Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 14

I- Mục tiêu

 -HS nhận biết được vần eng iêng - Đọc , viết được vần , tiếng có eng iêng.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần eng iêng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ , giếng.

II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: lỡi xẻng, trống, chiêng.

- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1, học kì I - Trường Tiểu học Tùng Lâm - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt:
vần eng - iêng
I- Mục tiêu
 -HS nhận biết được vần eng iêng - Đọc , viết được vần , tiếng có eng iêng.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần eng iêng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ , giếng.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: lỡi xẻng, trống, chiêng.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tiết I:
 1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : ung, ưng, cây sung, củ gừng.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì ung ưng- trang 110(4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1: Nhận diện vần: eng iêng :
- Giới thiệu vần eng: + Vần eng gồm mấy âm - Là những âm gì?( 2 âm : e-ng)
 - HS ghép vần eng:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng xẻng ta thêm âm gì ? ( x )
- HS ghép xẻng: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh nêu từ lưỡi xẻng -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần iêng- chiêng -trống , chiêng.( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần eng iêng.
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: xà beng, củ riềng.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần eng iêng trong các từ .
- HS quan sát tranh nêu câu ứng dụng -đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 112, 113 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Ao , hồ, giếng.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 113 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: eng iêng, lưỡi xẻng, trống , chiêng.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: eng iêng, , lưỡi xẻng, trống , chiêng. 
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần eng iêng.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần eng iêng trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có eng iêng.
------------------------------------------------------------------
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 8
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
 -Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa cộng và trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
- Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 8 .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Kiểm tra bài cũ : 
1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 8.
Làm tính: 4 + 4 = 5 + 3 = 2 +  = 8  + 1 = 8
- 2 em lên bảng Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 8:
a) Phép tính 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1:
GV gài 8 chấm tròn . GV bớt 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?( 7 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn (7).
HS nêu bài toán : Có 8 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn. 
8 bớt 1 còn mấy? (7)- HS gài phép tính: 8 - 1= 7 . GV viết : 8 -1 = 7 
HS gài bảng : 8 -7 = 1 GV viết bẳng : 8 - 7 = 1-Đồng thanh.
b)Giới thiệu phép tính : 8 -2 = 6 8 - 6 = 2.
c ) Giới thiệu phép tính : 8 -3 = 5 8- 5 = 3
d) Giới thiệu phép tính: 8 - 4 = 4( Cách dạy tương tự các bước trên.)
 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8: Xoá dần cho HS đọc thuộc.- GV hỏi lại kết quả.HS nêu kết quả 
e) Mối quan hệ giữa cộng và trừ.
GV : Có 7 lá thêm 1 thành mấy lá ? (8).HS gài bảng : 7 + 1 = 8 - GV viết : 7 + 1=8
Có 8 lá bớt 1 còn mấy lá?(7)- Ta viết bằng phép tính nào ?
HS gài bảng : 8 - 1 = 7 8 - 7 = 1 GV viết: 8 -1 = 7; 8 -7 = 1
Tương tự HS thực hiện bằng que tính để rút ra: 
2 + 6 =8; 6 + 2 = 8; 8 - 6 = 2; 8 - 2 =6
5 + 3 = 8 3 + 5 = 8 8 - 3 = 5 8 - 5 = 3
4 + 4 = 8 8 - 4 = 4 ( Đây là mối quan hệ giữa cộng và trừ )
HĐ2: Thực hành Luyện tập:
Bài 1: Tính: GV lưu ý đặt các số thẳng cột dọc. 
Bài 2: Tính:
 HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài
Bài 3: Tính: HS thực hiện phép tính từ trái sang phải .HS làm bài 3 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính 
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố -Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
----------------------------------------------------------------
Đạo đức :
Đi học đều và đúng giờ ( Tiết 1)
I/Mục tiêu: 
-HS hiểu đi học đều và đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đó, kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn
-HS biết đi học đều và đúng giờ , các em không được nghỉ học tự do, tuỳ tiện , cần xuất phát đúng giờ, trên đường đi không la cà ..
-HS có thái độ tự giác đi học đều và đúng giờ.
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, 1 số đồ vật để chơi sắm vai.
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Kiểm tra bài cũ : 
Khi chào cờ em phải đứng như thế nào?(2 em thực hành)
2/ Bài mới 
HĐ1:Thảo luận bài tập 1.
+ HĐ nhóm 2 em : 
-Trong tranh vẽ sự việc gì? Có những con vật nào?Từng con vật đó đang làm gì?
-Giữa rùa và thỏ bạn nào tiếp thu bài tốy hơn?Em cần học tập bạn nào ? Vì sao?
+ HĐ cả lớp:
-Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung nhận xét Kết luận : Thỏ la cà nên đến lớp muộn , rùa chăm chỉ nên đến đúng giờ.Bạn rùa tiếp thu bài tốt hơn, Kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn.Em cần noi theo bạn rùa đi học đúng giờ. 
HĐ2 : HĐ cả lớp:
-Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?Đến lớp quá muộn hoặc quá sớm thì có hại gì?Làm thế nào để đi học đúng giờ?
* Kết luận :Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt hơn, thực hiện tốt nội quy nhà trường 
 Để đi học đúng giờ , trớc khi đi ngủ cần chuẩn bị sẵn quần áo , sách vở , đồ dùng học tập , đi học cho đúng giờ , không la cà dọc đường..
HĐ3: Đóng vai theo bài tập 2:
+ HĐ nhóm 2 em : Thảo luận cách ứng xử để sắm vai:
+ HĐ cả lớp: Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- lớp bổ sung – nhận xét.
* Kết luận : Khi mẹ gọi dậy để đi học , các em cần nhanh nhẹn ra khỏi giường để chuẩn bị đi học .
IV - Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 Thực hiện đi học đều và đúng giờ.
-------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều Ôn Toán
 ôn tập về cộng, trừ trong phạm vi 8 
1. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng ,trừ trong phạm vi 8
- Làm thông thạo các phép tính cộng , trừ trong phạm vi 8
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
- GV gọi các học sinh lên bảng đọc lại bảng trừ 8
Hoạt động 2: Thực hành: HDHS làm các bài bài tập sau :
Bài 1: Tính 
 2 + 6 =; 6 + 2 = ; 8 - 6 = ; 8 - 2 =
 5 + 3 = 3 + 5 = 8 - 3 = 8 - 5 = 
 4 + 4 = 8 - 4 = 
Bài 2 : Tính 
 8 – 2 +1 5+2 +1 
 8 – 5 – 0 7 + 1+0 
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng – HS nêu phép tính .
III/Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
----------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt 
ôn tập bài 55 (2tiết)
I. Mục tiêu 
 - Giúp học sinh ôn luyện vần eng-iêng trong bài 55 
- HS đọc thông viết thạo vần eng-iêng và các tiếng ứng dụng trong bài 55
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 55
Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần eng-iêng vào vở ôli và các tiếng và từ ứng dụng trong bài 
- GV chấm một số bài và nx . 
III/Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt:
vần uông - ương
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được vần uông ương - Đọc, viết được vần, tiếng có uông ương.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần uông ương.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng. 
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: quả chuông, con đường.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Viết các từ : eng, iêng, xà beng, bay liệng
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bàì eng iêng- trang 112(4em đọc ).
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần: uông ương :
- Giới thiệu vần uông: + Vần uông gồm mấy âm - Là những âm gì?( 3 âm : u- ô -ng)
 - HS ghép vần uông:- HS đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng chuông ta thêm âm gì ? ( ch )
- HS ghép chuông: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- HS quan sát tranh rút ra từ quả chuông - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ương- đường - con đường.( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần uông ương- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ , câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: luống cày, nương rẫy.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần uông ương trong các từ .
- HS nx tranh , GV nêu câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh 
 Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 114, 115 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói Đồng ruộng.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 115 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: uông , ương, quả chuông, con đường.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: uông ư ơng, quả chuông, con đường.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần uông ương.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần uông ơng trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có uông ương.
------------------------------------------------------------------
Toán:
Luyện tập .
I -Mục tiêu: 
 -Củng cố và khắc sâu về phép cộng , trừ , thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 8.
Thực hành tính đúng phép trừ trong phạm vi 8.
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, b ...  từ máy tính -đọc trơn ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
- Dạy vần ênh- kênh - dòng kênh.( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần inh ênh- HS đọc toàn bài trên bảng( 2 em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc từ, câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ: đình làng , ễnh ương
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần ênh inh trong các từ .
- HS nx tranh , GV nêu câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh 
 Tiết II:
 HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 118, 119 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Máy cày, máy nổ, may khâu, máy tính.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 119 ( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con: inh ,ênh máy vi tính , dòng kênh 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : inh ,ênh, máy vi tính, dòng kênh.
 - GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần inh ênh.( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần inh ênh trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần ,tiếng có inh ênh.
------------------------------------------------------------------
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 9
I- Mục tiêu: 
 -Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa cộng và trừ.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
- Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 9 .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1/Kiểm tra bài cũ :
-2 em đọc bảng cộng trong phạm vi 9.
-Làm tính: 4 + 5 = 6 + 3 = 2 +  = 9  + 1 = 9
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bảng trừ trong phạm vi 9:
a) Phép tính 9 - 1 = 8 9 - 8 = 1:
GV gài 9 chấm tròn .GV bớt 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn?( 8 chấm tròn ) HS nêu bài toán : Có 9 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn . Còn lại mấy chấm tròn. 
9 bớt 1 còn mấy? (8)- HS gài phép tính - GV viết : 9 - 1 = 8 - HS đồng thanh.
b ) Giới thiệu phép tính : 9 - 2 = 7 9 - 7 =2 
c) Giới thiệu phép tính : 9 - 3 = 6 9 - 6 = 3
d) Giới thiệu phép tính: 9 - 4 = 5 9 - 5 = 4(Cách dạy tương tự các bước trên ) 
 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 9:
 Xoá dần cho HS đọc thuộc.- GV hỏi lại kết quả.
c) Mối quan hệ giữa cộng và trừ.
GV : Có 8 lá thêm 1 thành mấy lá ? (9)HS gài bảng : 8 + 1 = 9 - GV viết : 8 + 1= 9
Có 9 lá bớt 1 còn mấy lá?(8)- Ta viết bằng phép tính nào ?
HS gài bảng : 9 - 1 = 8 9 - 8 = 1 GV viết: 9 - 1 = 8; 9 - 8 = 1
Tương tự HS thực hiện bằng que tính để rút ra: 
2 + 7 =9; 7 + 2 = 9; 9 - 7 = 2; 9 - 2 =7
6 + 3 = 9 3 + 6 = 9 9 - 3 = 6 9 - 6 = 3
4 + 5 = 9 5 + 4 = 9 9 - 4 = 5 9 - 5 = 4
 ( Đây là mối quan hệ giữa cộng và trừ )
HĐ2: Thực hành Luyện tập:
Bài 1: Tính: 
 - GV lưu ý đặt các số thẳng cột dọc. 
Bài 2: HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài N xét.
Bài 3: Viết số : HS áp dụng bảng cộng và trừ đã học để làm tính .HS làm bài 2 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 4: HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán và nêu phép tính : 9 - 4 = 5
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập
1 Mục tiêu: Giúp học sinh
- HS nhận biết được các vần có âm cuối ng, nh - Đọc , viết được các vần , tiếng có âm cuối ng, nh.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Hiểu và kể được nội dung câu chuyện: Quạ và công. dựa theo tranh minh hoạ .
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn , tranh minh hoạ: chuyện quạ và công
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ : inh , ênh, thông minh, bệnh viện 
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ênh inh trang 118 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Ôn tập
- GV đưa tranh : quả bàng , bánh chưng
 -HS nêu tiếng bàng- ang , bánh - anh - GV ghi bảng .
- Đánh vần - đọc trơn: a-ng-ang, a-nh-anh
- HS nêu các vần đã học -GV ghi lên bảng :ang, ăng, âng, anh, ênh, inh, ong, ông, ung, ng, iêng, uông, ơng - Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm-HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép các âm thành vần :
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang ng, nh.
- Đọc cá nhân - đồng thanh - Đồng thanh cả bài.
HĐ3: Đọc từ , câu ứng dụng :
- HS nêu từ - Giảng từ : nhà rông, nắng chang chang.
- Đọc nối tiếp - nhóm - đồng thanh các từ. 
- HS nx tranh , GV nêu câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh 
 Tiết II:
HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang 120, 121( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Kể chuyện: Quạ và công.
- GV kể toàn bộ câu chuyện - lần 2 kể theo tranh minh hoạ.
- HS tập kể từng đoạn theo tranh ( các nhóm thảo luận - tập kể). 
-Cá nhân tập kể toàn bộ câu chuyện .
- ý nghĩa câu chuyện: Vội vàng , hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng làm được việc gì .
 HĐ3: Viết bảng con: bình minh , nhà rông.
-HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : bình minh , nhà rông.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm cuối ng,nh đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm cuối ng,nh đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các tiếng có âm cuối ng,nh đã học.
-----------------------------------------------------------------
Thủ công:
Gấp các đoạn thẳng cách đều
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh 
 -HS biết cách gấpvà gấp được các đoạn thẳng cách đều.
II Chuẩn bị :
GV: giấy trắng, mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn, quy trình các nếp gấp.
HS: Giấy nháp, giấy màu, bút chì ,vở thủ công . 
III/ Các hoạt động dạy học dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ:
3 em lên gấp các ký hiệu bài trước .
2/ Bài mới 
HĐ1: HS quan sát và nhận xét.
 + GV treo mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều( hình 1)
 + HS quan sát và nhận xét: Các nếp gấp cách đều nhau , có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
HĐ2: HS thực hành:
 + GV hướng dẫn gấp các nếp 
2 em lên bảng gấp - Lớp thực hành gấp .
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập ,ý thức tổ chức,kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
+ Đánh giá sản phẩm:
Các nếp gấp phải đều nhau.
 V- Dặn dò: 
Tập gấp đoạn thẳng cách đều - Chuẩn bị cho bài sau gấp cái quạt.
-----------------------------------------------------------------
Tự nhiên Xã hội :
An toàn khi ở nhà .
 I / Mục tiêu :
HS biết kể 1 số vật sắc , nhọn có thể gây đứt tay , chảy máu.
Biết kể 1 số vật trong nhà có thể gây nóng bỏng, cháy..
Biết cách phòng tránhkhi có tai nạn xảy ra .
II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to :
 HS : SGK, vở bài tập TNXH.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1/Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
 - Kể những công việc ở nhà ? Kể các công việc em thường làm ?
 2/ Bài mới 
HĐ1:Quan sát tranh trang 30:
Bước 1:Thảo luận theo cặp:Nội dung: Quan sát tranh trang 30 :Nói về nội dung từng tranh :
+Các bạn trong mỗi hình đang làm gì ?( Dùng dao bổ quả)
+Nếu các bạn không cẩn thận thì điều gì sẽ xảy ra ?( Tai nạn )
+ Khi dùng dao hoặc đồ sắc , nhọn em cần chú ý điều gì?(Cẩn thận để tránh đứt tay)
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bày theo tranh phóng to : Lớp bổ sung.
+ Khi dùng dao hoặc đồ sắc , nhọn em cần chú ý điều gì?(Cẩn thận để tránh đứt tay- để xa tầm tay trẻ nhỏ , không cho các em cầm chơi)
HĐ2 :Quan sát tranh trang 31:
Bước 1: Hoạt động theo cặp :
Hai em ngồi gần nhau thảo luân nội dung tranh trang 31:
+ Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên ?( bị bỏng , điện giật, hoả hoạn )
+ Nếu xảy ra em sẽ làm gì ? Nói gì?( Gọi cho ngời lớn kịp thời)
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp bổ sung.
HĐ3 : Quan sát tranh trang 29 :
Bước 1: HS quan sát tranh theo cặp :+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 căn phòng?
+ Em thích căn phòng nào ? Tại sao? + Để có căn phòng gọn gàng , sạch sẽ em phải làm gì?( Dọn dẹp hằng ngày )
2 em ngồi cùng bàn : em nêu câu hỏi 1 em trả lời.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động :
Đại diện 1 số nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét - bổ sung.
IV- Củng cố -Dặn dò : Dọn dẹp ngôi nhà của mình ngăn nắp sạch sẽ.
Buổi chiều Ôn Toán
ôn tập về cộng trừ trong phạm vi 9
I. Mục tiêu
Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép trừ và phép cộng trong phạm vi 9
- Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 9
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
- GV cho học sinh đọc lại các bảng cộng và trừ 9
Hoạt động 2: Thực hành
 HDHS làm các bài tập sau :
Bài 1 : Tính 
 2 + 7 =; 7 + 2 = ; 9 - 7 = ; 9 - 2 =
 6 + 3 = 3 + 6 = 9 - 3 = 9 - 6 = 
 4 + 5 = 5 + 4 = 9 - 4 = 9 - 5 = 
Bài 2 : Tính 
 1+ 3+ 5 = 5 + 4 + 0 =
 8 - 3 -2 = 9 – 0 – 7 =
III/ Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Ôn Tiếng việt
ôn tập từ bài 55 đến bài 59 
I. Mục tiêu
-Giúp học sinh ôn luyện các bài đã học trong tuần
-HS đọc thông viết thạo các bài đã học trong tuần và các tiếng ứng dụng
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV cho học sinh đọc lại bài 55 đến 59
 Hoạt động 2: Thực hành luyện viết 
- GV cho học sinh viết vần đã học vào vở ôli và một số tiếng và từ ứng dụng có 
các vần học trong tuần.
III. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
GV và các bạn đội viên tổ chức sinh hoạt sao
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 - tuan 14.doc