Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 19 năm 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 19 năm 2012

Tuần 19

 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012

Tiết 91:

TOÁN

TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

Những kiến thức HS đã biết Những kiến thức cần hình thành cho HS

- Biết tính và thực hiện phép tính cộng có 2 số hạng.

 - Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân.

2. Kĩ năng: HS biết vận dụng vào làm tính, giải toán có liên quan.

3.Thái độ: Yêu thích học môn toán.

-HS làm bài 1(cột 2) bài 2( cột 1,2,3) bài 3HS khá làm bài 1(cột 1) bài 2(cột 4)

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 19 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012 
Tiết 91: 
Toán
Tổng của nhiều số
Những kiến thức HS đã biết 
Những kiến thức cần hình thành cho HS
- Biết tính và thực hiện phép tính cộng có 2 số hạng.
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
- Chuẩn bị học phép nhân.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng vào làm tính, giải toán có liên quan.
3.Thái độ: Yêu thích học môn toán.
-HS làm bài 1(cột 2) bài 2( cột 1,2,3) bài 3HS khá làm bài 1(cột 1) bài 2(cột 4)
II. Đồ dựng dạy – học 
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
a. GVgiới thiệu bài- viết bảng: Tổng của nhiều số. 
b. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
- Viết: 2 + 3 + 4 = ?
- Đây là tổng của các số 2, 3, 4
- Đọc: Hai + ba + bốn.
- Gọi HS đọc ?
+ Viết theo cột dọc ?
- Nêu cách đặt tính ?
- Nêu cách thực hiện ?
- Cho một số học sinh nhắc lại.
+ Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40.
+ Giới thiệu cách viết cột dọc của tổng: 15+46+29
4. Thực hành 
 Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tính nhẩm rồi nêu kq.
Bài 2: Tính.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 3: Số? 
- Yêu cầu HS nhìn hình vẽ viết bảng các số vào chỗ trống.
5. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài 
-Hát 
- 1-2 HS đọc bài
-HS theo dõi
2 cộng 3 cộng 4 = 9
hay tổng của 2, 3, 4 = 9
 - Viết 2, viết 3, rồi viết 4 viết dấu cộng, kẻ vạch ngang. 
- 2 cộng 3 bằng 5
- 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
98
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
3 + 6 + 5 = 14 8 + 7 + 5 = 20
7 + 3 + 8 = 18 6 + 6 + 6 + 6 = 24
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bảng lớp, bảng con. 
 68 65 60 96
- HS làm bài vào vở.
12kg + 12kg + 12kg = 36kg
5l + 5l + 5l + 5l = 20l
- Nêu lại ND bài 
- Chuẩn bị bài sau 
Tiết 
TẬP ĐỌC
 Chuyện bốn mùa
I. Mục tiờu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Đâm chồi nẩy lộc, bập bùng
- Hiểu ý nghĩa truyện: Bốn mùa, xuân hạ, thu, đông, mỗi vẻ đẹp của riêng đều có ích cho cuộc sống.
+ BVMT : GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc SGK
- Bảng phụ 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông).
III. Hoạt động dạy – học
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài.
+ GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- Chú ý các từ: Vườn bưởi, rước, tựu trường.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
. Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
+ Giải nghĩa từ: Đâm trồi, nảy lộc, đơm 
- Đơm: Nảy ra
- Bập bùng
c. Đọc từng đoạn trong nhúm 
d. Thi đọc giữa cỏc nhúm
e. Cả lớp dồng thanh
 Hỏt 
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- 1 HS đọc phần chú giải SGK
- Ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp 
- Lần lượt HS trong nhúm đọc 
- Cỏc nhúm thi đọc 
Tiết 2
3.3.Tìm hiểu bài
Câu 1: 
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
Câu 2: 
a. Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông?
- Vì sao xuân về cây nào cũng đâm trồi nảy lộc ?
b. Mùa xuân có gì hay theo lời nói của bà đất ?
- Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không ?
Câu 3: 
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ?
Câu 4:
- Em thích mùa nào nhất ? Vì sao ?
- Qua bài muốn nói lên điều gì ?
Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp.
4. Luyện đọc lại
- Trong bài có những nhân vật nào ?
- Thi đọc truyện theo vai.
- Nhận xét bình chọn các nhóm đọc hay nhất.
 5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc câu hỏi 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK tìm các nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Xuân về vườn cây nào cũng đâm trồi nảy lộc.
- Vào xuân thời tiết ấm áp có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây trái tươi tốt.
- Không khác nhau vì cả hai đều nói lời hay về mùa xuân.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mùa hạ có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm có những ngày nghỉ hè
- Mùa thu có vườn bưởi chín vàng
- Mùa đông có bập bùng bếp lửa, ấp ủ mầm sống.
- Nhiều HS trả lời theo sở thích.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- 2, 3 nhóm thi đọc (mỗi nhóm 6 em).
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012 
Tiết 92: 
TOÁN
PHẫP NHÂN
Những kiến thức HS đã biết
Những kiến thức cần hình thành cho HS
- Biết tính và thực hiện phép tính cộng có nhiều số hạng giống nhau, chuyển thành phép nhân.
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
- Biết đọc ,viết và cách tính kết quả của phép nhân.
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức: Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng
nhau. - Biết đọc ,viết và cách tính kết quả của phép nhân. 
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng vào làm tính, giải toán có liên quan
3.Thái độ: Yêu thích học môn toán.
HS làm bài 1,2 HS khá làm bài 3
II. Đồ dựng dạy – học 
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
Tớnh: 
4 + 4 + 4 + 4 = ?
GV nhận xột, cho điểm 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Giới thiệu Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
 + GVgiới thiệu bài- viết bảng: Phép nhân. 
+ Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
- Đưa tấm bìa hỏi: Tấm bìa có mấy chấm tròn ? 
- Yêu cầu HS lấy 5 tấm bìa. 
- Có mấy tấm bìa. 
- Mỗi tấm có mấy chấm tròn ?
- Có 5 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn, có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS lấy 5 tấm bìa.
- Có mấy tấm bìa.
- Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có mấy số hạng ?
- Ta chuyển thành phép nhân ?
- Cách đọc phép nhân ?
-Viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển thành phép nhân được.
4. Thực hành
Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (mẫu). 
b. Yêu cầu HS quan sát tiếp tranh vẽ số cá trong mỗi hình
- Mỗi hình có mấy con cá ?
-Vậy 5 được lấy mấy lần ?
c. Tương tự phần c.
Bài 2: Viết phép nhân theo mẫu
5. Củng cố, dặn dò 
- GV NX tiết học 
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con
- 1-2 HS đọc bài
- HS theo dõi
- HS lấy 5 tấm bìa.
- Có 5 tấm bìa.
- Mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- 10 chấm tròn
- Ta tính tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10( chấm tròn)
- HS lấy 5 tấm bìa.
- Có 5 tấm bìa.
- Có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2.
2 x 5 = 10
- 2 nhân 5 bằng 10
- Dấu x gọi là dấu nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Vài HS đọc: Bốn nhân hai bằng tám.
- HS quan sát tranh.
- Mỗi hình vẽ 5 con cá.
- 5 được lấy 3 lần.
5 + 5 + 5 = 15
 5 x 3 = 15
3 + 3 + 3 + 3 = 12
 3 x 4 = 12
- 1 HS đọc yêu cầu.
-ý b,c HS làm bảng con 
- HS Nêu lại ND bài 
- Chuẩn bị bài sau 
Tiết 57: 
TẬP ĐỌC
THƯ TRUNG THU
I. Mục tiờu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài ,đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lý 
- Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc.
- Hiểu nội dung lời thơ và lời bài thơ.Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
3. Học thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.
+ Quyền trẻ em : Quyền được vui chơi, hưởng niềm vui trong ngày tết trung thu; Quyền được hưởng tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi; Bổn phận phải nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
II. Đồ dựng dạy - học 
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạtđộng của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Chuyện bốn mùa và trả lời câu hỏi về ND đoạn văn đã đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2.Luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài có thể chia làm mấy đoạn ?
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ở cuối bài (phần chú giải).
 c. Đọc giữa các nhóm.
d. Đọc ĐT lời bài thơ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+Câu 1:
- Mỗi tết trung thu Bác Hồ tới ai ?
+Câu 2:
- Những câu nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiêu nhi ?
- Câu thơ của Bác là 1 câu hỏicâu hỏi đó nói lên điều gì?
+Câu 3: 
- Bác khuyên các cháu làm những việc gì ?
- Kết thúc lá thư Bác viết lời chào như thế nào ?
- Qua bài cho em biết điều gì ?
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS thuộc thuộc lòng bài thơ.
- GV xoá dần chữ trên từng dòng thơ.
5. Củng cố, dặn dò
- 1 HS đọc cả bài Thư Trung thu.
+ Liên hệ : Qua bài các em có quyền và bổn phận gì đối với Bác Hồ?
- Cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn Chuyện bốn mùa.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- 2 đoạn: Phần lời thư và lời bài thơ.
- HS đọc theo nhóm 2.
- 1 HS đọc câu hỏi 1
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
- 1 HS đọc câu hỏi 2 
- Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoăn,/ Mặt các cháu xinh xinh.
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
- 1 HS đọc câu hỏi 3 
- Bác khuyên thiếu  ... g của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
+ Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2
 (lấy 2 nhân với 1 số). 
-GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm 
vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn 
lên bảng. 
- Hỏi tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Ta lấy 1 tấm bìa tức là 2 (chấm tròn)
 được lấy 1 lần.
- Viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc ?
- Tương tự với 2 x 2 = 4
2 x 3 = 6, thành bảng nhân 2.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng
nhân 2.
 4. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- GV tổ chức cho HS chơi đố bạn.
- GVHD cách làm bài.
Bài 2:
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS tóm tắt và giải
GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp ô trống.
-GV hướng dẫn HS viết số. Bắt đầu
-GV: Khi đọc từ 2 đến 20 gọi là đếm thêm 2; khi đọc từ 20 đến 2 gọi là đếm bớt 2. 
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
-Hát tập thể
-Có 2 chấm tròn.
-Viết: 2 x 1 = 2
- HS đọc: 2 nhân 1 bằng 2
- HS đọc lần lượt từ trên xuống dưới, 
từ dưới lên trên, đọc cách quãng.
- Vài HS đọc bảng nhân.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
2 x 1 = 2 2x6 =12
2x2 = 4 2x 7 = 14 
2x3 = 6 2x8 =16
2 x 4 = 8 2x 9 = 18 
2x5 = 10 2x10 =20 
Vài HS đọc lại bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 con gà có 2 chân
- 6 con gà có bao nhiêu chân.
Tóm tắt:
 4 con: 2 chân
 6 con: chân ?
- 1HS lên bảng, lớp làm vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào bảng con.
- 1 HS lên bảng.
- Cho HS đọc dãy số từ 2 đến 20 và từ 
20 đến 2.
- VN học thuộc bảng nhân 2.
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 37:
 Chính tả (Nghe – viết)
Thư trung thu
I. Mục tiờu
1. Nghe - viếtchính xác bài chính tả trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm điệu và dấu thanh dễ viết sai: l/n, dấu hỏi, dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Cả lớp viết bảng con.
- Các chữ: lưỡi trai, lá lúa.
3. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, 
yêu 
cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc 12 dòng thơ của Bác
- Nội dung bài thơ nói điều gì ?
- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng
hô nào ?
- Những chữ nào trong bài phải viết 
hoa? Vì sao?
- Viết bảng con các chữ dễ viết sai.
- Đối với bài chính tả nghe - viết muốn 
viết đúng các em phải làm gì ?
- Muốn viết đẹp các em phải làm gì?
- Nêu cách trình bày 1 đoạn thơ ?
b. Giáo viên đọc từng dòng
- Đọc cho HS soát lỗi
c. Chấm chữa bài:
- Chấm 5 - 7 bài nhận xét, chữa lỗi sai 
phổ biến.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
+Bài 2: Viết tên các vật:
a) Chữ l hay chữ n?
- Yêu cầu HS quan sát tranh sau đó 
viết tên các vật theo số thứ tự hình vẽ 
SGK.
- Gọi 3 HS lên bảng thi viết đúng tên 
các vật.
- Nhận xét, chữa bài.
+Bài 3: Em chọn những chữ nào trong 
ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. 
GVHDHS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. 
- HS viết bảng con.
- HS đọc lại bài
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác mong 
thiếu nhi cố gắng học hành tuổi nhỏ
 làm việc nhỏ tuỳ theo mức của mình
- Bác, các cháu.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa 
theo quy định chính tả. Chữ Bác viết 
hoa để tỏ lòng tôn kính ba chữ Hồ Chí 
Minh viết hoa vì là tên riêng.
- HS viết bảng con: ngoan ngoãn, giữ 
gìn.
- Nghe rõ cô đọc, phát âm để viết đúng.
- Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế
- Viết tên đầu bài giữa trang, lùi vào 2
 ô tính từ lề vở.
- HS viết bài.
- HS tự soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh và viết tên các vật 
vào vở.
1. Chiếc lá; 2 quả na, 3 cuộn len, 4 
cái nón.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào bảng con.
Lặng lẽ, nặng nề; lo lắng , đói no.
- VN xem lại bài 
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
Tiết 95: 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 - Củng cố về việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
 - Giải bài toán đơn về nhân 2.
-HS làm bài 1,2,3,5( cột 2,3,4)HS khá làm bài 4 bài 5(cột 6)
II. Đồ dùng dạy - học
-Bảng con, bảng phụ 
III. Hoạt động dạy - học 
III. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
+ Bài 1: Số?
- GVHDHS làm theo mẫu.
- GV nhận xét .
- GVHDHS cách làm, giao bài.
+Bài 2: Tính ( theo mẫu).
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GVHD mẫu: 2 cm x 3 = 6 cm
- Nhận xét chữa bài.
+Bài 3:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt rồi giải.
- GV nhận xét, chữa bài.
+Bài 4:
-GV HD HS làm 
+Bài 5:Viết số thích hợp vào ô trống
- Bài 5 yêu cầu gì ?
.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc y/c của bài.
- HS nêu cách làm.
- HS điền kết quả vào bảng con.
- 1HS đọc y/c của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
2cm x 5 = 10cm
2dm x 8 = 16dm
2kg x 4 = 8kg
2kg x 6 = 12kg
- 1 số HS đọc bài làm.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 xe đạp có 2 bánh xe.
- Hỏi 8 xe đạp có bao nhiêu bánh xe?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- 1 số HS trình bày bài làm.
-1HS đọc yêu cầu BT 
-1HS lên bảng làm 
-HS làm vở –HS NX
- 1 HS đọc yêu cầu
 - Viết số thích hợp vào ô trống
.
Thừa số
2
2
2
2
2
2
Thừa số
4
5
7
9
10
2
Tích
8
10
14
18
20
4
- HS làm bảng con, bảng lớp.
VN xem lại bài và làm BTT.
Chuẩn bị bài sau 
Tiết 1: 
Tập làm văn
Đáp lời chào ,lời tự giới thiệu
I. Mục tiờu
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
 2. Rèn kỹ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Tranh minh hoạ 2 tình huống trong SGK.
- Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- Yêu cầu HS quan sát tranh đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- Chị phụ trách ?
- Các bạn nhỏ 
- Chị phụ trách
- Các bạn nhỏ
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
Bài 2: (Miệng)
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ về tình huống bài tập đưa ra.
a. Nêu bố mẹ em có nhà ?
b. Nếu bố mẹ đi vắng ?
- Cả lớp và GV bình chọn những bạn xử sự đúng và hay.
Bài 3: Viết lời đáp của Nam vào vở; 
- GVHDHS làm bài.
- Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp.
- Chào các em
- Chúng em chào chị ạ !
- Tên chị là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
- Ôi thích quá ! chúng em mời chị vào lớp ạ.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS từng cặp thực hành tự giới thiệu - đáp lời tự giới thiệu( trong nhóm).
- Cháu chào chú, chú chờ bố cháu 1 chút ạ.
- Cháu chào chú, tiếc quá bố mẹ cháu vừa đi lát nữa mời chú quay lại có được không ạ.
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu - đáp lời tự giới thiệu .
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Nhiều HS đọc bài.
-HS NX 
VN thực hành đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu.
Chuẩn bị bài sau 
Tiết 19: 
Kể Chuyện
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu 
1/Rèn kỹ năng nói : 
-Kể lại được câu chuyện đã học : biết phối hợp lời kể với điệu bộ ,nét mặt ;biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung .
-Dựng lại được câu chuyện theo các vai : người dãn chuyện : Xuân ,Hạ , Thu ,Đông,bà Đất . 
 2/Rèn kỹ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể ;biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn ( đúng ,sai ,đủ ,thiếu chi tiết ,) ; kể tiếp được lời của bạn . 
 -BVMT :GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học 
-Tranh minh họa 
-Trang phục đóng vai 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
-HD kể lại đoạn 1theo tranh 
+GV HD HS quan sát 4tranh trong SGK ,đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh ;nhận ra từng nàng tiên Xuân ,Hạ ,Thu ,Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh .
+GV khuyến khích HS kể tự nhiên 
+GV và HS nhận xét 
-Kể lại toàn bộ câu chuyện 
+Từng HS lần lượt kể đoạn 2trong nhóm 
Sau đó 2,3 em kể toàn bộ câu chuyện .Cả nhóm NX 
+GV mời đại diện của các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện 
+GV và HS NX 
-Dựng lại câu chuyện theo vai 
+Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai?
+GV cùng HS thực hành dựng lại nội dung 4dongf đầu (Từ đầu đến .đâm chồi nẩy lộc ) .GV nhập vai người kể ,1em là Đông ,em kia là Xuân 
+Cách thi :
 Cách 1: 6HS của một nhóm 1dựng lại toàn truyện .Tiếp đó là nhóm 2,nhóm 3.
Cách 2: Chọn mỗi nhóm một đại diện ,mỗi nhóm đại diện nhập 1vai .Đại diện nhóm nào nhập vai tốt nhất là nhóm thắng 
+GV công bố số điểm của BGKH của các nhóm .GV kết luận nhóm nào kể hay nhất 
4. Củng cố dặn dò 
-GV NX giờ học-tuyên dương những HS kể tốt nhất và nhóm kể hay nhất
-Một vài em nói tên câu chuyện đã học trong học kỳ I 
-HS nghe
-1HS đọc yêu cầu 1
-2,3 HS kể đoạn 1caau chuyện trước lớp 
-Từng HS kể đoạn 1trong nhóm 
-Từng HS kể lần lượt kể đoạn 2trong nhóm 
-HS NX 
-2,3HS kể toàn bộ câu chuyện 
-1,2HS nêu lại 
- Dựng lại câu chuyện theo vai Là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình 
-Từng nhóm HS phân vai ,thi nhau kể chuyện trước lớp 
-HS NX nhóm nào kể hay nhất 
-Yêu cầu mỗi nhóm cử 1HS làm BGKH .Sau mỗi nhóm kể ,giám khảo cho điểm vào bảng con giơ lên.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện 
-Chuẩn bị bài sau
Tiết 19: Sinh hoạt lớp 
 I. Nhận xét hoạt động tuần 19:
 1. Ưu điểm :
 -Đi học đúng giờ có đủ sách vở và đồ dùng học tập cho kỳ hai 
- Các em đi học đều ,duy trì tốt nề nếp lớp .
 - Các em có ý thức học bài ,hăng hái phát biểu xây dựng bài .
 - Chịu khó học bài và làm bài ở lớp ở nhà .
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân , lớp học sạch sẽ .
 2. Nhược điểm:
 - Vẫn còn tình trạng lười học ,về nhà không làm bài tập .
 - Một số em vẫn quên sách vở ,đồ dùng học tập .
 - Trong lớp vẫn còn nói chuyện, làm việc riêng.
 II. Phương hướng tuần 20:
 - Khắc phục những tồn tại của tuần 19.
 -Tự giác học bài và làm bài ở nhà .
 -Tiếp tục rèn chữ viết và phù đạo HS yếu ở hai môn văn và toán 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 19.doc