Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 20

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 20

TẬP ĐỌC

 TIẾT 58-59: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ.

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc r rng lời nhn vật trong bi .

- Hiểu được những từ ngữ: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.

- Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Giĩ , tức l chiến thắng thin nhin - nhờ vo quyết tâm và lao động , nhưng cũng biết sống thn i , hịa thuận với thin nhin ( trả lời được CH 1,2,3,4 )

- GDBVMT: GDHS yêu thiên nhiên

-GDKNS:Hình thành cho HS các kỹ năng :-Giao tiếp: ứng xử có văn hoá-Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.-Kiên định (bằng các hoạt động :Trình bày ý kiến cá nhân-Thảo luận cặp đôi- chia sẻ)

II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, thêm một số tranh.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
TẬP ĐỌC
 TIẾT 58-59: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ ràng lời nhân vật trong bài .
- Hiểu được những từ ngữ: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.
- Hiểu ND : Con người chiến thắng Thần Giĩ , tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động , nhưng cũng biết sống thân ái , hịa thuận với thiên nhiên ( trả lời được CH 1,2,3,4 )
- GDBVMT: GDHS yêu thiên nhiên
-GDKNS:Hình thành cho HS các kỹ năng :-Giao tiếp: ứng xử có văn hoá-Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.-Kiên định (bằng các hoạt động :Trình bày ý kiến cá nhân-Thảo luận cặp đôi- chia sẻ)
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, thêm một số tranh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Bài cũ (5’) : Thư Trung Thu 
- Giáo viên kiểm tra 3 , 4 học sinh đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài “ Thư Trung Thu ” , trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ .
II/ Bài mới: (25’)
1 . Giới thiệu bài Giáo viên ghi tựa .
2 . Luyện đọc đoạn :
2.1.GVđọc diễn cảm bài thơ.Chú ý giọng đọc
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghiã từ .
a) Đọc từng câu :
 b) Đọc từng đoạn trước lớp :
- HD ngắt giọng đúng một số câu văn :
* Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà .
* Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chắc. //
c) Đọc từng đoạn trong nhóm .
d) Thi đọc giữa các nhóm .
g) Cả lớp đọc đồng thanh .
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
- Học sinh nhắc lại .
- Học sinh đọc và chú ý các từ ngữ : hoành hành , lăn quay , ngạo nghễ , quật đổ , ngào ngạt , loài người , lồm cồm , ven biển , sinh sống , vững chãi , chống trả 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Học sinh đọc câu và các từ được chú giải gắn với từng đoạn đọc : đồng bằng , hoành hành , ngạo nghễ , đẵn , ăn năn , vững chải .
- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc 
- Các nhóm thi đọc .
- Học sinh đọc .
Tiết 59
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Câu hỏi 1 : 
- Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh , ảnh về giông bão . 
* Câu hỏi 2 :
- Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió
* Câu hỏi 3 :
- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
* Câu hỏi 4 :
- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
* Câu hỏi 5 :
- Ông Mạnh tương trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ?
- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét và chốt lại sau mỗi câu trả lời của HS.
6 . Luyện đọc lại :
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay .
IV/ Củng cố Dặn dò: (5’)
GDBVMT: Để sống hoà thuận thân ái với thiên nhiên các em phải làm gì ?
- Đọc bài, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
4 HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Gặp ông Mạnh , Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận,Thần Gió cười ngạo nghễ , chọc tức ông .
- Học sinh quan sát tranh .
- Ông vào rừng lấy gỗ , dựng nhà. Cả ba lần đều bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chắc. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột , chọn những viên đá thật to để làm tường .
- Hình ảnh cây cối xung quanh ngôi nhà đổ rạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà .
- Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn thì ông đã an ủi Thần Gió , mời Thần thỉnh thoảng tới chơi . Từ đó , Thần Gió thường đến thăm ông, đem lại cho ngôi nhà không khí mát lành và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa .
- Ông Mạnh là người nhân hậu , biết tha thứ .
- Ông Mạnh tượng trưng cho con người .
- Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên .
- HS nói ý nghĩa câu chuyện.
HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5
- 2 , 3 nhóm tự phân các vai và đọc bài 
- Biết yêu thiên nhiên , bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ môi trường sống xung quanh.
 TOÁN Tiết 96
BẢNG NHÂN 3
I / Mục tiêu : Giúp hs 
- Lập được bảng nhân 3 và nhớ được bảng nhân này.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 3 ) – Biết đếm thêm 3
- Rèn kỷ năng tính chính xác và nhanh nhẹn.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn (như sgk).
III/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ:(5’) ( 2 HS đọc bảng nhân 2) - Viết số thích hợp vào ô trống
x
4
6
9
10
7
5
8
2
2
8
B. Bài mới : (30’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, HD lập bảng nhân 3 : 
- Mỗi tấm có ? chấm tròn
- Mỗi tấm có 3 chấm tròn ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 được lấy 1 lần
 ta viết : 3 x 1 = 3 
- Đính 2 tấm, mỗi tấm có 3 chục tròn.
Hỏi : Mỗi tấm có 3 chục tròn. Cô lấy 2 tấm được mấy chục tròn.
 3 x 2 = 6
- Tương tự hs lập tiếp các công thức : 3 x 3 = 9, 3 x 4 = 12  3 x 10 = 30
 3 x 1 = 3 3 x 6 = 6
 3 x 2 = 6 3 x 7 = 21
 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24
 3 x 4 = 12 3 x 9 = 27
 3 x 5 = 15 3 x 10 = 30
2, Thực hành : 
* Bài 1 :Tính nhẩm
 Hd hs sử dụng bảng nhân để nêu tích của phép nhân.
- Hs chơi trò chơi : Truyền điện
* Bài 2 : 2 hs đọc đề bài
 Tóm tắt :
Mỗi nhóm : 3 hs
10 nhóm : ? hs
- Có 3 chấm tròn
- Đọc : 3 nhân 1 bằng 3
- 3 được lấy mấy lần ?
Ta có : 3 x 2 = 3 + 3 = 6
- Đọc : 3 nhân 2 bằng 6
- Đó là bảng nhân 3
- Hs đọc
- HTL bảng nhân ( đọc xuôi, ngược )
3x3=9	3x8=24
3x5=15	3x4=12
3x9=18	3x2=6	
Bài giải
 Số hs có tất cả là :
 3 x 10 = 30 ( hs )
 Đáp số: 30 hs
* Bài 3 : Hs đọc dãy số 3, 6, 9 rồi nhận xét đặt điểm của dãy số này thêm 3 sẽ tìm được từng số thích hợp ở mỗi ô trống để có dãy số. 
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
3, Củng cố dặn dò :(5’) 
HTL bảng nhân 3 Chuẩn bị : Luyện tập
ĐẠO ĐỨC Tiết 20
TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2)
I/ Mục tiêu : Hs hiểu 
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
- Học sinh biết trả lại của rơi khi nhặt được.
- Có thái độ quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
 - GDKNS:Kỹ năng xác định giá trị bản thân Kỹ năng giải quyết vấn đề 
II/ Đồ dùng dạy học: GV : - Tranh tình huống HĐ. HS : Vở BT ĐĐ 2
III/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :(3’) Khi nhặt được của rơi ngoài đường, em phải làm gì ?
B. Bài mới ( 27’)* GTB: GV ghi tựa
Hoạt động của GV
Hoạt động 1 Đọc và tìm hiểu truyện "Chiếc ví rơi"
- Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
GDKNS:Kỹ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà)-
-	GV đọc (kể) câu chuyện. 
Hoạt động của HS
-	Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
-	Nhận phiếu, đọc phiếu. 
Phiếu thảo luận
1.	Nội dung câu chuyện là gì ? 
2.	Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
3.	Nếu em là bạn học sinh trong truyện, em có làm như bạn không? vì sao?
-	Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp. 
-	GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
-	Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 HS tự liên hệ bản thân
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
GDKNS:-Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
-Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. 
-	Một số HS lên trình bày. 
-	GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.
-	HS cả lớp nhận xét về độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể. 
Hoạt động 3 Thi "Ứng xử nhanh"GV phổ biến luật thi 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
+	Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên diễn lại cho cả lớp xem. Nhóm khác nhận xét và đưa ra cách giải quyết.
+	Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.-	GV nhận xét HS chơi - tương dương.
IV/ Củng cố Dặn dò(5’)- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 22 tháng 01 năm 2013
TẬP ĐỌC
 TIẾT 60: MÙA XUÂN ĐẾN
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; đọc rành mạch được bài văn .
Hiểu ND : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân (TLCH 1,2). HSKG TLCH3
GDHS yêu thích cảnh đẹp của mùa xuân 
GDBVMT Giữ gìn cây xanh, chăm sóc hoa,không bắt chim, bẻ cành hoa, cây
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh, ảnh một số loài cây, loài hoa trong bài. - Một số tờ giấy khổ to.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện :” Ông mạnh thắng thần gió” và TLCH về nội dung bài.
 - GV nhận xét cho điểm.
C. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài: 5’
2. Luyện đọc: 10’
 - GV đọc diễn cảm bài văn, với giọng tả vui, hào hứng nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
 a) Đọc từng câu:
 - GV hướng dẫn đọc đúng các từ : Rực rỡ, nãy lộc, nồng nàn, khứu.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Chia bài làm 3 đoạn ( SGV).
 - GV hướng dẫn HS ngắt giọng một số câu như hướng dẫn SGV.
- Giúp HS hiểu thêm: Tàn ( khô, rụng, sắp hết mùa.)
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - GV theo dõi giúp HS đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
 - GV nhận xé ... ). Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc các yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Lớp nhận xét.
-Không khí trong lành , mát mẻ – Nhờ con người biết giữ gìn môi trường sống như trồng, chăm sóc cây, hoa ..
TOÁN Tiết 100
BẢNG NHÂN 5
I / Mục tiêu : 
 - Lập được bảng nhân 5 và nhớ được bảng nhân này.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 5 ) – Biết đếm thêm 5
 - Rèn kỹ năng tính chính xác và nhanh nhẹn.
II / Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (như sgk).
III/ Họat động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)3 hs đọc bảng nhân 2, 3, 4
B.Bài mới : (30’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Gv hd lập bảng nhân 5:
 - Mỗi tấm bìa có mấy quả táo.
 + Ta lấy 1 tấm bìa tức là mấy quả- Ta viết : 5 x 1 = 5
 + Gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 5 quả .
 + Ta lấy 2 tấm bìa tức là mấy quả
 + Ta có : 5 x 2 = 10
* Tương tự hs làm tiếp để có : 5 x 3 
 5 x 1 = 5 5 x 6 = 30
 5 x 2 = 10 5 x 7 = 35
 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40
 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
 5 x 5 = 25 5 x 10 = 50
2, Thực hành :
* Bài 1 : Hs tự làm TC : Truyền điện. 
Dựa vào bảng nhân 5.
* Bài 2 : Tóm tắt :
- 1 tuần mẹ đi làm : 5 ngày 	
- 4 tuần mẹ đi làm : .ngày ?	
 Bài giải
 Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là :
 5 x 4 = 20 ( ngày )
	Đáp số : 20 ngày
* Bài 3 : Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- Đ. Điểm số cần tìm : Lấy số đứng liền trước nó cộng với 5
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
- Đếm thêm 5 ( từ 5 -. 50 ) và đếm bớt 5 ( từ 50 -> 5 )
- Có 5 quả táo
- Lấy 1 lần 5 quả
- Đọc : 5 nhân 1 bằng 5
- Lấy 2 tấm bìa tức là 10 quả
- Đọc : 5 nhân 2 bằng 10
- Đây là bảng nhân 5
- Đọc bảng nhân 5
 ( đọc xuôi, đọc ngược )
5x3=15	5x2=10
5x5=25	5x4=20
5x7=45	 5x6=30 .
3 hs đọc đề
HS làm vở BT
-HS làm vở BT
3,Củng cố – dặn dò: (5’) 
- HTL bảng nhân 5
 - Chuẩn bị :Luyện tập
********************************************
KỂ CHUYỆN.
 TIẾT 20: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện ( BT1).
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự 
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn.
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.- GDHS yêu thích đọc truyện, kể chuyện
--GDKNS:Hình thành cho HS các kỹ năng :-Giao tiếp: ứng xử có văn hoá-Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.-Kiên định (bằng các hoạt động :Trình bày ý kiến cá nhân-Thảo luận cặp đôi- chia sẻ)
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC: GV: 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK.HS: Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
 - GV kiểm tra 6 HS. - Cho điểm từng HS.
C. Dạy bài mới: 25’ Giới thiệu bài: 5’
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. 20’
a) Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
 - GV nhắc hs lưu ý: Để xếp lại 4 tranh theo nội dung câu chuyện các em phải quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện.
 - GV cho 4 em lên bảng, mỗi em cầm 1 tờ tranh để trước ngực quay xuống lớp tự đứng theo thứ tự trong tranh từ trái sang phải đúng nội dung câu chuyện.
 b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
c) Đặt tên khác cho câu chuyện.
 - GV ghi nhanh lên bảng một số tên tiêu biểu.
3. Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò: 5’
 - Truyện : ‘” Ông Mạnh thắng thần Gió“ cho các em biết điều gì? 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể chuyện hay nhất.
 - Khuyến khích HS nào có tiến bộ. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 6 HS phân vai dựng lại câu chuyện : 
“ Chuyện bốn mùa” theo các vai.
- Lớp quan sát trong SGK, đọc lướt lại truyện xác định thứ tự các tranh.
 - 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS kể chuyện theo 3 vai.
- Lớp nhận xét về nội dung, cách thể hiện.
- Bình chọn nhóm kể hay, 
- HS suy nghĩ ,sau dó từng em tiếp nối nhau nói tên câu chuyện. 
Lớp trao đổi nhận xét, tìm chọn tên phù hợp
HS khá ,giỏi biết kể lại được tồn bộ câu chuyện (BT2) đặt được tên khác cho câu chuyện (BT3- HS trả lời.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 20
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có thể. 
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 - GDKNS: Kĩ năng ra quyết định -Kĩ năng làm chủ bản thân
II/ Đồ dùng dạy học: GV - Hình vẽ trong sgk.- Chuẩn bị một số tình huống cụ thể có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương. HS : Vở BT TNXH
III/ Hoạt động dạy học : 
 A. Bài cũ : (5’) - Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông mà em biết ?
B. Bài mới : (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
v Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi trên các phương tiện giao thông.
- GDKNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì khi đi các phương tiện giao thông
Treo tranh trang 42.
Chia nhóm (ứng với số tranh).
+Tranh vẽ gì?
+Điều gì có thể xảy ra?
+Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
+Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó ntn?
-Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi tàu xe đang chạy.
v Hoạt động 2: Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông 
- Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi trên các phương tiện giao thông.
GDKNS-Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông
Hướng dẫn HS quan sát ảnh và đặt câu hỏi.
Bức ảnh 1: Hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
Bức ảnh thứ 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
Bức ảnh thứ 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải ntn khi ở trên xe ô tô?
Bức ảnh 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay cửa bên trái của xe?
Kết luận: Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe.
v Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
HS sưu tầm một số tranh về phương tiện giao thông.
2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xem tranh và nói với nhau về: 
+ Tên phương tiện giao thông mà mình sưu tầmõ.
+ Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?
+ Những điều lưu ý khi cần đi phương tiện giao thông mà em biếtù.GV đánh giá.
3. Củng cố – Dặn dò (5’-Khi ngồi tren xe đạp, xe máy em phải làm gì?-Khi đi trên xe buýt ta nên thị đầu, thị tay ra bên ngồi khơng? Vì sao? Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Cuộc sống xung quanh.
Quan sát tranh.
Thảo luận nhóm về tình huống được vẽ trong tranh.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc theo cặp.
Quan sát ảnh. TLCH với bạn: 
Đứng ở điểm đợi xe buýt. Xa mép đường.
Hành khách đang lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại, nô đùa, không thò đầu, thò tay qua cửa sổ.
Đang xuống xe. Xuống ở cửa bên phải.
Làm việc cả lớp.
Một số HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt.
Một số HS trình bày trước lớp.
HS khác nhận xét, bổ sung.
HSKG Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra TNGT khi đi xe ô tô, thuyền bè, tàu hỏa
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 20
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 20
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận xét một số hoạt động trong tuần về : Học tập, nề nếp, lao động. 
	- Nêu ưu, khuyết điểm của HS để có hướng khắc phục.
	- Rèn HS tính tự quản. Biết bảo vệ của công.
	- Giáo dục học sinh tính tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ bạn.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG:	 
 1/ Nhận xét tuần qua :
Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình.
Lớp trưởng – GV nhận xét lớp:
- Truy bài : Thực hiện nghiêm túc.
- Thể dục : Tập trung nhanh , tập đều.
- Vệ sinh : Trong và ngoài lớp sạch sẽ.
- Xếp hàng : Trật tự.
- Các em có ý thi đua trong học tập, sôi nổi trong thảo luận nhóm. 
Tuyên dương : Bảo, Giang, Hạnh, Hào, Quyên A, Thọ, Thúy, Thanh Thư, đạt nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện
Khuyến khích : Thanh Thanh Thúy có cố gắng trong học tập
Nhắc nhở :Cường, Bích Thảo, Vinh, Yên cần phấn đấu nhiều hơn
- Một số tồn tại : Chữ viết cẩu thả. 
2/ Kế hoạch tuần tới :
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
Về nhà luyện đọc và luyện viết nhiều hơn.
Tiếp tục vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi cuối kỳ I.
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
Đi học đều,đúng giờ
Nghỉ học phải xin phép
3/ Sinh hoạt Sao : Trò chơi dân gian : Chim đổi lồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc