Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 6

Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 6

TẬP ĐỌC

MẨU GIẤY VỤN

(Tích hợp bảo vệ môi trường)

I.MỤC TIÊU

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : rộng rải, sáng sủa, sọt rác.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ mới, hưởng ứng, đánh bạo, thich thú, xì xào.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.

II.CHUẨN BỊ

- GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc.

- HS: Đọc bài trước.

 

docx 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/9/2013
Ngày dạy :Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC
MẨU GIẤY VỤN
(Tích hợp bảo vệ môi trường)
I.MỤC TIÊU
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ : rộng rải, sáng sủa, sọt rác.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới, hưởng ứng, đánh bạo, thich thú, xì xào.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
II.CHUẨN BỊ
- GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc.
- HS: Đọc bài trước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') Gọi 2 HS lên đọc và trả lời câu hỏi:
-Tuyển tập này có những truyện nào?
-Mục lục sách dùng để làm gì ? 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới: 
+ Treo tranh giới thiệu chủ điểm và bài đọc (2’) 
HĐ 1: Luyện đọc .(30 phút)
 MT: Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy cho học sinh.
Giới thiệu bài
Luyện đọc .(30 phút)
Gv đọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
Hướng dẫn đọc từ khó (CN-ĐT)
rộng rãi, sáng sủa, sọt rác
b.Đọc từng đoạn trước lớp
Gv hướng dẫn đọc.
Hướng dẫn đọc, ngắt nghỉ đọc câu dài: 
- Lớp ta sạch sẽ quá !//Thật đáng khen!//(giọng khen ngợi )
 - Các em lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy nói gì nhé !(dí dỏm)
 - Các bạn ơi !//Hãy bỏ tôi vào sọt rác !//(vui đùa dí dỏm )
Giải nghĩa từ (chú giải)
Gv đặt câu hỏi.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d.Thi đua giữa các nhóm (đoạn ,bài)
- Gv nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.
TIẾT 2
HĐ2: Tìm hiểu bài (20 phút)
MT: Giúp HS nắm nội dung bài đọc.
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 41.
Câu 1: Mẫu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Câu 3: Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì?
Câu 4: Có thật đó là tiếng nói của mẩu giấy không ? Vì sao ?
- Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở HS điều gì ?
4. GDBVMT: 
-Các em cần làm gì để trường lớp mình luôn sạch sẽ?
Gv chốt : Muốn cho trường lớp sạch đẹp, mỗi em phải có ý thức giữ gìn trường lớp, không bỏ rác bừa bãi, bỏ đúng nơi quy định ,
HĐ3: Luyện đọc lại (10 phút)
MT: Giúp HS bước đầu thể hiện vai và giọng các nhân vật.
GV lưu ý HS giọng đọc, ngắt nghỉ.
GV chia nhóm (4nhóm) HS tự phân vai.
Thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét -tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò
- Tại sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú?
- Em có thích bạn gái đó không ?vì sao ?
- Câu chuyện muốn nhắc nhở các em điều gì ?
Cả lớp hát bài :Em yêu trường em.
Giáo dục HS giữ gìn vệ sinh trường lớp. 
Dặn dò :Về nhà đọc bài nhiều lần để chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Đọc trước bài :Ngôi trường mới.
Đọc trơn phát âm đúng.
Đọc rõ ràng, rành mạch.Đọc từ trái sang phải.
Nghe theo dõi
Nối tiếp nhau đọc từng câu
Đọc trơn, đọc đúng các từ.
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Phân biệt giọng kể, nhân vật.
Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng câu (CN )
 Hiểu nghĩa từ chú giải
Luân phiên nhau đọc
Nối tiếp nhau đọc.
Học sinh hiểu được cần phải biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
Mẫu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy nói gì?
Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!
Đó không phải là tiếng của mẫu giấy vì giấy không biết nói.
-Em không xả rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa,...
Đọc đúng vai – Gịong đọc phù hợp, ngắt nghỉ đúng.
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
Ghi nhận sau tiết dạy
.................................................................... 
KỂ CHUYỆN
MẨU GIẤY VỤN
 I.MỤC TIÊU 
1.Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Mẩu giấy vụn. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt,bíết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Biết dựng lại câu chuyện theo vai.
2.Rèn kĩ năng nghe:Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn :Kể tiếp được lời bạn.
 II.CHUẨN BỊ
Gv: Thuộc câu chuyện 
 HS:Chuẩn bị bài trước
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Chiếc bút mực. TLCH 1, 3, 4SGK/41
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Mt: Học sinh kể được câu chuyện Mẩu giấy vụn
HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.(25 phút)
a) Kể từng đoạn theo tranh 
 Yêu cầu HS quan sát tranh nhớ lại từng đoạn câu truyện.
- Kể từng đoạn trong nhóm
- Kể chuyện trước lớp
- GV và HS nhận xét
 b)Phân vai dựng lại câu chuyện 
 Lần 1 :GV dẫn chuyện 3 HS nói lời 3 nhân vật .
 Từng nhóm 4 HS dựng lại câu chuyện theo vai .
 Nhận xét –bình chọn nhóm –CN kể hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò (3 phút)
 -Qua câu chuyện muốn nhắc nhở các em điều gì ?
 Giáo dục HS :Giữ sạch trường lớp.
 Dặn dò :Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần.
 Chuẩn bị bài :Người thầy cũ.
Kể đủ nội dung,biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
Giọng kể phù hợp.
Quan sát tranh và nhớ được nội dung từng đoạn của câu chuyện .
HS TB+Y tiếp nối nhau kẻ từng đọan của câu chuyện .giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung câu chuyện
 Kể lại được toàn bộ câu chuyện.Giọng kể phù hợp ,biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.(HS K+G)
 Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
Biết dựng lại câu chuyện theo vai - Giọng kể phù hợp với từng nhân vật
Biết lắng nghe, nhận xét lời kể của bạn.
Ghi nhận sau tiết dạy
. 
TOÁN
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I.MỤC TIÊU
 	1.Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5 .
 	 2.Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số.
 	3. Áp dụng phép cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải bài toán có liên quan .
II.CHUẨN BỊ
 	GV+HS: Que tính
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5')
 HS làm bài tập: 1 ,4a /27 /VBT
Nhận xét
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu phép cộng dạng 7 + 5 
MT: Học sinh lập được bảng cộng 7
HĐ 1:
 a.GV nêu bài toán: Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
 - Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
 - 7 que tính thêm mấy que tính để được 10 que tính ?
 GV hướng dẫn HS thực hiện trên que tính :Gộp 7 que tính với 3 que tính thành 10 que tính (1 chục qt), 10 với 2 que tính là 12 que tính.
 2.Mô tả phép cộng 7 + 5 qua kí hiệu
 V ậy 7 + 5 = ?
 b.Yêu cầu HS đặt tính - tính 
 GV hướng dẫn HS đặt tính 
 7 + 5 = 12
 5 + 7 = ?
 c. Lập bảng công thức 7 cộng với môt số
 Yêu cầu HS vận dụng kĩ thuật cộng để lập bảng cộng 7 cộng với một số.
- Gọi HS chỉ rõ từng thao tác. Nêu kết quả.
- GV hướng dẫn HS học thuộc.
HĐ 2: Thực hành 
Bài 1: SGK/ 26( HS TB, Y)
- GV cho HS tính nhẩm.
 Bài 2: SGK/ 26( HS TB, Y)
- GV cho HS thực hiện trên bảng con.
- GV nhận xét và cho HS nêu cách đặt tính và cách tính.
 Bài 3: SGK/26
- GV cho HS chơi trò chơi “ Gọi thuyền”
 Yêu cầu HS nhận xét 7 + 5 và 7 + 3 + 2 ( HS K, G)
 Bài 4: VBT/ 28
- GV hướng dẫn và cho HS làm vào VBT
Đề cho ta biết điều gì?
Đề hỏi ta điều gì?
Muốn tính số tuổi của anh ta làm như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS làm vào bảng phụ còn lại làm vào VBT
- HS nhận xét.
 Bài 5 : SGK/28
HS làm vào vở 3.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 HS đọc thuộc bảng cộng 7 cộng với một số
 Dặn dò:BTVN/VBT/28
 Chuẩn bị que tính học bài 47 + 5
2 HS làm bài tập: Biết giải bài toán Nhiều hơn bằng một phép tính cộng 
 1. 8 + 4 = 12(bút chì )
 2. 8 + 3 = 11 (cm )
Hình thành phép cộng :7 + 5
 Biết tách 3 để có 7 + 3 = 10
HS sinh thao tác trên que tính (nhiều lần)
HS biết kĩ thuật cộng:
 7 + 5 = 7 + 3 + 2
 = 10 + 2
 = 12
Đặt tính viết các số thẳng cột : 7 
 +
 5 
 12 
 HS biết 7 + 5 = 5 + 7 
 Biết vận dụng kĩ thụât cộng ở trên để lập bảng cộng Nắm rõ các thao tác .
 7 + 4 = 7 + 3 + 1
 = 10 + 1
 = 11
 Thuộc bảng cộng.
Nhẩm nêu kết quả (4 cột ) 4 HS
 Biết 7 + 4 = 4 + 7
 HS làm vào bảng con: 
 Viết số thẳng cột.
 7 7 7 7 7
+ + + + +
 4 8 9 7 3
 11 15 16 14 10
Biết 7 + 5 = 7 + 3 + 2 .Củng cố kĩ thuật tính 
Áp dụng phép cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải bài toán có lời văn.
 1 HS làm vào bảng phụ còn lại làm vào VBT
HS nhận xét.
 Xác định điền dấu( + )hay dấu( -	)
 7 + 6 =13
 7 – 3 + 7 = 11
Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày soạn : 23/9/2013 
Ngày dạy :Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
TOÁN
47 + 5
 I.MỤC TÊU
 	1.Giúp HS biết thực hiện phép cộng dạng 47 + 5; ( cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục) 
 	2.Củng cố giải bài toán về Nhiều hơn và làm quen với các loại toán trắc nghiệm.
 II.CHUẨN BỊ
 	 GV:que tính
 	HS:VBT – que tính, bảng con.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
 Bài 2, 4/VBT/28 (2 HS)
 Gọi 2 cặp HS đố nhau các phép tính bất kì trong bảng cộng.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu phép cộng 47 + 5
HĐ 1:
 1.Nêu bài toán 
 Có 47 que tính thêm 5 que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
 - Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm ntn ?
 - Hướng dẫn HS thao tác trên que tính (SGK ) 7 que tính thêm 3 que tính là 10 que tính (1 chục que tính) 1 chục que tính với 4 chục que tính là 5 chục que tính, 5 chục que tính với 2 que tính là 52 que tính. 
 - Yêu cầu HS đặt tính thực hiện tính
 - Hướng dẫn HS đặt tính - nêu cách thực hiện phép tính.
HĐ 2 :Thực hành
Bài 1/SGK/27
-2 học sinh làm bảng phụ, lớp vở 
 Yêu cầu nêu cách thực hiện phép tính.
 Bài 2 /SGK/27
 Nêu cách tìm tổng 
Bài 3 /SGK/ 27
Yêu cầu dựa vào tóm tắt nêu bài toán.
Bài 4 /SGK /27 
 Hướng dẫn hs phương pháp lựa chọn đáp án đúng.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Ghi Đ –S giải thích 
 47 47
 + +
 8 8
 45 55 
 Dặn dò: BTVN /VBT/29 Chuẩn bị que tính học bài :47 + 25
Củng cố đặt tính, bảng cộng 7 cộng với một số .Giải bài toán Nhiều hơn .
Hình thành phép cộng 47 + 5
 Thao tác trên que tính tìm kết quả (nhiều lần )
 Đặt tính : viết các số thẳng cột .Thực hiện tính từ phải qua trái.
 47 * 7 + 5 = 12, viết 2 nhớ 1.
 + * 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
 5 
 52
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện phép tính. (HS TB+Y làm 6 ý, HS K+G làm 10 ý)
 VBT-bảng phụ .Biết Tổng = số hạng + số hạng.
 Vở trắng –bảng nhựa .Củng cố về g ... ế biến :Để 2 tay trước bụng làm động tác nhào trộn
 Tổ chức cho hs chơi
 Qua trò chơi em biết được điều gì ?
HĐ 2: Thực hành và thảo luận 
MT:nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày (10 phút)
1.Thực hành theo nhóm 
 Chia lớp thành 4 nhóm
 *GV đặt vấn đề, cho học sinh dự đoán
Em hãy dự đoán xem thức ăn được dưa xuống dạ dày như thế nào?
 -GV phát bánh mì cho HS – ăn nhai kĩ và mô tả sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng,nói cảm giác của em về vị của thức ăn 
*Các nhóm báo cáo về sự biến đổi của thức ăn
 2.Cả lớp 
 HS nói về sự biến đổi thức ăn ở khoang miêng .( Hs G nêu Hs TB, Y nhắc lại)
 Quan sát hình 1 ,2 /sgk
 -Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt?
 -Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi ntn ? 
Kết luận: Ở khoang miệng thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt, nuốt xuống thực quản vào dạ dày, Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn, nhờ sự co bóp của dạ dày một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. 
 HĐ 3: Làm việc với SGK (12 phut)
MT: Gíup học sinh biết được sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già
1.Làm việc theo cặp quan sát hình 3 ,4
 Nói về sự biến đổi thức ăn ở ruôt non, ruột già.
 2.Cả lớp 
 Gọi HS trả lời.
 -Vì sao cần đi đại tiện hàng ngày ?
HĐ 4: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.(7 phút)
MT: Gíup học sinh biết một số điều cần tránh khi ăn và sau khi ăn
GV chia nhóm (2bàn 1 nhóm) –Thảo luận .
 -Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ?
 -Tại sao không chạy nhảy nô đùa sau khi ăn ?
Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
HS làm VBT 2 /VBT
 Nhận xét 
 Dặn dò:nhắc nhở HS ăn chậm nhai kĩ, Sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi . 
 Về nhà học bài chuẩn bị bài: Ăn uống đầy đủ.
 Hứng thú học tập .
 Qua trò chơi hs biết được sơ lược đường đi của thức ăn :Thức ăn vào miệng đi xuống bụng .
Chia 4 nhóm
HS dự đoán ghi vào giấy
 Biết sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày.
 Thức ăn từ lớn – nhỏ
 Khoang miêng :Thức ăn được răng nghiền nhỏ ,lưỡi nhào trộn ,nước bọt tẩm ướt.
 Dạ dày :Thức ăn tiếp tục được nhào trộn .Một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
Biết sự biến đổi thức ăn ở ruột non, ruột già .
 Ruột non :thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng, thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể .
 Ruột già :Chất bã biến thành phân và đưa ra ngoài qua hậu môn .
 Biết cần đi đại tiện hàng ngày tránh táo bón.
 Biết ăn chậm nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, giúp tiêu hóa dễ dàng .
 Sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi để dạ dày làm việc.
Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày soạn : 23/9/2013
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013
TẬP LÀM VĂN
KHẲNG ĐỊNH ,PHỦ ĐỊNH
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
 I.MỤC TIÊU
 	Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp, đồng thời GDKNS cho Hs .Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách.
 II.CHUẨN BỊ
 	Gv:Bảng nhựa viết các tình huống 
 	HS :mỗi em có 1 cuốn truyện thiếu nhi .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Yêu cầu HS làm bài tâp 1 /tiết 5
 Đọc mục lục sách tuần 6 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Nói lời cảm ơn xin lỗi (15hút)
MT: Gíup học sinh biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp, đồng thời GDKNS cho Hs
1.GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 GV chia nhóm (4HS ) Thảo luận các tình huống sau:
- Em quên làm bài tập ở nhà.
- Bạn cho em mượn cây bút.
- Em lỡ tay làm bể cái ly nhà cô giáo. 
 Nhận xét .
HĐ 2: Luyện tập về mục lục sách (12phút)
Mt: Rèn kĩ năng xem mục lục sách
 Bài 3 Yêu cầu hs đọc mục lục truyện của mình .
 Yêu cầu viết vào vở .
 GV chấm 5, 6 vở
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Gọi 3 HS thực hành nói câu theo mẫu BT2.
 - Dặn dò:Về nhà thực hành nói và viết các câu theo mẫu .Thực hành sử dụng mục lục sách .
- Chuẩn bị bài tiết 7
 Dựa vào tranh –TLCH
 Biết đọc mục lục sách.
- Bài tập 1,2 bỏ . Gv củng cố nói lời cảm ơn xin lỗi đồng thời GDKNS cho Hs.
 - Hs thảo luận nhóm và viết lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với từng tình huống.
- Các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung.
 Biết đọc mục lục sách ,đọc tên truyện –tác giả -trang 
 Viết tên 2 truyện, tác giả, trang vào vở.
Ghi nhận sau tiết dạy
TOÁN
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
 I. MỤC TIÊU
-Giúp HS biết giải bài toán về ít hơn bằng 1 phép tính trừ (toán xuôi ) 
	 -Rèn kĩ năng giải toán về ít hơn.	
 II.CHUẨN BỊ 
 	 Gv: Hình minh họa quả cam
 	 HS: VBT
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 1hs làm bài tập:3/29SGK.
Bảng con :47 + 18, 24 + 17, 67 + 9. 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài toán về ít hơn. (12 phút)
MT: giúp học sinh biết cách giải bài toán về ít hơn.
 GV nêu bài toán .gắn hình minh họa
 Gọi HS nêu bài toán .GV hỏi kết hợp ghi tóm tắt – Hướng dẫn giải .
 -Hàng trên có mấy quả cam ?
 -Hàng dưới ít hơn cành trên mấy quả ?
 -Vậy hàng dưới có mấy quả ?
 -Ta làm ntn để biết số quả của hàng dưới ?
 Yêu cầu HS trình bày bài giải (giấy nháp –bảng nhựa )
 Giải bài toán về ít hơn ta làm phép tính gì?
HĐ 2: Luyện tập (20 phút)
MT: Rèn kĩ năng giải bài tóan về ít hơn.
Bài 1 /SGK /30 
 2HS đọc bài toán.
 GV hỏi. Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Yêu cầu HS xác định bài toán . 
Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Muốn tính số cây cam của nhà Hoa ta làm ntn?.
 Bài 2/ SGK/30
 Giúp HS nhận biết từ thấp hơn (Ít hơn)
 1HS đọc bài toán.
 GV hỏi. Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Yêu cầu HS xác định bài toán . 
Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Muốn tính số cây cam của nhà Hoa ta làm ntn?.
Bài 3/VBT/32 
 - Muốn giải bài toán Ít hơn ta làm phép tính gì ?
 GV chốt.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Dặn dò: làm bài tập 1, 2, 4 VBT
 Chuẩn bị bài Luyện tập . 
Củng cố cách đặt tình và thực hiện phép tính dạng 47+5; 47+25.Giải bài toán có lời văn.
Nêu bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dười có ít hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả ? 
 Nhận biết bài toán ít hơn. Biết giải bài toán ít hơn làm tính trừ. (Tìm số bé )
 Biết trình bày bài giải .
	 Bài giải 
 Số quả cam hàng dưới có là:
 7 – 5 = 2 (quả )
 Đáp số :5 quả 
Nhận biết bài toán về Ít hơn.
 Biết giải bài toán Ít hơn bằng 1phép tính trừ .
 Vở số 3.
 Nhận biết (thấp hơn –ít hơn) Ghi đúng lời giải .
- Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam.
Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam.
Ta lấy số cây cam của nhà Mai trừ đi số cây cam nhà Hoa ít hơn nhà Mai.
HS thảo luận nhóm 5 làm vào bảng nhóm.
 Chiều cao của Bình là: Hoặc (Bình cao là: )
HS làm vào VBT.
-Gỉai được bài tóan về ít hơn
Ví dụ: Số học sinh trai ở lớp 2A là:
 15-3 = 12 (học sinh)
 Đáp số: 12 học sinh
Ghi nhận sau tiết dạy
Bài 1:AN TOÀN GIAO THÔNG
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU
	1. Giúp HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
	HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi lại nhanh).
	2. Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểmkhi đi trên đường.
	Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
	3. Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II CHUẨN BỊ 
	Gv: Tranh, phiếu học tập 
	 - 2 bảng ghi: An toàn- Nguy hiểm	
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5')
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm (12 phút)
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 GV nêu tình huống: Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em. Các em hãy đoán xem chuệyn gì có thể xảy ra ?
- Vì sao em bị ngã ? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì ?
 GV phân tích:Nếu khi ngã ở gần bàn hoặc gốc cây hay ở trên đường thì sao ? Rất nguy hiểm khi các em có thể va vào cạnh bàn, gốc cây hoặc xe trên đường sẽ đâm phải.
 - Yêu cầu Hs nêu các vị dụ khác về hành vi nguy hiểm.
 - Gọi hS kể về một tình huống nguy hiểm mà em đã gặp.
 GV chốt:
GV chia nhóm (4 nhóm ). Yêu cầu HS quan sát tranh SGK – Cho biết hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm ?
 GV treo tranh gọi Hs trình bày và giải thích.(Tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6 )
 Hs hiểu ntn là an toàn và ntn là không an toàn.
 Hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
 Biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố.
Kết luận : - Đi bộ qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
 - Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn.
 - Chạy chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
 - Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.
Hoạt động 2:Thảo luận mhóm phân biệt hành vi an toàn và khộng an toàn (10 phút)
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Nhóm 1: Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi. Quả bóng bỗng tuột khỏi tay em, lăn ra đường. Làm ntn em lấy được quả bóng ?
Nhóm 2: Bạn em có một chiếc xe đạp mới, bạn em muốn chở em đi chơi . Em có đi không ? Emsẽ nói gì với bạn?
Nhóm 3: Em và mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ đều bận xách túi. Em làm ntn để cùng mẹ qua đường ?
Nhóm 4 : Có mấy bạn đang đứng ở bên kia đường, các bạn rủ em sang chơi, nhưng ở trên đường có rất nhiều xe qua lại. Em sẽ làm gì ? Làm ntn để em qua cùng các bạn được ? 
Biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
1. Nhờ người lớn ra lấy hộ. 
2. Không đi và khuyên bạn không nên đi.
3. Nắm vào vạt áo mẹ.
4. Tìm người lớn và nhờ đưa qua đường.
 Kết luận
Hoạt động 3:An toàn trên đường đến trường (13 phút)
Cho Hs nói về an toàn trên đường đến trường 
 - Em đi đến trường trên con đường nào ?
 - Em đi như thế nào để được an toàn
Biết khi đi học, đi chơi trên đường phải chú ý để đảm bảo an toàn.
 -Đi bộ sát lề đường.
- Chú ý tránh xe đi trên đường.
- Không đùa nghịch trên đường.
- Khi qua đường chú ý quan sát xe qua lại. . .
Kết luận : Cần thực hiện đúng luật giao thông để bảo vệ cho bản thân và người khác
 Ghi nhận sau tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuần 6.docx