Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 8 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 8 năm học 2013

TẬP ĐỌC

NGƯỜI MẸ HIỀN

I. MỤC TIÊU

 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người (trả lời câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

 - Tranh minh họa SGK.

 - Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 8 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Ngày soạn : 30/9/2013
Ngày dạy : Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người (trả lời câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 
 - Tranh minh họa SGK.
 - Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài“Thời khoá biểu” và trả lời câu hỏi
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
 b. Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt 
- Gọi học sinh khá ( giỏi ) đọc mẫu cả bài 
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm 
- Giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc, yêu cầu học sinh đọc đúng, sau đó cho lớp luyện đọc các câu này.
 - Luyện đọc các câu: Giờ ra chơi,/ Minh thì thầm với Nam://”Ngoài phố có gánh xiếc.// Bọn mình ra xem đi!”// 
Đến lượt Nam cố lách ra/ thì bác bảo vệ vừa tới/ nắm chặt hai chân em// Cậu nào đây?/ Trốn học hả?// 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ: (xem chú giải SGK/63)
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc theo đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Giáo viên yêu cầu các em ở nhóm khác nhận xét.
- Hát 
- 2 em lên bảng đọc và TLCH
- Lắng nghe và đọc 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh khá (giỏi) đọc
- Lắng nghe.
- Luyện đọc.
Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
HS đọc bài theo nhóm đôi. 
Đại diện các nhóm lên thi đọc 
 TIẾT 2
 c. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? 
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? 
- Chuyển đoạn: chuyện gì đã xảy ra khi Nam và Minh chui qua lỗ tường thủng. Chúng ta tìm hiểu đoạn 2, 3.
- Gọi học sinh đọc đoạn 2 và 3.
- Ai đã phát hiện ra Nam và Minh đang chui qua chỗ tường thủng?
- Khi đó bác làm gì?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì? 
- Những việc làm của cô giáo cho em thấy cô là người như thế nào?
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc? 
- Lúc ấy Nam cảm thấy thế nào? 
- Còn Minh thì sao? Khi được cô gọi vào em đã làm gì?
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Theo em tại sao gọi cô giáo được ví với mẹ hiền? 
d. Thi đọc truyện
- Trong truyện này gồm có những nhân vật nào? 
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc truyện theo vai: Để học sinh tự nhận vai hoặc phân vai tùy ý.
- Giáo viên và cả lớp cùng theo dõi nhận xét về cách đọc và cách thể hiện các vai về cử chỉ lời nói điệu bộ nét mặt.
- Giáo viên học sinh bình chọn nhóm đọc bài tốt nhất cả lớp tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài tập đọc này, em hiểu được điều gì? 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc kỹ bài.
- 1 em đọc 
- Một số em trả lời.
Rủ bạn trốn học đi xem xiếc.
- Các bạn chui qua lỗ tường thủng.
- 2 em đọc
- Một số em trả lời.
- Bác nắm chặt tay Nam và nói: 
“ Cậu nào đây? Trốn học hả?”
- Cô xin bác bảo vệ nhẹ tay để Nam
khỏi bị đau, cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại, đỡ em ngồi dậy, phủi hết đất cát trên người em và đưa em về lớp.
- Cô rất dịu dàng và yêu thương học trò.
- Cô xoa đầu và an ủi Nam.
- Nam cảm thấy xấu hổ.
 Minh thập thò ngoài cửa, khi được cô giáo gọi vào em và Nam đã xin lỗi cô 
- Là cô giáo.
- HS trả lời
- Người dẫn truyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam và Minh
- 4 em nhận vai và thực hiện theo vai.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp bình chọn và khen ngợi 
- 1 vài em trả lời theo suy nghĩ.
- HS lắng nghe
TOÁN
36 + 15
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 
 - Que tính, bảng gài.
 - Hình vẽ bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
 Nhắc nhở nề nếp học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm: 56 + 5 ; 66 + 5
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Giới thiệu phép cộng 36 + 15
- Nêu bài toán
- Có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
-Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi sau đó yêu cầu trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn sau đó chính xác về cách đặt tính, thực hiện phép tính
c. Luyện tập – Thực hành.
 Bài 1(dòng 1): Tính
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn 
 Bài 2(a, b) 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn sau đó chính xác về cách đặt tính, thực hiện phép tính 
 Bài 3:
- Treo hình vẽ lên bảng.
- Bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam?
- Bao ngô nặng bao nhiêu kilôgam?
- Yêu cầu học sinh làm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn 
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại bài giảng
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh làm bài tốt.
- Hát.
- 2 em lên bảng thực hiện, lớp làm nháp
- HS lắng nghe
- Lắng nghe.
- Nghe 
- Thao tác trên que tính tìm kết quả.
- 2 em lên bảng dưới lớp làm vào vở.
- Một số em nhận xét bài.
- 1 em đọc đề bài
- HS làm bài.
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
- HS đọc đề bài.
 Thực hiện cộng các số hạng với nhau.
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng. 
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 4 tranh minh họa trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
Nhắc nhở nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Người thầy cũ.”
- Nhận xét cho điểm học sinh 
3. Bài mới
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
- Kể trong nhóm 
- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn 
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
*Tranh 1: ( đoạn 1 )
- Hai nhân vật trong tranh là ai? 
- Minh thì thầm với Nam điều gì?
- Nghe Minh rủ Nam cảm thấy thế nào?
- Hai bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao?
*Tranh 2: (đoạn 2 )
- Khi hai bạn đang chui qua lỗ tường thủng thì ai xuất hiện?
- Bác đã làm gì nói gì?
- Bị Bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì?
*Tranh 3: (đoạn 3 )
- Cô giáo làm gì khi bác bảo vệ bắt được qủa tang hai bạn trốn học?
*Tranh 4: (đoạn 4)
- Cô giáo nói gì với Minh và Nam?
- Hai bạn hứa gì với cô?
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- Lần 1: GV là người dẫn truyện, HS 1 nói lời Minh, HS 2 nói lời bác bảo vệ, HS 3 nói lời cô giáo, HS 4 nói lời Nam khóc (cùng với Minh).
- Lần 2: Các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. 
- Sau mỗi lần kể cả lớp nhận xét, bình chọn lời kể của từng nhân vật.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân và tập thể kể tốt.
- Các em về nhà kể lại chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Hát.
- 3 em lên bảng kể
- HS lắng nghe
- Lắng nghe.
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt kể 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Một số em trả lời theo câu hỏi gợi ý
- Một số em trả lời theo câu hỏi 
- Một số em trả lời 
- Một số em trả lời theo câu hỏi gợi ý 
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hành kể theo vai.
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- Một số em nhận xét bạn kể.
- HS lắng nghe
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
 - Biêt thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
 - Biết nhận dạng hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
 Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập 4, 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
 Nhắc nhở nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng đặt tính và tính: 56 + 35 46 + 45 
- Nhận xét cho điểm học sinh.
3. Bài mới
 a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
 b. Luyện tập
 *Bài 1: Tính nhẩm
- Cho học sinh dựa vào các công thức 6 cộng với 1 số để cộng cho nhanh.
- Gọi học sinh đọc bài làm
- Giáo viên bổ sung, chính xác về cách đặt tính và tính. 
*Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. 
- Giáo viên chép sẵn lên bảng, gọi học sinh lên bảng làm bài. 
- Nhận xét sửa bài chính xác kết quả tính:
*Bài 4 
- Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề bài
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chính xác bài giải và cho điển học sinh: 
*Bài 5 (a)
- Vẽ hình lên bảng và đánh số như hình sau 
1
2
3
- Kể tên tên các hình tam giác 
- Hình 1, hình 3, hình (1+ 2 + 3)
- Có mấy hình tam giác? 
- Có 3 hình tam giác.
- Có mấy hình tứ giác là những hình nào?
- Hình 2, hình (2 + 3), hình (1+ 2). Có 3 hình tứ giác.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 em lên bảng thực hiện
- HS lắng nghe
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 vài em đọc bài.
- HS làm bài
- 1 em đọc tóm tắt.
- 2 em dựa vào tóm tắt đọc thành bài toán 
- 1 em trả lời.
- HS làm bài
- Quan sát và lắng nghe.
- Một số em trả lời.
ĐẠO ĐỨC
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở bài tập và tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: GV ghi bảng
HĐ 1: PT bài “ Khi mẹ vắng nhà”
 * Mục tiêu: Giúp hs biết 1 tấm gương chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu 
thương ông bà, cha mẹ.
 * Cách tiến hành.
- GV đọc diễn cảm bài trên hs lắng nghe.
- HS đọc lại 
- HS tham gia thảo luận
? Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà 
? Việc làm của bạn nhỏ thể hiện 1 đứa trẻ như thế nào?
? Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm. 
* GV kết luận
HĐ 2: Bạn đang là ... nh thức thảo luận: Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy, các bạn trong nhóm ghi ý kiến của mình.
- Nghe ý kiến trình bày của các nhóm. Giáo viên ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng.
- Giáo viên treo các bức tranh trang 18 yêu cầu học sinh nhận xét: Các bạn trong các bức tranh đang làm gì? Làm như thế nhằm mục đích gì?
- Bạn gái đang làm gì?
- Rửa tay như thế nào mới được gọi là hợp vệ sinh?
- Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay?
- Bạn gái đang làm gì?
- Theo em rửa qủa như thế nào là đúng?
- Bạn gái đang làm gì?
- Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ?
- Bạn gái đang làm gì?
- Tại sao bạn làm như vậy?
- Có phải chỉ cần đậy kín thức ăn đã nấu chín phải không?
- Bạn gái đang làm gì ?
- Bát, đũa, thìa sau khi ăn cần phải làm gì ?
- Đưa câu hỏi thảo luận: “ Để ăn sạch các bạn học sinh trong tranh đã làm gì?”
- Giáo viên chốt lại nội dung bài
- Hãy bổ sung thêm các hoạt động việc làm để thực hiện ăn sạch.
- Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận.
c. Hoạt động 2: Phải làm gì để uống sạch? 
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đội theo câu hỏi: “ Làm thế nào để uống nước sạch?”. Sau đó trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS thảo luận để thực hiện y/c SGK
*Hình 6: Chưa hợp vệ sinh. Vì nước mía ép bẩn, có nhiều ruồi, nhặng.
*Hình 7: Không hợp vệ sinh.Vì nước ở chum là nước lã, có chứa nhiều vị trùng.
*Hình 8: Đã hợp vệ sinh.Vì bạn đang uống nước đun sôi để nguội.
- Vậy uống nước thế nào là hợp vệ sinh?
- Giáo viên chốt lại 
d. Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận. Sau đó yêu cầu học sinh đóng kịch dưới hình thức đối thoại để đưa ra các ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ.
HS1: Các bạn có biết, ăn uống sạch sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta không?
HS2: Sẽ làm cho chúng ta có sức khỏe tốt.
HS3: Chúng ta không bị bệnh tật.
HS4: Chúng ta sẽ học tập tốt.
HS1: Vì những lí do trên, chúng ta cần cùng nhau thực hiện ăn sạch và uống sạch, các bạn nhé.
- Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta phải thực hiện ăn, uống sạch sẽ để giữ gìn sức khoẻ, không bị mắc một số bệnh như :đau bụng ỉa chảy, để học tập tốt hơn.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nêu lại cách thực hiện ăn sạch, uống sạch.
- Các em nhớ thực hiện tốt bài học.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA: G
I. MỤC TIÊU:
 Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Mẫu chữ C hoa, cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp
 Nhắc nhở nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng viết chữ E, Ê, Em yêu trường em. 
- Nhận xét cho điểm học sinh.
3. Bài mới
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Treo mẫu chữ trong khung chữ cho học sinh quan sát.
- Chữ G hoa cao mấy li? 
- Chữ G gồm có mấy nét? 
Bịt nét khuyết và yêu cầu học sinh nhận xét phần còn lại giống chữ gì?
- Giống chữ C hoa.
- Giáo viên nêu quy trình viết:
- Giáo viên vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình.
- Cho HS viết vào không trung chữ G hoa.
- Yêu cầu học sinh viết vào nháp
- Theo dõi chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Yêu cầu học sinh mở vở đọc cụm từ ứng dụng. GV giảng 
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số chữ trong cụm từ Góp sức chung tay.
- Những chữ cái nào viết 2.5 li? 
- Những chữ cái nào viết 1 li? 
- Dấu thanh ghi như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nêu khoảng cách giữa các chữ 
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu chữ cho biết cách nối từ G sang o.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng chữ “góp” 
- Nhận xét sửa chữa sai sót.
d. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu học sinh viết theo đúng mẫu quy định trong vở.
- Thu bài chấm, nhận xét tuyên dương
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Các em về nhà viết tiếp bài.
- Hát 
- 2 em lên bảng viết, lớp viết nháp
- HS lắng nghe
- Lắng nghe.
- Quan sát 
- Một số em trả lời.
- Học sinh lắng nghe 
- Viết vào không trung.
- Viết nháp.
- 1 vài em đọc.
- Một số em nhận xét.
- Trả lời.
- Học sinh nêu.
- Quan sát và trả lời.
- Viết vào vở nháp.
- Học sinh viết.
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu(BT1, BT2)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ để chép sẵn nội dung kiểm tra bài cũ, nội dung bài tập 2, 3 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
 Nhắc nhở nề nếp học tập.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một số học sinh đọc bài làm .Kết luận về đáp án đúng và cho học sinh tự chấm điểm bài mình.
3. Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hướng dẫn làm bài tập 
 *Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc 
câu a
- Con trâu đang làm gì?
- Nêu: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
- Yêu cầu học sinh đọc câu b và c.
- Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ và làm tiếp câu b, c. 
- Cho học sinh đọc lại các từ: Ăn, uống, tỏa.
 *Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Treo bảng phụ cho học sinh đọc đáp án.
 *Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi học sinh đọc 3 câu trong bài.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ hoạt động của người trong câu: 
- Học tập, lao động.
- Hỏi: Muốn tách rõ hai từ cùng chỉ hoạt động trong câu người ta dùng dấu phẩy. Suy nghĩ và cho biết ta nên đặt dấu phẩy vào đâu? 
- Gọi học sinh lên bảng viết dấu phẩy.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và làm các câu còn lại.
- Cho học sinh đọc lại các câu sau khi đã đặt dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy.
4. Củng cố, dặn dò:
- Trong bài này chúng ta tìm được những từ chỉ hoạt động trạng thái nào? 
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Cả lớp làm theo yêu cầu.
- Nghe và đọc tên bài.
- Đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc bài
- Con trâu ăn cỏ.
- Nghe và ghi nhớ.
- Cả lớp đọc 
- Cả lớp cùng làm.
- Cả lớp đọc bài 
- 2 em đọc.
- HS làm bài
- 1 số em đọc bài mình tự làm.
- Đọc yêu cầu 
- Một vài em đọc.
- Tìm các từ chỉ hoạt động. 
- 1 em trả lời.
- Viết dấu phẩy vào câu a.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhắc lại bài và tìm một số từ chỉ hoạt động.
TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
 - Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
 - Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, 100 que tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp 
Nhắc nhở nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng bảng và yêu cầu tính nhẩm 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83 + 17
- Nêu bài toán: Có 83 que tính, thêm 17 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.
- Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính
- Nhận xét và chính xác kết quả đúng.
c. Hoạt động 2: Luyện tập –Thực hành
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- Giáo viên nhận xét 
*Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Nhận xét và chữa bài 
*Bài 4:
 - Giáo viên đọc đề.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Thu bài chấm, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- 2 em lên bảng
- HS lắng nghe
- Lắng nghe.
- Nghe và phân tích đề.
- Thao tác bằng que tính để tìm ra KQ.
- 1 HS lên bảng. Dưới lớp làm vào nháp.
- Dưới lớp làm vào nháp
- 1 em đọc.
- Lớp làm vào vở
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU
 - Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản
 - Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em (BT 2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1(BT 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 
- Bảng phụ để viết sẵn những câu hỏi ở bài tập 2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên đọc thời khoá biểu ngày mai và trả lời câu hỏi BT 3 tiết trước
- Nhận xét cho điểm học sinh. 
3. Bài mới 
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1:
- Gọi học sinh đọc kỹ yêu cầu của bài tập. 
- Gọi học sinh đọc tình huống a.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nói lời mời 
- Ví dụ 
Chào bạn! Mời bạn vào nhà tớ chơi.
A! Nam à. Bạn vào đi.
- Yêu cầu học sinh hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
*Bài 2: 
- Treo bảng phụ đã chép sẵn câu hỏi
- Cho học sinh hội thoại theo câu hỏi: 
+ HS1 hỏi: Cô giáo lớp 1 của em tên gì? HS2 trả lời. Sau đó HS 2 hỏi câu hỏi 2, HS 1 trả lời
*Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh viết bài
- GV chấm, nhận xét. 
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 em đọc và TLCH
- Lắng nghe. 
- Đọc yêu cầu.
- 1 em đọc. 
- Lắng nghe chuẩn bị đóng vai.
- Đóng cặp đôi với bạn bên cạnh
- Thực hiện phần b, c.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Viết bài 
SINH HOẠT LỚP
1. Nhận xét chung công việc trong tuần:
 - Cho cả lớp hát 1 bài.
 - Lớp trưởng nhận xét về tình hình học tập, lao động của các bạn trong lớp
 - GV chủ nhiệm nhận xét, bổ sung về:
 + Học tập, đồ dùng học tập. 
 + Ý thức học tập.
 + Vệ sinh cá nhân, lớp học.
 + Xếp hàng ra, vào lớp, thể dục
2. Nhắc nhở công việc tuần tới:
 - Chuẩn bị đồ dùng sách vở cho đầy đủ. Cần phải đi học đều, đúng giờ.
 - Ôn tập 2 môn tiếng việt, toán để chuẩn bị kiểm tra định kỳ lần 1.
 - Thực hiện tốt mọi nội quy của lớp, trường đề ra.
 - Duy trì các nền nếp. 
 - Tích cực chăm sóc bồn hoa, cây cảnh 
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông đường bộ
 - Thực hiện tốt nền nếp chào hỏi.
 - Làm bài và học bài trước khi tới lớp.
 - Không ăn quà vặt.
3. Tổ chức văn nghệ:
Các tổ giao lưu đọc thơ nói về chủ đề thầy cô giáo.
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoancacmonbuoi1lop2.doc