Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 12

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 12

Học vần-Tiết122+123+124:

 Bài: Ôn tập

A. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, học sinh có thể:

- Đọc và viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng người

- Nhận ra các vần có kết thúc bằng người vừa học.

- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.

- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình tiết quan trọng trong câu chuyện : Chia phần.

- Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần12 Ngày soạn: 22 / 10 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 / 10 / 2010
 Học vần-Tiết122+123+124:
 Bài: Ôn tập
A. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc và viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng người
- Nhận ra các vần có kết thúc bằng người vừa học.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình tiết quan trọng trong câu chuyện : Chia phần.
- Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.
B. Đồ dùng - Dạy học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể
C. Các hoạt động dạy - học:
Tiết1
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: Cuộn dây, con lươn, vườn nhãn.
- Đọc câu ứng dụng của bài trước.
- GV theo dõi cho điểm.
III. Dạy - Học bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: 
 2. Ôn tập:
Hoạt động 2:. Các vần vừa học.
- Trên bảng cô có bảng ôn, hãy chỉ các chữ đã học có trong đó 
- Hãy chỉ những chữ cô đọc sau
 (GV đọc không theo thứ tự)
- Yêu cầu học sinh tự chỉ và đọc
Hoạt động 3:. Ghép âm thành vần.
- Yêu cầu học sinh ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo vần tương ứng. 
- Yêu cầu học sinh đọc các vần vừa ghép 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
Hoạt động 4: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm các vần trong bảng ôn.Nhóm nào tìm đúng ,nhanh nhóm đó thắng. 
 Tiết 2
 Hoạt động 5: Đọc từ ứng dụng:
- Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào?
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng 
- Yêu cầu học sinh đọc lại từ ứng dụng
- Giáo viên nghe và chỉnh sửa 
Hoạt động 6: .Tập viết từ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình. 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
Hoạt động 7: Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết các từ có vần ôn.Nhóm nào viết đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
 Tiết 3 Luyện tập 
Hoạt động 9:. Luyện đọc 
+ Đọc lại bài ôn tiết 1+ 2 (Bảng lớp )
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
+ Câu ứng dụng:
- GV treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng trong tranh 
- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
Hoạt động 10:. Luỵên viết: 
- Hướng dẫn học sinh viết các từ cuồn cuộn, con vượn lên bảng 
- Giáo viên lưu ý học sinh nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh. 
- Uốn nắn và giúp đỡ học sinh yếu 
- Chấm và nhận xét một số bài viết:
Nghỉ giải lao giữa tíêt 
Hoạt động 11;. Kể chuyện: Chia phần 
- Yêu cầu học sinh đọc tên chuyện 
+ Giáo viên kể mãu 2 lần, lần 2 kể theo tranh
+ Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Yêu cầu học sinh dựa vào các bức tranh để kể lại nội dung của câu chuyện.
- Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những ai?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
- Sau khi dọc song chuyện này các em có nhận xét gì không?
- Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện và nhận xét cách kể chuyện của học sinh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học 
* Đọc lại bài ôn
- Xem trước bài 52
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- Vần an
- Vần an có a đứng trước, n đứng sau.
- Lan 
- en, in, un...
- HS chỉ: a, ă, â, o, ô, ơ ..
- Học sinh đọc chỉ những chữ giáo viên đã đọc
- Một số em
- Học sinh ghép và đọc 
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc 1vài em
- Học sinh tô chữ trên không sau đó tập viết vào bảng con.
- Học sinh đọc CN nhóm lớp
- Học sinh quan sát 
- Tranh vẽ cảnh gà mẹ đang dẫn đàn gà con đi ăn
- 1 vài em đọc
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp
- Học sinh luyện viết trong vở theo mẫu
- Học sinh đọc: chia phần
- Học sinh nghe kể chuyện
- Có 3 nhân vật: Hai anh thợ săn và 8 người kiếm củi 
- ở 1 khu rừng 
- Học sinh quan sát tranh và kể
+ Tranh1: Có 2 người thợ đi săn.có 3 chú sóc nhỏ.
+ Tranh2: Họ chia đi chia lại .Nói nhau chẳng ra gì 
+ Tranh3: Anh kiếm củi lấy số sóc ..Mỗi người 1con.
+ Tranh4: Thế là số sóc được chia đều ai về nhà nấy.
- Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
- Học sinh chơi theo tổ.
 Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 / 10 / 2010
	Học vần- Tiết125+126+127:
Bài: Ong - Ông
A- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và viết được: Ong, Ông, cái võng, dòng sông
- Đọc được từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "đá bóng"
MTR: Đọc ,viết được vần ong,ông.
B- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học
I-ổn định tổ chức :	Tiết 1
II- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: Cuồn cuộn, vươn vai, thôn bản
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa
III- Dạy - học bài mới
 1- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1:
 2- Dạy vần: 
Hoạt động 2 : Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ong
H: Vần ong do mấy âm tạo nên ?
H: Hãy so sánh vần ong và on ?
H: Phân tích vần ong ?
 Đánh vần vần và tiếng khoá
(+) Đánh vần vần
H: Vần ong đánh vần như thế nào ?
- GV theo dõi, sửa sai
(+) Đánh vần và đọc tiếng khoá
- Cho HS tìm và gài vần ong
- Yêu cầu học sinh tìm thêm chữ ghi vâm V và dấu ngã để gài vào vần
- Yêu cầu học sinh đọc tiếng vừa gài
- GV ghi bảng: Võng
H: Hãy phân tích tiếng võng ?
- Yêu cầu học sinh đánh vần
- GV thoi dõi, chỉnh sửa
- Yêu cầu đọc trơn
(+) Đọc từ khoá
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ
H: Tranh vẽ gì ?
- GV ghi bảng: Cái võng (giải thích)
- GV chỉ cho HS đọc
ong - võng, cái võng
hoạt động 3: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm tiếng có vần mới.Nhóm nào tìm đúng,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
- 2 Nhóm thi viết các từ có vần mới.Nhóm nào viết đúng ,nhanh nhóm đó thắng.
 Tiết 2
Hoạt động 6: Nhận diện vần:
 - Vần ông được tạo nên bởi ô và ng
- So sánh ông và ong
- Giống: Kết thúc bằng = ng
- Khác: ông bắt đầu bằng ô
- Đánh vần:
+ Vần: ông: Ô - ngờ - ông
+ Tiếng và từ khoá 
- Cho HS quan sát tranh và trả lời 
H: Tranh vẽ gì ? (dòng sông)
- Đánh vần và đọc từ khoá (CN, nhóm, lớp)
Ô - ngờ - ông
Sờ - ông - sông
dòng sông
Hoạt động 7: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm vần mới.Nhóm nào tìm dúng,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 8: Viết:
Lưu ý: Nét nối giữa ô vàng
Giữa s và ông
Hoạt động 9: trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết các từ có chứa vần ông.Nhóm nào viết đúng ,nhanh nhóm đó thắng. 
 Tiết 3
3- Luyện tập:
Hoạt động 10: Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1+2 (bảng lớp)
+- Đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng từ ứng dụng
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản
- GV đọc mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Đọc câu ứng dụng: Giới thiệu tranh vẽ
H: Tranh vẽ gì ?
- GV viết câu ứng dụng lên bảng 
H: Hãy viết câu ứng dụng ?
H: Khi viết 1 dòng thơ ta phải chú ý gì ?
- Hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- GV đọc mẫu
Hoạt động 11; Luyện viết
 H: Khi viết vần hoặc các từ trong bài các em cần chú ý gì ?
- GV hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 12: Luyện nói:
- Yêu cầu HS thảo luận
H: Tranh vẽ gì ?
H: Em thường xem bóng đá ở đâu?
H: Trong đội bóng ai là người dùng tay bắt bắt bóng mà không bị phạt ?
H: Nơi em ở có đội bóng không ?
4- Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
- Xem trước bài 53
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- HS đọc theo GV: ong, ông
- Vần ong do 2 âm tạo nên là âm o và ng
+ Giống: Đều bắt đầu = 0
+ Khác: Ong kết thúc = ng
on kết thúc = n
- Vần ong có 0 đứng trước ng đứng sau.
- O - ngờ - ong
HS đánh vần CN, nhóm, lớp
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- HS gài: võng
- HS đọc ĐT: võng
- Tiếng võng có âm v đứng trước, vần ong đứng sau, dấu ngã trên O
- HS đánh vần (2HS)
vờ - ong - vong - ngã - võng
(HS đánh vần CN, nhóm, lớp)
- HS đọc bài, tổ
- HS quan sát
- Tranh vẽ cái võng
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc đồng thanh
- HS tập viết trên không sau đó viết bảng con.
- 1 đến 3 HS đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh 
- 1 vài HS nêu
- HS đọc nhóm ,cá nhân,cả lớp.
- HS tập viết vào bảng con.
- HS đọc lại bài tiết 1+ 2
- HS đọc cá nhân,theo nhóm,cả lớp.
- 2 HS đọc
- Nghỉ hỏi 
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- 1 vài HS đọc lại
- Nét nối giữa các con chữ và vị trí các dấu.
- HS tập viết trong vở
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- HS nghe và ghi nhớ
 Ngày soạn : 24 / 10 / 2010
 Ngày dạy: thứ tư ngày 27 / 10 / 2010.
 Học vần- Tiết128+129+130:
	 Bài : ăng- âng
a.Mục đích yêu cầu:
	- Học sinh đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
	- Đọc được từ và câu ứng dụng.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
MTR: Đọc ,viêt được vần ăng,âng.
B. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
I.ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Con ong - Vòng tròn, công viên
- Đọc từ và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:
 2. dạy vần: ăng
Hoạt động 2: Nhận diện vần
- Viết bảng vần ăng và hỏi.
- Vần ăng do mấy âm tao thành?
- So sánh vần ăng và ong?
- Hãy phân tích vần ăng?
 Đánh vần: 
- vần ăng đánh vần NTN? 
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá: 
- Y/c HS tìm và gài vần ăng 
- Cho HS gài tiếp tiếng măng 
- Ghi bảng: măng (mầm cây nứa, tre non)
- Hãy phân tích tiếng măng 
- Hãy đánh vần tiếng măng 
- GV theo dõi chỉnh sửa 
+ Từ khoá:
- Treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì? 
- Viết bảng: Măng tre 
- Cho HS đọc : ăng, măng,măng tre
Hoạt động 3: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm trong hộp vần ăng.Nhóm nào tìm đúng,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 4: Viết: 
- GV viết mẫu,nêu quy trình viết 
- NX và chữa lỗi cho HS .
Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết từ có vần mới.Nhóm nào viết đúng,đẹp nhóm đó thắng.
 Tiết 2
Hoạt đông 6:. Nhận diện vần : 
- Vần âng được tạo nên bởi â và ng 
- So sánh âng với ăng: 
Giống kết thúc = ng 
Khác: âng bắt đầu = â 
 đánh vần: 
Vần: ớ - ngờ- âng 
Tiếng khoá: Tờ- âng- tầng- huyền- tầng 
Từ khoái: Nhà tầng 
Hoạt đông 7: Viết . Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ. 
- GV nhận xét ,sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 8: Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết các từ có vần mới.Nhóm nào viết đúng ,đẹp nhóm đó thắng.
 Tiết 3 Luyện đọc: 
Hoạt động 9: Luyện đọc: 
+ Đọc lạ ... 
6 - 1 = 5
Bước 2: Lập công thức 6 - 2 = 4
 6 - 4 = 2
 Và 6 - 3 = 3
(cách tiến hàng tương tự)
Bước 3: HDHS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
- Cho cả lớp đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.
- GV xoá bảng trừ và giao việc.
 3. Luyện tập.
Bài 1: 
HD HS sử dụng bảng trừ trong phạm vi 6 để thực hiện phép tính.
- Lưu ý HS viết các số phải thẳng cột.
Bài 2:
- Cho cả lớp làm bài và gọi HS lên bảng chữa.
- Cho học sinh quan sát kỹ cột 1: 
 5 + 1 = 6
 6 - 5 = 1
 6 - 1 = 5
- Qua đó củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
(Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng)
 Bài3: - Yêu cầu cả lớp tính nhẩm rồi viết kết quả cuối cùng vào SGK. 
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Bài 4: 
- Cho học sinh quan sát tranh, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
 4. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6 
- Nhận xét chung giờ học, giao bài về nhà.
- 2 HS lên bảng
 5 - 1 + 2 = 6 3 - 3 + 6 = 6
 4 - 2 + 4 = 6 2 - 1 + 5 = 6
- Học sinh quan sát, nêu bài toán và gọi bạn trả lời.
- Đếm số hình ở bên trái.
- 6 hình D bớt 1 hình D còn 5 hình D.
- 6 bớt 1 còn 5.
- HS viết 6 - 1= 5
- Cả lớp đọc sáu trừ một bằng năm.
- 6 hình D bớt đi 5hình D còn lại 1 hình D.
- HS viết: 6 - 5 = 1
- HS đọc sáu trừ năm bằng một.
- HS đọc đối thoại.
- HS đọc thi giữa các tổ.
- HS làm bảng con theo tổ.
 6 6 6 6
 3 4 1 5
 3 2 5 1
- Học sinh làm rồi 3 học sinh lên bảng chữa
5 + 1 = 6 4 + 2 = 6
 6 - 5 = 1 6 - 2 = 4
 6 - 1 = 5 6 - 4 = 2
- HS theo dõi quan sát.
- HS làm bài nêu miệng cách phép tính và kết quả .
- Học sinh làm bài theo hướng dẫn
a. Trong ao có 6 con vịt, 1 con vịt lên bờ. Hỏi trong ao lúc này còn mấy con vịt?
 6 - 1 = 5
b. Lúc đầu trên dây điện có 6 con chim, 2 con vừa bay đi. Hỏi lúc này còn mấy con chim?
 6 - 2 = 4.
- Học sinh đọc CN, ĐT
	Ngày soạn:26/10/2010
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29/10/2010
Học vần-Tiết 134+135+136:
	Bài: eng- iêng
A.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo vần eng, iêng.
- HS năm và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng; trống chiêng.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự n nhiên theo chủ để ao, hồ, giếng.
MTR: Đọc viết được vần eng,iêng.
B. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
 Tiết 1
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC :
- Đọc và viết cây súng; củ gứng; vui mừng.
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
III. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài,
Hoạt động 1:
 2. Học vần.
Hoạt động 2: Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần eng và hỏi.
- Vần eng do mấy âm tạo lên?
- Hãy so sánh vần eng với ung.
- Hãy phân tích vần eng?
 Đánh vần.
- Vần eng đánh vần như thế nào?
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS đọc.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS tìm và gài vần eng?
- Yêu cầu HS tìm chữ ghi âm x và dấu hỏi để gài vần eng.
- GV ghi bảng: Xẻng.
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng?
- Tiếng xẻng đánh vần như thế nào?
- Yêu cầu đọc.
GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
Hoạt động 3: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm trong hộp từ có vần eng.Nhóm nào tìm đúng,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 4: tập viết vần và từ khóa.
- GV viết lên bảng và nêu quy trình viết.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết đúng từ có vần mới.Nhóm nào viết đúng,đẹp nhóm đó thắng.
 Tiết2
Hoạt động 6: Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần iêng và hỏi.
- Vần iêng do mấy âm tạo lên?
- Hãy so sánh vần ieng với eng.
- Hãy phân tích vần eng?
 Đánh vần.
- Vần eng đánh vần như thế nào?
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS đọc.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS tìm và gài vần eng?
- Yêu cầu HS tìm chữ ghi âm x và dấu hỏi để gài vần eng.
- GV ghi bảng: chiêng.
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng?
- Tiếng chiêng đánh vần như thế nào?
- Yêu cầu đọc.
GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
Hoạt động 7: Trò chơi nhận diện.
- 2 nhóm thi tìm trong hộp từ có vần eng.Nhóm nào tìm đúng,nhanh nhóm đó thắng.
Hoạt động 8: tập viết vần và từ khóa.
- GV viết lên bảng và nêu quy trình viết.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 9: Trò chơi viết đúng.
- 2 nhóm thi viết đúng từ có chứa vần mới.Nhóm nào viết đúng,đẹp nhóm đó thăng.
Tiết 3
3. Luyện tập.
Hoạt động 10: Luyện đọc.
+ Đọc lại bài tiết 1,2.
- Hãy đọc lại toàn bộ vần vừa học.
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đoc.
+.Từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- GV đọc mẫu giải nghĩa từ 
Cái kẻng: Một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng để báo hiệu.
Xã beng: Vật dùng để bẩy, lăn các vật nặng.
Củ riềng: Một loại củ dùng để làm gia vị và làm thuốc.
Bay liệng: Bay lượt và chao nghiêng trên không
- GV theo dõi chỉnh sửa
- Yêu cầu HS đọc lại câu ứng dụng.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV treo tranh lên bảng và nêu:
- Hãy quan sát và nhận xét xem tranh minh hoạ điều gì?
- Vẫn kiên trì và vừng vàng du cho ai có nói gì đi nữa đó chính là nội dung của câu ứng dụng trong bài.
- GV HD và đọc mẫu.
Hoạt động 11 :luyện viết
- Khi viết vần từ khoá chúng ta phải chú ý những gì?
- GV HD và giao việc.
- GV theo dõi uốn nắn.
- NX bài viết.
Hoạt động 12: Luyện nói theo chủ đề. Ao, hồ, giếng.
- Chúng ta cùng nói về chủ đề này theo câu hỏi sau.
- Tranh vẽ những gì?
- Chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
- ao thường dùng để làm gì?
- Giếng thường dùng để làm gì?
- Nơi em ở có ao, hồ giếng không?
- Nhà em lấy nước ăn ở đâu?
- Theo em lấy nước ăn ở đâu là vệ sinh nhất?
- Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn em phải làm gì?
- Hãy đọc chủ đề luyện nói.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Môi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc.
- HS đọc theo giáo viên iêng - eng.
- Vần eng do âm e và vần ng tạo lên.
Giống: Kết thúc bằng ng.
Khác: eng bắt đầu bằng e.
- Vần eng do âm e dứng trước và âm ng đứng sau.
- e - ngờ - eng.
HS đánh vần Cn, nhóm. Lớp.
- HS đọc eng.
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài. 
eng - xẻng.
- HS đọc lại.
- Tiếng xẻng có âm X đứng trước và vàn eng đứng sau, dấu hỏi trên e.
 - x e - ng - eng - hỏi xẻng.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS đọc xẻng.
- HS theo dõi.
- HS tô chữ trên không sau đó luyện viết lên bảng.
- âm đôi iê đứng trước,ng đứng sau 
- Giống: Kết thúc bằng ng.
- Khác: iêng bắt đầu = iê còn eng bắt đầu = e 
+ Đánh vần: iê - ngờ - iêng 
- HS đọc CN,nhóm,cả lớp
-tiếng chiêng có ân ch đứng trước,vàn iêng đứng sau.
chờ - iêng - chiêng 
- HS đọc CN,nhóm ,cả lớp.
Trống chiêng
- HS tập viết bảng con
- HS đọc lại bài tiết 1,2.
- HS đọCN, nhóm, lớp.
- Ba bạn đang rủ rê một bạn đang học bài đi chơi bóng đá, đá cầu nhưng bạn này nhất quyết không đi và kiên trì học, cuối cùng bạn được điểm 10 còn ba bạn kia bị điểm kém.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Một vài em đọc lại.
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh.
- HS tập viết theo mẫu.
- Cảnh ao có người cho cá ăn, cảnh giếng có người múc nước.
- Cho HS chỉ trong tranh.
- Nuôi cá, tôm.
- Lờy nước ăn, uống, sinh hoạt.
- HS tự liên hệ trả lời.
- Một vài HS đọc.
- HS chú ý theo dõi.
Ca chiều :
Ngày soạn :22/10/2010
	Ngày dạy :Thứ hai ngày 25/10/2010 
Toán:
 Tiết 45: Luyện tập chung 
A- Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
 - Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. Phép cộng phép trừ với số 0
 - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
B- Các hoạt động dạy – học:
1- ổn đinh tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: 
 5 - 0 = 4 + 1 = 
 5 + 0 – 4 = 
- GV nhận xét
3- Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: ghi bảng
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính.
- GV hướng dẫn làm bài.
- CN lên bảng lớp. 
- HS làm bảng con.
Bài 2: Tính.
- Củng cố cách thực hiện dãy tính.
- CN lên bảng
- Lớp làm vào vở.
Bài 3: Số
- GV hướng dẫn làm.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 CN lên bảng
 Lớp lập phép tính vào bảng con
4- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về em lại bài - huẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng – CN nhận xét chữa bài.
- HS làm và chữa bài.
 4 + 1 = 5 5 – 2 = 3 
 2 + 3 = 5 5 – 3 = 2
 2 + 0 = 2 1 – 1 = 0 
 4 – 2 = 2 4 – 1 = 3
 - HS nêu Y/c - làm và chữa bài.
 3 + 1 + 1 = 5 2 + 2 + 0 = 4
 5 – 2 – 2 = 1 4 – 1 – 2 = 1
 5 – 2 – 1 = 2 5 – 3 – 2 = 0
- HS nêu Y/c và làm bài tập
- HS chữa bài - đổi chéo kiểm tra
 3 + 2 = 5 4 - 3 =1 3 - 3 = 0
 5 – 1 = 4 2 + 0 = 2 0 + 2 = 2
 - HS nêu yêu cầu
 HS đặt đề toán và 
 2 + 2 = 4 4 – 1 = 3
 Ngày soạn : 26/10/2010
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 29/10/2010
Toán
 	Tiết 48 : Luyện tập
A Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố về các phép tính cộng,trừ trong phạm vi 6.
B Đồ dùng dạy học:
 -Sgk, vở bài tập.
C.Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài
 b.Luyện tập
Bài 1:Tính
- GV hướng dẫn HS đặt tính.
- GV nhận xét ,chữa bài.
Bài 2: Tính
- Gv hướng dãn làm bài.
- GV cùng HS nhận xét
Bài 3: Tính
Gọi HS lên bảng làm.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
GV hướng dãn HS quan sát tranh.
4.Củng cố -dặn dò:
- Gv củng cố lại nội dung bài.
-GV nhận xét tiết học
- HS làm bảng con.
 6 6 6 6 6 6
-3 -4 -1 - 5 -5 -2
  .   .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
 5 + 1 =  4 + 2 =.
 6 - 5 =.. 6 - 2 = .
 6 - 1 =. 6 - 4 = .
-HS lên bảng chữa bài.
6 - 4 - 2 = 6 - 2 - 1 =
6 - 2 - 4 = . 6 - 1 - 2 =.
HS quan sát ,lên bảng điền phép tính.
-HS học bài ,làm bài ở nhà.
 Sinh hoạt :
 Nhận xét tuần 12
A- Mục đích Yêu cầu:
- Giúp HS nắm bắt được các hoạt động diễn ra trong tuần 
- Biết rút ra những ưu, khuyết điểm; tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
- Nắm được phương hướng tuần 13
B- Lên lớp:
1- Nhận xét chung:
+ Ưu điểm: - Đi học đầy đủ đúng giờ
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	 - Trang phục sạch sẽ gọn gàng. Vệ sinh trường lớp đúng giờ và sạch sẽ.
+ Tồn tại: - Vẫn còn học sinh thiếu đồ dùng học tập 
	 -Một số HS chưa chú ý học tập
 - Viết ẩu, bẩn 
 - Một số em chưa bạo dạn + Phê bình: Hạnh,Ngợi, Sim, Thi,Tâp (học yếu) + Tuyên dương: Hưng, Tuân, Sang, Hoài,Thuyên (học tốt) 
2- Kế hoạch tuần 13
- 100% HS đi học đầy đủ, đúng giờ
- Phấn đấu giữ vở sạch, chữ đẹp.
- 100% đủ đồ dùng, sách vở...
- Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng
- Vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc