Giáo án các môn lớp 2 năm 2007 - Tuần 20

Giáo án các môn lớp 2 năm 2007 - Tuần 20

A/ MỤC TIÊU: Học sinh hiểu.

- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất

- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người qúi trọng.

- Học sinh trả lại của rơi khi nhặt được.

- Học sinh có thái độ quí trọng những người thật thà, không tham của rơi.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài hát bà còng, tình huống cho học sinh sắm vai.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Bài cũ: Học sinh xử lý tình huống.

Giới thiệu bài.

2/ Bài mới:

Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích tình huống.

- Giúp học sinh biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.

- Học sinh quan sát tranh và cho biết nội dung tranh

- Giáo viên giới thiệu tình huống.

 - Học sinh phán đoán các giải pháp có thể xảy ra .

- Giáo viên tóm tắt giải pháp.

- Học sinh thảo luận về lý do lựa chọn giải pháp.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Giáo viên kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và chính mình.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ làm vở bài tập.

-Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến có liên quan đến việc nhặt của rơi.

-Học sinh làm việc cá nhân trên phiếu học tập.

-Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm.

-Học sinh trao đổi phiếu của mình cho bạn.

-Học sinh lần lượt đọc từng ý, học sinh tán thành gởi phiếu tán thành, gởi phiếu không tán thành.

 

doc 11 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 năm 2007 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 17 tháng 01 năm 2007
ĐẠO ĐỨC – TIẾT 19
 TRẢ LẠI CỦA RƠI – VBT 29-30
	Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ MỤC TIÊU: Học sinh hiểu.
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất
- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người qúi trọng.
- Học sinh trả lại của rơi khi nhặt được.
- Học sinh có thái độ quí trọng những người thật thà, không tham của rơi.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát bà còng, tình huống cho học sinh sắm vai.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Học sinh xử lý tình huống.
Giới thiệu bài.
2/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích tình huống.
- Giúp học sinh biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.
- Học sinh quan sát tranh và cho biết nội dung tranh
- Giáo viên giới thiệu tình huống.
 - Học sinh phán đoán các giải pháp có thể xảy ra .
- Giáo viên tóm tắt giải pháp.
- Học sinh thảo luận về lý do lựa chọn giải pháp.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Giáo viên kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và chính mình.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ làm vở bài tập.
-Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước ý kiến có liên quan đến việc nhặt của rơi.
-Học sinh làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
-Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm.
-Học sinh trao đổi phiếu của mình cho bạn.
-Học sinh lần lượt đọc từng ý, học sinh tán thành gởi phiếu tán thành, gởi phiếu không tán thành.
-Giáo viên kết luận: các ý a,c là đúng. b,d,đ là sai.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
-Củng cố lại nội dung bài học cho học sinh.
-Học sinh nghe giảng bài. Bà còng.
-Bạn Tôm, bạn Tép có ngoan không? Vì sao?
-Học sinh thảo luận.
-Giáo viên kết luận: Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà, được mọi người yêu mến.
-Nhặt được của rơi em cần làm gì?.
-Em cần thực hiện trả lại của rơi cho người mất.
D/ BỔ SUNG:
- Sử dụng tốt các phương pháp. Học sinh thảo luận sôi nổi có trọng tâm.
-----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN – Tiết 19
 CHUYỆN BỐN MÙA (SGK Tr 6)
	Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1/Rèn kỹ năng nói.
- Kể lại được câu chuyện đã học trên biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Dựng lại được câu chuyện theo các vai : người dẫn chuyện : Xuân, Hạ, Thu, Đông, Bà Đất. 
2/ Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể được tiếp lời của bạn
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Học sinh nêu lại những câu chuyện đã học ở kỳ I
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Hướng dẫn học sinh kể lại đoạn 1 theo tranh.
- 1 học sinh đọc yêu cầu- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh SGK đọc lời dưới ( mỗi bức tranh nhận ra từng nhân vật trong câu chuyện). 
- 2-3 học sinh kể từng đoạn câu chuyện trước lớp, từng học sinh kể đoạn trong nhóm.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Từng học sinh lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm, 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. Giáo viên cùng học sinh nhận xét bổ sung.
- Giáo viên mời đại diện từng nhóm thi kể chuyện, giáo viên và học sinh nhận xét.
Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo các vai.
- Cho học sinh nhắc lại cách dựng chuyện theo vai.
- Giáo viên cùng học sinh thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu.
- Cho học sinh tập theo vai trong nhóm.
- Các nhóm thi kể cho ban giám khảo cho điểm.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét nhóm kể chuyện hay nhất.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Cho học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
D/ BỔ SUNG:
- Học sinh hứng thú khi sắm vai, cách diễn đạt chưa được haylắm.
TẬP ĐỌC – Tiết 57
THƯTRUNG THU – SGK Trang :9-10
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng nhịp thơ .
-Giọng đọc diễn cảm thể hiện tình cảm của Bác Hồ .,đôi với thiếu nhi vui đầm ấm đầy tình thương yêu .
2, Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
-Hiểu được nội dunglời thưvà lời bài thơ .Cảm nhậnđược tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em .Nhờ lời khuyên của Bác –Yêu Bác 
-Học thuộc lòng bài thơ trung thu của Bác .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: , Bảng phụ ghi câu và đoạn
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1:1/ Bài cũ: Chuyện bốn mùa.
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng.
-HSđọc nối tiếp câu –Gvtheo dõi HSphát âm sai ghi bảng .
- Luyện đọc từ khó. Cá nhân –Đòng thanh ..
.
-Luyện đọc đoạn trước lớp.-Giải nghĩa từ SGK
- Luyện đọc đoạn trong nhóm ( cá nhân trong nhóm đọc).
- Thi đọc giữa các nhóm ( 3-4 nhóm thi đọc).
- Đọc đồng thanh 1 lần.
 Hoạt động 2: Tím hiểu bài .
-Gọi học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm, nội dung chứa câu hỏi, học sinh trả lời câu giáo viên hỏi, cho học sinh nhắc lại ý trả lời, .
Câu 1: Mỗi khi Tết Trung thu Bác nhớ tới các cháu nhi đồng .
Câu 2: Aiyêucác nhi đống /Bằng Bác Hồ Chí Minh /Tính các cháu ngoan ngoãn /Mặt các cháu xinh xinh .
Câu 3: Bác khuyên các cháu sẽ cố gắng thiđua học hành ,làm việc theo sức ,để xứng đáng cháu BácHồ 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- HD cả lớp đọc đồng thanh .
HShọc thuộc lòng bài thơ .
.
 - Giáo viên và học sinh thi học thuộc bài thơ .
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Học sinhđọc lại bài thơ ..
-Dặn dò về tiếp tục học thuộc lòng .
- Về nhà luyện đọc thêm.
D/ BỔ SUNG:
-Thời gian phù hợp.
-----------------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– Tiết 19
ĐƯỜNG GIAO THÔNG - (SGK Tr 40,41)
	Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh 
- Có 4 loại đường giao thông : Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
- Kể tên các loại phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
- Nhận biết 1 số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua..
- Có ý thức chấp hành luật giao thông.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, các biển báo.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: 
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông.
- Biết có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.
- Giáo viên dán 5 bức tranh lên bảng: học sinh quan sát kĩ 5 bức tranh và dán 5 tấm bìa vào hình tương ứng.
- Gọi học sinh nhận xét, kết quả của các bạn.
- Giáo viên kết luận: có 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
-Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
- Học sinh quan sát hình 40, 41 SGK theo cặp và TLCH với bạn.
- Gọi học sinh trả lời trước lớp
- Giáo viên và học sinh thảo luận 1 số câu hỏi sau.
- Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh thảo luận.
- Giáo viên kết luận : Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp, đường không dành cho máy bay.
Hoạt động 3: Trò chơi : Biển báo nói gì?
- Làm việc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 6 biển báo được giới thiệu SGK.
- Yêu cầu học sinh chỉ và nói từng loại biển báo. Hướng dẫn các em đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo.
- Gọi 1 số học sinh trả lời trước lớp.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa. Trong nhóm mỗi học sinh sẽ được 1 tấm bìa nhỏ.
- Giáo viên hô: Biển báo nói gì? Học sinh có tấm bìa sẽ tìm đến nhau. Cặp nào tìm nhanh sẽ thắng.
- Giáo viên kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh kể các loại đường giao thông
- Học và nhớ luật giao thông.
D/ BỔ SUNG:
- Học sinh tiếp thu và nắm được các biển báo.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 18 tháng 01 năm 2007
THỂ DỤC - Tiết 38.
 TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ VÀ NHÓM BA, NHÓM BẢY
SGK : Trang 89; 90
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Ôn hai trò chơi Bịt mắt bắt dê và nhóm ba, nhóm bảy. 
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Còi, khăn.
C/ CÁC H ỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát .
- Đứng xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối
- Xoay cánh tay thành vòng tròn.
- Xoay khớp vai.
- Ôn 1 số động tác trong bài thể dục.
Họat động 2: Phần cơ bản.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
- Đứng, vỗ tay hát.
-Cúi người thả lỏng.
- Hệ thống bài, giao bài về nhà.
D/ BỔ SUNG: 
- Sử dụng tốt các phương pháp. Học sinh thuộc trò chơi và tham gia chơi đúng luật.
------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN – Tiết 94
BẢNG NHÂN 2 - SGK Tr 95
Thời gian dự kiến : 40 phút
A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân 1,2,3..10)
-Học thuộc lòng bảng nhân này.
-Thực hành nhân 2. Giải bài toán và điền dấu thêm 2.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tấm bìa có 2 chấm tròn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Sửa bài 3S GK
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng lập bảng nhân 2.
- Học sinh lập và hình thành bản nhân 2.
- Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn.
- Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 2, được lấy 1 lần ta viết 
 2 x 1 = 2; 2 x 2 = 4; 2 x3 = 6; 2 x 4 = 8. 2 x 10 = 20
- Giáo viên nói đây là bảng nhân 2
- Vài học sinh đọc bảng nhân 2
- Giáo viên chỉ bất kì phép tính, học sinh đọc.
- Giáo viên chỉ kết quả lớp đọc cá nhân 5-7 em, đồng thanh 1 lần.
Hoạt động 2: Thực hành vở bài tập.
a. Vận dụng bảng nhân vừa học để tính .
Bài 1: Tính nhẩm.
- Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét, sửa sai.
b. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị .
Bài 2: Giải toán.
- Học sinh làm vở, đổi chéo kiểm tra.
Bài 3: Giải tóan.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm điểm, nhận xét.
c. Vận dụng tóan vừa học để điền số lớn 2 đơn vị.
Bài 4: Viết số thích hợp váo chỗ trống.
- Học sinh làm vở, giáo viên chấm.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh đọc bảng nhân 2.
- Về nhà làm bài 2,3 SGK.
D/ BỔ SUNG:
-HS tiếpthu bài nhanh .
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu, ngày 19 tháng 01 năm 2007
TOÁN – TIẾT 95
LUYỆN TẬP- SGK Trang 96
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU :Giúp HS
- Củng cố Việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
- Giải bài toán đơn về nhân 2.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. Phiếu bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Sữa bài 2, 3 SGK.
- Giới thiệu bài.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành vở bài tập.
a. Vận dụng bảng nhân 2 đã học để tính kèm theo tên đơn vị.
Bài 1: Tính (theo mẫu)
- Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét sửa sai.
Bài 2: Số ?
- Học sinh làm vở, đổi chéo kiểm tra. Gv giúp đỡ HS yếu làm .
b. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị.
Bài 3: Giải toán.
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu làm.
c. Vận dụng bảng nhân đã học, học sinh tính.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu).
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, nhận xét. Giúp đỡ học sinh làm .
d. Vận dụng thừa số đã học để viết phép nhân, tính.
Bài 5: Viết phép nhân rồi tính tích( theo mẫu).
-Học sinh làm bảng con, cả lớp sửa sai. 
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò .
- Học sinh nêu kết quả nhanh của bảng nhân 2.
- Về nhà làm bài 3, 5 SGK.
D/ BỔ SUNG:
- Sử dụng tốt các phương pháp. Học sinh làm được các bài tập kịp thời.
------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ ( Nghe viết) Tiết 38
THƯ TRUNG THU – SGK 11
Thời gian dự kiến : 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Nghe viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài thư trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ.
-Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết saido ảnh hưởng của cách phát âm địa phương l/n,dấu ? dấu.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ ghi bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Bài cũ: Chuyện bốn mùa 
Giới thiệu bài:
2/ Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết 
- Giáo viên đọc bài chính tả; 2 học sinh đọc.
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Nội dung bài thơ nói gì ?
-Bài thơ có những từ xưng hô nào ? 
GV rút từ khó –HS viết bảng con 
Hoạt động 2: Học sinh chép bài vào vở.
-GVđọc hs chép bài vào vở
-GV đọc từng dòng sau tách cụm từ 
-Đọc cho hs soát lỗi, đổi vở soát bút chì
Tổng kết lỗi
Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
-Giáo viên chấm 5-7 bài, nhận xét.
Họat động 4 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Viết các con vật trong tranh 
- Học sinh làm miệng, lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống .
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên kiểm tra, giúp học sinh yếu làm.1 HS làm bảng phụ sửa sai .
Hoạtt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại cách viết chính tả.
- Về nhà luyện viết thêm, đối với những em viết sai.
	D/ BỔ SUNG: Thời gian hợp lý.
TẬP VIẾT- Tiết 19
CHỮ HOA P - Sách giáo khoa trang 3
Thời gian dự kiến: 35 phút.
A/ MỤC TIÊU:
-Rèn kỹ năng viết chữ
-Biết viết chữ P theo cỡ vừa và nhỏ
-Viết cụm từ ứng dụng : Phong caûnh haáp daãn, theo cỡ nhỏ Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ P .Bảng phụ ghi từ ứng dụng và chữ P cỡ nhỏ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Học sinh viết bảng chữ đã học. 
-Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Họat động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa P.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu chữ P 
- Độ cao mấy li, gồm mấy nét, hướng dẫn cách đặt bút viết .
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- Giáo viên viết mẫu trên bìa, học sinh viết trên không.
- Học sinh viết bảng con chữ P hai lần.
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con từ ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng, giúp học sinh hiểu từ ứng dụng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét, độ cao các con chữ, khoảng cách, cách nối nét giữa các từ.
- Học sinh viết tiếng Phong vào bảng con 2 lần .
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở . 
P 1 hàng 
P 2 hàng 
Phong 1 hàng 
Phong 1 hàng 
 	 Phong caûnh haáp daãn 3 hàng
Hoạt động 4: Chấm chữa bài
- Giáo viên chấm 5-7 bài nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại độ cao của chữ P
- Về nhà viết phần ở nhà.
	D/ BỔ SUNG:
Luyện bảng con nhiều nên HS viết bài được, viết vào vở đúng độ cao.
-------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 20 ( CHUA SUA ).doc