Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9 năm 2005

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9 năm 2005

GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI

(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.

- Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.

- Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

· Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. (Giấy thủ công)

· Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.

· Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh họa.

- HS: Giấy thủ công. (Giấy nháp)

 

doc 39 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 9 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2005
TIẾT 8	Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: 
Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. (Giấy thủ công)
Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh họa.
HS: Giấy thủ công. (Giấy nháp)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Gấp thuyền phẳng đáy không mui. (4’) 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước gấp.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
* Tuần trước cô đã hướng dẫn các em gấp thuyền phẳng đáy không mui. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em “Gấp thuyền phẳng đáy có mui” Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’)
- Phương pháp: Trực quan - Quan sát – Đàm thoại – 	Gợi mở.
- GV giới thiệu mẫu gấp:
Hình dáng của thuyền phẳng đáy có mui?
Màu sắc của mẫu gấp?
So sánh thuyền phẳng đáy có mui với thuyền phẳng đáy không mui có gì giống và khác nhau?
à Kết luận: Cách gấp hai loại thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui thuyền.
- GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy không mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu giúp HS sơ bộ biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (25’)
- Phương pháp: trực quan – Giảng giải – Làm mẫu.
* Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền.
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa. 
- Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như (Hình 1) sẽ được (Hình 2), miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.
- Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV gọi HS lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4.
* Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều.
- GV gắn mẫu quy trình gấp có hình minh họa.
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp (Hình 2) được (Hình 3).
- Gấp đôi mặt trước của (Hình 3) được (Hình 4). 
- Lật (Hình 4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (Hình 5).
* Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa.
- Gấp theo đường dấu gấp (Hình 5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (Hình 6). Tương tự gấp theo đường dấu gấp (Hình 6) được (Hình 7). Lật (Hình 7) ra mặt sau, gấp hai lần giống như (Hình 5), (Hình 6) được (Hình 8).
- Gấp theo dấu gấp của (Hình 8) được (Hình 9).
- Lật (Hình 9) ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được (Hình 10).
* Bước 4: tạo thuyền phẳng đáy có mui
- GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa.
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mépgiấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như (Hình 11).
- Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như (Hình 12) được thuyền phẳng đáy có mui (Hình 13).
à Để gấp thuyền phẳng đáy có mui ta thực hiện mấy bước?
- GV gọi 2 HS lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- GV tổ chức cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp.
4. Nhận xét – Dặn dò:(1’).
- Về nhà tập gấp nhiều lần cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2).
- Hát Em đi chơi thuyền
- 2 HS nhắc lại, 3 bước:
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Dài.
- Đỏ (vàng, xanh )
- Giống nhau: hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền, về các nếp gấp.
- Khác nhau: Một loại có mui ở hai đầu và một loại không có mui.
- Hoạt động cá nhân.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 1.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 1 & 2).
- HS lên bảng thực hiện.
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 2.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 3, 4 và 5).
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 3.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 6, 7, 8, 9, 10).
- HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 4.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 11, 12, 13).
- 4 Bước:
Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
Bước 2: Gấp tạo nếp gấp cách đều.
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện trên nháp.
TIẾT 33	Tập đọc 
ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC 
VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Thuộc bảng chữ cái.
Thuộc các từ chỉ sự vật.
Kĩ năng: Đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2. (Phát âm rõ, 	 tốc độ đọc tối thiểu 45, 50 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu.
Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các văn bản thông thường). Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3. Vở bài tập.
HS: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Đổi giày (4’) 
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Đổi giày.
+ Khi xỏ nhầm giày, cậu bé bước đi như thế nào ?
+ Khi thấy mình đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ?
+ Cậu bé nghĩ như thế có đáng cười không ? Vì sao ?
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 1)
* Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các bài tập đọc đã học và kiểm ta kiến thức về các phân môn Tiếng Việt 
Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc (9’)
- Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại.
- Cho HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. (8 Em)
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời 1 câu hỏi về nội dung.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
Þ Lưu ý: Trước khi cho HS bốc thăm, GV nêu yêu cầu cách cho điểm để HS nắm.
Hoạt động 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái (8’)
- Phương pháp: Thực hành – Thi đua.
- GV mời HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Tổ chức cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng chữ cái:
Trò chơi đố nhau, 1 em đó, 1 em ghi bảng.
Đọc nối tiếp nhau bảng chữ cái.
Thi xếp thứ tự bảng chữ cái.
- Mời 2 HS đọc lại toàn bộ bảng chữ cái.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Ôn tập về sự vật (8’)
- Phương pháp: Thực hành – Thi đua.
* Bước 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Cho HS viết vào bảng con lần lượt các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối hoặc phiếu để HS điền vào. Trong khi đó mời 2 HS làm vào bảng lớn.
Ị Nhận xét.
* Bước 2:
- Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng. (Viết)
- Cho 1 HS điều khiển chơi bằng cách: Em điều khiển chỉ bạn nào nói: Từ chỉ cây cối, đồ vật thì 1 bạn bị chỉ trả lời đúng thì được ngồi xuống, sai thì bị đứng. Tiếp tục đến khi nào bạn nào đó trả lời đúng thì thôi. (Nhưng cũng phải trong khoảng thời gian GV cho phép).
- HS làm vào vở bài tập.
Ị Nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái, đọc các bài tập đọc tuần 7 và 8, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2)
- Hát
- 3 HS đọc và trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- HS bốc thăm và xem lại bài.
- HS đọc theo yêu cầu của lá thăm và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động nhóm.
- 3 HS đọc.
- HS thực hiện.
- Đọc nối tiếp nhau đến hết.
- Tiếp sức 1 dãy 5 em.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện.
- Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của 1 em quản trò.
- Viết vào vở.
TIẾT 34	Tập đọc 
ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC 
VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Biết cách đặt câu theo mẫu “Ai là gì?”
Cách sắp xếp tên riêng của Người theo thứ tự bảng chữ cái.
Kĩ năng: 
Đọc thông các bài tập đọc.
Biết cách đặt câu nhanh.
Biết cách sắp xếp tên riêng của Người theo thứ tự bảng chữ cái
Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phị ghi sẵn mẫu câu ở BT2. Vở bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2)
* Chúng ta tiếp tục ôn lại các bài Tập đọc và các kiến thức có liên quan Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. (12’).
- Phương pháp: Hỏi đáp – Thực hành.
- GV tiến hành kiểm tra như tiết 1.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Đặt câu theo mẫu (13’)
- Phương pháp: Thực hành – Thi đua.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Mở bảng phụ trình bày sẵn mẫu câu ở BT2:
Ai (cái gì, con gì)
là gì?
Bạn Lan
là học sinh giỏi.
Bố em
là bác sĩ.
- Yêu cầu mỗi HS tự làm bài bằng cách cho 2 dãy thi đua.
- Em nào, dãy ... òn lại).
Ị Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 8)
* Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tiếp học thuộc lòng và tham gia chơi giải đáp ô chữ Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ (20’)
- Phương pháp: Giảng giải – Trò chơi – Thực hành 	– Quan sát.
- Treo 1 tờ giấy khổ to đã kẻ ô chữ hướng dẫn HS làm bài.
* Bước 1: Dựa vào lời gợi ý các em đoán từ đó là từ gì ? 
* Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô ghi 1 chữ cái (chữ in). Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là em tìm đúng.
- Mỗi 4 tổ HS lên thi tiếp sức (mỗi em trong tổ điền 1 từ).
Ị Nhận xét, tuyên dương.
- Lời giải các ô là:
Dòng 1
Phấn
Dòng 6 
Hoa
Dòng 2
Lịch
Dòng 7
Tư
Dòng 3
Quần
Dòng 8
Xưởng
Dòng 4
Tí hon
Dòng 9
Đen
Dòng 5
Bút
Dòng 10
Ghế
Hoạt động 2: Từ mới theo ô chữ(5’)
- Phương pháp: Giảng giải – Thực hành.
- Các em dựa vào các ô chữ đã điền đủ các từ theo hàng ngang, em sẽ biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào?
- Ghi đó là từ: PHẦN THƯỞNG.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét – Dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kiểm tra: Đọc (Tập đọc, Luyện từ và câu)
- Hát
- 6 – 8 HS bốc thăm.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Phấn.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Thực hiện.
- Đại diện từng tổ lên đọc kết quả.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Vài em nêu miệng.
- Nhận xét.
TIẾT 9	Đạo đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS hiểu
Như thế nào là chăm chỉ học tập.
Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
Kĩ năng: HS Thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
Thái độ: HS có thái độ tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Các phiếu thảo luận nhóm. Đồ dùng cho trò chơi sắm vai.
 - HS: Vở bài tập đạo đức.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Chăm làm việc nhà (tiết 2) (4’)
- Hòa đang học bài. Anh (chị) của Hoà nhờ Hòa đi lấy cái ghế. Em hãy bài tỏ ý kiến giúp bạn.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Chăm chỉ học tập (tiết 1)
- Trong học tập cần phải thực hiện đầy đủ học bài, làm bài. Hôm nay em sẽ học đạo đức bài Chăm chỉ học tập
Ị Ghi tựa. 
Hoạt động 1: Tự liên hệ (12’)
- Phương pháp: Thảo luận nhóm – Sắm vai.
- GV nêu tình huống: Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi (đá bóng, đá cầu, nhảy dây ) Bạn Hà phải làm gì khi đó?
Þ Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
Hoạt động 2: Lợi ích của việc chăm chỉ học tập 	(8’)
- Phương pháp: Thảo luận nhóm.
* Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung của bài tập.
Ị Các ý nêu biểu hiện chăm chỉ học tập là a, b, d, đ.
Þ Chăm chỉ học tập có lợi ích là:
Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn.
Được thầy cô, bạn bè yêu mến.
Thực hiện tốt quyền được học tập.
Bố mẹ hài lòng.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân (7’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
- Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể.
- Kết quả đạt được ra sao?
- GV khen những em đã chăm chỉ học tập, nhắc nhở 1 số em chưa chăm chỉ.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
- Giáo dục chăm chỉ học tập sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp học tập đạt kết quả cao, được thầy cô, bạn bè yêu mến, thực hiện tốt quyền được học tập, bố mẹ hài lòng.
- Chuẩn bị: Chăm chỉ học tập (Tiết 2).
- Nhận xét tiết học./.
- Hát
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi. Phân vai diễn.
- Vài cặp HS diễn vai.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- 1 HS đọc.
- HS nhận việc, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.
- 5 – 7 HS nhắc lại.
- Hoạt động nhóm đôi, lớp.
- Một số HS tự liên hệ trước lớp.
- HS trả lời.
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2005
TIẾT 18	Chính tả
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (ĐỌC)
TIẾT 18	Thể dục
TIẾT 18
I. MỤC TIÊU:
Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu hoàn thiện từng động tác để chuẩn bị kiểm tra.
Học điểm số 1 – 2, 1 – 2,  theo đội hình hàng ngang. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác, rõ ràng. Có thực hiện động tác quay đầu sang trái.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
III. NỘI DUNG:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu:
GV tập hợp lớp, phổ biến nội quy, yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
Xoay các khớp: cổ tay, cánh tay, hông, đầu gối.
Trò chơi: Có chúng em.
	2. Phần cơ bản:
Điểm số: 1 – 2; 1 – 2;  theo đội hình hàng dọc.
Điểm số: 1 – 2; 1 – 2;  theo đội hình hàng ngang.
Ôn bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
	3. Phần kết thúc:
Đi đều và hát.
Cúi người thả lỏng.
GV nhận xét tiết học.
Giao bài tập về nhà.
6’
1’
2’
1’
2’
24’
8’
6’
5’
6’
6’
3’
1’
1’
1’
Theo đội hình 4 hàng ngang.
Theo đội hình 4 hàng dọc. Cán bộ lớp điều khiển.
Theo đội hình vòng tròn, GV điều khiển. Yêu cầu HS chơi nhiệt tình.
GV nhắc cách điểm số, hô khẩu lệnh cho HS điểm số. Nếu cần tập lần 3, GV để cán sự điều khiển.
Lần 1: GV giải thích, làm mẫu động tác quay đầu sang trái và điểm số, sau đó sử dụng khẩu lệnh cho HS tập. Tiếp theo GV nhận xét rồi cho HS tập lần 2; 3.
GV chia tổ HS tự tập. GV sửa các động tác sai. Sau đó yêu cầu từng tổ trình diễn, báo cáo kết quả. GV và HS cùng nhận xét.
GV điều khiển, HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Theo đội hình 4 hàng dọc.
Theo đội hình 4 hàng ngang, cán sự điều khiển..
HS lắng nghe.
- Về nhà ôn cách điểm số.
TIẾT 9	Tập làm văn
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (VIẾT)
TIẾT 45	Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS
Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
Bước đầu tiên làm quen với kí hiệu chữ.
Kĩ năng: Làm đúng bài tập tìm số hạng.
Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Phóng to hình vẽ của phần bài học trên bảng?
HS: Vở toán, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I (4’)
- GV nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
3. Bài mới: Tìm một số hạng trong một tổng
- Viết lên bảng 4 + 6 và yêu cầu tính tổng.
- Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên.
- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng, khi biết tổng và số hạng kia Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tìm một số hạng trong một tổng (10’)
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
- Treo lên bảng hình vẽ một trong phần bài học.
- GV hỏi: 
Có tất cả mấy ô vuông?
Có mấy ô vuông bị che lấp?
Bài toán hỏi gì?
Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi đó là x.
Lấy x + 4 tức là viết: x + 4.
- Lấy số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4) tất cả là 10 ô vuông, ta viết x + 4 = 10 (viết bảng).
- Trong phép tính này x là gì? 10 là gì?
- Nêu lại tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng x + 4 =10
- Để tìm x, tức là số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Vậy để tìm x, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết, em thực hiện thế nào?
 Þ Lưu ý: khi tìm x ta ghi các dấu “=” thẳng cột
Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
Hoạt động 2:Luyện tập (15’)
- Phương pháp: Thực hành - Luyện tập. 
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi 2 HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, chấm điểm.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng?
- Yêu cầu HS nêu cách tính tổng, cách tính số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và dựa vào cách tìm số hạng trong 1 tổng để giải bài toán.
4. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng trong 1 tổng. Làm bài 1, 3 / 45.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc kết luận của bài.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét giờ học./.
- Hát
- HS lắng nghe.
- 6 + 4 = 10.
- 6 và 4 là số hạng, 10 là tổng.
- 1 HS nhắc lại.
- Hoạt động lớp.
- 10 Ôvuông.
- 1 Số ô vuông bị che.
- Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp.
- x, 4 là số hạng, 10 là tổng.
- Vài HS nêu.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
x + 4 = 10
 x = 10 – 4
 x = 6
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Hoạt động lớp.
- Tìm x.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của bạn mình.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Là tổng hoặc số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- HS nêu.
- Làm bài. Nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Đọc và phân tích đề.
 Tóm tắt:
Cả lớp 	: 35 HS
Trai : 20 HS
Gái :  HS?
Giải:
 Số HS gái có:
35 - 20 = 15 (HS)
 Đáp số: 15 HS

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 K2.doc