Tập đọc
HAI ANH EM .
I.Mục tiêu.
- Biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài .
- Hiểu nội dung : Sự quan tâm , lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em.
( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình .
II. Đồ dùng dạy học .
- Tranh ảnh SGK.
Tuần 15 Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013 Chào cờ Nhà trường nhận xét __________________________________________________ Tập đọc Hai anh em . I.Mục tiêu. - Biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài . - Hiểu nội dung : Sự quan tâm , lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) . - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình . II. Đồ dùng dạy học . - Tranh ảnh SGK. III .Các hoạt động dạy học. Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS đọc bài: Nhắn tin . - Nhận xét cho điểm . - 2 HS đọc . 2. Bài mới . 2. 1. Giới thiệu bài . 2.2. Nội dung . a.Luyện đọc . * GV đọc mẫu toàn bài . - Gọi HS khá , giỏi đọc lại bài . * Đọc từng câu . - Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1 , GV sửa ngọng cho HS . - GV đưa ra một số từ ngữ khó cho HS luyện đọc : nọ , lấy lúa , nuôi , ... - Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2 - HS chú ý nghe , đọc thầm - HS khá , giỏi đọc lại bài . - HS nối tiếp nhau đọc từng câu và sửa ngọng , sai . - HS phát âm cá nhân , đồng thanh các từ : nọ , lấy lúa , nuôi , ... - Đọc . * Đọc từng đoạn trước lớp . - Gọi HS chia đoạn và đọc nối tiếp đoạn trước lớp . - GV đưa ra câu khó , hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng và cho HS luyện đọc câu khó trên bảng phụ . - Đọc nối tiếp đoạn - HS ngắt giọng câu khó và đọc trên bảng phụ. Ngày mùa đến , /.....bó lúa / chất ....bằng nhau , để ... đồng. // - Gọi HS đọc lại đoạn có câu khó. - Gọi HS đọc chú giải . - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu giọng đọc . - HS đoạn có câu khó . - Đọc . - Đọc thầm và nêu giọng đọc . + Giọng chậm rãi , tình cảm . * Đọc từng đoạn trong nhóm . - HS đọc theo nhóm * Thi đọc giữa các nhóm * Cho HS đọc đồng thanh . - Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân , từng đoạn , cả bài . - Đọc đồng thanh đoạn 2 . Tiết 2 b. Tìm hiểu bài . - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , 2 và trả lời câu hỏi : - HS đọc và trả lời câu hỏi + Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ? + Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau, để ở ngoài đồng. + Người em nghĩ gì và đã làm gì ? + Tình cảm của người em đối với anh như thế nào ? + Người em nghĩ : Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phấn của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm và phần của anh. + Rất yêu thương , nhường nhịn anh . - Gọi HS đọc đoạn 3 , 4 và trả lời câu hỏi : + Người anh nghĩ gì và đã làm gì ? - HS đọc và trả lời câu hỏi + Người anh nghĩ: Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. + Người anh cho thế nào là công bằng ? ( HS khá ) + Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau ? * Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên 2 anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác. + Anh hiểu công bằng là gì chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vật vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con. + Xúc động , ôm chầm lấy nhau + Hãy nói một câu về tình cảm của 2 anh em . + Các em đối với các anh , chị em trong gia đình mình như thế nào ? + Kể một vài việc làm thể hiện tình cảm của mình đối với anh , chị em trong gia đình ? + Nêu nội dung bài ? ( HS khá , giỏi ) + Hai anh em rất yêu thương nhau sống vì nhau . + Nhường nhịn , yêu thương nhau ... + Nhường em đồ chơi ... + Sự quan tâm , lo lắng cho nhau , nhường nhịn nhau của hai anh em. c. Luyện đọc lại . - Thi đọc truyện . - Nhận xét tuyên dương . - Thi đọc . 3. Củng cố, dặn dò . - Nhắc HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc. - Chuẩn bị bài sau . __________________________________________________ Toán 100 trừ đi một số . I. Mục tiêu . - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc có hai chữ số. - Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục . - Các bài tập cần làm bài 1 , 2 . II. Đồ dùng . - Bảng nhóm . III.Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ . - 2 HS lên bảng lớp - Lớp làm bảng con . + Đặt tính và tính . 52 -18 ; 68 - 29 - Gọi HS lên bảng . - Nhận xét chữa bài. * Củng cố phép trừ có nhớ . 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . a. Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 - 36 và 100 – 5 . - Gv đưa ra hai phép tính100 - 36 và 100 – 5 , gọi HS đọc . - Yêu cầu HS lên thực hiện phép tính - Chú ý và đọc phép tính . - Thực hiện phép tính . 100 100 36 5 64 95 + Nêu cách đặt tính ? - Cho HS nêu . + Nêu cách tính ? - Gọi nhiều HS nêu lại cách tính cá nhân , đồng thanh . + Tính từ phải sang trái....( nêu cách tính như SGK ). - Nêu . b. Luyện tập . *Bài 1. + Bài tập yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tính và ghi kết quả vào bảng con. + Tính . - Làm bảng con . 100 100 100 100 4 9 22 3 96 91 78 97 + Các phép tính trên có đặc điểm gì ? + Khi thực hiện phép trừ có nhớ cần chú ý điều gì ? *Bài 2. + Bài tập yêu cầu gì ? - Hướng dẫn HS tính nhẩm 100 - 20 + 100 trừ đi một số và phép trừ có nhớ . + Mượn ở hàng nào của số bị trừ thì nhớ vào hàng đó của số trừ . + Tính nhẩm . - HS nghe. * Nhẩm 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục. * Vậy 100 – 20 = 80 - Cho HS làm bài . * Củng cố cách tính nhẩm. - HS làm và chữa bài. 100 - 70 = 30 100 - 40 = 60 100 - 10 = 90 *Bài 3 . - Gọi HS đọc đề bài. - HS đọc đê bài. + Bài toán cho biết gi ? + Bài toán hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Buổi sáng bán : 100 hộp sữa . Buổi chiều bán ít hơn sáng : 24 hộp + Buổi chiều bán : .... hộp ? + ít hơn . + Ta làm thế nào ? + Lấy 100 - 24 = 76 (hộp sữa) - Cho HS làm vở. * Chú ý cho HS dạng toán ít hơn . - HS làm và chữa bài. Bài giải Số hộp buổi chiều bán là : 100 - 24 = 76 ( hộp ) Đáp số : 76 hộp . 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau . __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013 Luyện từ và câu Từ chỉ đặc điểm . Câu kiểu: Ai thế nào ? I. Mục tiêu . - Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.( thực hiện 3 trong số 4 mục của BT 1, toàn bộ BT 2) - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào ? (thực hiện 3 trong số 4 mục BT 3) II. Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1. - Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2. - Giấy khổ to kẻ bảng bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ . + Đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì ? + Chị chăm sóc em. + Tìm từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em ? + Nhường nhịn, chăm chút. - Nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . *Bài 1. (Miệng) - Gọi HS đọc yêu cầu - Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn HS (có thể thêm những từ khác không có trong ngoặc đơn). - Gọi HS làm mẫu phần a . a. Em bé thế nào ? - HS quan sát kỹ từng tranh. - 1 HS làm mẫu . a. Em bé rất xinh ..... - Yêu cầu HS tiếp nối nhau làm tiếp các phần còn lại . - Làm tiếp . b. Con voi thế nào ? b. Con voi rất khoẻ..... c. Những quyển vở này rất đẹp.... + Các câu các em vừa nêu thuộc kiểu câu gì ? + Ai là các từ chỉ gì ? + Bộ phận Thế nào ? là các từ chỉ gì ? d. Những cây cau này rất cao.... + Ai thế nào ? + Người , đồ vật , con vật , câu cối . + Từ chỉ đặc điểm . *Bài 2. (Miệng) - Gọi HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu - Tìm từ chỉ đặc điểm. - Cho HS làm theo nhóm - HS làm và trình bày. a. Tính tình của một người b. Màu sắc của một vật c. Hình dáng của người, vật + Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng. + Trắng, trắng muốt, xanh, đỏ, đỏ tươi, vàng, tím, nâu, ghi + Cao, dong dỏng, ngắn, dài, to, bé, gầy nhom, vuông, tròn. - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được . - Đọc . - GV nhận xét bài cho HS và củng cố các từ chỉ đặc điểm . *Bài 3. (Viết) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó để tả. + Mái tóc ông em trả lời cho câu hỏi nào ? + Câu hỏi Ai? + Bạc trắng trả lời cho câu hỏi nào ? - Các câu khác làm tương tự. + Thế nào ? - HS làm và chữa bài. *Lưu ý: Viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu. Có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào ? * Củng cố kiểu câu Ai thế nào ? Bộ phận Ai ? là các từ chỉ người , đồ vật ... Còn bộ phận thế nào ? là các từ chỉ đặc điểm . Ví dụ : Bàn tay của chị em mũm mĩm. Tính tình của mẹ em hiền hậu. 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau . ____________________________________ Chính tả ( Tập chép ) Hai anh em I. Mục tiêu. - Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép . - Làm được BT2 ; BT 3 a/b hoặc bài tập do giáo viên soạn . II. Đồ dùng dạy học . - Bảng phụ viết nội dung cần chép. III.Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ . - Đọc cho HS viết: - HS viết bảng lớp và bảng con. lấp lánh, nặng nề - Nhận xét cho điểm . 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . a. Hướng dẫn tập chép . - GV đọc đoạn chép trên bảng . - Gọi HS đọc lại . + Đoạn văn viết về ai ? + Đoạn viết có mấy câu ? + Nêu cách trình bày đoạn văn ? - HS nghe , đọc thầm . - 2 HS đọc lại đoạn chép. + Người em . + 4 câu . + Viết tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô. + Tìm những câu nói suy nghĩ của người em ? + Anh mình còn phải nuôi vợ con ...công bằng. + Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu cấu nào ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? + Được đặt trong ngoặc kép ghi sau dấu hai chấm. + Nêu . * Viết từ khó . - Yêu cầu HS tìm các từ khó và GV đọc cho HS viết bảng con . - GV sửa sai và cho HS đọc lại các từ đã sửa . - HS tập viết bảng con: nghĩ, nuôi, công bằng. - Đọc . - Gọi HS đọc lại bài và cho HS chép bài vào vở . - HS chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn tư thế cho học sinh. - Đọc cho HS soát lỗi - HS soát lỗi, đổi chéo vở nhận xét - Chấm 5 - 7 bài nhận xét . b. Bài tập . *Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu + Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai ? + ai: chai, dẻo dai..... + Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ay ? ... 1 HS đọc : Nghĩ trước nghĩ sau. + Suy nghĩ chín chắn trước khi làm. * Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. + Chữ nào cao 2,5 li ? + N, g, h + Những chữ cái nào cao 1,5 li ? + t + Chữ nào cao 1,25 li ? + Chữ r, s + Các chữ còn lại cao mấy li ? + Cao 1 li * Hướng dẫn viết chữ Nghĩ - HS tập viết chữ Nghĩ vào bảng con - GV nhận xét HS viết bảng con * Viết vở tập viết . - HS viết vào vở theo yêu cầu - GV theo dõi HS viết bài. - Chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét chung tiết học. - Về nhà luyện viết. __________________________________________________________ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kể chuyện Hai anh em . I. Mục tiêu. - Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý( BT 1 ) ; nói lại được ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng ( BT 2 ). - HS khá , giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT 3 ). II. Đồ dùng dạy học . - Bảng phụ viết gợi ý a, b, c, d. III. Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ . - Kể lại: Câu chuyện bó đũa. - Nhận xét cho điểm . - 2 HS kể. 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . * Bài 1. Kể từng phần câu chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu . - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS kể. Mỗi gợi ý ứng với nội dung 1 đoạn trong truyện. + Câu chuyện xảy ra ở đâu ? + Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào ? - Chú ý . + ở một làng nọ . + Chia thành hai đống lúa bằng nhau . - Yêu cầu 1 HS kể mẫu - 1 HS giỏi kể mẫu 1 đoạn - Kể chuyện trong nhóm - HS kể theo nhóm 4 - GV theo dõi các nhóm kể - Các nhóm thi kể - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp - Sau mỗi lần HS cả lớp nhận xét về các mặt: Nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện. * Bài 2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. - 1 HS đọc yêu cầu + ý nghĩ của người anh ? + Em mình tốt quá / Hoá ra em mình làm chuyện này. Em thật tốt chỉ lo cho anh. + ý nghĩ của người em ? - Gọi nhiều HS nêu ý nghĩ của hai anh em . + Hoá ra anh mình làm chuyện này / Anh thật tốt với em. - Nêu . *Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Kể toàn bộ câu chuyện.( HS khá , giỏi ) - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý. - HS kể theo gợi ý. - Nhận xét bình chọn cá nhân nhóm kể hay nhất. 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau . Sinh hoạt Nhận xét trong tuần . 1.Kiểm diện . 2.Công tác cũ . - Nhận xét sĩ số đi học . - Thực hiện đúng chủ đề đạo đức . - Đồ dùng học tập và sách vở ổn định . - Nhiều em chăm học đạt điểm cao trong học tập.Một số em còn chưa ăn mặc sạch sẽ.Một số em chưa chăm học . - Trực nhật vệ sinh ,thể dục giữa giờ ổn định .Một số em còn nghich trong giờ truy bài. Tuyên dương :- Đạo đức : - Học tập : - Lao động : 3.Công tác mới . - Thực hiện tốt chủ đề dạo đức :Em yêu quê hương đất nước. - Đi học đúng giờ ,có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập .Thi đua giành nhiêu điểm tốt chào mừng ngày 22 tháng 12.. - Duy trì tốt tiết truy bài và các nề nếp đội khác như trực nhật vệ sinh. 4.Sinh hoạt văn nghệ __________________________________________________________Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011 Tập đọc Bé hoa I. Mục tiêu . - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc rõ thư của bé Hoa trong bài. - Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em biết chăm sóc giúp đỡ bố mẹ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) II. Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS đọc bài: Hai anh em . - Nhận xét cho điểm . - 2 HS đọc . 2. Bài mới . 2. 1. Giới thiệu bài . 2.2. Nội dung . a.Luyện đọc . * GV đọc mẫu toàn bài . - Gọi HS khá , giỏi đọc lại bài . * Đọc từng câu . - Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1 , GV sửa ngọng cho HS và đưa ra một số từ ngữ khó cho HS luyện đọc . - Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2 - HS chú ý nghe , đọc thầm - HS khá , giỏi đọc lại bài . - HS nối tiếp nhau đọc từng câu và sửa ngọng , sai . - Cho HS phát âm cá nhân , đồng thanh các từ : Em Nụ, yêu lắm ,đen láy nắn nót. - Đọc . * Đọc từng đoạn trước lớp . - Gọi HS chia đoạn và đọc nối tiếp đoạn trước lớp . - GV đưa ra câu khó , hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng và cho HS luyện đọc câu khó trên bảng phụ . - Đọc nối tiếp đoạn - HS ngắt giọng câu khó và đọc trên bảng phụ. Hoa yêu em / và rất thích đưa võng / ru em ngủ .// - Gọi HS đọc lại đoạn có câu khó. - Gọi HS đọc chú giải . - HS đoạn có câu khó . - Đọc . * Đọc từng đoạn trong nhóm . - HS đọc theo nhóm 3 . * Thi đọc giữa các nhóm * Cho HS đọc đồng thanh . - Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân , từng đoạn , cả bài . - Đọc đồng thanh đoạn 2 . b. Tìm hiểu bài . - Gọi HS đọc to , lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi : - HS đọc và trả lời câu hỏi + Em biết những gì về gia đình Hoa ? + Gia đình hoa có 4 người. Bố mẹ Hoa và em Nụ. + Em Nụ đáng yêu như thế nào ? + Tìm những từ ngữ cho thấy Hoa rất yêu em bé ? + Em nụ môi đỏ hồng mắt mở to, tròn và đen láy. + Cứ nhìn mãi , yêu em , thích đơa võng cho em ngủ . + Hoa đã làm gì để giúp mẹ ? +Trong thư gửi bố,Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì ? + Nêu nội dung bài ? * Liên hệ giáo dục . + Ru em ngủ và trông em giúp mẹ + Hoa kể chuyện em Nụ về chuyện Hoa hát hết các bài hát .... + Hoa rất yêu thương em biết chăm sóc giúp đỡ bố mẹ. c.Luyện đọc lại. - Cho HS thi đọc lại bài . - HS thi đọc lại bài. 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau . ________________________________________________ Toán Đường thẳng I. Mục tiêu. - Nhận dạng được và gọi tên đúng tên đoạn thẳng , đường thẳng. - Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút. - Biết ghi tên các đường thẳng. - Các bài tập cần làm bài 1 . II. Đồ dùng . - Thước thẳng . III.Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ . - Gọi HS lên bảng . + Tìm x . - Nhận xét cho điểm . - 2 HS làm bảng . 10 - x = 6 , x - 14 = 18 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . a.Đoạn thẳng - Đường thẳng . - Chấm 2 điểm A và B dùng thước thẳng và bút nối từ điểm A đến B ta được đoạn thẳng. Ta gọi tên đoạn thẳng đó là: Đoạn thẳng AB. - Chú ý và thực hành theo . - Kí hiệu tên đoạn thẳng chữ cái in hoa AB - Gọi HS nhắc lại - Có 2 điểm A và B, dùng thước thẳng nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB. *Nhận xét ban đầu về đoạn thẳng. - Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía, ta được đường thẳng AB viết là đường thẳng AB. - HS thực hành :Kéo dài mãi đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB. b. Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng. - Chấm sẵn 3 điểm A, B, C cùng nằm trên 1 đường thẳng. Ta nối A, B, C là 3 điểm thẳng hàng. - Chấm điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ vừa giúp HS nhận xét. Ba điểm A, B, D không thẳng hàng . - Thực hành theo GV . - Thực hành . c. Luyện tập . *Bài 1. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm - 1 HS đọc . + Chấm 2 điểm, ghi tên 2 điểm đó. + Đặt thước sao cho mép (cạnh) của thước trùng với M và N. Dùng tay trái giữ thước, tay phải dùng bút vạch 1 đoạn thẳng từ M đến N. - Nêu tên đoạn thẳng MN - Nhận xét ,chốt các vẽ đoạn thẳng đường thẳng - Kéo dài đoạn thẳng về 2 phía để đường thẳng. *Bài 2 . - Gọi HS đọc yêu cầu - Nêu tên 3 điểm thẳng hàng. - Hướng dẫn HS dùng thước kiểm tra. - Dùng thước kiểm tra . a. Ba điểm O, M, N thẳng hàng. Ba điểm O, P, Q thẳng hàng - Chữa bài * Củng cố về 3 điểm thẳng hàng b. Ba điểm B, O, D thẳng hàng 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau . __________________________________ Luyện từ và câu Từ chỉ đặc điểm . Câu kiểu: Ai thế nào ? I. Mục tiêu . - Nêu được một số từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.(Thực hiện 3 trong số 4 mục của BT 1,toàn bộ BT 2) - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu Ai thế nào ?(Thực hiện 3 trong 4 mục BT 3) II. Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1. - Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2. - Giấy khổ to kẻ bảng bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ . + Đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì ? + Chị chăm sóc em. + Tìm từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em. + Nhường nhịn, chăm chút. - Nhận xét, chữa bài. 2. Bài mới . 2.1. Giới thiệu bài . 2.2.Nội dung . *Bài 1. (Miệng) - Gọi HS đọc yêu cầu - Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn HS (có thể thêm những từ khác không có trong ngoặc đơn). - Gọi HS làm mẫu phần a . - HS quan sát kỹ từng tranh. - 1 HS làm mẫu . - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. a. Em bé thế nào ? a. Em bé rất xinh ..... b. Con voi thế nào ? b. Con voi rất khoẻ..... c. Những quyển vở này rất đẹp.... d. Những cây cau này rất cao.... *Bài 2. (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu . - Tìm từ chỉ đặc điểm. - Cho HS làm theo nhóm - HS làm và trình bày. a. Tính tình của một người + Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng. b. Màu sắc của một vật + Trắng, trắng muốt, xanh, đỏ, đỏ tươi, vàng, tím, nâu, ghi c.Hình dáng của người, vật - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được . + Cao, dong dỏng, ngắn, dài, to, bé, gầy nhom, vuông, tròn. - Đọc . - GV nhận xét bài cho HS và củng cố các từ chỉ đặc điểm . *Bài 3. (Viết) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ đó để tả. + Mái tóc ông em trả lời cho câu hỏi nào ? + Câu hỏi Ai? + Bạc trắng trả lời cho câu hỏi nào ? - Các câu khác làm tương tự. + Thế nào ? - HS làm và chữa bài. *Lưu ý: Viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu. Có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào ? * Củng cố về kiểu câu Ai thế nào ? Ví dụ : Bàn tay của chị em mũm mĩm. Tính tình của mẹ em hiền hậu. 3. Củng cố , dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau .
Tài liệu đính kèm: