp cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 4: Hình vẽ sau có:
Mấy hình vuông?
Mấy hình chữ nhật? 
 Lưu ý: Hình vuông cũng là hình chữ nhật đặc biệt
Cho hs lên chữa bài
 (Thi HSG trường cho khối 2)
học kì II
+ Nhiều em chữ viết có phần cẩu thả.
HĐ2: Kế hoạch tuần 19:
- Đến lớp ăn mặc phải gọn gàng, nghiêm túc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Những HS yếu cần ôn bài trước khi đến lớp.
- Những HS viết chữ còn xấu về cần luyện viết thêm.
- Vệ sinh phong quang sạch sẽ.
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
- Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
- Cần ôn bài tốt đạt kết quả cao

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2 tuan 18.doc