Giáo án các môn khối 2 - Tuần 30 năm 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 30 năm 2012

Tập đọc

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới( trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,4 trong SGK)

KKHS: tự nêu được ý chính của mỗi đoạn và nội dung bài đọc .

- GDHS ham hiểu biết, thích khám phá thế giới; có ý thức đọc sách tìm hiểu về thế giới

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5)

- Gọi hs đọc và TLCH bài Trăng ơi . từ đâu đến?

- GV nhận xét ghi điểm cho học sinh

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

 B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: ( 1- 2)

 Cho hs quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh - giới thiệu bài.

 

doc 42 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 30 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Nhà trường tổ chức.
-------------------------------------------------------------
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh tráI đất
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới( trả lời được các câu hỏi: 1,2,3,4 trong SGK)
KKHS: tự nêu được ý chính của mỗi đoạn và nội dung bài đọc .
- GDHS ham hiểu biết, thích khám phá thế giới; có ý thức đọc sách tìm hiểu về thế giới
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5’)
- Gọi hs đọc và TLCH bài Trăng ơi ... từ đâu đến?
- GV nhận xét ghi điểm cho học sinh
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
 B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: ( 1- 2’)
 Cho hs quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh - giới thiệu bài.
 2. Nội dung:
Hoạt dộng 1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: ( 22 - 23’)
a) Luyện đọc: 
- GV viết bảng yêu cầu hs luyện đọc: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-ta, ngày 20 tháng 9 năm 1519,...
- GV theo dõi chỉnh sửa cho học sinh
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( GV chú ý sửa lỗi phát âm L/N cho hs và ngắt giọng ).
- Yêu cầu hs đọc chú giải để hiểu nghĩa của từ khó: Ma-tan, sứ mạng.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu hs đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài đọc.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu 1 hs đọc đoạn 1 
- Nêu CH1- SGK yêu cầu hs trả lời
* Nêu ý đoạn 1?
Chốt ý 1: Mục đích cuộc thám hiểm
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2 và cho biết
+ Mở đầu hành trình đoàn thám hiểm phát hiện ra điều gì?
+ Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
* Nêu ý doạn 2?
Chốt ý 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương
- Yêu cầu hs đọc thầm các đoạn 3,4,5 và thảo luận theo nhóm 2 câu hỏi 2, 3 - SGK?
- Gọi hs đại diện một vài nhóm trả lời
* Nêu ý chính của các đoạn?
Chốt ý 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm
- Gọi 1 hs đọc thành tiếng đoạn 6
- Đoàn thám hiểm đạt những kết quả gì?
Chốt ý 4: Kết quả của đoàn thám hiểm
* Nêu nội dung của bài?
GV ghi đại ý: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Yêu cầu hs nhắc lại
- HS luyện đọc cá nhân, lớp
- 6 hs đọc nối tiếp mỗi hs đọc 1 đoạn ( 2 lượt)
- 1 hs đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- 2 hs đọc
- HS theo dõi
- 1 hs đọc thành tiếng
- HS trả lời câu hỏi
- 1 hs nêu, hs khác nhận xét nhắc lại
- HS đọc
- HS nêu: phát hiện một oe biển dẫn tới một đại dương mênh mông.
- Nơi đây sóng yên biển lặng
- 1 hs nêu
- HS nhắc lại
- HS hoạt động theo nhóm 2 và TLCH
- HS trả lời
- 1 hs nêu ý chính
- HS nhắc lại
- 1 hs đọc thành tiếng
- HS nêu: Trái đất hình cầu; tìm thấy TBD và nhiều vùng đất mới
- HS nêu, hs khác bổ sung
- HS ghi vở nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm ( 10 - 12’)
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- Nêu giọng đọc của bài?
-Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc theo cặp
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm ( nhấn giọng ở các từ: bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, cạn, hết sạch, uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn, và ba người chết, ném.)
- Nhận xét cho điểm từng học sinh
- 3 hs đọc mỗi hs 2 đoạn
- Đọc chậm rãi, rõ ràng
- HS theo dõi
- Luyện đọc theo cặp
- 3 ->4 hs thi đọc
3. Củng cố - dặn dò:(1 - 2’)
- Nêu nội dung bài tập đọc?
* Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh đọc lại bài và đọc trước bài sau Dòng sông mắc áo.
------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 146: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó. Làm được BT1, BT2 , BT3
KKHS: làm thành thạo và hoàn thành các bài trong SGK
- Giáo dục học sinh ý thức chăm học, tích cực làm bài; giáo dục hs ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu
- HS: giấy nháp, vở
III. Các hoạt động dạy - học::
A. Kiểm tra bài cũ:( 1- 2’)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1-2’)
 2. Nội dung: Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 33 - 34’)
Bài 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập
- Bài tập 1 yêu cầu làm gì?
- Nêu cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia , tính giá trị biểu thức với phân số?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng lớp
KKHS nào làm xong trước làm bài 4,5 vào nháp
- Gọi hs nhận xét chữa bài
Chốt: Cách thực hiện các phép tính với phân số
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu hs hỏi đáp theo nhóm 2 điều kiện của bài?
- Cho 1 nhóm thực hiện trước lớp
- Nêu cách giải bài toán?
- Yêu cầu hs làm bài vào nháp, 1 hs làm bảng lớp
KKHS nào làm xong trước tiếp tục làm bài 4,5 vào nháp
- Gọi hs nhận xét chữa bài
- Bài tập 2 củng có những kiến thức gì?
Chốt: cách tìm phân số của một số và cách tính diện tích hình bình hành.
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán: 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? 
+ Tổng của hai số là bao nhiêu?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu? 
 + Nêu cách giải của bài toán?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 hs làm bảng lớp
KKHS nào làm xong trước tiếp tục làm bài 4,5 vào nháp
- GV chấm bài , nhận xét
Chốt: Giải bài toán tìm một trong hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- Cho hs nào làm xong bài 4, 5 nêu cách làm trước lớp, hs khác nghe và nhận xét
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập
- HS nêu
- Lần lượt từng học sinh nêu
- HS làm bài vào vở
- Làm bài vào nháp
- HS nhận xét chữa bài
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS hỏi - đáp theo nhóm 2
- 2 hs thực hiện 
- HS nêu cách giải bài toán
- HS làm bài cá nhân
- HS nhận xét chữa bài
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu 
- HS trả lời câu hỏi
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số,....
- HS làm bài vào vở
- HS làm nháp
- HS nêu trước lớp
3. Củng cố, dặn dò: ( 1-2’)
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành? Cách giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh tự hoàn thành bài 4, 5 ; đọc trước bài Tỉ lệ bản đồ; chuẩn bị một bản đồ nhỏ 
----------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Bảo vệ môI trường ( Tiết1)
I. Mục tiêu
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.( Không yêu cầu hs lựa chọn phương án phân vân trong bài tập 1)
KKHS: Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
- GDKNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường; kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3-5’)
- Khi tham gia giao thông em phải chú ý những gì?
- Vì sao phải tôn trọng Luật Giao thông?
- Nhận xét, đánh giá
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1-2’)
- Em đã nhận được gì từ môi trường?
KL: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? -> GTB
 2. Nội dung:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm( thông tin trang 42, 43, SGK:15 - 16’)
- Gv chia nhóm yêu cầu HS thảo luận về các sự việc đã nêu trong SGK. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
 GV kết luận: môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Ví dụ:
+ Đất bị xói mòn: diện tích đất trồng giảm, thiếu lương thực, sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiẽm biển , các sinh vật biển bị chết, người bị nhiễm bệnh
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, đất bạc màu, ...
- GV yêu cầu HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK. 
- HS thảo luận về các sự việc đã nêu trong SGK. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- HS theo dõi
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( BT 1, SGK  12 - 13’)
- Giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 1: nếu đồng ý giơ tay nếu không đồng ý không giơ tay
- Mời 1 hs lên nêu ý kiến , lớp bày tỏ thái độ.
- GV mời một số học sinh giải thích
 Kết luận: 
+ Các việc làm bảo vệmôi trường: b, c, d, đ, g.
+ Việc làm ô nhiễm môi trường: a, e, h
- HS theo dõi cách bày tỏ
- 1 hs nêu ý kiến, lớp bày tỏ ý kiến
- HS giải thích
3. Củng cố, dặn dò : ( 2-3’)
- Vì sao phải bảo vệ môi trường ?
GDBVMT: Mỗi chúng ta ai ai cũng cần có trách nhiệm và ủng hộ tất cả các hành vi BVMT. Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. 
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh thực hiện theo nội dung bài học và tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
--------------------------------------------------------------------------------
Chiều 
Luyện viết chữ đẹp
Bài 30 : Sa pa
I. Mục tiêu: 
- HS viết được bài 30: Sa Pa bằng 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh.
- Qua bài viết HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa
KKHS nêu nội dung của bài, viết bài chính xác không sai lỗi
- Giáo dục hs có ý thức cẩn thận khi luyện viết; tình yêu quê hương đất nước, có ý thức học tập góp phần xây dựng đất nước đẹp hơn
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Luyện viết quyển 1, 2
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 - 5’)
- GV đọc cho hs viết: nước biển; xanh lơ; xanh lục
- Nhận xét sửa chữa cho hs
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
B. Bài  ... oa
Ngước lên/ bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai...//
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:(12’)
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu ?
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày ?
- Cách nói “ dòng sông mặc áo” có gì hay?
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
* Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài.(10’) 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- Cho HS đọc nhẩm học thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng.
C. Củng cố - dặn dò:(1’) 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn: 
 2-3 lượt.
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Vì dòng sông luôn thay đổi sắc màu như con người thay đổi màu áo.
- lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung, tím, áo đen, áo hoa.
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
- HSKG nêu. HS khác nhắc lại.
- HS nêu nội dung.
- HSKG đọc nối tiếp từng đoạn tìm giọng đọc phù hợp.
- HS luyện và thi đọc đoạn 2. Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Học thuộc lòng, thi đọc thuộc lòng đoạn 2.
____________________________________
____________________________________
Chiều
Tiếng việt( tăng)
ôn: mở rộng vốn từ: du lịch - thám hiểm
I. Mục tiêu:
- Củng cố, rèn kĩ năng sử dụng vốn từ về du lịch, thám hiểm.
- Luyện tập viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa tìm được. 
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu, khám phá.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống bài tập dành cho HS.
- HS: vở
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học ( 5') 
- Du lịch là gì? Đặt câu với từ du lịch?
- Khi đi du lịch cần mang theo những đồ dùng gì và đi bằng những phương tiện giao thông nào?Kể tên một số điểm du lịch mà em biết.
- Em hiểu thế nào là thám hiểm? Nêu ĐD cần cho cuộc thám hiểm?
- Nêu những khó khăn nguy hiểm có thể vượt qua và những đức tính cần thiết của người tham gia du lịch và thám hiểm.
Chốt: câu trả lời đúng.
HĐ2: Dạy phân hóa đối tượng HS:(28-30') 
* HS làm các bài tập sau:
Bài 1:Gạch dưới các từ ngữ liên quan đến du lịch trong đoạn văn.
Nhân dịp Tết Nguyên đán, gia đình em tổ chức đi thăm quan núi Ngũ Hành Sơn. Từ tối hôm trước, cả nhà háo hức chuẩn bị đồ đạc để hôm sau đi sớm. Trời tờ mờ sáng, đường vắng, ô tô chạy với tốc độ nhanh, gió lùa vào cửa kính mát rượi. Cảnh vật hai bên đường thật đẹp, nhà cửa san sát, những hàng cây xanh ngắt tiếp nối nhau. Khoảng cách nửa tiếng sau, một khung cảnh hùng vĩ dần dần hiện ra trước mắt em. Năm ngọn núi sừng sững in hình lên nền trời xanh...
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
(thám hiểm. thám báo, thám không)
a) ............. vùng Bắc Cực
b) Vây bắt tên .......... của địch.
c) Trên trời lơ lửng một quả bóng..................
Bài 3. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh,
( thám hiểm, du lịch, tham quan, dã ngoại, nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, thưởng thức.)
a, Vào dịp Tết trung thu, nhà trường tổ chức cho chúng em đi........ để cắm trại và vui đón trăng ngoài trời.
b, Trong một cuộc...........đầy gian nan Ma- gien- lăng đã bỏ mình nhưng từ đó con người biết rằng trái đất hình cầu.
c, Từ trên máy bay, chúng tôi có thể.........toàn cảnh Hạ Long.
d, Vào lúc 8 giờ sáng nay, có một đoàn khách ...đến thăm Văn Miếu.
e, Trong chuyến du lịch sinh thái về miền Tây Nam Bộ, chúng tôi đã được tận mắt......khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và ......những món ăn độc đáo.
g, Hôm nay, chúng em đã được..... Viện Bảo tàng lịch sử để hiểu biết thêm về truyền thống dân tộc.
Bài 4: Dành cho HSKG.
- Hoạt động cả lớp
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng 
.
Bài 1: thăm quan, núi Ngũ Hành Sơn, háo hức, chuẩn bị, đi sớm , ô tô, Cảnh vật, thật đẹp, san sát, hùng vĩ, ngọn núi, sừng sững
Bài 2:
a) Thám hiểm
b) Thám báo
c) Thám không
Bài 3:
a, dã ngoại
b, thám hiểm
c, nhìn ngắm
d, du lịch
e, chiêm ngưỡng- thưởng thức.
g, tham quan
Viết đoạn văn ngắn nói về một chuyến du lịch mà em đã được tham gia hoặc một cuộc thám hiểm mà em đã được nghe đọc, nghe kể.
HĐ3: Chấm chữa bài củng cố kiến thức: (10’)
- Tham gia trình bày bài trước lớp.
- Nhận xétgiờ học.
____________________________________
____________________________________
__________________________________________________________________________
 Sinh hoạt lớp
I Mục tiêu: 
- Kiểm điểm nền nếp trong tuần.
- HS thấy được ưu, nhược điểm, ý thức của mình của bạn trong tuần qua.
- Có ý thức phê và tự phê.
II Nội dung:
1. Văn nghệ : Hát các bài hát về quê hương, đất nước. 
 - hs hát cá nhân, hát tập thể. 
2 Kiểm điểm nền nếp trong tuần:
Lớp trưởng cho các bạn sinh hoạt .
Các tổ trưởng nhận xét hoạt động của nhóm mình.
Lớp trưởng nhận xét chung - Các thành viên khác phát biểu. 
 Gv tổng kết lại: 
- Nhận xét về các mặt : 
a) Về học tập 	b) Về lao động 
c) Về thể dục vệ sinh 	d) Về các phong trào khác 
3. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm trong tuần qua.
- Tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện. Học sinh tích cực”. Giáo dục HS ý thức tiến bước lên Đoàn.
- Tích cực cùng nhau thi đua học tập, duy trì và thực hiện tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến”.
- Duy trì tốt mọi nền nếp và hoạt động ngoài giờ.
- Thực hiện tốt vệ sinh công cộng. 
- Tu bổ công trình măng non.
_________________________________________________________________________
 Kiểm tra, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tự học
Hoàn thành kiến thức môn khoa học:
Nhu cầu nước của thực vật
I - Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức Khoa học: Nhu cầu nước của thực vật.
 - Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành một số bài tập có liên quan.
 - Có ý thức tự giác học tập.
II - Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh, ảnh sgk
III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. HĐ1: Hướng dẫn ôn tập: (5’)
 - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
+ Có phải tất cả các loài cây đều ó nhu cầu nước như nhau?
+ Nêu tên và nhu cầu nước của một số cây mà em biết.
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước nhất?
Chốt: Các loài cây khác nhau nhu cầu nước khác nhau. Cùng một cây tronh những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi.
 2. HĐ2: Hoàn thành bài tập: (28’).
Tổ chức cho HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Câu nào đúng? Câu nào sai?
Nước là một trong những thành phần chính cấu taọ nên cơ thể thực vật.
Nước có thể thay thế các chất khoáng mà thực vật cần.
Nhờ có nước mà rễ cây hấp thụ được các chất khoáng hoà tan trong đất.
Nhờ có nước mà cây cối có thể chống được sâu bệnh.
Bài 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
a) Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
 A. mới cấy. B. Đẻ nhánh.
 C. Làm đòng. D. Chín.
b) Cây ăn quả cần được tưới nước đầy đủ vào giai đoạn nào?
 A. Cây non. B. Quả chín.
3. HĐ3: Củng cố- Dặn dò(2’)
 - Nhận xét giờ học, củng cố các kiến thức Khoa học: Nhu cầu nước của thực vật.
- Chuẩn bị bài sau.
Phương pháp hỏi đáp
HS trả lời.
Phương pháp luyện tập, thực hành
- HS làm bài 
- GV quan sát, giúp đỡ HS lúng túng. 
- Chấm bài làm của một số HS.
- Tổ chức chữa bài trước lớp.
____________________________________
Tiếng việt ( tăng)
Ôn : Luyện tập quan sát con vật
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát các bộ phận của con vật và chọn lọc các bộ phận để miêu tả.
- Biết tìm những từ ngữ phù hợp làm nổi bật ngoại hình của con vật.
HSKG tìm được từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả con vật.
- Yêu quý, có ý thức chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV :Tranh, ảnh một số con vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò, lợn......(cỡ nhỏ).Hệ thống bài tập dành cho HSK+G
- HS : VBTTV, vở
III. Các hoạt động dạy học :
*HĐ1: Ôn lại kiến thức cũ:( 5’)
Yêu cầu học sinh nhắc lại Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Yêu cầu HS nêu những điểm cần chú ý khi quan sát con vật.
Chốt: Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
+ Thân bài: Tả hình dáng; tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Khi quan sát con vật cần chú ý quan sát ngoại hình và các hoạt động chính của con vật.
HĐ2: Dạy phân hóa đối tượng HS:(28-30') 
* HS làm các bài tập sau:
Bài 1. Em hãy đọc kĩ các đoạn văn sau xem có chỗ nào chưa hợp lí?
Tả con mèo
 Ôi chao! Chú mèo mới quý phái làm sao! Mèo Bông này cũng đã tròn một tuổi. Trông chú như một chiếc phất trần. Thân hình thon thả, mềm mại. Lúc chỉ có một tháng, trông chú y như cục tuyết vậy. Khi mới mang về, chú chỉ suốt ngày ăn sữa rồi gặm nhấm vài hạt cơm. Thế là có lần chú ốm nặng. Em đành phải nấu bột cho chú. Sau trận ốm ấy chú ăn khoẻ hẳn lên, một ngày chú phải ăn hết một bát tô cơm. 
Tả hoạt động của chú gà trống
 Cứ sáng sáng, khi ông mặt trời đạp xe lên núi, chú gà trống lại nhảy lên đống rơm để gáy. Sau tiếng gáy của chú, mọi người thức dậy chuẩn bị đi làm, đi học. Cây cối từ từ xoè lá, mấy chú chim sẻ ríu rít gọi nhau đi kiếm mồi. Sau đó chú cùng các chị gà mái đi kiếm mồi. Chú dùng chiếc mỏ của mình để bới những con sâu đáng ghét và bẩn thỉu. Hình như chú cũng ghê tởm những con sâu ấy lắm thì phải. Em yêu chú gà nhà em lắm. lần nào vừa đi học về, em cũng quăng cặp chạy vào buồng chơi với chú. Chú quẫy đuôi rối rít mừng em.
Bài 2. Em hãy sửa lại các chỗ chưa hợp lí ở đoạn văn trên.
* HSTB chữa lại một đoạn.
* HSKG chữa lại cả hai đoạn.
Học sinh nhắc lại Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật, những điểm cần chú ý khi quan sát con vật. 
*Bài tả con mèo: lúc nói là 1 tháng, lúc là một năm. Mèo Bông lại gặm nhấm (chuột), mèo ăn ít chứ không ăn hết bát tô cơm....
*Bài tả hoạt động của con gà trống: Trong văn không nên dùng những từ ngữ thiếu thẩm mĩ như : đáng ghét, bẩn thỉu, ghê tởm để miêu tả. Gà lại ở trong buồng, gà biết vẫy đuôi mừng chủ...
 HĐ3:Chấm chữa bài củng cố kiến thức : (10’)
- Tham gia trình bày bài làm trước lớp.
- GV chấm bài, chốt kiến thức.
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30.doc