Giáo án các môn khối 2 - Tuần 7 - Trường TH Bùi Thị Xuân

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 7 - Trường TH Bùi Thị Xuân

Tiết 1 + 2: Tập đọc

NGƯỜI THẦY CŨ

I. MỤC TIÊU:

 1. Rèn kỹ năng đọc:

 - Biết đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của một số từ mới trong bài.

 - Hiểu nội dung: người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

 - Hs có ý thức giữ cho trường lớp sạch đẹp và luôn mới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 7 - Trường TH Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ tư, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 + 2: Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ 
I. MỤC TIÊU:
 1. Rèn kỹ năng đọc:
 - Biết đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của một số từ mới trong bài.
 - Hiểu nội dung: người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
 - Hs có ý thức giữ cho trường lớp sạch đẹp và luôn mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 Hs lên bảng đọc bài “Ngôi trường mới” + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Dựa vào tranh minh họa giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc.
a. Luyện đọc:
 - Gv đọc mẫu, học sinh theo dõi.
 - Hướng dẫn học sinh đọc câu: Hs nối tiếp nhau đọc từng câu, rút ra từ khó trong câu.HS đọc từ khó CN - ĐT: cổng trường, xuất hiện, mắc lỗi, cửa sổ.
 - Hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Gv cùng Hs chia đoạn, học sinh đọc từng đoạn, rút ra từ mới trong đoạn. Gv kết hợp Hướng dẫn Hs giải nghĩa từ,
 + Gv giúp Hs hiểu thêm: lễ phép: có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên
 + Thầy cũ: người dạy mình những năm học trước.
 Hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp một số câu dài.
 Nhưng// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu//
 Lúc ấy/ thầy bảo:// “Trước khigì,/ cần phải nghĩ chứ!//Thôi/ em về đi/ thầy không phạt em đâu”//
 - Hs đọc đoạn trong nhóm, các nhóm đọc sau đó nhận xét.
 - Thi đọc giữa các nhóm. Đại diện các nhóm thi đọc (CN, ĐT từng đoạn,cả bài). Lớp cùng Gv nhận xét, tuyên dương nhóm có Hs đọc hay và đúng nhất.
 - Lớp đồng thanh đọc đoạn 1, 2
Tiết 2
b. Tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bố Dũng đến trường làm gì? ( để gặp thầy giáo cũ)
 - Gv: Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ? (Vì bố vừa về nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay. Vì bố đi công tác chỉ rẽ thăm thầy được một lúc. Vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà).
Câu 2: Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?(Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy) 
Câu 3: Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ? ( Kỉ niệm thời đi học, có lần trèo qua cửa sổ, thầy giáo chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt).
Câu 4: Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ? ( Bố cũng có lần mắc lỗimắc lại)
c. Luyện đọc lại:
 - Hướng dẫn Hs đọc lại bài theo cách phân vai.
 - Cho đại diện các nhóm tự phân vai và đọc bài. Đại diện các nhóm đọc bài.
 - Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay và đúng nhất.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Giáo viên cùng Hs củng cố bài lại nội dung bài.
 - Liên hệ: muốn trường lớp luôn sạch và mới chúng ta phải làm gì ?(Chúng ta không được vẽ bậy, bôi bẩn lên tường và không được xả rác bừa bãi.)
 - Nhận xét tiết học, dặn Hs về nhà đọc bài.
Tiết 3: Toán
	LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU.
 - Củng cố về nhiều hơn, ít hơn.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
II. CHUẨN BỊ:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- học sinh lên bảng làm bài tập 2 (trang 30)
- Gv kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh
- Gv cùng Hs nhận xét, Gv ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 Bài 1. a. Học sinh đọc bài toán, quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong bài.
 - Gv hướng dẫn và đọc các câu hỏi. Hs nối tiếp trả lời các câu hỏi.
 - Lớp cùng Gb nhận xét.
Trong hình tròn có mấy ngôi sao? ( Có 5 ngôi sao.)
Trong hình vuông có mấy ngôi sao? (Có 7 ngôi sao.)
Trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn mấy ngôi sao? ( 2 ngôi sao.)
Trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông mấy ngôi sao? (2 ngôi sao.)
b. Em phải vẽ bao nhiêu ngôi sao vào hình tròn nữa để số ngôi sao ở trong hai hình bằng nhau. (2 ngôi sao)
Bài 2. Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- Gv cho học sinh đọc tóm tắt bài toán, 
- Hs nêu cách giải và đặt lời giải cho bài toán.
- Lớp làm vào vở, một em lên bảng làm bài.
- Lớp cùng Gv nhận xét.
Bài giải:
Em có số tuổi là:
16 - 5 = 11( tuổi)
Đáp số: 11 tuổi.
 Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 - Gv hướng dẫn Hs nêu bài toán dựa vào tóm tắt. 
 - Học sinh làm theo nhóm, sau đó đại diện các nhóm lên làm bài trên bảng.
 - Hs nêu lại cách giải của nhóm mình trước lớp.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
 Bài giải:
 Số tuổi của anh có là.
 11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
Bài 4. 2 Học sinh đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Gv cho học sinh làm vào giấy nháp, sau đó đọc bài.
- Hs trình bày cách giải của mình, nêu lời giải khác nêu có.
- Lớp và giáo viên nhận xét. 
Bài giải:
Tòa nhà thứ nhất có số tầng là:
16 - 4 = 12 ( tầng)
Đáp số: 12 tầng
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gv cùng lớp củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm bài tập.
Tiết 4: Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
 - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
 II. CHUẨN BỊ: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 Hs nhắc lại nội dung bài học của tiết trước.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 - HS quan sát tranh bài tập 1 - GV nêu tên bài 
 a. Hoạt động 1: Phân tích bài thơ khi mẹ vắng nhà
 - Gv đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hs đọc lại bài thơ.
 - Hướng dẫn Hs thảo luận theo nhóm, để trả lời các câu hỏi trong Sgk.
Bạn nhỏ đã làm gì khi mệ vắng nhà ?
Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với bạn nhỏ?
Em đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm ? 
 - Hs thảo luận nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, rút ra kết luận.
KL: Bạn nhỏ làm việc nhà vì thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn đem lại nhiều niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là đức tính tốt mà các em cần học tập.
b. Hoạt động 2: Quan sát nhận xét bạn đang làm gì ?
 - Gv phát cho mỗi nhóm (2 nhóm) một số tranh và nêu tên những việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm.
 - HS quan sát tranh, nêu tên việc làm của các bạn trong tranh.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
	1. Cất quần áo.	4. Nhặt rau
	2. Tưới cây	5. Rửa ấm chén
	3. Cho gà ăn.	6. Lau bàn ghế
KL: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng bản thân mình.
c. Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai ? 
 - 2Hs đọc bài tập 4, lớp đọc thầm.
 - Gv hướng dẫn Hs cách bày tỏ ý kiến tán thành hay không tán thành.
 - Gv nêu từng ý kiến, Hs bày tỏ ý kiến của mình.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
KL: Ý kiến b, d, đ là đúng.
 Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Gv cùng cả lơp hệ thống bài.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 5: CHÀO CỜ
Thứ năm, ngày 03 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Chính tả ( Tập chép)
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU:
 - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi trong bài: Người thầy cũ.
 - Luyện tập phân biệt ui/uy; tr/ch hoặc iên/ iêng.
II. CHUẨN BỊ: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài bài cũ:
- Hs lên bảng viết, lớp viết bảng con: ngày mai, hai bàn tay. 
- Gv cùng lớp nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
 a. Hướng dẫn tập chép:
 - Gv đọc mẫu đoạn tập chép.
 - 2Hs đọc lại bài chính tả, lớp đọc thầm.
 - Hướng dẫn Hs nắm nd: Dũng nghĩ gì khi bố về ? (Bố cũng có lầnkhông mắc lỗi lại nữa)
 - Hướng dẫn Hs nhận xét hiện tượng chính tả: 
 + Bài chính tả có mấy câu ? (bài chính tả tập chép có 3 câu)
 + Chữ đầu mỗi câu viết như thế nào ? (Chữ đầu của mỗi câu viết hoa.)
 + Bài có những dấu câu nào ?(có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm.)
 - Hs tìm từ khó viết, dễ viết sai chính tả trong bài.
 - Gv đọc từ khó, Hs viết bảng con, một số em viết bảng lớp: xúc động, cổng trường, mắc lỗi, hình phạt... (HS đọc lại các từ khó cn, đt). 
 - Hs nêu cách trinhg bày bài viết và tư thế ngồi viết. 
 - Hs chép bài vào vở. Gv theo dõi học sinh viết bài và nhắc nhở các em viết bài còn lúng túng.
 - Thu 5- 7 bài chấm và nhận xét bài viết trước lớp.
b. Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uy
 - Hs nêu yêu cầu, hướng dẫn làm bảng con, một số em lên bảng điền.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs và Gv giải nghĩa một số từ.
	 Bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tụy.
Bài 3a: Điền vào chỗ trống: tr hay ch
 - 2Hs đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
 - Hs nêu cách làm bài.
 - Hs làm vào Vbt, 2 em lên bảng làm. Hs cùng Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs nêu cách hiểu nghĩa một số từ.
	Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Gv trả bài cho Hs nhận xét và nhắc nhở bài viết của Hs.
 - Lớp cùng Gv Hệ thống bài.
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò Hs chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 2: Toán
KI - LÔ - GAM
I. MỤC TIÊU:
 - Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
 - Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
 - Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
 - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
II. CHUẨN BỊ:
III. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - KT và sửa chữa bài trong Vbt toán của Hs, sau đó nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 a. Giới thiệu vật nặng nhẹ. 
 - Yêu cầu học sinh cầm sách toán 2 và một quyển vở so sánh và nhận xét quyển sách nặng hơn quyển vở.
 GVKL: Trong thực tế có vật nặng hoặc vật nhẹ. Muốn biết ta phải cân vật đó.
b. Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ:
- Gv giới thiệu cho Hs quan sát cân đĩa.
- Hướng dẫn Hs cân.
- Cho Hs thực hành cân một số vật.
c. Giới thiệu ki - lô - gam: 
- Gv cân các vật để xem mức độ nặng nhẹ ta dùng đơn vị đo là ki - lô - gam. Viết tắt là kg.
- HS đọc 5kg, 7kg, 38kg
- Gv giới thiệu quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
d. Thực hành:
Bài 1: Đọc, viết ( Theo mẫu)
 - Hs đọc yêu cầu bài.
 - Hs quan sát nhận xét hình vẽ, đọc và viết tên đơn vị kg điền vào chỗ chấm.
 - 1Hs lên bảng điền kết quả vào chỗ chấm và đọc quả bí ngô cân nặng 3kg.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
 ...  ý đúng.
 Tranh 1: Đọc	 Tranh 3: Nghe (giảng giải, chỉ bảo )
	Tranh 2: Viết.	 Tranh 4: Nói ( trò chuyện, kể chuyện )
Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh bằng một câu.
 - Hs đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện yêu cầu của bài.
 - Hướng dẫn học sinh kể nội dung tranh bằng 1 câu.
 - Hs làm vào VBT. Một số em đọc bài làm của mình.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý.
Bạn gái đang xem sách.
Bạn trai đang viết bài.
Bạn học sinh đang nghe bố giảng bài.
Hai bạn gái đang nói chuyện vui vẻ.
Bài 4: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
 - Giúp Hs nắm được yêu cầu của bài.
 - Hs suy nghĩ phát biểu nêu từ cần điền.
 - Hs nêu ý kiến. Lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý.
Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
Cô giảng bài rất dễ hiểu.
Cô khuyên chúng em chăm học.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Hs cùng Gv Hệ thống lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò hs về nhà hoàn thành lại các bài tập vừa làm vào VBT.
Tiết 4: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: MÚA VUI
I. MỤC TIÊU:
- Hs hát đúng giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ đệm theo tiết tấu.
- Tập biểu diễn bài hát thật vui, thật sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình ôn tập.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
a. Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
 - Gv hướng dẫn Hs gõ đệm một đoạn ngắn sau đó cho Hs thực hiện lại.
 - Gv thực hiện mẫu:
 - Gv yêu cầu Hs thực hiện lại tiết tấu mà Gv vừa hướng dẫn khoảng 2, 3 lần.
 - Gv gọi 1, 2 Hs đứng lên thực hiện lại.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
 - Gv hướng dẫn Hs thực hiện lại cả bài cũng tương tự như thế.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
 - Gv hướng dẫn Hs vận động phụ họa.
 - Gv hướng dẫn từng động tác trong câu ngắn.
 - Gv cho cả lớp đứng lên thực hiện từng động tác.
 - Gv tập xong cho Hs thực hiện múa vài lần cho thuộc động tác.
 - Gv gọi 4, 5 Hs lên biểu diễn trước lớp.
 - Lớp cùng Gv nhận xét.
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò:
 - Gv cùng Hs củng cố lại nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò Hs chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ ba, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Thể dục
Bài 14: ĐỘNG TÁC NHẢY
TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác đẹp.
- Học mới động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng với nhịp độ chậm và thả lỏng.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sân trường, còi, khăn để chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
PHẦN
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
SỐ LẦN
THỜI GIAN
MỞ ĐẦU
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
* Ôn sáu động tác đã học mỗi động tác 2 ì 8 nhịp.
* Trò chơi giáo viên tự chọn.
1
1phút
2phút
2phút
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
U ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
CƠ BẢN
* Học động tác nhảy: 
- Nhịp 1: Nhảy bật lên (tách chân), sau đó rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay vỗ vào nhau phía trước (cao ngang tầm vai).
- Nhịp 2: Bật nhảy về TTCB.
- Nhịp 3: Bật nhảy như nhịp 1, hai tay vỗ vào nhau trên cao.
- Nhịp 4: Bật nhảy về tư thế chuẩn bị.
* Ôn ba động tác bụng, toàn thân và nhảy, mỗi động tác 2 là 8 nhịp.
* Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. 
- GV phổ biến trò chơi, chọn 1 -2 em đóng vai “dê” lạc đàn và 1 em đóng vai người đi tìm và cho chơi thử. Khi biết chơi GV tuyên bố trò chơi bắt đầu.
5
4
2
5phút
5phút
4phút
8phút
● ● ● ● ● ● 
 ● ● ● ● ● ● 
● ● ● ● ● ● 
 ● ● ● ● ● ●
 GV ●
 ● ●
 ● ●
 ● GV ●
 ● ●
 ● ●
 ● ● 
KẾT THÚC
- Đứng vỗ tay hát.
- Cúi người thả lỏng. Nhảy thả lỏng.
- Giáo viên cùng hs hệ thống bài.
- Nhận xét và giao bài về nhà. 
6- 8
4 -5
1phút
2phút
2phút
2phút
 U
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
Tiết 2: Tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH 
 LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHÓA BIỂU.
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng nghe và nói:
 - Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên “Bút của cô giáo”.
 - Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở bài tập 3
 2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2Hs đọc tên truyện, tác giả, và số trang theo thứ tự trong mục lục một tập truyện thiếu nhi.	 
 - Lớp cùng Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 a. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng) Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo.
 - HS đọc yêu cầu và quan sát tranh.
 - Hướng dẫn học sinh đọc lời nhân vật trong tranh.
 - Gv kể mẫu theo tranh.
 - Hướng dẫn học sinh kể theo từng tranh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý.
Ví du: tranh vẽ hai bạn đang làm gì ? bạn trai nói gì ? bạn gái nói gì ?
	Tranh 2 vẽ gì ? Bạn trai nói gì với cô ?
	Tranh 3 vẽ gì ?
	Tranh 4 vẽ gì ? Mẹ bạn nói gì ?
 - Học sinh tập kể trước lớp từng tranh.
 - Hs cùng Gv nhận xét, tuyên dương những em kể đúng.
 Bài 2: Viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp em . 
 - 2Hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm yêu cầu bài.
 - Gọi 2Hs đọc thời khóa biểu của lớp.
 - Hs viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau vào VBT.
 - Một số em đọc lại bài của mình, lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý.
 VD: Thứ 2. Tiết 1: chào cờ
 Tiết 2 + 3: tập đọc.
 Tiết 4: Toán
 Tiết 5: đạo đức.
Bài 3: (Làm miệng) Dựa vào thời khóa biểu ở bài tập 2, trả lời các câu hỏi:
- Hs đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện yêu cầu của bài.
- Gv đọc các câu hỏi để Hs trae lời.
- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý.
 a. Ngày mai có mấy tiết ?(có 5 tiết)
 b. Đó là những tiết gì ? (Chào cờ, tập đọc, toán, đạo đức)
 c. Em cần mang những quyển sách gì đến trường? (Tiếng việt, Toán, Đạo đức).
3. Củng cố - dặn dò:
- Lớp cùng Gv hệ thống bài. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò Hs về nhà hoàn thành lại các bài tập vào VBT. 
Tiết 3: Toán
26 + 5
I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 +5.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Biết thực hành đo đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Que tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 5 hs đọc bảng cộng 6. 
 - Gv kiểm tra VBT ở nhà của Hs.
 - Lớp cùng Gv nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 a. Hướng dẫn học sinhthực hiện phép cộng 26 + 5 
 - Gv nêu bài toán để dẫn ra phép cộng 26 + 5
 - Hướng dẫn Hs thao tác trên que tính gộp 6 + 5 = 11 = một chục 1 que. 2 chục + 1 chục = 3 chục và 1 que cộng lại là 31.
 - Hướng dẫn Hs tính miệng và đặt phép tính theo cột dọc.
 - Cho Hs nêu lại cách thực hiện. 
 26 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
 + 5
 31 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 b. Thực hành.
Bài 1: Tính.
- Hs nêu yêu cầu, nêu cách thực hiện bài, chú ý đặt các phép tính sao cho thẳng hang thẳng cột với nhau. 
- Hs làm bảng con, một số em lên bảng làm. 
- Lớp cùng Gv nhận xét.	 
 16	 36	46 56	 	
 + 4	 + 6	 +	 7 +8 
	 20	 42	53 64
Bài 2: Số? 
- Hs đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện. 
- Hs làm vào vở nháp, 2 em lên bảng làm.
- Hs và Gv nhận xét sửa sai.
 10 + 6 =  + 6 =  + 6 =  + 6 =  
Bài 3: 2 Hs đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn Hs tóm tắt. Gv viết tóm tắt lên bảng.
- Hs nêu cachs giải và đặt lời giải cho bài toán.
- Lớp giải bảng con, 1 em lên bảng giải.
- Lớp cùng Gv nhận xét, sửa sai (nếu cần)
Giải:
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
Đáp số: 21 điểm mười
Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC.
- Cho Hs dùng thước đo và nêu độ dài các đoạn thẳng.
- Lớp cùng Gv nhận xét.
	Đoạn thẳng AB dài 7cm, BC dài 5cm.
	Đoạn thẳng AC dài 12 cm.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Lớp cùng GV hệ thống bài.
 - Dặn dò Hs về nhà làm bài tập, nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
 SK VÀ VSMT: PHÒNG BỆNH NGOÀI DA.
I. MỤC TIÊU:
 - Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
 - Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
 - Biết được vì sao việc tắm giặt thường xuyên có thể ngăn ngừa được các bệnh ngoài da.
II. CHUẨN BỊ: 
 Tranh minh họa trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 Hs nêu quá trình thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
 - Lớp cùng Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
a. Hoạt động 1: Thảo luận về các bữa ăn thức ăn hàng ngày.
 - Hs quan sát tranh 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi trong SGK về bạn Hoa và liên hệ về bản thân mình.
 - Học sinh tập hỏi và trả lời nhau trong nhóm.
 - Gv theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
 - Câu hỏi gợi ý cho các nhóm:
 + Hằng ngày các bạn ăn mấy bữa ?
 + Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu?
 + Ngoài ra các bạn có ăn, uống thêm gì ?
 + Bạn thích ăn gì uống gì?
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
 - Lớp cùng Gv nhận xét chốt ý chính, rút ra kết luận.
 KL: Mỗi ngày ít nhất ăn đủ 3 bữa chính: sáng, trưa, tối.
	 Nên ăn nhiều vào bữa sáng và trưa.
	 Hàng ngày nên uống đủ nước.
	 Cần ăn phối hợp đủ loại thức ăn.
 b. Hoạt động 2: Thảo luận ích lợi của việc ăn uống đầy đủ.
 - Hs thảo luận cặp theo ý: Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước.
	 Nếu ta thường xuyên bị đói khát, điều gì sẽ xảy ra?
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Lớp cùng Gv nhận xét, chốt ý rút ra kết luận.
KL: Chúng ta cần ăn uống đầy đủ để chúng biến thành chất bổ nuôi dưỡng cơ thể, nếu ta ăn uống không đầy đủ sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu, làm việc và học hành kém.
 c. Hoạt động 3: Làm thế nào để phòng bệnh ngoài da.
 - Gv: Ngoài việc ăn uống đầy đủ hang ngày các em cần phải thường xuyên tắm gội để phòng bệnh nhoài da.
 - HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
Vì sao phải tắm gội?
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh ngoài da?
Đại diện các nhóm trình bày.
 Các nhóm khác cùng Gv nhận xét, bổ sung, rút kết luận.
KL: Tắm gội thường xuyên, thay quần áo hàng ngày giữ cho da khô ráo, sạch sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho các sinh vật gây bệnh ngoài da.
2. Củng cố - dặn dò:
 - Gv nhắc nhở Hs áp dụng những điều đã học vào thực tế.
 - Nhận xét tiết học, dặn dò Hs về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc