Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 7 năm 2011

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 7 năm 2011

Học vần:

Bài 28: Chữ thường - chữ hoa

I- Mục đích- yêu cầu:

- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.

- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.

- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : Ba Vì.

*). Tích hợp: Quyền được tham quan, du lịch, vui chơi giải trí.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Sách tiếng việt 1.

- Bảng chữ cái in hoa.

- bảng chữ cái thường - chữ hoa.

- Tranh minh họa câu ứng dụng.

- Tranh minh hoạ phần luyện nói.

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 23 / 9 / 2011
 Ngày dạy: Thứ hai, 26 / 9 / 2011 
Học vần:
Bài 28: Chữ thường - chữ hoa
I- Mục đích- yêu cầu: 
- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : Ba Vì.
*). Tích hợp: Quyền được tham quan, du lịch, vui chơi giải trí.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Sách tiếng việt 1.
- Bảng chữ cái in hoa.
- bảng chữ cái thường - chữ hoa.
- Tranh minh họa câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy- học 
 Tiết1
1 ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc
- Gv nhận xét và sửa lỗi.
3. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
2.Dạy học chữ
Hoạt động 2: Nhận diện chữ hoa:
- Treo bảng chữ cái.
- Hãy quan sát & cho cô biết chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn.
- Khuyến khích HS phát hiện và chỉ ra.
- Cho HS và nhận xét.
+ Các em vừa chỉ ra được các chữ in hoa gần giống chữ in thường, các chữ in hoa còn lại không giống chữ in thường. Hãy đọc những chữ còn lại cho cô ?
- Cho HS đọc các chữ in hoa lên bảng.
Gv nói: Những chữ bên phải chữ viết hoa là những chữ viết hoa.
- Gv HD HS dựa vào chữ in thường để nhận diện chữ in hoa và chữ viết hoa.
- Gv che phần chữ in thường, chỉ vào chữ viết hoa & chữ in hoa. Y/c HS nhận diện và đọc âm của chữ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Trò chơi nhận biết chữ 
- 2 nhóm học sinh tìm trong hộp các tiếng có chữ thường,chữ hoa .Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng. 
 Tiết 2 
Hoạt động 4: Luyện viết:
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết một số chữ.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 5:Trò chơi viết đúng
+ Trò chơi: Thi đua tìm chữ in hoa, viết hoa theo y/c của GV.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Đọc lại bảng chữ thường, chữ hoa.
- Nx chung giờ học
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: tre ngà, nhà ga, quả nho.
- HS qua sát.
- Các chữ in hoa gần giống chữ in thường nhưng kích thích lớn hơn là: C, E, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T , U, Ư, V, X, Y.
- Các chữ in hoa ạ chữ in thường là: A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R.
-HS đọc nhóm ,cá nhân, lớp.
- Hs nhận diện và đọc.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Hs tô chữ trên không sau đó viết bảng con.
- HS chơi theo tổ thi viết đúng ,đẹp các chữ theo yêu cầu của GV
- 1 - 2 HS đọc.
Tiết 3
3. Luyện tập:
Hoạt động 6: Luyện đọc:
+ Đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv theo dõi, sửa sai.
+ Đọc từ ứng dụng GT tranh.
- Ghi bảng câu ứng dụng.
- Hãy tìm những từ có chữ in hoa:
+ Gv giải thích:
- Từ "Bố" đứng đầu câu vì vậy nó được viết = chữ hoa.
+ Từ "Kha", "Sa Pa" là tên riêng do đó nó cũng được viết hoa?
- Những từ như thế nào thì phải viết hoa.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
"Sa Pa" là 1 thị trấn nghỉ mát đẹp ở tỉnh Lào Cai.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 8: Luyện nói:
- Gv hướng dẫn và giao việc
- Cho từng cặp Hs lần lượt đứng lên nêu kết quả thảo luận.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi:
- Mục đích: Giúp HS ghi nhớ chữ in hoa vừa học.
- Chuẩn bị: 2 bộ chữ in hoa bằng bìa.
- Cách chơi: Cử hai đội lên chơi
Mỗi đội 5 em. Gv đọc tên chữ in hoa hai đội nhanh chóng tìm ra và giơ cao.
- Luật chơi: Đội nào tìm nhanh va đúng sẽ thắng.
+ Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
: Đọc lại các chữ in hoa & câu ứng dụng trong bài.
- Xem trước bài 29.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát và miêu tả tranh.
- 2 Hs đọc.
- HS tìm: Bố, Kha, Sa Pa.
- Những từ đứng đầu câu và những từ chỉ tên riêng thì phải viết hoa.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh v thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Các nhóm ạ nhận xét bổ xung.
- HS chơi theo HD của GV.
- HS nghe & ghi nhớ.
Ngày soạn :24 / 9 / 2011
Ngày dạy : Thứ ba, 27 / 9 / 2011
Học vần
Bài 29: ia
I. Mục đích -yêu cầu:
- Đọc được ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng
- Viết đươc: ia, lá tía tô.
- Luyện nói 2- 3 câu theo chủ đề: chia quà.
*). Tích hợp quyền : Bổn phận phải giúp đỡ cha mẹ.
- Yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Sách tiếng việt tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Phóng to tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy- học:
 Tiết 1 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc.
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
2. Dạy vần:
Hoạt động 2 : Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần ia và nói: vần ia được tạo nên bởi âm i và a.
- Hãy phân tích vần ia ?
- Hãy so sánh vần ia với âm i ?
 đánh vần:
+ Vần:
- Chỉ bảng cho HS phát âm vần ia.
- Ta đánh vàn như thế nào?
- Cho HS đánh vần và đọc trơn.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá, từ khoá.
- Y/c HS tìm & gài ia.
- Y/c HS tìm chữ ghi âm t ghép.
Bên trái vần ia & thêm dấu sắc.
- Gv ghi bảng: tía.
- Hãy phân tích tiếng tía ?
- Tiếng tía đánh vần như thế nào?
- Y/c HS đánh vần và đọc.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Gv đưa vật mẫu và hỏi ?
- Đây là lá gì ?
- Ghi bảng: Lá tía tô dùng làm gia vị & còn làm thuốc).
- Y/c HS đọc từ: lá tía tô.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa cho Hs.
Hoạt động 3 : trò chơi nhận diện
 Tiết 2
- Cho học sinh đọc lại bài tiết 1 
Hoạt động 4 :Tập viết vần mới và tiếng khóa.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết
- Gv nhận xét, chỉnh sửa
Hoạt động 5 : Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- Gv giải nghĩa từ:
Tờ bìa (đưa vật mẫu).
Lá mía (vật thật).
Vìa hè (nơi dành cho người đi bộ trên đường phố).
Tỉa lá: ngắt, hái bớt lá trên cây.
- Gv đọc mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: Tre ngà, nhà ga, quả nho.
- 2 -> 3 HS đọc.
- HS đọc theo GV (ia).
- Vần ia có âm i đứng trước, âm a đứng sau.
- Giống: đều có i.
ạ: ia có thêm a.
- Cả lớp phát âm.
- i - a - ia.
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
- HS sử dụng bộ đồ dùng & gài: ia, tía.
- Tiếng tía có âm t đứng trước vần ia đứng sau. Dấu (') trên i.
- Tờ - ia - tia - sắc - tía.
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
- Lá tía tô.
- HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp).
- 2 nhóm tìm các tiếng chứa vần ia trong chiếc hộp. Nhóm nào tìm đúng ,nhiều nhóm đó thắng.
 Hs tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- Hs đọc nhẩm.
- 3 Hs đọc từ ứng dụng.
- HS đọc (Cn, nhóm, lớp).
 Tiết 3
3. Luyện tập:
Hoạt động 6: Luyện đọc:
+ Đọc các vần ở tiết 1.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ gì ?
-Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
- Khi đọc câu có dấu phẩy ta phải chú ý điều gì ?
- Gv nhận xét, chỉn sửa
Hoạt động 7: Luyện viết
- Khi viết vần hoặc tiếng ta phải chú ý điều gì ?
- Cho HS viết vào vở.
- Gv theo dõi & nhắc nhở những HS còn ngồi viết sai tư thế.
- Chấm 1 số bài nhận xét.
Hoạt động 8: Luyện nói theo chủ đề: chia quà.
- Cho HS đọc tên bài luyện nói.
- Gv nêu y/c & giao việc.
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ gì ?
- Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh ?
- Bà chia những quà gì ?
- Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn?
- Bà vui hay buồn ?
- Em hay được ai cho quà nhất ?
- Khi được chia quà em có thích không ?
Em thường để dành quà cho ai trong gia đình ?
4. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi viết chữ có vần vừa học.
- Cho HS đọc lại bài trong SGK.
- Nx chung giờ học.
: - Học lại bài.
 - Xem trước bài 30.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh & nhận xét.
- 1 bạn nhỏ nhổ cỏ, 1 chị đang tỉa lá.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phải ngắt hơi.
- 1 số HS đọc.
- Nét nối giữa các con chữ, vị trí đặt dấu.
- HS viết vào vở theo hướng dẫn.
- 1 số Hs đọc.
- Hs thảo luận nhóm 2 & nói cho nhau nghe về chủ đề hôm nay.
- HS thi chơi theo tổ.
- HS đọc nối tiếp (vài em).
- HS nghe & ghi nhớ.
Toán
Tiết 25 : Kiểm tra
 I-Mục đích- yêu cầu :
 - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh về :
 -Nhận biết số lượng trong phạm vi 10 viết các số từ 0 –10.
 -Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0- 10.
 -Nhận biết hình vuông , hình tròn , hình tam giác .
II- Đồ dùng dạy- học :
 Đề cho học sinh kiểm tra.
 III-Các hoạt động dạy- học :
 1-ổn định tổ chức :
 2-Dạy- học bài mới :
 Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập :
 Bài tập 1: Điền số (2đ)
 1 2 
 Bài tập 2:
	 0..1 77 10..6
	85 3.9 4..8
 Bài tập 3;(2đ)
 Viết các số : 5, 2, 1, 8 ,4 
 Theo thứ tự từ bé đến lớn :
Bài tập 4:(2đ)
 Có hình vuông ,có. Hình tam giác ? 
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò.
- GV thu bài kiểm tra
- GV nêu đáp án
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS về ôn bài và chuẩn bị bà
Ngày soạn: 25 / 9 / 2011
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 / 9 / 2011
Học vần:
Bài 30 : ua - ưa
I- Mục đích -yêu cầu: 
- Đọc đúng ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: giữa trưa.
*). Tích hợp: Quyền được yêu thương chăm sóc
II- Đồ dùng dạy- học:
- Sách tiếng việtn tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
IIi- Các hoạt động dạy- học:
 Tiết1
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc.
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Dạy- học bài mới:
a. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
b. Dạy vần:
Hoạt động 2 : Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần ua và nói: vần ua được tạo nên bởi âm u và a.
-Hãy phân tích vần ua ?
- Hãy so sánh vần ua với âm u ?
*, đánh vần:
+ Vần:
- Chỉ bảng cho Hs phát âm vần ua.
- Ta đánh vàn như thế nào ?
- Cho HS đánh vần và đọc trơn.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá, từ khoá.
- Y/c HS tìm & gài ua.
- Y/c HS tìm chữ ghi âm c ghép.
Bên trái vần ua 
- Gv ghi bảng: cua.
- Hãy phân tích tiếng cua ?
- Tiếng cua đánh vần như thế nào ?
- Y/c HS đánh vần và đọc.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Gv đưa vật mẫu và hỏi ?
- Đây là con gì ?
- Ghi bảng: Cua bể
- Y/c HS đọc từ: cua bể
- Gv theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 3 : Trò chơi nhận diện 
GV hướng dẫn cách chơi
Hoạt động 4 : Tập viết vần mới và tiếng khóa.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết
- Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 5 : Trò chơi viết đúng
-GV chia nhóm và hướng dẫn cách chơi
 Tiết 2
Hoạt động 6 : Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần ưa và nói: vần ưa được tạo nên bởi âm ư và a.
- Hãy phân tích vần ưa ?
- Hãy so sánh vần ưa  ... s lên bảng làm tính cộng.
- Nx sau KT.
2. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn Hs làm BT:
Bài 1:
- Bài y/c gì ?
- HD & giao việc.
Bài 2:
- Cho Hs nêu y/c bài toán.
- HD & giao việc.
- Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 3:
- Bài 3 em phải làm gì ?
- HD & giao việc.
- Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 4:
? Bài y/c gì ?
- HD Hs nhìn vào tranh rồi viết KT phép tính.
- Gv Nx, cho điểm.
Bài 5:
a. Y/c Hs nhìn vào hình vẽ & nêu đề toán.
- Y/c Hs viết dấu vào phép tính.
b. Cách làm tương tự.
- Gv Nx, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Gài phép tính phù hợp theo hình vẽ.
- Nx chung giờ học.
: Làm BT trong vở (VBT).
- 1 số Hs đọc.
- 1 + 1
 2 + 1
 1 + 2
- Quan sát tranh rồi viết 2 phép cộng ứng với tình huống trong tranh.
- Hs làm bài trong sách; 2 Hs lên bảng làm.
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- Hs nêu cách làm bài.
- Hs làm bảng con.
 1 2 1
 + + +
 1 1 2
 2 3 3
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Hs làm & đổi vở KT chéo.
- 3 Hs lên bảng làm.
- Tính KT của phép tính.
- Hs làm bài, đổi vở KT chéo.
- 3 Hs lên bảng chữa.
- Lan có 1 quả bóng, Huy có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ?
1 + 2 = 3
- Hs nêu đề toán & ghi phép tính 
1 + 1 = 2.
- Hs chơi theo tổ.
- Hs nghe & ghi nhớ.
Ngày soạn: 22 / 9 / 2010
Ngày dạy: Thứ sáu, 24 / 9 /2010
Học vần
Bài 32: oi - ai
I- Mục đích- yêu cầu:
- Đọc được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.từ và câu ứng dụng.
- Viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Luyện nói 2- 3 câu theo chủ đề: sẻ, ri, bói cá, le te.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Sách tiếng việt tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy- học:
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết:
- Đọc từ và câu ứng dụng.
- Nx và cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1
2. Dạy vần: oi:
Hoạt động 2 : Nhận diện vần:
- Gv ghi bảng vần oi.
- Vần oi do mấy âm tạo thành ?
- Hãy so sánh oi với i ?
- Hãy phân tích vần oi ?
Đánh vần;
+ Vần: Hãy đánh vần vần oi ?
- Y/c đọc.
+ Tiếng khoá:
- Y/c HS tìm & gài vần oi.
- Y/c HS tìm thêm ng và dấu sắc gài với vần oi.
- Gv ghi bảng: ngói.
- Hãy phân tích tiếng ngói ?
- Hãy đánh vần tiếng ngói ?
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
- Y/c đọc trơn.
+ Từ khoá:
- Treo tranh nhà ngói & hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- Gv ghi bảng: Nhà ngói (gt).
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 3 : Trò chơi nhận diện
-Học sinh chia thành 2 nhóm thi tìm trong hộp các tiếng chứa vần oi .Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng. 
Hoạt động 4 : tập viết vần mới và tiếng khóa.
- GV viết, nêu quy trình viết
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 5 : Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết đúng ,đẹp các chữ vừa tìm
 Tiết 2
Hoạt động 6 :. Nhận diện vần:
- Vần ai được tạo nên bởi âm a và i.
- So sánh ai với oi:
Giống: Kết thúc + i.
ạ: ai bắt đầu = a.
. Đánh vần:
+ Vần: a - i - ai.
+ Tiếng & từ khoá
- HS gài: ai - gái.
- Gv đưa bức tranh để rút ra: bé gái.
đánh vần : gờ ai gai sắc gái.
Hoạt động 7:Trò chơi nhận diện
-2 nhóm thi tìm trong hộp các tiếng chứa vần ai. Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 8: Tập viết vần và tiếng khóa.Chú ý nét nối giữa các con chữ & vị trí của dấu.
- GV viết, nêu quy trình viết
Gv nhận xét ,chỉnh sửa.
Hoạt động 9: Trò chơi viết đúng
-2 nhóm thi viết đúng, đẹp các tiếng vừa tìm
Tiết 3
3. Luyện tập: 
Hoạt động 10: Luyện đọc:
+ Đọc lại bài ở tiết 1,2.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Đọc từ ứng dụng.
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- Gv giải nghĩa từ & đọc mẫu.
Ngà voi: Cái nhà của con voi.
Cái còi: Vật mẫu
Gà mái: Gà thuộc giống cái đẻ ra trứng.
Bài vở: Chỉ BT, sách vở nói chung.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Em có nhận xét gì về bức tranh ?
- Y/c Hs đọc câu ứng dụng.
- Em có nhận xét gì về câu thứ nhất ?
- Vậy chúng ta phải đọc như thế nào ?
- Gv đọc mẫu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa cho Hs.
Hoạt động 11: Luyện viết:
- Khi viết vần, tiếng hoặc từ khoá trong bài chúnh ta phải lưu ý những điều gì ?
- Khi ngồi viết cần lưu ý điều gì ?
- GV HD & giao việc
- GV theo dõi, uấn nắn, chỉnh sửa cho hs
Hoạt động 12: Luyện nói theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- Y/c HS đọc tên bài luyện nói.
- Gv HD & giao việc.
+ Gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì ?
- Em biết con chim nào trong số các con vật này ?
- Chim sẻ & chim ri thích ăn gì ?
Chúng sống ở đâu ?
- Trong những con chim này em thích loại chim nào nhất ?
- Em có biết bài hát nào nói về con chim không ?
- Những con chim này cólợi khôn vì sao ?
3. Củng cố - dặn dò:.
- Y/c Hs đọc lại bài.
- Nx chung giờ học.
: - Học lại bài.
 - Xem trước bài 33.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bnảg con: Mua mía, ngựa tím, trỉa đỗ.
- 2 - 3 HS đọc.
- HS đọc theo Gv: oi - ai.
- Vần oi do 2 âm tạo nên đó là âm o và âm i.
Giống: đều có i.
ạ: oi có thêm o.
- Vần oi có ân o đứng trước, âm i đứng say.
- o - i - oi.
(CN, nhóm, lớp).
- HS sử dụng bộ đồ dùng, tìm và gài: oi, ngói.
- Tiếng ngói có âm ng đứng trước âm oi đứng sau, dấu sắc trên o.
- ngờ - oi - ngoi - sắc ngói.
(CN, nhóm, lớp).
- Hs đọc: ngói.
- Tranh vẽ nhà ngói.
- HS đọc trơn: CN, nhóm, lớp.
- HS tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
HS thực hiện theo HD.
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Học sinh tập viết trên không sau đó viết bảng con.
-Học sinh đọc lại bài tiết 1,2
-học sinh chú ý nghe
-học sinh đọc theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
- HS quan sát tranh & Nx.
- Chim bói cá, cành tre, cá.
- Hs nêu.
- 2 - 3 Hs đọc.
- Có dấu hỏi.
- Hơi kéo dài tiếng thế.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Nét nối giữa các con chữ & vị trí các dấu thanh trong tiếng.
- Ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, mắt cách vở 25 -> 30 cm  cầm bút đúng quy định.
- HS viết bài theo HD.
- 1 số em đọc.
- HS quan sát tranh & thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- 1 số Hs đọc nối tiếp trong SGK.
Toán
Tiết 28: Phép cộng trong phạm vi 4.
I- Mục đích- yêu cầu:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4.
II- Đồ dùng dạy- học:
Giáo viên: 1 số mẫu vật, tranh vẽ như SGK phóng to.
Học sinh: Bộ đồ dùng toán 1.
III- Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 Hs lên bảng làm BT:
2 + 1 = , 1 + 1 = , 1 + 2 =
- Cho Hs đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3.
- Nêu Nx sau KT.
2. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4.
a. Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 =4
- Gv gắn lên bảng 3 bông hoa và 1 bông hoa.
- Y/c HS nêu bài toán & trả lời.
- Cho HS nêu phép tính và đọc.
b. Giới thiệu phép cộng: 2 + 2 = 4
 1 + 3 = 4
(Tương tự như gt phép cộng: 3 + 1 = 4).
c. Cho HS học thuộc bảng cộng vừa lập.
d. Cho HS quan sát hình cuối cùng và nêu ra 2 bài toán.
- Y/c HS nêu phép tính tương ứng với bài toán.
- Cho HS nhận xét về kết quả phép tính.
3. Luyện tập:
Bài 1: Bài yêu cầu gì ?
- Cho Hs làm bảng con.
- Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Sách
- HS & giao việc.
- Nhắc nhở HS viết kết quả cho thẳng cột.
- Gv kết luận để rút ra: 3 + 1 = 1 + 3
Bài 3: 
- Nhìn vào bài em tháy phải làm gì ?
? Muốn điền đeựơc dấu em phải làm gì ?
- Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Y/c HS nêu bài toán theo tranh rồi viết phép tính phù hợp.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Đặt đề toán theo tranh.
- Cho HS đọc lại bảng cộng.
- Nx chung giờ học.'
: - Học lại bài.
- Xem trước bài 29.
- 3 Hs lên bảng.
- 1 vài em.
+ Có 3 bông hoa thêm 1 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa ?
- 3 bông hoa thêm 1 bông hoa. Tất cả có 4 bông hoa.
- 3 + 1 = 4
(Ba cộng một bằng bốn).
- HS học thuộc bảng cộng. 
Bài 1: Có 3 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn ?
Bài 2: Có 1 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn, hỏi tất cả có mấy chấm tròn.
3 + 1 = 4
1 + 3 = 4
- Kết quả như nhau, vị trí của số 1 số 3 đã thay đổi.
- Tính.
- Tổ1 T2 T3.
 1 + 3 = 4 3 + 1 = 4 1 + 1 = 2
 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
- 3 Hs lên bảng chữa.
- HS làm trong sách sau đó lên bảng chữa.
 2 2 3 1
 + + + +
 2 1 1 1
 4 3 4 2
- Điền dấu thích hợp vào ô trống.
- So sánh vế trái với vế phải rồi điền.
- HS làm & nêu miệng Kq.
- 2 HS lên bảng.
 HS nêu đề toán & trả lời (1 số em).
 1 + 3 = 4
- Chơi theo tổ.
- Đọc ĐT (1lần).
 Tập viết
 Bài 7: Xưa kia, mùa dưa, ngà voi
I- Mục đích- yêu cầu: 
- Viết đúng các chữ: xưa kia, ngà voi, mùa dưa, gà mái.
- Viết đúng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1.
- Biết trình bày sạch sẽ, biết cầm bút, ngồi viết đúng quy định.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sãn các từ: Xưa kia, ngà voi, mùa dưa
III- Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs lên bảng viết.
- Gv nhận xét và cho điểm.
2. Dạy- học bài mới:
a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. Quan sát mẫu & nhận xét.
- Treo bảng phụ lên bảng.
- Cho HS đọc chữ trong bảng phụ.
- Cho HS phân tích chữ & nhận xét về độ cao.
- Gv theo dõi, nhận xét thêm.
c. Hướng dẫn & viết mẫu.
- Gv viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn HS tập viết vào vở.
- Y/c HS nhắn lại tư thế ngồi viết.
- HD & giao việc.
- Gv quan sát & giúp đỡ HS yếu.
- Nhắc nhở & chính sửa cho những HS ngồi viết & cầm bút chưa đúng quy định (nếu có ).
+ GV chấm 1 số bài.
- Nêu & chữa lỗi sai phổ biến.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- NX chung giờ học.
: Luyện viết triong vở ô li.
- Mỗi em viết 1 từ: Nho khô, nghé ọ, chú ý.
- HS quan sát.
- HS nhận xét & phân tích từng chữ.
- HS theo dõi.
- HS tô chữ trên không, sau đó tập viết trên không.
- Các tổ cử dại diện lên chơi.
 Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 7
A- Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: - Đi học đầy đủ đúng giờ.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến ( Chương, Quỳnh Phú, Chiến).
2. Tồn tại:
 - 1 số buổi học vẫn còn trực nhật muộn trong giờ truy bài.
 - Xếp hàng ra vào lớp còn chậm.
 -viết của 1 số em còn yếu: Toàn, Mạnh, Minh Vũ.
 - Trong giờ học còn trầm, nhút nhát: Toàn
3. Kế hoạch tuần 8:
- Thực hiện đúng nội quy lớp.
- Khắc phục và chấm dứt những tồn tại trên.
- Phát huy và duy trì những ưu điểm đã có.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc