Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 17, 18

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 17, 18

Tuần 17

Ngày soạn: 21/12/2011

Ngày giảng: 26/12/2011

Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011

Hoạt động tập thể

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

I.Mục tiêu:

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường

- Giúp học sinh hiểu lợi ích tác hại của môi trường

II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
Ngày soạn: 21/12/2011
Ngày giảng: 26/12/2011
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I.Mục tiêu:
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
- Giúp học sinh hiểu lợi ích tác hại của môi trường
II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- GT – ghi bảng
HĐ1:Lợi ích và tác hại của môi trường
- Cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về môi trường.
- GV cho HS nêu lợi ích và tác hại của môi trường đối với con người, loài vật
- HS quan sát tranh
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
HĐ2: Liên hệ
- Cho HS liên hệ với bản thân đã biết bảo vệ môi trường xung quanh ta chưa
- Cho học sinh nêu những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường
- ở nơi mình ở hoặc ở địa phương đã có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng
- HS tự liên hệ
 HĐ3: Thi vẽ tranh
3. Củng cố – dặn dò
-Cho học sinh thi vẽ tranh đề tài bảo vệ môi trường 
- Giáo viên cho học sinh gắn tranh và nêu nội dung tranh
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường
- HS vẽ tranh
- Trình bày
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
3. Củng cố – dặn dò:
Bài 1:Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 61 - ( 100 - 81) 
b) (113 - 23 ) : 9 
c) 72 : ( 107 - 99 )
d) 5 x ( 145 - 123 )
Bài 2: Tính:
a) 61 - (100 - 81)
b)93 - ( 46 + 23 )
c)130 + (18 +42)
d)265 - (89 - 24 )
e) ( 86 - 32 ) : 2
g) (47 + 61 ) : 4
h) 102 : ( 3 x 2)
i) 306 : ( 18 : 2 )
Bài 3: Một bao gạo có 130kg. Bao khác có 62kg. Người ta đem số gạo ở 2 bao đó đóng đều vào 8 túi.
Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki lô gam gạo?
( Giải 2 cách)
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Giao bài VN: Có 9 túi gạo mỗi túi có 62kg. Người ta đem số gạo đó đóng đều vào 6 bao. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki lô gam gạo? (Giải 2 cách)
Bài 1:
-Đọc yêu cầu
-HS làm vào vở
-4 HS lên bảng
Bài 2:
-Đọc yêu cầu
-HS làm bài theo nhóm
-Trình bày
Bài 3:
-Đọc bài toán, phân tích
-Làm bài - chữa
*Cách 1:
Tổng số gạo ở cả hai bao là:
130 + 62 = 192 (kg)
Số lợng gạo ở mỗi túi là:
192 : 8 = 24 (kg)
 Đáp số: 24 kg
*Cách 2:
Số lượng gạo ở mỗi túi là:
(130 + 62 ) : 8 = 24 (kg)
 Đáp số: 24 kg
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/12/2011
Ngày giảng: 27/12/2011
Thứ ba ngày 27tháng 12 năm 2011
Hoạt động tập thể
Tổ chức hội Vui học tập tại lớp
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức thông qua các trò chơi
- Giáo dục ý thức học tập tốt
II. Chuẩn bị: Nội dung, phấn màu, bảng phụ
III. Các HĐ dạy – học: 
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn
3. Củng cố – dặn dò
Cho HS tìm hiểu về các môn học
+ Vòng 1: Môn toán (mỗi câu hỏi đúng 10 điểm)
- GV đưa ra 1 một số bài tập trong sách các bài toán thông minh 
-Yêu cầu HS làm bài
+ Môn: Tiếng việt
 - Thi tìm nhanh các từ chỉ đặc điểm
- Thi tìm nhanh các câu kiểu 
Ai - thế nào?
Nhận xét tiết học
VN ôn bài
- HS thi làm bài nhanh theo tổ
HS làm theo nhóm 4
Trình bày
HS làm bài
Nối tiếp nhau trình bày
Nhận xét
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Nhận dạng, phân tích tổng hợp hình 
(Đếm hình, ghi hình bằng chữ)
I.Mục tiêu:Giúp HS biết:
 Nhận dạng, phân tích tổng hợp hình.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:Trên mỗi hình sau có bao nhiêu đoạn thẳng? Ghi tên các đoạn thẳng đó.
A B C E
 D
G H I K
Q
P
N
M R
Bài 2: Trên mỗi hình sau có bao nhiêu hình tam giác?
 Hình 1 Hình 3
 Hình 2 Hình 4
Bài 3: Trên hình bên 
có tất cả bao nhiêu
 hình vuông? Có mấy
 loại hình vuông 1cm
khác nhau về cạnh?
Bài 4: Nêu cách đếm số hình tam giác và số hình tứ giác có trong hình sau. Số hình tam giác và số hình tứ giác có bằng nhau không?
3 Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
Bài 1:
 AB: (1 đoạn thẳng)
- CD, DE, CE: (3 đoạn thẳng)
- GH, HI, IK, GI, HK, GK (6 đoạn thẳng)
-MN, NP, PQ, QR, MP, NQ, PR, MQ, NR, MR (10 đoạn thẳng)
Bài 2:
 Số các tam giác đếm được chính là số các đoạn là đáy của tam giác
Hình 1: 1 tam giác
Hình 2: 3 tam giác
Hình 3: 6 tam giác
Hình 4: 10 tam giác
Bài 3: 
-Có 9 hình vuông cạnh 1 cm
-Có 4 hình vuông cạnh 2 cm
- Có 1 hình vuông cạnh 3 cm
Có tất cả 9 + 4 + 1 = 14 (hình vuông)
Bài 4: 
Xét các tam giác chung đỉnh A: ứng với đáy BC có 6 tam giác. Vậy ứng với 3 cạnh đáy (BC, DE, GH) có tất cả:
 6 x 3 = 18 ( tam giác)
+Trong tam giác đỉnh A, đáy BP có 3 tứ giác.
Vậy trong 6 tam giác đỉnh A đáy lần lượt BP,PQ,QC,BQ, PC, BC có :
3 x 6 = 18 (tứ giác)
+Số tam giác bằnh số tứ giác.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 23/12/2011
Ngày giảng: 28/12/2011
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
Mĩ thuật
Tập Vẽ tranh: Đề tài chú bộ đội
I. Mục tiêu:
- Hiểu đề tài Chú bộ đội.
- Biết tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.
- HS yêu quý cô chú bộ đội.
II. Công việc chuẩn bị:
- GV : Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Một số bài vẽ đề tài bộ đội của HS các lớp trước.
- HS: Vở tập vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để đồ dùng lên bàn.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nội dung:
*HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
*HĐ2: Cách vẽ tranh:
*HĐ3: Thực hành.
*Nhận xét, đánh giá :
3. Củng cố, dặn dò:
- GV giới thiệu một số tranh ảnh.
- Tranh vẽ về nội dung gì?
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
- Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
- Em kể tên một số nội dung thuộc đề tài mà em biết ?
- GV yêu cầu HS kể lại hình ảnh cô ( chú ) bộ đội .
- Chú bộ đội mặc trang phục màu gì?
- Chú bộ đội có trang thiết bị gì?
- Hình ảnh chú bộ đội đang làm gì?
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ.
+ Hình ảnh phụ phải tạo được thời gian, không gian xung quanh.
- Vẽ màu.
- Cho HS quan sát một số tranh đã được vẽ.
- Tập vẽ tranh đề tài Chú bộ đội 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ.
- GV quan sát giúp đỡ , gợi ý để HS vẽ
+ Cho HS tự chọn ra bài vẽ khá.
+ Hướng dẫn HS tự nhận xét.
- VN hoàn thành bài nếu chưa vẽ xong
- Quan sát lọ hoa chuẩn bị cho bài sau.
- HS quan sát.
- Cô chú bộ đội với thiếu nhi.
- Hình ảnh cô chú bộ đội.
- Hình ảnh cây cối,
- HS kể.
- KS kể.
- Màu xanh lá cây.
- Súng , pháo, xe tăng,.
- Đứng gác.
- HS quan sát tranh mẫu
- HS thực hành tập vẽ tranh
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ.
- HS tự nhận xét.
- HS lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (LT- C)
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được các từ ngữ chỉ đặc điểm.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2. Hướng dẫn
- Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa
- Đọc BT, làm bài – chữa
Bài 1:
Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm về hình dáng, tính tình rồi điền vào chỗ trống
a) Về hình dáng
b) Về tính tình
Bài 1: Ví dụ:
a) Về hình dáng
nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, béo lẳn, bầu bĩnh, cao, da trắng, tóc đen
b) Về tính tình
vui tính, dễ thân, trầm tính, ít nói, nhiệt tình,
Bài 2:
Bài 2: Dựa vào các từ ngữ đã tìm được ở BT1, em đặt 2 câu nói về người bạn của em (một câu nói về hình dáng, một câu nói về tính tình).
Bài 2:
- Bạn Hạnh vóc người nhỏ nhắn, dáng nhanh nhẹn.
- Bạn Ngọc nhiệt tình giúp đỡ các bạn học kém.
Bài 3:
Bài 3: Gạch dưới những câu theo mẫu Ai thế nào? trong các câu dưới đây:
a) Sắc rất chăm học.
b) Đọc xong, cậu còn vuốt ve, ngắm nghía quyển sách rồi mới xếp vào giá.
c) Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau.
d) Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân.
Bài 3:
Các câu kiểu Ai thế nào?
a) Sắc rất chăm học.
c) Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau.
Bài 4
Bài 4: Dựa vào kết quả bài làm ở bài tập 3, em ghi các bộ phận câu thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau:
Ai (con gì, cái gì)
thế nào?
Bài 4:
Ai (con gì, cái gì)
thế nào?
Sắc
rất chăm đọc sách
Trần Quốc Toản
mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau.
Bài 5:
Bài 5: Đặt hai câu, trong đó:
a) Câu dùng một dấu phẩy
b) Câu dùng hai dấu phẩy
Bài 5:
Bạn Mai rất chăm học, chăm làm.
Cô giáo đi lại nhẹ nhàng, nói khẽ, giảng bài rất nhiệt tình.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 24/12/2011
Ngày giảng: 29/12/2011
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Âm nhạc
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu.
 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng. 
 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
a. Hát tập thể
b. Hát cá nhân
c. Hát tốp ca
3. Củng cố – dặn dò:
- Cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học từ đầu năm đến giờ.
 - Cho HS nhận xét.
 - Giáo viên chỉnh sửa uốn nắn tư thế biểu diễn cho HS.
 - GV nhận xét sửa sai. biểu dương cá nhân biểu diễn hay .
 - Gọi một số nhóm lên trình diễn bài hát các em yêu thích
- Nhận xét, tuyên dương nhóm biểu diễn hay.
 - Nhận xét giờ học.
 - Tuyên dương HS, nhóm hát hay.
- HS thực hiện
 - Học sinh lấy tinh thần xung phong .Sau khi em đó hát xong có quyền chỉ định bạn khác.
- HS thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục ... âm thanh.
 Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng
 Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
 (Phạm Đức)
Bài 2:Phân tích cấu tạo của các hình ảnh so sánh tìm được ở bài tập 1 bằng cách ghi lại từng hình ảnh vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau:
Sự vật được so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây.Chép lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh vào chỗ trống.
 Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh Am Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá.
...................................................................
...................................................................
Bài 4: Điền dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật mọi người bé cũng làm việc. Bé làm bài bé đi học. Học xong bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui.
 (Theo Tô Hoài)
3.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học -VN ôn bài
Bài 1:
-Đọc yêu cầu
-Làm bài - chữa
Bài 2
-Đọc yêu cầu
-Làm bài - chữa
*Cấu tạo của các hình ảnh so sánh:
Sự vật được so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Lá thông
như thể
chùm kim
Lá lúa
là
lưỡi kiếm cong
Lá chuối
là
những con tàu
Bài 3:
Làm bài - chữa
Đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh:
 Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh.
AnTiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được”. Chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá.
Bài 4: Đoạn văn đã điền dấu phẩy:
 Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui.
 (Theo Tô Hoài)
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 30/12/2011
Ngày giảng: 5/1/2012
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Âm nhạc
Tập biểu diễn
I. Mục tiêu:
- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
-HS trình bày những kiến thức đã học trong học kì I.
-Khuyến khích HS sự tự tin khi trình bày các bài hát.Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
-GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em.
II. Chuẩn bị: Nhạc cụ
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
* Tập biểu diễn:
-Mỗi HS sẽ trình bày hai bài hát, một bài đơn ca, một bài hát theo tổ:
-Hình thức đơn ca, mỗi em tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp.
Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
-Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các bạn cùng trình bày.
Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp.
-Khuyến khích HS sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
3. Củng cố – dặn dò:
-GV ghi nội dung
-GV hướng dẫn
-GV yêu cầu
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài
-HS ghi bài
-HS hgi nhớ cách trình bày.
-HS ghi nhớ cách trình bày
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu: Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng: -GV: Phấn màu, bảng phụ
 -HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu l – n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
* Lưu ý: Nếu HS đọc sai, GV cho HS dừng lại và sửa luôn. Khuyến khích cho HS nhận xét và sửa cho bạn.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn tả cảnh gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
- ên thác xuống ghềnh
- Ăn ...o vác ...ặng
Mặt sông ...ấp ...oáng ánh vàng.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
-L ên thác xuống ghềnh
- Ăn no vác nặng
Mặt sông lấp loáng ánh vàng.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Lúa nếp là lúa nếp nương
Lúa lên lớp lớp lòng nàng nao nao
+ Hướng dẫn HS nói câu
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng cứa âm đầu l-n để luyện tập cho giờ sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 1/1/2012
Ngày giảng: 6/1/2012
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Ôn đội hình đội ngũ và Bài tập rèn luyện 
tư thế cơ bản
I.Mục tiêu:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo 1- 4 hàng dọc.
-Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
-Trên sân trường, còi, dụng cụ.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập
- Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
*Ôn bài thể dục phát triển chung
1 - 2'
1'
1'
1 lần, 3x8nhịp
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo 1 - 4 hàng dọc
+GV cho HS tập theo tổ
-Ôn đi vượt chướng ngại vật
*Từng tổ trình diễn đi thường theo 1 - 4 hàng dọc 
6 - 8'
7 - 9'
 1 lần
K K K K K K K
K K K K K K K
K K K K K K K
V(GV)
-Tập theo đội hình 2 - 3 hàng dọc
-Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi.
- GV điều khiển lớp chơi thử.
- Cán sự điều khiển lớp chơi thật, GV quan sát nhắc nhở.
 5 - 7'
3. Phần kết thúc: 
- Đứng vỗ tay hát
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
1'
 2 - 3'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (TLV)
Ôn tập
I.Mục đích yêu cầu: 
- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
- Củng cố cách viết thư.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2. Hướng dẫn
Đề 1: Hãy viết giấy mời để mời bạn đến dự sinh nhật của em.
Đề 2: Viết thư thăm hỏi một người bạn và kể về việc học tập của em trong học kì I.
3. Củng cố - dặn dò:
-Gọi HS đọc đề bài
-Gọi một HS đọc mẫu giấy mời.
- Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng.
- Yêu cầu HS viết bài
- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác nhận xét. 
- Nhận xét, cho điểm
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài
* Hướng dẫn:
- Em cần viết thư cho ai?
- Mục đích viết thư:
+ Thăm hỏi tình hình sức khỏe, học tập của bạn.
+ Kể về việc học tập của em trong học kì I.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày của một bức thư. (hoặc GV treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư cho HS đọc).
- Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học
- VN ôn bài.
-2 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng phụ
Giấy mời
Thân gửi bạn:
Trân trọng kính mời bạn:
Tới dự:
Vào hồi:..
Tại:..
Rất hân hạnh được đón tiếp
 Ngàythángnăm
 (kí và ghi rõ họ tên)
- Tự làm bài vào phiếu, 1 HS lên viết phiếu trên bảng
- 3 HS đọc bài làm
- 2 HS đọc yêu cầu
- Viết thư cho bạn
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư
- 1 số HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 17 + 18.doc