Giáo án các môn khối 2 - Tuần 1 - Trường TH Đặng Thùy Trâm

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 1 - Trường TH Đặng Thùy Trâm

ÔN TẬP ĐỌC

Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK).

- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Đọc đúng, rõ ràng từng bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 38 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 1 - Trường TH Đặng Thùy Trâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
	 Thứ 2 ngày 19 tháng 8 năm 2013
ÔN TẬP ĐỌC
Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK).
- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Đọc đúng, rõ ràng từng bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Ôn Luyện: 30’
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng 
a) Đọc từng câu
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
- Hướng dẫn hs Luyện đọc từ khó .
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp. Theo dõi hs đọc, kết hợp nhắc nhở các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Đồng thời giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
 - Hướng dẫn đọc ngắt giọng câu dài
- Cho học sinh luyện đọc câu và ngắt giọng các câu 
+ Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được chỉ vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. 
*Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài 
*Mục tiêu : Hiểu nội dung các đoạn và nội dung bài.
- Yêu cầu hs nói lại câu Có công mài sắt, có ngày nên kim bằng lời của các em.
3. Kết luận: 4’
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà
- Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từng dãy bàn cho đến hết. 
- Nêu và đọc từ khó
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-3,5 em đọc cá nhân + đồng thanh. 
+ Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc được vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở. //
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh theo dõi và trả lời
ÔN LUYỆN TOÁN
Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. 
-Nhận biết được các số có một chữ số, các số số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
 -Rèn thái độ học toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Nêu vấn đề : Ôn tập các số đến 100
1. Nội dung bài: 30’
*Mục tiêu: Đọc viết các số trong phạm vi 10.
*Cách tiến hành: 
Bài 1:
-Hãy nêu các số từ 0 đến 10.
 Hãy nêu các số từ 10 về 0.
-Gọi 1 em lên viết các số từ 0 đến 10 yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
+Có bao nhiêu số có 1 chữ số ? +Số bé nhất là số nào?
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ?
 + Số 10 có mấy chữ số ?
Bài 2:Trò chơi: Cùng nhau lập bảng số 
*Cách chơi: Giáo viên cắt bảng số từ 0 - 99 thành 5 bảng giấy như giới thiệu cách chơi.
-Sau khi chơi xong . Giáo viên cho học sinh từng đội
 đếm số của mình từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
-Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?-Số lớn nhất số nào?
Bài 3:
-Giáo viên vẽ lên bảng các số sau: 
-Gợi ý cho học sinh làm bài.-Nhận xét
2. Kết luận: 5’
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà
-Vài em lần lượt đếm 0-10 và ngược lại.
-Làm bài tập trên bảng và trong vở.
-Có 10 số có 1 chữ số -Số 0
-Số 9
-Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0. 
-Số 10.
-Số 99.
-Thực hành.
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
	Thứ 4 ngày 21 tháng 8 năm 2013
ÔN TẬP ĐỌC
Bài: TỰ THUẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nắm được những thông tin chính về bạn hs trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch). (Trả lời được các CH trong SGK).
 - Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
 - Có hiểu biết ban đầu về văn bản tự thuật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Ôn luyện : (30’)
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng
-Giáo viên đọc mẫu (Giọng to rõ)
* Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Giáo viên giới thiệu các từ cần luyện đọc và yêu cầu học sinh đọc các từ khó : huyện , quê quán , quận trường, tự thuật, nơi ở hiện nay, Hàn Thuyên, Chương Mĩ
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu.
-Gọi 1 em đọc phần chú giải SGK
*Hướng dẫn đọc ngắt giọng.
-Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh ngắt giọng theo dấu phân cách, hướng dẫn đọc ngày ,tháng , năm 
-Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
*Thi đọc giữa các nhóm.
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
-Đọc đồng thanh.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Hiểu mối quan hệ giữa các từ chỉ đơn vị hành chính
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-Giáo viên nhắc nhỡ học sinh đọc rõ ràng, rành mạch.
-GV nhận xét.
4. Kết luận: (4’)
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà
-Học sinh lắng nghe -1 em khá đọc.
-3- 5 học sinh đọc cá nhân , đồng thanh các từ khó.
-Học sinh đọc nối tiếp nhau cho đến hết.
-1 Học sinh đọc – Lớp theo dõi.
-Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu –Học sinh khác nghe góp ý.
-Đại diện nhóm đọc cả lớp nghe nhận xét
Học sinh đọc cá nhân
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
ÔN TOÁN
Bài: SỐ HẠNG–TỔNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Biết số hạng; tổng
-Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức. (1’)
2. Nội dung ôn tập:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu số hạng-tổng. (15’)
*Mục tiêu:Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả cùa phép cộng
*Cách tiến hành: 
-Viết bảng 35 + 24 = 59.
-Trong phép cộng 35 + 24 = 59 thì 35 và 24 gọi là số hạng, 59 gọi là tổng.
-35 gọi là gì?
-24 gọi là gì?
-59 gọi là gì? 
-Số hạng là gì?
-Tổng là gì?
-35 +24 bằng mấy?
-59 gọi là gì?
-35 + 24 Cũng gọi là tổng. 
-Hãy nêu tổng của phép cộng 35 + 24 = 59.
*Hoạt động 2: Luyện tập. (15’)
*Mục tiêu: Củng cố về phép cộng( không nhớ) các số có 2 chữ số và giải tóan có lời văn.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
-Yêu cầu học sinh đọc.
-1 học sinh làm mẫu.
-Hãy nêu các số hạng của phép cộng 12 + 5 =17. 
-Tổng của phép cộng là mấy?
-Muốn tính tổng ta làm thế nào?
-Yêu cầu học sinh làm bảng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng. 
-Phép tính được viết như thế nào?
-Hãy nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc.
-Gọi học sinh làm bảng lớp.
Bài 3: Giải toán.
-Đề cho biết gì?
-Bài toán yêu cầu tìm gì?
-Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu xe ta thực hiện như thế nào?
-Giáo viên ghi điểm. Nhận xét.
4. Kết luận: (4’)
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-Học sinh đọc.
-35 gọi là số hạng thứ nhất.
-24 gọi là số hạng thứ hai.
-59 là tổng.
-Là các thành phần của phép cộng 
-Là kết quả của phép cộng.
-Bằng 59 
-Tổng.
-Tổng là 59 ; tổng là 35 + 24.
-Học sinh đọc yêu cầu.
-12 + 5 = 17.
-12 và 5 là số hạng.
-là 17.
-Lấy các số hạng cộng với nhau.
-Học sinh làm bảng con.
-Nhận xét, sửa bài.
-1 học sinh đọc yêu cầu, bài mẫu.
-Viết theo cột dọc.
-Viết số hạng thứ nhất rồi viết số hạng kia xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột . Tính từ phải sang trái.
-Học sinh đọc yêu cầu.
-Buổi sáng bán 12 xe đạp, chiều bán 20 xe đạp.
-Số xe bán được của hai buổi.
-1 học sinh giải, lớp làm vở bài tập.
-Nhận xét, sửa bài.
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
Môn: Tự nhiên & xã hội
Bài : CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
	-Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
	HS khá, giỏi:
 -Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.
	-Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Phát triển bài: (30’)
 *Hoạt động 1: Làm 1 số cử động.
*Mục tiêu: Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1,2,3,4 (Sách giáo khoa trang 4)
-Giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện động tác.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu lớp trưởng hô cho học sinh làm động tác.
-Giáo viên nêu câu hỏi.
-Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
Giáo viên kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân ,tay phải cử động.
*Hoạt động 2: Quan sát nhận biết cơ quan vận động.
*Mục tiêu: Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
*Cách Tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành hỏi.
 +Dưới lớp da của cơ thể là gì?
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh cử động. 
+Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
*Kết luận: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Bước 3: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5,6 và hỏi.
 +Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
-GV hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi.
-HD luật chơi.
*Kết luận: trò chơi cho chúng ta thấy ai khoẻ là cơ quan vận động khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động.
-Nhận xét.
4. Kết luận: (4’)
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-Học sinh quan sát hình 1,2,3,4.
-Học sinh giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi mình.
-Lớp trưởng đứng tại chỗ hô cho các bạn thực hiện 
-Đầu, mình, chân, tay cử động.
-Học sinh nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
-Là xương và bắp thịt. 
-Học sinh cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay ,cổ.
-Nhờ có xương và có cơ nên cơ thể cử động được.
-Học sinh quan sát hình 5,6.
-Xương và cơ.
-2 học sinh chơi mẫu.
-Học sinh chơi theo nhóm 2,3 lượt.
-Học sinh hoan hô ,cổ vũ bạn thắng cuộc.
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
	Thứ 6 ngày 23 tháng 8 năm 2013
Môn: Luyện từ & câu
Bài ôn luyện: TỪ VÀ CÂU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành
-Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
-Biết dùng từ đặt câu ... ng câu.
c/ HD ngắt giọng.
-Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng
d/ Đọc từng đoạn:
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
-Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn theo nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
f/ Đọc đồng thanh.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là co bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn. (trả lời các câu hỏi 2,3,4,5)
Câu1: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ?
Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Lan ?
Câu 3: Vì sao Mai Loay hoay mãi với cái hộp bút ?
Câu 4: Khi biết mình được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào ?
Câu 5: Vì sao cô giáo khen Mai ?
-Theo dõi nhận xét.
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
*Mục tiêu:Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài
-Cho HS đọc câu, đoạn, cả bài.
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-Lớp theo dõi
-1 em đọc - lớp đọc thầm theo.
-Đọc các từ: lên, lắm, hồi hộp, thế là
-Mỗi em đọc 1 câu cho hết đoạn -Luyện các câu: 
-Mỗi em đọc 1 đoạn cho đến hết bài
-Mỗi nhóm đọc 1 đoạn
-Các nhóm thi đọc
-Bình chon nhóm đọc hay
-Đọc đồng thanh đoạn
-Học sinh trả lời cá nhân, nối tiếp. 
-Thi đọc cá nhân
- Học sinh theo dõi và trả lời
Rút kinh nghiệm: ....
Môn: Toán
Bài ôn luyện : 38 +25 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng38 + 25
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
-Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
 -Rèn tính nhanh, đúng, chính xác
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
 *Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 38 + 25
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng38 + 25
a/ Bước 1: Giới thiệu.	
-Nêu bài toán: có 28 qủa táo, thêm 25 quả táo nữa. Hỏi có bao nhiêu qủa táo ?
-Để biết có bao nhiêu quả táo ta làm như thế nào?
b/ Bước 2: Tìm kết quả.
-GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả ?
-Có tất cả bao nhiêu que tính ?
-Vậy 38 + 25 = bao nhiêu ?
c/ Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng tính, các HS làm bài ra nháp.
-Em đặt tính như thế nào ?
-Nêu lại cách đặc tính của em.
-Yêu cầu HS khác nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép tính 38 + 25.
*Hoạt động 2: Thực hành.
*Mục tiêu: -Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
-Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.(cột 1,2,3)
-Yêu cầu HS tự làm vào vở BT.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Bài 3: 
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Vẽ hình lên bảng, hỏi: Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu HS giải vào vở bài tập. 
Bài 4: (cột 1)
-Bài toán yêu cầu làm gì ?
-Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ?
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét cho điểm
4. Kết luận:
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-HS lặp lại.
-Nghe và phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng.
-Thao tác trên que tính.
-63 que tính.
-Bằng 63.
-Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3, dấu cộng đặt ở giữa hai số , rạch ngang. Tính từ phải sang trái. 
-Tính từ phải sang trái 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1, 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6. vậy 38 cộng 25 bằng 63.
-3 em nhắc lại.
-HS đọc yêu cầu bài tập 1
-HS làm bài.
-3 em lần lượt nhận xét về cách đặt tính và tính kết quả ?
Giải
 Con kiến đi đoạn đường là: 
 28 + 34 = 62 (dm)
 ĐS: 62 dm.	
-Điền dấu > < = vào chỗ thích hợp.
-Tính tổng trước rồi so sánh.
-HS làm bài, 3 HS làm bảng lớp sau đó nhận xét đúng sai.
 8 + 4 < 8 + 5 8 + 9 = 9 + 8
 .
 18 + 8 < 19 + 8 18 + 9 = 19 + 8
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
	 Thứ 4 ngày 25 tháng 9 năm 2013
Môn: Tập đọc
Bài ôn luyện : MỤC LỤC SÁCH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
 -Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. (Trả lời được các CH 1,2,3,4)
 -HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5
 -HS biết giữ gìn sách vở
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
 *Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê. 
*Cách tiến hành: 
a/ Đọc mẫu.
-GV đọc mẫu 1 lần. Giọng đọc to rõ ràng, rành mạch, đọc từ trái sang phải.
b/ Luyện đọc.
-Giới thiệu các từ luyện đọc và cho HS đọc.
-Giải thích các từ như SGK – GV giải thích thêm.
“ Tác giả “ người viết sách, vẽ tranh, vẽ tượng “ cổ tích “ chuyện kể về ngày xưa.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo thứ tự.
-Gọi 2,3 HS đọc lại cả bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Biết xem mục lục sách để tra cứu.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS đọc thầm lại bài TĐ.
Câu 1: Tuyển tập này có những truyện nào ?
Câu 2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào ?
Câu 3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào ?
Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì ?
Câu 5: Tập tra mục lục sách Tiếng Việt 2, tập 1-tuần 5.
-Theo dõi, nhận xét.
*Luyện đọc lại bài.
-Gọi 3 HS đọc lại bài và hỏi một số câu về nội dung.
-Nhận xét và cho điểm.
4. Kết luận:
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-Theo dõi GV đọc và đọc thầm
-1 em khá đọc lần 2.
-3 à 5 em đọc cá nhân. Lớp đọc đồng thanh các từ: Quang Dũng, cỏ nội, Vương Quốc., nụ cười, phùng quán.
- HS nối tiếp nhau từng câu cho đến hết.
 -Một/ Quang Dũng / Mùa quả cọ//
Trang7
-Học sinh đọc nối tiếp cho đến hết bài.
-Đọc bài.
-HS tìm ý trả lời, cá nhân, nối tiếp.
-HS đọc nối tiếp cá nhân, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
Môn: Tự nhiên & xã hội
Bài: CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.
	-HS khá, giỏi: Phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài.
3. Phát triển bài:
 *Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
*Mục tiêu: Biết vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá.
Bước 1: Làm việc từng đôi.
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
-Quan sát sơ đồ ống tiêu hoá ( H1 ) 
-Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hoá.
-Trả lời câu hỏi: Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu ? ( chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá) 
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
-GV đưa mô hình ống tiêu hoá.
-GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá trên sơ đồ.
*Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá.
*Mục tuêu: HS khá, giỏi: Phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Bước 1: 
-GV chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
-GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh phóng to ( H2 )
-GV yêu cầu: Quan sát hình vẽ, nói tên các cơ quan tiêu hoá vào hình cho phù hợp.
-GV theo dõi giúp đỡ.
Bước 2: Gọi học sinh trình bày.
Bước 3: GV chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
-HS quan sát. -HS lên bảng:
-Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa.
-Chỉ và nói tên về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. 
-Các nhóm làm việc.
- Thức ăn sau khi vào miệng rồi được đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non.
-HS thực hiện trên bảng.
-Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh vào vị trí được qui định trên bảng.
-Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
- Học sinh theo dõi và trả lời
š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› š.› 
	 Thứ 6 ngày 27 tháng 9 năm 2013
Môn: Chính tả
Bài ôn luyện : CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 	-Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài“ cái trống trường em ” 
 	-Làm được bài tập( 2) a/ b hoặc BT(3) a/ b
 	+ Nhắc HS: Đọc bài thơ “Cái trống trường em” (SGK) trước khi viết bài CT.
 -GD HS có ý rèn chữ, giữ vở.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bài dạy, tranh minh hoạ
 -Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài.
3. Phát triển bài:
 *Hoạt động 1: HD viết chính tả.
*Mục tiêu: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài“ cái trống trường em “ 
 *Cách tiến hành: 
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
-Yêu cầu hs đọc bài thơ “CTTE”
-GV treo bảng phụ 2 đoạn thơ cần viết và đọc.
+Tìm những từ tả cái trống như con người.
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
+Một khổ thơ có mấy dòng thơ?
+Trong 2 câu đầu có mấy dấu câu, đó là những dấu câu nào ?
+Tìm các chữ cái được viết hoa và cho biết vì sao phải viết hoa ?
+Đây là bài thơ 4 chữ. Vậy chúng ta phải trình bày như thế nào cho đẹp ?
c/ HD – HS viết từ khó.
-Yêu cầu Hs đọc và viết từ khó vào bảng con.
d/ GV đọc HS ghi bài vào vở.
e/ Thu và chấm bài.
-Nhận xét.
*Hoạt động 2: HD làm bài tập.
*Mục tiêu: Làm được bài tập( 2) a/ b hoặc BT(3) a/ b
*Cách tiến hành: 
Bài 2:
 a.Gọi 1 em đọc yêu cầu.
-Gọi 1 em làm mẫu.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Bài 2: b, 2c ( tương tự )
Bài 3: Chia lớp thành 3 nhóm.
-Mỗi nhóm tìm những tiếng có chứa n/l ; en/eng ; im/ iêm
-Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều tiếng.
-Nhận xét.
4. Kết luận:
- Hỏi củng cố lại bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học ở nhà.
- HS đọc đồng thanh.
-nghỉ, ngẫm nghỉ, buồn.
-4 dòng.
-1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi.
-C, M, S, Tr, B vì đó là những chữ cái đầu dòng.
-Viết bài vào giữa trang vở và lùi vào 3 ô.
-Viết bảng con: trống, trường, suốt, nằm, ngẫm nghĩ
-Điền vào chỗ trống l/n ?
-1 HS lên bảng điền, lớp làm vào vở.
-Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
-HS hoạt động theo nhóm, cử 2 bạn viết nhanh để ghi các tiếng nhóm tìm được.
-Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh theo dõi và trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an on luyen lop 2.docx