A.Mục tiêu :
- HS nhận biết đặc điểm một số con vật .
- Biết cách xé , dán 1 con vật mình yêu thích .
- Yêu mến con vật , biết chăm sóc , bảo vệ con vật .
B.Chuẩn bị :
GV : Tranh một số con vật ; hình hướng dẫn cách vẽ ở ĐDDH
HS : Bút chì , bút màu
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :Bài cũ : Kiểm tra vở tập vẽ của HS và bút màu
Hoạt động 2 : GTB ( tranh ) – ghi bảng
Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét :
• Giúp HS nhận biết hình dáng và đặc điểm một số con vật .
- GV giới thiệu tranh vẽ một số con vật .
- HS quan sát nhận biết vẽ đẹp của chúng qua hình dáng , màu sắc , đặc điểm , các phần chính : đầu , mình , chân .
- GV yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc : chó , mèo , gà , vịt .
Hoạt động 4: Cách xé , dán con vật .
• HS biết cách xé , dán con vật .
- HS mở vở tập vẽ quan sát bài tập thực hành – nhận xét
- GV hướng dẫn cách xé , dán con con vật :
+ xé phần chính trước , các phần nhỏ sau
+ Xé hình các chi tiết
+ Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy , chú ý tạo dáng cho con vật sinh động hơn .
+ Dùng hồ dán từng phần của con vật ( không xê dịch các vị trí đã xếp )
Tuần 16. Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007 Nghỉ, đ/c Linh dạy Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007 Mĩ thuật. Tiết : 16 Tập nặn tạo dáng : nặn hoặc vẽ, xé, dán con vật . VTV/ trang 20. Dự kiến thời gian : 32 phút A.Mục tiêu : - HS nhận biết đặc điểm một số con vật . - Biết cách xé , dán 1 con vật mình yêu thích . - Yêu mến con vật , biết chăm sóc , bảo vệ con vật . B.Chuẩn bị : GV : Tranh một số con vật ; hình hướng dẫn cách vẽ ở ĐDDH HS : Bút chì , bút màu C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 :Bài cũ : Kiểm tra vở tập vẽ của HS và bút màu Hoạt động 2 : GTB ( tranh ) – ghi bảng Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét : Giúp HS nhận biết hình dáng và đặc điểm một số con vật . GV giới thiệu tranh vẽ một số con vật . HS quan sát nhận biết vẽ đẹp của chúng qua hình dáng , màu sắc , đặc điểm , các phần chính : đầu , mình , chân . GV yêu cầu HS kể tên một số con vật quen thuộc : chó , mèo , gà , vịt . Hoạt động 4: Cách xé , dán con vật . HS biết cách xé , dán con vật . HS mở vở tập vẽ quan sát bài tập thực hành – nhận xét GV hướng dẫn cách xé , dán con con vật : + xé phần chính trước , các phần nhỏ sau + Xé hình các chi tiết + Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy , chú ý tạo dáng cho con vật sinh động hơn . + Dùng hồ dán từng phần của con vật ( không xê dịch các vị trí đã xếp ) Hoạt động 5:Thực hành GV theo dõi , động viên Hoạt động 6: Nhận xét , đánh giá Chọn một số bài vẽ đẹp của HS – Lớp nhận xét , đánh giá Hoạt động 7: Củng cố , dặn dò . Sưu tầm tranh , ảnh về các con vật . Tìm và xem tranh dân gian D.Bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 16 TỪ CHỈ TÍNH CHẤT- CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ? TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI Sách giáo khoa trang 133-134. Thời gian dự kiến 40 phút A/ MỤC TIÊU: -Bước đầu hiểu từ trái nghĩa -Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu Ai (cái gì, con gì) thế nào. -Mở rộng vốn từ về vật nuôi. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 1. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 3 tiết trước Hoạt động2: Giới thiệu bài( nêu mục tiêu bài) – ghi bảng Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau. -Học sinh nêu miệng, giáo viên nhận xét, học sinh làm vào vở. Bài 2: Chọn một cặp từ trái nghĩa vừa tìm đượcở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nhgiã đó. - Cho học sinh làm vở, giáo viên chấm, giúp đở HS yếu làm, một em làm bảng phụ sữa sai. Bài 3: Viết tên các con vật vào chỗ trống dưới tranh. - Học sinh thảo luận theo cặp, đại diện cặp nêu. - Cả lớp nhận xét, sau làm vở bài tập. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Học sinh nhắc lại từ trái nghĩa. - Về nhà xem lại bài. D/ BỔ SUNG: TOÁN- TIẾT 79 THỰC HÀNH XEM LỊCH : SGK Trang 80 Thời gian dự kiến :35 phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Rèn kĩ năng xem lịch tháng ( nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch). - Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian, ngày, tháng, tuần lễ, củng cố biểu tượng về thời gian ( kèm HS yếu ) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tờ lịch tháng 01 và tháng 4 năm 2005. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài 2 SGK trang 78. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành làm vở bài tập Tr 83. a, Học sinh biết xem lịch ngày, tuần, tháng. Bài 1: Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1. -Học sinh nêu miệng, sau làm vở bài tập giáo viên chấm. b, Vận dụng toán vừa học để làm bài. Bài 2: Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 4. - Học sinh nêu miệng, giáo viên nhận xét, sửa sai, học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm điểm, giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Gọi học sinh xem lịch và nêu các ngày trong tháng bất kỳ. - Về nhà học sinh tập xem lịch D/ BỔ SUNG: TẬP LÀM VĂN – Tiết 16 KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU. Sách giáo khoa- trang 137 Thời gian dự kiến: 40 phút A/ MỤC TIÊU: 1/ Rèn lỹ năng nghe và nói: Biết nói lời khen ngợi. Biết kể về một vật nuôi 2/ Rèn kỹ năng viết. Biết lập thời gian biểu trong ngày. 3/ Tự lập cho mình một thời gian biểu và có ý thức thực hiện. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập 1. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Hai, ba học sinh đọc bài tập 3, tuần 15. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (Giáo viên nêu mục tiêu của bài) – ghi bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Từ mỗi câu dưới đây, đặt một câu mới để tỏ ý khen. - Giáo viên hướng dẩn làm mẫu học sinh làm miệng, giáo viên nhận xét, sửa sai. - Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên quan sát uốn nắn, giúp học sinh yếu. Bài 2: Kể về con vật nuôi trong nhà -Học sinh xem tranh minh hoạ SGK chọn kể thực về con vật nuôi mà em biết. -Học sinh làm vào vở bài tập, giáo viên chấm điểm, giúp học sinh yếu . Bài 3: Lập thời gian biểu buổi tối của em. - Học sinh nêu miệng, cho học sinh làm nháp. - Gọi học sinh đọc thời gian cảu mình lên, lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. -Học sinh đọc thời gian biểu của mình lên. - Về nhà tập lập thời gian biểu. D/ BỔ SUNG: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007 Nghỉ, đ/c Linh dạy Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2007. Âm nhạc. Tiết 17 Học hát: Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. DKTG: 35 phút Mục tiêu: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em yếu tích cực tham gia biểu diễn. Chuẩn bị: Nhạc cụ, một vài động tác múa đơn giản. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ôn lại các bài hát đã học HS nhớ và hát lại các bài hát. Lớp phó bắt hát ôn lại các bài hát đã học. GV theo dõi, sửa sai cho HS. Hoạt động 2: Biểu diễn bài hát. Rèn tính mạnh dạn và tự tin cho HS. GV tổ chức cho từng nhóm biểu diễn trước lớp ( múa theo các bài hát đã học ) HS bình chọn nhóm múa hay, có động tác sáng tạo tuyên dương trước lớp. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. Lớp hát lại một trong các bài hát đã học. Dặn HS về nhà biểu diễn cho gia đình xem. D. Bổ sung: TẬP ĐỌC – Tiết 49, 50 TÌM NGỌC. SGK Trang : 128-129 Thời gian dự kiến : 70 phút A/ MỤC TIÊU: 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Đọc trơn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó, mèo . 2- Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ ngữ- Long vương, thợ kim hoàn, đánh tráo. - Hiểu ý nghĩa truyện: khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh thực sự là bạn của con người. 3- Biết yêu quý và chăm sóc vật nuôi trong nhà. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi câu và đoạn. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Thời gian biểu. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Luyện đọc đúng * HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó và giải nghĩa một số từ mới. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Học sinh đọc từng câu lần 1, giáo viên rút từ khó ghi bảng. Học sinh đọc cá nhân đồng thanh, học sinh đọc từng câu lần 2. -Học sinh đọc đoạn, giải nghĩa từ mới SGK. - Hướng dẫn câu và đọan. - Luyện đọc trong nhóm ( các nhóm nhận xét). - Thi đọc 4 nhóm, lớp bình chọn. - Lớp đọc đồng thanh một đoạn. Hoạt động 4: Đọc hiểu bài. * HS hiểu bài và trả lời được các câu hỏi SGK. -Học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm nội dung chứa câu hỏi trả, giáo viên hỏi, học sinh trả lời, giáo viên chốt ý đúng. Câu 1: Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương- Long Vương tặng chàng viên ngọc quý. Câu 2: Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý hiếm. Câu 3: Mèo bắt chuột đi tìm ngọc, chuột tìm được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc. Mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy. - Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Quạ xà xuống toan rỉa thịt, mèo nhảy xổ lên vồ. Qụa van lạy xin trả lại ngọc. Câu 4: Chó và mèo thông minh, tình nghĩa. Hoạt động 5: Luyện đọc lại * HS đọc bài diễn cảm, biết đọc giọng kể nhẹ nhàng. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. -Học sinh đọc phân vai, học sinh đọc phân vai 3-4 nhóm. -Cả lớp bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò -Qua câu chuyện em hiểu điều gì? - Về nhà luyện đọc nhiều để tiết sau kể chuyện. D/ BỔ SUNG: TOÁN – TIẾT 81 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)- SGK Trang 82 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU : Giúp HS: - Củng cố về cộng trừ nhẩm ( trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết ( có nhớ một lần). - Củng cố về giải toán nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị ( kèm HS yếu ) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh trả lời giờ trên đồng hồ giáo viên đưa ra. Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập trang 86. a. Áp dụng bảng cộng đã học để tính. Bài 1: Tính nhẩm. - Học sinh nêu miệng, cả lớp chú ý sửa sai. b. Vận dụng toán trừ đã học để tính. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Học sinh làm vở bài tập, đổi chéo kiểm tra. Một em làm bảng phụ, giáo viên sửa sai. c, Vận dụng toán đã học để tính. Bài 3: Số ? - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu. d. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và đơn vị. Bài 4:Giải toán. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. Một em làm bảng phụ, sửa sai. đ.vận dụng toán cộng trừ đã học để học sinh tính thích hợp. Bài 5: Số ? -Học sinh làm miệng, cả lớp nhận xét sửa sai. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Học sinh nêu lại cách tính dạng toán cộng . - Về nhà làm bài 3 SGK.. D/ BỔ SUNG: KỂ CHUYỆN – Tiết 17 TÌM NGỌC - (SGK Tr 140) Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: 1/Rèn kỹ năng nói. - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa câu chuyện. Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện tìm ngọc một cách tự nhiên, biết kết hợp với điệu bộ nét mặt. 2/ Rèn kỹ năng nghe. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể chuyện của bạn. 3/ Có ý thức chăm sóc những con vật nuôi thông minh. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, bảng phụ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Con chó nhà hàng xóm. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện . * Học sinh kể từng đoạn theo tranh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh nhớ lại nội dung từng đoạn và kể trong nhóm. - Giao nhiệm vụ các nhóm kể chuyện. - Đại diện các nhóm thi nhau kể từng đoạn trước lớp. Hoạt động 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện sau mỗi lần học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét. -Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể hay . Hoạt động 5: Củng cố dặn dò. - Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. D/ BỔ SUNG: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007 THỂ DỤC –Tiết 33 TRÒ CHƠI: “ BỊT MẮT BẮT DÊ”- “NHÓM 3, NHÓM 7” SGV- Tr 83- 84 Thời gian dự kiến: 35 phút A/ MỤC TIÊU: - Ôn 2 trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” và “nhóm 3, nhóm 7”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sân, còi, khăn. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu * HS thực hiện một số động tác khởi động. - Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học theo 4 hàng dọc. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối theo hàng dọc. - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy toàn thân. Hoạt động 2: Phần cơ bản. * HS tham gia chơi tích cực. - Ôn các trò chơi nhóm ba, nhóm 7, bịt mắt bắt dê ( giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển ) Hoạt động 3: Phần kết thúc * HS thực hiện các động tác thả lỏng. - Đi đều theo nhịp 2-4. - Cúi người thả lỏng. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. D/ BỔ SUNG: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 17 PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG (SGK Tr 36,37) Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh biết. -Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. - Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, phiếu bài tập C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra bài tiết trước. Hoạt động 2: -Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Quan sát tranh SGK : trả lời đôi bạn. * Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ ngay ngã và nguy hiểm cho bản thân và người khác khi ở trường . - Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. - Học sinh quan sát tranh 1-4 theo cặp, chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng tranh, hoạt động nào dễ gây nguy hiểm. -Học sinh trình bày theo hình. Giáo viên kết luận: Những hoạt động chạy đuổi theo, xô đẩy cầu thang, trèo cây, với cành lá là rất nguy hiểm nên không chơi. Hoạt động 4: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích. * Học sinh có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã ở trường. - Học sinh chơi trò chơi theo nhóm. - Thảo luận câu hỏi, giáo viên đưa phiếu cho các nhóm thảo luận. - Giáo viên kết luận: Cần tham gia chơi những trò chơi bổ ích để khỏi gây ra tai nạn. Đảm bảo sức khoẻ. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. - Kể những trò chơi em thường chơi bổ ích. - Về nhà thường chơi những trò chơi bổ ích đã học. D/ BỔ SUNG: CHÍNH TẢ ( Nghe viết). Tiết 33 TÌM NGỌC – SGK Tr 140-141 Thời gian dự kiến : 40phút A/ MỤC TIÊU: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Tìm ngọc. - Làm đúng các bài tập, nhận biết tiếng có âm, vần dễ lẫn ui/uy, r/d/gi, (hoặc et/ec). - HS có ý thức luyện viết và trình bày. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép bài tập 2. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Trâu ơi. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nghe viết. * HS trình bày đầy đủ bài chính tả. - Giáo viên đọc bài chính tả, 2 học sinh đọc lại . - Tìm danh từ riêng trong bài chính tả. - Học sinh viết bảng con từ khó. Hoạt động 4: Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. - Đọc cho học sinh soát lỗi bút mực, đổi chéo bút chì. - Tổng kết lỗi. Chấm chữa bài. - Thu vở chấm 5-7 bài nhận xét. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Điền vào chỗ trống ui hoặc uy. - Hướng dẫn làm miệng, cả lớp sửa sai. Bài 2: Điền vào chỗ trống . -Học sinh làm vở bài tập giáo viên theo dõi, giúp học sinh yếu làm. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò. - Học sinh đọc lại bài tập 1 - Về nhà luyện viết thêm từ sai D/ BỔ SUNG: TOÁN – TIẾT 82 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)- SGK Trang 83 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU : Giúp HS: Củng cố về cộng trừ nhẩm ( trong phạm vi các bảng tính cộng, trừ viết) có nhớ một lần. - Củng cố về giải toán nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị ( kèm HS yếu ) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sữa bài 3 SGK. Hoạt động 2: - Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập trang 87. a. Vận dụng bảng cộng và bảng trừ đã học để tính. Bài 1: Tính nhẩm. - Học sinh nêu miệng, lớp nhận xét sửa sai. b. Vận dụng phép cộng, phép trừ đã học để đặt tính và tính. Bài 2:Đặt tính rồi tính - Học sinh làm vở giáo viên chấm, một em làm bảng phụ, lớp sửa sai. c, Vận dụng toán đã học để học sinh điền số. Bài 3: Số ? - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu rèn kỹ năng giải toán. Bài 4:Giải toán. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm. d.Học sinh nhớ và xác định tên trong phép trừ đã học để viết phép trừ. Bài 5: Viết phép trừ có hiệu bằng số bị trừ. -Học sinh làm nhóm, giáo viên giúp đỡ các nhóm làm. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Học sinh nêu lại cách đặt tính cộng để tính. - Về nhà làm bài 5 SGK.. D/ BỔ SUNG: SINH HOẠT LỚP – Tuần 16 1/ Đánh giá tuần 16 + Hạnh kiểm: - Học sinh ngoan, thực hiện tốt nội qui nhà trường. - Thực hiện tốt khâu vệ sinh, ăn mặc đồng phục. - Hát đầu giờ, giữa giờ đều đặn. - Thể dục đầu giờ nhanh nhẹn. + Học tập: - Trong tiết học chưa thật sôi nổi . - Học sinh yếu đọc còn chậm, làm toán cộng, trừ có nhớ chưa nhanh nhẹn như: Rồi, Kim Oanh, Hải , Tài... - Kết điểm 10 cuối tuần. - Tuyên dương số em có tinh thần học tốt như : Vinh, Lộc, My, Mai, sỹ, Quốc, An - Nhắc nhở thêm học sinh học bảng trừ, bảng cộng, quy tắc tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. 2/ Phương hướng tuần 17 -Duy trì tốt nề nếp sẵn có. -Phụ đạo học sinh yếu tại lớp, trong các tiết học và tự học vào các buổi chiều. -Thi đua dành nhiều điểm 10. -Ôn tập các môn để kiểm tra định kì cuối kì 1. -Rèn chữ viết cho học sinh. -Giáo dục đạo đức cho học sinh -Thực hiện chải răng ngậm thuốc theo lịch
Tài liệu đính kèm: