Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 27 năm 2013 - 2014

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 27 năm 2013 - 2014

Toán

SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. Mục tiêu:

- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào nhân cho 1 cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

- HS làm được BT 1,2.

II. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra kiến thức:

? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào

- 5 HS trả lời. GV ghi điểm

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 27 năm 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2013
Toán
Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân cho 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- HS làm được BT 1,2.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: 
? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào
- 5 HS trả lời. GV ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay ta sang bài mới: Số 1 trong phép nhân và phép chia
2. Giới thiệu phép nhân có thừa số 1: 
a. GV nêu phép tính nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2
 1 x3 = 1 + 1 + 1 = 3	vậy 1 x 3 = 3
 1x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 	vậy 1 x 4 = 4
- HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b. 2 x1 = 2 3 x 1 = 3 4 x 1= 4
- HS nhận xét: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
3. Phép chia cho 1: 
1 x 2 = 2 ta có : 2 : 1 = 2
- HS nhận xét: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- HS nhắc lại
4. Thực hành: 
Bài tập 1: ( 5 phút) Làm miệng
HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 1 x 2 = 1 x 3 = 1 x 4 = 
 2 x 1 = 3 x 1 = 4 x 1 = 
- HS nêu miệng kết quả,GV ghi bảng.
Bài tập 2: ( 7 phút) Làm vào vở
Số?
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	X 3 = 3 4 x = 4 	:1 = 2
	X 1 = 3	1x	 = 4	x 1 = 5
	 : 1 = 3	4:	=	4	:1 = 1
- HS cùng GV chữa bài.
Bài tập 3: ( 7 phút) Làm vào vở (Dành cho HS khá, giỏi )
Tính
 a) 4 x 2 x 1 = ; b) 4 : 2 x 1 = ; c) 4 x 6 : 1 =
- HS khá, giỏi làm
- GV chấm, chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhớ xem lại bài.
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa kì II(Tiết 1+ 2)
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc 45 tiếng / phút); hiẻu nội dung của đoạn, bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4).
- HS khá, giỏi đọc lưu loát được đoạn, bài; tốc độ đọc 45 tiếng / phút.
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3).
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học: 
 Tiết 1
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc: 
- GV gọi lần lượt từng em lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ở trong phiếu.
- HS đọc bài 
- GV nêu câu hỏi
3. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi Khi nào ? 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập , HS làm miệng
a. Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
- GV nhận xét: a. mùa hè ; b.khi hè về
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a. Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b. Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
- HS làm vào vở và đọc bài làm.
- GV nhận xét: a. Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
 b. Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
5. Nói lời đáp lại của em: 
a. Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
- HS thảo luận theo cặp
- Một số trình bày trước lớp.
- HS cùng GV nhận xét: a.Có gì đâu; b.Dạ, không có gì! ; c.Lúc nào bác cần cứ gọi cháu nhé!
 Tiết 2
1. Kiểm tra đọc: 
- Từng em lên bốc thăm đọc bài.
- Trả lời câu hỏi do GV nêu.
- GV ghi điểm.
2. Trò chơi mở rộng vốn từ: 
a. GV chia lớp thành 5 tổ và đặt tên cho mỗi tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Tổ hoa, tổ quả gắn biển lên từng tổ.
b. 1 thành viên trong tổ đứng dậy giới thiệu tên và nói: 
? Đố bạn mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào kết thúc tháng nào
- Thành viên các tổ khác trả lời.
c. 1 bạn đứng dậy giới thiệu tên một loài hoa và đố: Theo bạn, tôi mùa nào? Từng mùa nói tên của mình.
- HS chơi, GV nhận xét.
3. Ngắt đoạn trích thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu.
. Trời đã vào thu những đám mây bớt màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng tròi xanh và cao dần lên.
 - HS làm vào vở và đọc lên
- HS cùng GV nhận xét:
. Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió heo may đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Về ôn bài
Luyện chữ 
Sông hương
I. Mục tiêu:
Luyện viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài: “Sông Hương ”.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV: đọc đoạn luyện viết.
- 2 HS đọc lại.
2. Hướng dẫn luyện viết vào vở.
- HS luyện viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn (tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
- Chấm bài, chữa lỗi.
- Kiểm tra, nhận xét.
3. Củng cố kiến thức:
- HS nhắc lại cách viết bài.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài sạch đẹp.
Luyện Toán
 Luyện tìm số bị chia, tìm thừa số chưa biết
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số, số hạng, số trừ.
- Củng có về kĩ năng giải toán. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( 7 phút) Làm vào vở 
Tìm x
 x + 7 = 18 x x 4 = 32 29 - x = 48 5 : x = 45 
- HS nêu tên các thành phần trong phép nhân, phép cộng và phép chia
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào.
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào.
- HS nhắc lại quy tắc và làm bài vào vở. Sau đó gọi 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, GV chữa bài.
Bài tập 2: ( 7 phút) Làm vào vở 
Tìm y
 y : 4 = 36 y : 3 = 21 y - 34 = 36 65 - y = 27 
- HS nêu thành phần trong phép chia và phép trừ
? Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào
? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào
? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào
- HS nêu quy tắc và làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3: ( 7 phút) Làm vào vở
 Cô giáo có một số quyển vở thưởng cho 4 bạn học sinh giỏi, mỗi bạn có 5 quyển vở. Hỏi cô giáo có tất cả bao nhiêu quyển vở ?
- HS đọc và phân tích bài toán rồi làm vào vở.
- HS cùng GV chữa bài: 
 Bài giải
 Cô có số quyển vở là: 
 5 x 4 = 20 (quyển vở)
 Đáp số: 20 quyển vở
* Dành cho HS khá giỏi.
Bài tập 4: ( 5 phút) Làm vào vở (Dành cho HS khá, giỏi).
Với ba chữ số 0, 1 , 4. Hãy lập các số có ba chữ số khác nhau.
- GV gợi ý: 0 không thể làm hàng trăm được vì chữ số 0 đứng trước không có giá trị.
- HS làm vào vở, GV chữa bài: từ ba số đã cho ta lập được các số khác nhau là: 104, 140, 410, 401
- GV chấm và nhận xét.
Bài tập 5: ( 5 phút) Làm vào vở (Dành cho HS khá, giỏi )
Hai số có hiệu bằng 35, nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ đi 8 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
- GV gợi ý: Trong phép trừ mà giữ nguyên số trừ giảm số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm đi bấy nhiêu đơn vị.
- HS phân tích bài toán và làm vào vở
- GV chữa bài: Hiệu mới là: 35 - 8 = 27
3. Củng cố kiến thức: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học
- Về ôn lại bài.
Tuần 27
Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013
 Buổi sáng: Bài soạn viết bằng tay
Buổi chiều: 
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về các mẫu câu đã học 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “khi nào”, “ở đâu”, đặt và trả lời câu hỏi vì sao?, khi nào?, ở đâu?, như thế nào?...
II. Hoạt động dạy-học:
1.Hoạt động 1: (2') Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (31')
Bài tập 1: (10 phút) Làm vào vở
Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: (viết) 
a. Hổ mẹ Lâm Nhi đã sinh được 4 hổ con tại vườn thú Hà Nội
b. Tàu thuyền ra vào tấp nập trên bến cảng Đà Nẵng.
c. Bà ngoại lên thăm mẹ vào tháng trước
d. Vì thương tình, ông lão thả cá con.
e. Mùa hè về, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- HS làm bài vào vở và đọc bài làm.
- GV cùng HS nhận xét: a. ở đâu; b. ở đâu; c. Khi nào?
Bài tập 2: (7 phút) Làm vào vở
Trả lời câu hỏi sau: 
a. Khi nào lớp em được nghỉ học?
b. Nhà em ở đâu?
c. Khi nào thì em học xong?
- HS làm vào vở, GV theo dõi nhận xét.
- GV chấm bài cho HS.
Bài tập 3: ( 7 phút) Làm vào vở (Dành cho HS khá, giỏi)
Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong các câu sau:
a) Ngoài khơi xa, sóng biển dồn đưởi nhau hối hả.
b) Những mảng mây trắng xốp lững lờ trôi trên vòm trời xanh.
3. Củng cố kiến thức: (2') 
 GV nhận xét giờ học.
Luyện Tiếng Việt
Ôn: Tả ngắn về loài chim. tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả về bốn mùa, tả về loài chim.
II. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: (2') Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (31')
Bài tập 1: (15 phút) Làm vào vở 
Em hãy viết một đoạn văn 4 đến 6 câu tả về một mùa trong năm mà em thích
- HS làm bài, GV theo dõi.
- HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét chung.
Bài tập 2: ( 15 phút) Làm vào vở 
Em hãy viết một đoạn văn 4 đến 6 câu tả về một loài chim mà em biết.
- HS làm bài, GV theo dõi.
- HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét chung.
3. Củng cố kiến thức: (2') 
 GV nhận xét giờ học.
Luyện Toán
luyện tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố kiến thức đã học cho học sinh
II. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: (2') Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (31')
Bài tập 1: (5 phút) Làm miệng
Tính nhẩm:
a) 0 + 5 = b) 3 x 1 = c) 8 : 2 x 5 =
 5 + 0 = 1 x 3 = 1 x 3 + 9 =
 0 x 5 = 3 : 3 = 4 x 10 - 16 =
 5 x 0 = 3 : 1 = 28 : 4 + 8 =
- HS nêu miệng. GV ghi bảng kết quả. Cả lớp đọc lại kết quả bài tập
Bài tập 2: ( 6 phút) Làm vào vở 
Có 12 cái bánh chia đều vào các hộp, mỗi hộp 4 cái. Hỏi đã chia được mấy hộp bánh?
- HS đọc và phân tích bài toán rồi làm vào vở. 1HS lên bảng làm.
- HS cùng GV nhận xét, chữa bài 
Bài tập 3: ( 7 phút) Làm vào vở 
Tính ( theo mẫu):
 a) 5 cm x 4 = 20 cm 5 dm x 6 = 10 l x 2 =
 b) 20 cm : 4 = 5 cm 30 dm : 5 = 20 l : 2 =
- HS đọc yêu cầu bài rồi làm vào vở. 3HS lên bảng làm.
- HS cùng GV nhận xét, chữa bài 
Bài tập 4: ( 7 phút) Làm vào vở 
Tìm x:
 a) x x 4 = 20 b) 30 - x = 3 c) x : 4 = 7
- HS nêu tên các thành phần trong phép nhân, phép trừ và phép chia
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào.
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào.
- HS nhắc lại quy tắc và làm bài vào vở. Sau đó gọi 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, GV chữa bài.
Bài tập 5: ( 5 phút) Làm vào vở ( Dành cho HS KG)
Em hãy  ... ng dạy học:
- Một số sản phẩm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
GVgiới thiệu mẫu, gợi ý quan sát, nhận xét:
+ Vật liệu
+ Các bộ phận của đồng hồ
- Liên hệ thực tế về hình dáng, màu sắc, vật liệu làm mặt và dây đồng hồ đeo tay.
3. GV hướng dẫn mẫu:
- GV nêu quy trình và làm mẫu đồng hồ theo bốn bước:
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
+ Bước 3: Cài dây đeo đồng hồ. 
+ Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
- Cho HS xem một số sản phẩm đã hoàn chỉnh của HS năm trước.
- HS thực hành làm đồng hồ theo các bước đúng quy trình 
- GV theo dõi, nhắc nhở HS: Nếp gấp phải sát, miết kĩ. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ.
- Trong khi HS thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 27
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm.
- Kế hoạch tuần tới.
- Làm vệ sinh lớp học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Đánh giá tình hình trong tuần:
- Lớp trưởng lên điều khiển lớp sinh hoạt.
- Các Sao trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh.
- Các Sao trưởng lên báo cáo trước lớp, các tổ nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung:
+ Về nề nếp: thực hiện tốt.
+ Về học tập: Các em đã thực hiện tốt, có tiến bộ về viết.
+ Về vệ sinh: Thực hiện tốt.
2. Kế hoạch tới:
- Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của đội đề ra.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
- Thi đua dạy tốt học tốt. 
- Vệ sinh luôn sạch sẽ.
3. Làm vệ sinh lớp học:
- HS làm việc theo tổ về dọn vệ sinh: quét lớp, lau bảng, tủ, mạng nhện
- GV theo dõi và nhắc nhở.
? Sau khi làm vệ sinh các em thấy lớp học sạch hay bẩn
- HS trả lời.
- GV: Các em đã làm một việc góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp.
Buổi chiều:
Luyện Toán
Luyện giải toán
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố kĩ năng giải các dạng toán đã học cho học sinh
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: (5 phút) Làm vào vở
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 15 cm, 20cm, 37cm
Bài tập 2: ( 5 phút) Làm vào vở 
Có một số cái bánh chia đều vào 3 hộp, mỗi hộp 4 cái. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bánh?
Bài tập 3: ( 5 phút) Làm vào vở 
Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: 12cm, 2dm, 3dm, 26cm
Bài tập 4: (5 phút) Làm vào vở ( Dành cho HSKG)
Hình tam giác ABC có tổng độ dài hai cạnh AB và CD bằng 32cm. Chu vi của tam giác ABC bằng 45cm. Tìm độ dài cạnh AC
Bài tập 5: ( 5 phút) Làm vào vở ( Dành cho HSKG)
Em hãy điền dấu phép tính thích hợp (+, - x , :) vào ô trống để được kết quả đúng
 5  5  5  5 = 0 
- HS làm vào vở
- GV chấm và chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò: 
- GV và HS hệ thống lại bài học.
Hoạt động tập thể
Vệ sinh trường lớp
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu lợi ích của việc vệ sinh trường lớp và có ý thức làm vệ sinh trường lớp hàng ngày. 
II. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD thực hành làm vệ sinh: 
- GV chia tổ, phân chia công việc cho các tổ.
Tổ 1: Vệ sinh lớp học; Tổ 2: Lau chùi bàn ghế, cánh cửa; Tổ 3: Nhặt rác ở sân trường.
- HS thực hành
- GV theo dõi nhận xét.
- HS nhận xét kết quả làm việc của mỗi tổ.
- HS nêu lợi ích của việc làm vệ sinh trường lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
Thể dục
Kiểm tra bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
- Kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát, chạy, đích.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Đi đều trên sân trường và hát.
- Ôn một số động tác của bài phát triển chung. 
2. Phần cơ bản:
- Nội dung kiểm tra:
* Đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông: (2lần)
* Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang. (2 lần)
* Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
* Đi nhanh chuyển sang chạy.
- GV kiểm tra từng tổ, cá nhân.
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng, và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
Toán
Tiết 137: Số 0 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu:
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0.
- Biết không có phép chia cho 0.
- HS làm được BT 1, 2, 3.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra kiến thức: (4') 
? Tiết trước ta học bài gì
- HS trả lời 
- HS nêu 1 trong phép nhân và phép chia
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay, ta sang bài mới: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
2. Giới thiệu phép nhân có thừa số 0: 
a. GV nêu phép tính chia, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 0 x 2 = 0 + 0 = 0 vậy 0 x 2 = 0 , ta có : 2 x 0 = 0
 0 x3 = 0 + 0 + 0= 0 vậy 0 x 3 = 0 , ta có 3 x 0 = 0
- HS nhận xét: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân vớ 0 cũng bằng 0
3. Phép chia cho có số bị chia là 0: 
 0 : 2 = 0 vì 0 x 2= 0 
 0 : 5 = 0 vì 0 x 5 = 0 
- HS nhận xét: Số 0 nào chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- HS nhắc lại
* Chú ý: Không có phép chia cho 0
4. Thực hành: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 0 x 2 = 0 x 5 = 1 x 0 = 
 2 x 0 = 5 x 0 = 0 x 1 = 
- HS nêu miệng kết quả,GV ghi bảng.
Bài 2: Tính nhẩm.
- HS đọc yêu cầu và làm miệng, GV ghi kết quả
 0 : 5 = ... 0 : 4 = ... 0 : 3 = ... 0 : 1 = ...
- HS cùng GV chữa bài.
Bài 3: Số?
	X 4 = 0 2 x = 0 x 1 = 0
	: 4 =0	 :2	= 0	 :1 = 0
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 4: Tính
- HS khá, giỏi đọc yêu cầu và làm
a. 4 : 4 x 0 = ... 8 : 2 x 0 = ...
 = ... = ...	
b. 0 : 5 x 5 = .... 0 : 2 x 1 = ...
 = ... = ...
- GV hướng dẫn HS làm 
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét.
- GV chấm, chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhớ xem lại bài.
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra giữa kì II (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ?(BT2,BT3); biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc: 
- GV gọi lần lượt từng em lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ở trong phiếu.
- HS đọc bài 
- GV nêu câu hỏi
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ? 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm miệng.
a. Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b. Chim đậu trắng xoá trên cành.
- GV nhận xét: a. Hai bên bờ sông ; b. Trên cành
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b. Trong vườn, hoa khoe sắc thắm.
- HS làm vào vở và đọc bài làm.
- GV nhận xét: a. Hoa phượng nở đỏ rực ở đâu?
 b. ở đâu hoa khoe sắc thắm?
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- GV cùng HS nhận xét.
5. Ghi lời đáp lại của em: 
a. Khi bạn lỗi vì vô ý làm bẩn quần áo của em.
 ..................................................................
b. Khi chị xin lỗi đã trách mắng lầm em.
 .....................................................................
c. Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.
- HS làm vào vở và đọc bài làm của mình.
- HS cùng GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
Tiến việt
Ôn tập và kiểm tra giữa kì II (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
- Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) về một loài chim (hoặc gia cầm).
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập ghi sẵn bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay ta ôn lại kiến thức kĩ năng về từ ngữ chỉ chim chóc, viết đoạn văn ngắn về chim hoặc gia cầm
2. Kiểm tra đọc: 
- Từng em lên bốc thăm đọc bài
- Trả lời câu hỏi do GV nêu .
- GV ghi điểm
2. Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc: 
 - GV nêu cách chơi: Các em nêu đặc điểm, màu sắc, ... và hoạt động của loài chim.
VD: Con gì có cánh mà lại biết bơi.
- Lớp trả lời con vịt.
- HS chơi, GV nhận xét.
3. Viết một đoạn văn ngắn(3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (vịt, ngan, ngỗng).
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- GV theo dõi và gợi ý cho HS còn lúng túng.
- GV đọc bài mẫu: Ông em nuôi một con Sáo. Mỏ nó vàng. Lông màu nâu sẫm. Nó hót suốt ngày. Có lẽ nó vui vì được cả nhà chăm sóc, được nuôi trong một cái lồng sắt rất to, bên cạnh cây hoa đào rất đẹp. 
- HS đọc bài làm cuả mình cho cả lớp nghe và nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS cùng GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
Tự học
Ôn tập tiếng việt
I. Mục tiêu:	
- Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?”, đáp lời đồng ý.
- Kể về con vật mà em biết.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
a. Vì quên bút, em không làm bài.
b. Vì mưa to, em không đi học.
c. Con chim chết vì khát.
- HS gạch chân dưới bộ phận câu trả lời. HS làm vào vở
- GV nhận xét.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân.
- Cây lúa héo khô vì trời rét quá
- Vì bị săn lùng, một số loài thú rừng quý của nước ta bị mất giống.
- Chim sơn ca thôi không hót vì bị nhốt lâu trong lồng
- HS làm vào vở, GV theo dõi.
Bài 3: (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu: Kể tên con vật mà em biết.
- HS kể theo nhóm, GV nhận xét.
Bài 4: Đáp lời đồng ý (miệng)
a. Mẹ đồng ý cho em đi xem phim.
b. Cô giáo đồng ý cho các em đi tham quan vườn trường.
- HS lần lượt đáp lời.
Bài 5: Viết đoạn văn ngắn trả lời về biển.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
3. Dặn dò: 
Về nhà nhớ xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 27 nam 2013 2014.doc