TIẾNG VIỆT :
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I . MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học.
- HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút)
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật(BT3, BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẳn bài tập 3.
TUẦN 9 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1) I . MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. - HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút) - Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật(BT3, BT4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẳn bài tập 3. III. LÊN LỚP : Tiết 1 Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài: “Bàn tay dịu dàng” - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: HDHS ôn tập Bài 1: Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài. - Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. Bài 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Gọi vài HS đọc bảng chữ cái. - Tổ chức cho cả lớp đọc thuộc. Bài 3: Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng. ( Viết) - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi 4 HS lên bảng làm . – Lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 4: Tìm thêm các từ có thể xếp vào ô trống trong bảng. ( Viết ) - Tổ chức thảo luận nhóm 3. Củng cố – Dặn dò:- Gọi HS đọc lại bảng chữ cái. - Dặn : Về tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung. - Lắng nghe. - Đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định. - Trả lời. - 3 em đọc. - Đọc tiếp nối nhau theo kiểu truyền điện. - 1 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái - Chỉ người: bạn bè, Hùng. Chỉ đồ vật: bàn, xe đạp. Chỉ con vật: thỏ, mèo. Chỉ cây cối: chuối, xoài. - HS thảo luận ghi ra giấy nháp. - 1 HS đọc. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2) I . MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút). Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. - HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút) - Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?( BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái(BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẳn bài tập 2. III. LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại bảng chữ cái. Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: HDHS ôn tập Bài 1: Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài. - Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. Bài 2: Đặt 2 câu theo mẫu. - Gọi 1-2 HG ( khá, giỏi) nhìn bảng đặt câu tương tự câu mẫu. - Yêu cầu HS tự làm bài trên giấy nháp. - Gọi HS nối tiếp nhau nói câu các em đặt. - Nhận xét, sửa chữa. Bài 3: Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong các bài tập đọc từ tuần 7 đến tuần 8 theo thứ tự bảng chữ cái. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. Hướng dẫn HS tập tra tìm bài tập đọc ở mục lục sách cho nhanh. - Nhận xét , chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố – Dặn dò : - Thi đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Dặn: Xem trước bài: Ôn tập giữa HKI (Tiết 3) - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc. - Lắng nghe. - 3 - 4 em đọc và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc đề. - 1-2 HS đặt câu. VD: Ai (Cái gì,con gì) là gì? - Bạn Lan là học sinh giỏi. - Chú Nam là nông dân. - Bố em là bác sĩ. - Các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào bảng nhóm: Tên riêng các nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ cái: An – Dũng – Khánh – Minh – Nam. - Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng. - 2 em lên đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Lắng nghe. ....................................................................................... TOÁN : LÍT I/ MỤC TIÊU: - Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu.. - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải bài toán có liên quan đến đơn vị lít. - BT cần làm: Bài 1, 2 (cột 1,2), 4 II/ CHUẨN BỊ : - GV: Ca 1 lít + Chai 1 lít + Cốc + Bình nước + bảng phụ. II/ LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 68 + 32 45 + 55 -Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2.Hoạt động 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa). Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau. - Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ? - Cốc nào chứa được ít nước hơn ? 3.Hoạt động 2: Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít. - Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước. Để đo sức chứa của1 cái ca,1 cái thùng, ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: L. - Gọi HS đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít, - Yêu cầu HS viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít, 4 Hoạt động3: HDHS làm bài tập. Bài 1: Yêu cầu HS đọc, viết tên gọi đơn vị lít (theo mẫu) - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2 : Tính: - Mẫu: 9l + 8l = 17l - Tương tự gọi HS lên bảng làm, lớp bảng con. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề. - Hướng dẫn HS giải. - Gọi 1 HS lên bảng . - Nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố – Dặn dò: - Dặn HS về nhà làm bài 3/42 và xem trướùc bài: “ Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm . - Lớp làm vở nháp. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - HS quan sát - Cốc to. - Cốc bé. - Theo dõi, lắng nghe. - 3 HS nnối tiếp nhau đọc. - Vài HS đọc. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. - 3 HS lên viết, cả lớp làm bảng con. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS chú ý theo dõi. - 2 HS lên bảng làm - 1 HS đọc đề toán. - HS lên bảng tóm tắt rồi giải. Lớp làm vào vở. - Lắng nghe. .............................................................................. SINH HOẠT NGOẠI KHÓA .............................................................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. - HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút) - Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu nói về sự vật(BT2, BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV:+ Phiếu viết tên từng bài tập đọc + Bảng phụ viết sẳn bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu các từ chỉ sự hoạt động, trạng thái đã học - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1:HDHS ôn tập Bài 1: Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài. - Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài “Làm việc thật là vui”. - Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (tìm từ ngữ). - Gọi 1 HS lên bảng làm . - Lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét, sửa chữa. Bài 3: Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối. (Viết) - Giúp HS nắm vững yêu cầu bài. - yêu cầu HS làm bài rồi gọi nhiều em tiếp nối nhau đọc câu văn em đặt về 1 con vật, đồ vật, một loài cây hoặc loài hoa. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: - Chót lại nội dung bài vừa ôn. - Dặn : Xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 4” - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu. - Lắng nghe. - 3– 4 em đọc và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - Đọc thầm lại bài: “Làm việc thật là vui”, rồi làm bài: + Đồng hồ – báo phút, báo giờ. + Gà trống – Gáy vang ò ó o báo trời sáng - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe. - Ví dụ: + Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc và thóc lúa trong nhà. + Cây bưởi cho trái ngọt để bày cổ Trung thu. + Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà. Lắng nghe. .............................................................................. ÂM NHẠC HỌC HÁT BÀI: CHÚC MỪNG SINH NHẬT (NHẠC ANH) I. MỤC TIÊU : Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát. Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát. Biết bài hát này là bài hát của nước Anh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Nhạc cụ đệm. Tranh minh họa ( SGK) , bài hát trên bảng . Hát chuẩn xác bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : * Ổn định tổ chức lớp: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. * Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học. * Bài mới: Hoạt Động Của Giáo Viên HĐ Của Học Sinh * Hoạt động 1 Dạy hát bài: Chúc Mừng Sinh Nhật - Giới thiệu bài hát: Tựa đề ,tác giả, nội dung . - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát . - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài . - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Nhạc Của Nước Nào? - HS nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát. * Cũng cố dặn dò: - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học. - HS lắng nghe. - HS nghe mẫu. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. + Hát đồ ... lớp làm vào vở - HS trả lời. - Lắng nghe. ...................................................................................... TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. - HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút) - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh(BT2). II. CHUẨN BỊ: - GV:+ Phiếu viết tên các bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dùng cụ học tập của HS B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài. - Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. 3. Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi. (miệng) - Để làm tốt bài này em cần chú ý gì ? - Cho HS thảo luận cặp đôi trả lời từng câu hỏi. - Gọi HS trả lời từng câu hỏi. * Yêu cầu HS kể thành một câu chuyện. + Cách 1: HS khá, giỏi kể mẫu sau đó HS khác kể. + Cách 2: HS tập kể trong nhóm sau đó các nhóm thi kể chuyện. - Nhận xét, sửa chữa. 4. Củng cố – Dặn dò: - Chốt lại nội dung ôn tập. - Dặn xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 6” - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - 3 – 4 em đọc và trả lời câu hỏi. - 1HS đọc yêu cầu bài. - Quan sát kĩ từng tranh trong SGK, suy nghĩ trả lời từng câu hỏi dưới tranh. - HS thảo luận cặp đôi rồi trả lời. - Trả lời câu hỏi. - Vài HS kể. - Đại diện nhóm lên thi kể lại chuyện. - Lắng nghe. ......................................................................... MĨ THUẬT ( GV bộ môn dạy) ......................................................................... TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU : - Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu hỏi về nội dung của cả bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn hoặc bài thơ đã học. - HS khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ ( tootcs độ đọc trên 35 tiếng / phút) - Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể(BT2); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẩu chuyện(BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV:+ Phiếu viết tên các bài tập đọc. Bảng phụ chép bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi dựa theo tranh trang 72 . - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2.Hoạt động 1: HDHS làm bài tập. Bài 1: : Kiểm tra đọc. - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc rồi đọc bài. - Hỏi 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV ghi điểm. Bài 2: Nói lời cảm ơn xin lỗi. (miệng) - Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi. - Gọi nhiều cặp HS nói. - Nhận xét, sửa sai, ghi lại các câu hay lên bảng. Bài 3: Dùng dấu chấm, dấu phẩy. - Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Gọi vài HS dưới lớp đọc lại bài làm. - Gọi HS đọc lại truyện vui sau khi đã làm bài đúng. 4. Củng cố – Dặn dò: - Chốt lại nội dung ôn tập. Liên hệ giáo dục HS nói năng lễ phép, lịch sự trong giao tiếp - Dặn xem trước bài: “Ôn tập giữa HKI tiết 7” - Nhận xét tiết học. - 1 HS quan sát tranh rồi trả lời. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 4 – 5 em đọc và trả lời câu hỏi. - 1HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận cặp đôi rồi trả lời từng câu: Cảm ơn bạn đã giúp mình. Xin lỗi bạn nhé. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - 3 HS đọc. - 2 HS đọc. - Trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. ................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012 TIẾNG VIỆT : Kiểm tra đọc ( Đọc hiểu, LTVC ) (Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất) ............................................................................... TOÁN: Kiểm tra định kì (GHKI) (Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất) ........................................................................ LUYỆN CHÍNH TẢ: ........................................................................ LUYỆN TOÁN: .............................................................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 TOÁN: TÌM SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU: - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b, a + x = b( với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Biết giải bài toán có một phép tính trừ. - BT cần làm: Bài 1 (a,b,c,d,e), 2(cột 1,2,3) II/CHUẨN BỊ : - GV: phóng to hình vẽ phần bài học (SGK) lên bảng.Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 III/LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : Đánh giá tổng kết qua bài kiểm tra. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm số hạng trong một tổng. + Treo hình vẽ 1 lên bảng. - Có tất cả bao nhiêu ô vuông ? - Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông ? - Vậy: 6 cộng 4 bằng mấy ? 6 bằng 10 trừ đi mấy ? 4 bằng 10 trừ đi mấy ? - Hướng dẫn HS nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 để nhận ra; Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia. + Treo hình vẽ 2 lên bảng: - Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết? – Ghi bảng x= 10 - 4 - Phần cần tìm có mấy ô vuông? - Ghi bảng: x = 6. - Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng. + Hình vẽ 3 – Hỏi tương tự để có: 6 + x = 10 x = 10 – 6 x = 4 - Vậy muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm sao ? 3. Hoạt động 2: HDHS làm bài tập Bài 1: - Bài tập yêu cầu gì ? - Hướng dẫn HS làm theo mẫu (SGK). - Tương tự HS lên bảng làm các câu còn lại. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của BT - Gọi HS nêu cách tìm số hạng, tổng ( ô trống). - Gọi HS lên bảng làm bài Bài 3: (Nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS khá giỏi VN làm thêm. - Gọi 1 HS đọc đề toán. - GV vừa hỏi, vừa hướng dẫn tóm tắt lên bảng: - Gọi 1 HS lên bảng làm . - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố – Dặn dò : - Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm sao ? - Dặn về nhà làm bài1(câu g), bài 2( cột 5,6,7) và xem trước bài: “Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Quan sát. - 10 ô vuông. - Phần thứ nhất có 6 ô vuông; phần thứ hai có 4 ô vuông. - 10 - 4 - 6 - Nhận xét. - Quan sát và trả lời theo GV hướng dẫn. - Lấy 10 trừ đi 4. - 6 - 2 HS đọc. - lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Tìm x. - Theo dõi, trả lời. - 4 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở. - Viết số thích hợp vào ô trống. - Trả lời. - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con - 1 HS đọc đề toán. - HS tóm tắt đề toán. - 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở. - Trả lời. - Lắng nghe. ....................................................................... TIẾNG VIỆT : Kiểm tra viết ( Chính tả, Tập làm văn ) (Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá do tổ chuyên môn thống nhất) ......................................................................... LUYỆN VỀ TỪ VÀ CÂU .......................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ .............................................................................................................................................................................................. Môn: THỦ CÔNG Bài: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI I. Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mẫu thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy thủ công. - HS: Dụng cụ học tập. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gv kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - GV nhận xét việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: HĐ 1.Giới thiệu bài: - Hôm nay, chúng ta tập gấp thuyền phẳng đáy có mui. Gv ghi bảng. HĐ 2. Hd quan sát và nhận xét. - Cho hs quan sát so sánh thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui. - Các em hãy so về sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại thuyền? - Mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại tờ là tờ giấy HCN. HĐ 3. HD mẫu: * Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. - Đặt ngang tờ giấy thủ công HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2-3 ô như (H1) sẽ được (H2). * Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. - Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp của (H2) được (H3). Gấp đôi mặt trước của (H3) được (H4). Lật (H4) ra mặt sau gấp đôi như mặt trước được (H5). * Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. - Gấp theo đường dấu gấp của (H5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H6). Tương tự gấp theo đường dấu gấp (H6) được (H7). Lật (H7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như (H5) và (H6) được (H8). Gấp theo dấu gấp của (H8) được (H9). Lật (H9) ra mặt sau gấp giống như mặt trước được (H10). * Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Lách 2 ngón tay cái vào trong mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như (H11). - HDHS dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở 2 đầu thuyền lên như (H12) được thuyền PĐCM (H13). 4. Củng cố, dặn dò. - Các em về xem tiếp cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Chuẩn bị bài sau: Gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát và so sánh. - Quan sát. - Quan sát, lắng nghe. - 2 HS lên thao tác lại theo hướng dẫn. - HS còn lại quan sát. - Thực hành trên giấy nháp. - Lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm: