Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
- Hiểu nội dung truyện: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Tăng cường Kn: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.
- HS biết nhường nhịn chia sẻ với bạn bè những gì mình có.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
TUẦN 29 Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012 Tập đọc NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể với lời các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu. - Hiểu nội dung truyện: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Tăng cường Kn: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân. - HS biết nhường nhịn chia sẻ với bạn bè những gì mình có. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài: “Cây dừa” Kết hợp trả lời các câu hỏi: Nội dung bài cây dừa nói lên điều gì?. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV cho HS xem tranh minh hoạ và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ được nghe một câu chuyện về lòng nhân hậu của một cậu bé đối với bạn của mình qua câu chuyện: “Những quả đào ”. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. a. Đọc từng câu: - HS luyện đọc nối tiếp từng câu (Lượt 1) * Luyện phát âm từ khó: làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên. - HS luyện đọc nối tiếp từng câu (Lượt 2) b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Lượt 1) - Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Lượt 2) HD HS giải nghĩa từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. GV giải nghĩa thêm: Nhân hậu (Thương người, đối xử có tình nghĩa với người.) c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm - GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương. - Đọc đồng thanh. Tiết 2: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: + Người ông dành những quả đào cho ai? (Cho vợ và các cháu) Câu 2: + Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? (Xuân đem hạt trồng. Vân ăn hết và vứt hạt đi. Việt tặng Sơn đang bị ốm) Câu 3: + Nêu nhận xét của ông về từng cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy? - HS: Ông nhận xét về Xuân: Mai sau Xuân sẽ là làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây. Ông nhận xét về Vân: Vân còn thơ dại quá vì còn háu ăn. Ông nhận xét về Việt: Việt có tấm lòng nhân hậu vì đã nhường miếng ngon cho bạn. Câu 4: + Em thích nhân vật nào? Vì sao? - HS tự chọn và nêu nhân vật mà mình thích nhất. 4. Luyện đọc lại: - Yêu cầu các nhóm thi đọc lại chuyện. - Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 5. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà đọc kĩ bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện ----------------------------------***---------------------------------- Đạo đức GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. - Tăng cường Kn: thể hiện sự cảm thông, kn ra quyết định và giải quyết vấn đề, Kn thu thập và xử lí thông tin. - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. - Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kỳ thị, trêu chọc bạn khuyết tật. - Có ý thức giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể. II. Tài liệu và phương tiện: · Tranh minh họa cho HĐ 1. · Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ 2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra sách vở của hs · Vì sao chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Xử lí tình huống. * Mục tiêu: Giúp hs biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật. * Cách tiến hành: · Gv nêu tình huống/ sgv. · Hs thảo luận nhóm. · Đại diện các nhóm trình bày và thảo luân lớp. * Kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hay dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm. Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật. * Mục tiêu: Giúp hs củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật. * Cách tiến hành: · Gv yêu cầu hs trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được. · Hs trình bày tư liệu. · Sau mỗi phần trình bày. Gv tổ chức cho hs thảo luận à Gv kết luận. Þ Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm nhữ việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 4. Hoạt động cuối: Củng cố – dặn dò. Dặn hs thực hành những điều đã học vào cuộc sống. -------------------------------------***-------------------------------------- Toán CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. Mục đích, yêu cầu: - Nhận biết được các số từ 111 đến 200. - Biết cách đọc, viết thành thạo các số từ 111 đến 200. - Biết so sánh các số từ 111 đến 200. - Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200. - BT cần làm: BT1, BT2a, BT3. - HS thích học môn toán. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. III. Các hoạt động dạy - học: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 101 đến 110. * Giáo viên nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em đếm các số từ 111 đến 200. 2. Giới thiệu các số từ 101 đến 110: - GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: + Có mấy trăm? (Có 1 trăm.) - Gọi HS lên viết số 1 vào cột trăm. - Gắn thêm hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ + Có mấy chục và mấy đơn vị? (Có 1 chục, 1 đơn vị) - Gọi 1 em lên bảng viết. - GV gắn lên bảng hình biểu diễn 100, 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 2 hình vuông nhỏ và hỏi: + Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? (Có 1 trăm 1 chục và 2 đơn vị.) - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc, cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. - HS trao đổi và viết số còn thiếu vào bảng sau đó 3 HS lên bảng 1HS đọc, 1HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - Yêu cầu HS đọc lại các số vừa lập được.- Nhiều em đọc lại. 3. Luyện tập: Bài 1:- Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm vào SGK. - Gọi HS lên bảng chữa bài GV và cả lớp nhận xét Bài 2: - Gọi HS lên bảng điền số còn thiếu vào tia số. Bài 3: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Điền dấu , =.) Nhắc: Để điền dấu đúng chúng ta phải so sánh các số với nhau. - GV viết lên bảng: 123....124 - Yêu cầu HS so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 vớí nhau. (Chữ số hàng trăm cùng là số 1.) - Yêu cầu HS so sánh chữ số hàng chục của số 123 và 124 với nhau. (Chữ số hàng chục cùng là số 2). - Yêu cầu HS so sánh chữ số hàng đơn vị của 123 và 124 với nhau. (3 nhỏ hơn 4, hay 4 lớn hơn 3.) Khi đó ta nói: 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123. - Yêu cầu HS làm các bài còn lại. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: Xem trước bài: So sánh các số tròn trăm. ----------------------------------***---------------------------------- CHIỀU Đ/C Bông dạy -------------------------------------***-------------------------------------- Thứ ba ngày 03 tháng 4 năm 2012 Đ/C Vân dạy -------------------------------------***-------------------------------------- Thứ tư ngày 04 tháng 4 năm 2012 Tập đọc CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc lưu loát, trôi chảy rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. - Đọc đúng giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK. - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4). - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ trongbài đọc ở SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc từng đoạn bài: “ Những quả đào ” kết hợp trả lời các câu hỏi SGK. - GV nhận xét ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Ở làng quê Việt Nam, ngoài cây tre còn có một loại cây rất phổ biến đó là cây đa. Cây đa có nhiều bóng mát nên rất gần gũi với trẻ em. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy cây đa gần gũi với trẻ em làng quê như thế nào. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. a. Đọc từng câu: - HS luyện đọc từng câu ( Lượt 1 ) * Luyện phát âm từ khó: không xuể, cột đình, chót vót, gẩy lên, thơ ấu, cổ kính, lững thững. - HS luyện đọc từng câu ( Lượt 2 ) b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 1 ) - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 ) * Hướng dẫn HS đọc câu dài: Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 ) - Gọi HS đọc chú giải. c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm e. Đọc đồng thanh. - GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: + Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống lâu?( Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là một thân cây ) Câu 2: Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ ) được tả bẵng những hình ảnh nào? - Thân cây: là một toà cổ kính chín mười đứa bé nắm tay nhau ôm không xuể. - Cành cây: lớn hơn cột đình. - Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh. - Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Câu 3: + Hãy nói đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ. HS tự nêu. Chẳng hạn: Thân cây rất to.Cành cây rất lớn.Ngọn cây rất cao.Rễ cây ngoằn ngoeò Câu 4: + Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả đã thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (Tác giả thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới dưới ánh chiều.) 4. Luyện đọc lại: - Yêu cầu HS đọc lại bài. - Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 5. Củng cố - dặn dò: + Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? Giảng: Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương. - GV nhận xét tiết học. * Dặn: Về nhà đọc kĩ bài ----------------------------------***---------------------------------- Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục đích yêu cầu: - Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, B ... ; 1/5. I.Mục tiêu: ----------------------------------***---------------------------------- Tiết 3: Luyện viết NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu HS luyện viết đoạn 1 bài những quả đào. HS viết đúng, chính xác. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. II. Các hoạt động dạy học 1. GV đọc đoạn cần viết cho HS nghe - Gọi 2 HS đọc lại 2. HD HS tìm hiểu nội dung đoạn + Người ông dành những quả đào cho ai? - Cho vợ và các cháu. + Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân? HS tìm những từ dễ viết sai: làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên. HS luyện viết các từ đó vào bảng con. 3. GV đọc cho HS viết HS luyện viết vào vở. HS viết xong GV đọc cho HS dò bài. 4. GV chấm bài – nhận xét * Dặn dò: HS về nhà luyện viết lại bài. Chiều thứ 2 Tiết 1 -2: LUYỆN TIẾNG VIỆT I. Mục đích, yêu cầu: 1. Luyện đọc bài “Cậu bé và cây si” - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 2. Luyện viết: đoạn 1 bài “Cậu bé và cây si”. HS viết đúng, trình bày sạch sẽ rõ ràng. II. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Luyện đọc: 1. Giới thiệu bài: Cây xanh rất cần thiết trong đời sống con người. Thế mà có nhiều bạn nhỏ không biết điều đó, thường nghịch và làm thương tổn đến cây. Bài học hôm nay các em sẽ được nghe cây muốn nói gì với chúng ta. 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. a. Đọc từng câu: - HS luyện đọc từng câu (Lượt 1) * Luyện phát âm từ khó: xum xuê, hí hoáy, cành lá, rùng mình, lắc đầu, đau điếng. - HS luyện đọc từng câu (Lượt 2) b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Lượt 1) Đoạn 1: Từ đầu.......... cảm ơn cây. Đoạn 2: Phần còn lại. - Hướng dẫn HS nghỉ hơi, ngắt giọng các câu thơ khó ngắt: - Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Lượt 2) kết hợp giải nghĩa các từ: Rùng mình. c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm e. Đọc đồng thanh. - GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: + Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si? (Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên cây, làm cây đau điếng.) Câu 2: + Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nổi đau của nó? (Cây khen cậu bé có cái tên rất đẹp, rồi hỏi khéo: Vì sao cậu không khắc cái tên đẹp ấy lên người cậu? Cậu bé rùng mình sợ đau, từ đó hiểu ra: Dùng dao khắc tên mình lên cây làm cho cây đau đớn.) Câu 3: + Theo em sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không? Vì sao? (Chắc cậu không nghịch nữa vì đã hiểu: cay cũng biết đau như con người, dùng dao khắc lên cây sẽ làm cây đau, có hại cho cây. Có thể từ đó cậu bé có ý thức bảo vệ cây.) 4. Luyên đọc lại: - Cho HS thi đọc theo phân vai. - Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương 5. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà đọc kĩ lại bài. Tiết 2: Luyện viết 1. GV đọc đoạn cần viết cho HS nghe - Gọi 2 HS đọc lại 2. HD HS tìm hiểu nội dung đoạn: + Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si? (Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên cây, làm cây đau điếng.) - Hs tìm các từ khó viết: cây si già, thân cây, con dao, hí hoáy, đau điếng. HS luyện viết các từ đó vào bảng con. 3. GV đọc cho HS viết HS luyện viết vào vở. HS viết xong GV đọc cho HS dò bài. 4. GV chấm bài – nhận xét * Dặn dò: HS về nhà luyện viết lại bài. -------------------------------------***---------------------------------- Tiết 3: LUYỆN TOÁN I. Mục đích, yêu cầu: Hs có kỹ năng thành thạo về phép nhân, phép chia. II.Các hoạt động dạy - học: 1.Gv nêu yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn hs làm bài tập. A. Bài tập dành cho HS trung bình Bài 1:Tính a. 5 x 0 + 15 = 1 x 9 + 13 = 7 x 1 + 9 = 0: 9 + 30 = Bài 2: Mỗi bình hoa có 5 bông hoa. Hỏi 7 bình như thế có bao nhiêu bông hoa. HS làm bài và chữa bài GV cùng cả lớp nhận xét. B. Bài tập dành cho HS khá, giỏi: * Bài 1: b. Tính nhanh: 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = * Bài 4: a. Tìm 1/4 của 12; 16; 24; 36. b. Tìm 1/5 của 12 + 18; 5 x 7. Hs làm bài - chữa bài. GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Củng cố: Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------***------------------------------------------------- Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009 Tiết 1: Kể chuyện NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc 1 câu (BT1). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2). - Rèn cho HS có ý thức tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể nối tiếp lời bạn. - HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT3). II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện. - 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên nối tiếp kể lại từng đoạn câu chuyện:“ Kho báu “ * Giáo viên nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tập kể lại câu chuyện: “ Những quả đào ”. 2. Hướng dẫn kể chuyện: Kể tóm tắt nội dung từng đoạn truyên: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Đoạn 1: Chia đào. Đoạn 2: Chuyện của xuân. + Em hãy tóm tắt nội dung từng đoạn bằng lời của mình. + Nội dung đoạn 3 là gì? + Nội dung đoạn cuối là gì? - Lớp nhận xét. b. Kể lại từng đoạn theo gợi ý tranh: - Yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý của tranh. - Yêu cầu các nhóm kể. - HS tập kể trong nhóm từng đoạn truyện dựa theo nội dung từng tranh- GV cùng lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay - Các nhóm cử đại diện lên kể. c. Kể toàn bộ câu chuyện: - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. ( Lưu ý: HS thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật.) - Các nhóm cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp. - Nhóm cử ban giám khảo ghi điểm. - Lớp nhận xét. - GV công bố điểm, tuyên dương những HS và nhóm HS kể chuyện hay, tự nhiên. 3. Củng cố - dặn dò: - GV gọi HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe. ----------------------------------***---------------------------------- Tiết 2: Toán CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. - BT cần làm BT2, BT3. - HS yêu thích học môn toán. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. III. Các hoạt động dạy - học: Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện điền dấu: 122..... 124 126..... 152 ..... 130 186..... 186 120 . 122 135..... 125 ...... 136 148..... 128. HS3: Làm bài 2a * Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu: Các em đã được biết đến cấu tạo số và biết đọc, biết viếtcác số từ 100 đến 200. Trong bài học hôm nay các em sẽ được biết cách viết, cách đọc các số tự nhiên có ba chữ số 2. Giới thiệu số coá 3 chữ số: Đọc, viết các số theo hình biểu diễn: - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biển diễn 200 và hỏi: + Có mấy trăm? ( Có 3 trăm.) - GV gắn tiếp 4 hình chư nhật biểu diễn 40 và hỏi: + Có mấy đơn chục? (Có 4 chục.) - GV gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: + Có mấy đơn vị? (Có 3 đơn vị.) - Yêu cầu HS lên bảng viết số gồm 2 trăm 4 chục và 3 đơn vị. - 1 em lên bảng viết. - Yêu cầu HS đọc số vừa viết. - HS đọc cá nhân - > đồng thanh. - GV tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252. b. Tìm hình biểu diễn cho số: - GV đọc số yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số GV đọc. 3. Luyện tập thực hành: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - HS tự làm và kiểm tra lẫn nhau. - Gọi HS nêu kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm cách đọc tương ứng số. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm vào SGK. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét - Chữa bài. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài - 2 em làm ở bảng lớp còn lại làm ở SGK 4. Củng cố - dặn dò: - GV tổ chức cho HS thi viết số có 3 chữ số - GV nhận xét chung tiết học. Dặn: Về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc, viết số có 3 chữ số. ----------------------------------***---------------------------------- Tiết 3: Chính tả NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục đích, yêu cầu: - HS nhìn bảng chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn ngắn. - Làm được BT2a, b. - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS viết tên các loài cây có âm đầu là s/x - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt truyên Những quả đào và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh. 2. Hướng dẫn chính tả: a. Ghi nhớ nội dung bài viết: - Gọi HS lần lượt đọc đoạn văn. (3 HS đọc.) Hỏi: + Người nông dân chia gì cho các cháu? (Mỗi cháu 1 quả đào.) + Ba người cháu đã làm gì với quả đào ông cho? (Xuân đem hạt trồng. Vân ăn vẫn còn thèm. Việt cho bạn bị ốm.) + Người nông dân nhận xét gì về các cháu? (Xuân thích làm vườn. Vân còn bé dại.Việt là người nhân hậu.) b. Hướng dẫn cách trình bày: + Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (Viết lùi vào 1 ô và viết hoa.) + Ngoài những chữ đầu cầu trong bài này còn có những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao? - Viết hoa tên riêng của các nhân vật Xuân, Vân, Việt. c. Hướng dẫn viết từ khó: - GV đọc các từ: trồng, quả đào, bé dại, nhân hậu. - GV đọc HS chép bài vào vở. d. Chấm chữa bài: - GV thu, chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - Gọi HS nhận xét bài làm ở bảng của bạn, chữa bài. Bài 2b: GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ. - HS tìm từ: số chín - chín – thính Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm để tìm các tên riêng. ( Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.) + Tên riêng phải viết như thế nào? (Phải viết hoa.) - Yêu cầu HS làm bài. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn: Luôn luôn nhớ qui tắc viết hoa tên riêng. ----------------------------------***----------------------------------
Tài liệu đính kèm: