Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 16

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 16

Tuần 16 Toán

 Tiết 76: Ngày, giờ

I. Mục tiêu:

- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

-Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.

-Nhận biếtđơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

-Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.

-Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian , các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.

- Đồng hồ để bàn.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 1 / 12 / 2012.
Ngày giảng : Thứ hai ngày 3 thỏng 12 năm 2012.
 Tuần 16 Toán
Tiết 76: Ngày, giờ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
-Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
-Nhận biếtđơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
-Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
-Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian , các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
- Đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Lớp làm vào bảng con.
- Tìm x?
- GV nhận xét.
x + 14 = 40 52 - x = 17
 x = 40 – 14 x = 52 – 17
 x = 26 x = 35
	3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học.
b. Tìm hiểu bài.
- Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Quay đồng hồ cho HS đọc. Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng.
- HS đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng10 giờ sáng.
- Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ?
- Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Tương tự với các buổi còn lại.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK.
- 3 HS đọc.
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- 14 giờ.
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc mấy 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ?...
- 6 giờ chiều,
* Thực hành:
*Bài 1: Tính..
- Nhận xét kết quả đúng.
- HS làm bài vào vở.
Em tập thể dục lúc 6 giờ
Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa
Em chơI bóng lúc 5 giờ chiều
Lúc 7 giờ tối em xem phim truyền hình
Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ.
*Bài 3:
- Nhận xét kết quả đúng.
- HS làm bài vào vở và nêu kết quả.
20 giờ hay tám giờ tối
	4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 16 Tiếng Việt lớp 5A:
Tiết 16 ễn tập làm văn: Luyện tập tả người( Tả hoạt động).
I. Mục tiêu:
- Học sinh chọn lọc được những chi tiết, từ ngữ để tả lại hoạt động của một người và lập được dàn ý về tả hoạt động của người.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được một đoạn văn tả hoạt động của người.
- Có ý thức quan sát, chọn lọc và dùng từ đúng khi miêu tả.
- HSKTviết được một vài câu văn tả hoạt động của người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Chuẩn bị Đề bài
III. Hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học sinh : nêu một số hoạt động trong lớp học của bạn em?
	3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn hs luyện tập: 
Đề 1: Tìm một đoạn văn tả hoạt động của một nhân vật trong các bài tập đọc là văn kể chuyện đã học. Ghi lại các hoạt động của nhân vật ấy.
 - Nhận xét, đánh giá
Đề 2: Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều đáng quý trọng. Mỗi hoạt động nghề nghiệp đều có vẻ đẹp riêng: Thầy, cô giáo đang dạy học, bác sỹ đang khám bệnh, cô gái đang bán hàng, bác nông dân đang gặt lúa, cô ca sỹ đang hát...
 Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những hoạt động đó.
- Nhận xét, chấm điểm chữa bài.
	4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ
- Về viết lại bài văn của đề 2
Hát
- Vài HS nêu
- Tìm, ghi lại và báo cáo
- Đọc đề và tự làm bài.
- Vài em đọc bài viết.
Tuần 16 Tập đọc
Tiết 46 + 47: Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của
 bạn nhỏ.(làm được các BT trong SGK).
- GDKNS:Kiểm soỏt cảm xỳc ;Thể hiện sự cảm thụng ;Trỡnh bày suy nghĩ; Tư duy sỏng tạo.;Phản hồi, lắng nghe tớch cực, chia sẻ
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Tranh ảnh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Bé Hoa.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
	3. Bài mới ( Động nóo;Trải nghiệm) 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
* HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Luyện phát âm đúng.
- Đọc từng đoạn trước lớp, hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, đọc ngất nghỉ câu dài.
- Giải nghĩa từ: Tung tăng, mắt cá chân,
bó bột, bất động.
- HS nêu ‏‎ý kiến.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Theo dõi nhận xét.
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Đọc ĐT đoạn 1,2.
Tiết 2
c.Tìm hiểu bài:(Thảo luận nhúm, trỡnh bày ý kiến cỏ nhõn, phản hồi tớch cực )
* Câu 1: Bạn của Bé ở nhà ai ?
- Cún Bông con chó của bác hàng xóm.
*Câu 2: Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ?
- Nhảy nhót, tung tăng, khắp vườn.
- Vì sao bé bị thương ?
- Bé mải chạy theo cún vấp phải một khúc gỗ và ngã.
- Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào ?
- Cún chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
*Câu 3: Những ai thăm Bé ?
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho bé.
- Vì sao Bé vẫn buồn ?
- Bé nhớ Cún Bông.
* Câu 4: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào ?
- Cún chơi với bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì khi thì con búp bêlàm cho Bé cười.
*Câu 5: Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé màu lành là nhờ ai ?
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
- Câu chuyện khuyên em điều gì ?
- Tình bạn giữa Bé và Cún Bông giúp bé mau lành bệnh.
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa bé và Cún Bông.
d. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn các nhóm thi đọc lại bài.
- GV theo dõi nhận xét.
- HS thi đọc lại bài.
- Đọc thi từng đoạn.
 	4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Ngày soạn : 1 / 12 / 2012.
Ngày giảng : Thứ ba ngày 4 thỏng 12 năm 2012.
 Tuần 16 Toán
Tiết 77: Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu:
-Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, trưa, chiều, tối.
-Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ:17giờ, 23giờ
-Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
-BT1,BT2..
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.
- Đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
-HS trả lời. 1 ngày có 24 giờ
-1 giờ, 2 giờ 10 giờ sáng
- Em thức dậy lúc mấy giờ ?
- GVnhận xét.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
- GV quay kim đồng hồ cho HS quan sát trên mặt đồng hồ.
- GV giải thích thêm.
- 8 giờ tối ( 20 giờ) .
- 5 giờ chiều ( 17 giờ).
- HS quan sát tranh kết hợp với quan sát trên mặt đồng hồ, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ tìm nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ 
ghi trong tranh.
- Tranh 1: B
- Tranh 2: A 
- Tranh 3: D
- Nhận xét, chữa bài. 
- Tranh 4: C
*Bài 2: 
- 1 đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS quan sát SGK trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với thời gian thực tế để trả lời câu đúng, câu sai.
-Tranh 1: Đi học muộn là đúng.
 Đi học đúng giờ là sai.
-Tranh 2: Cửa hàng đóng cửa là đúng.
 Cửa hàng mở cửa là sai.
- Nhận xét bổ sung.
-Tranh 3: Lúc 20 giờ là đúng.
 Lúc 8 giờ sáng là sai.
	4 . Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 16 Kể chuyện
 Tiết16: Con Chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
-Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
-HSKG :-Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại chuyện: Hai anh em.
- 2 HS kể.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Nhận xét cho điểm.
- 1 HS nêu.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn kể chuyện:
*Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh ?
-Tranh 1: Bé cùng cún bông chạy tung tăng.
- Tranh 2 vẽ gì ?
- Truyện gì sảy ra khi bé và Cún Bông đang chơi ?
- Bé bị vấp vào khúc gỗ và ngã rất đau.
- Lúc ấy Cún làm gì ?
- Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.
- Tranh 3:
- Khi bé bị ốm ai đến thăm bé ?
- Các bạn đến thăm bé rất đông, các bạn 
- Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?
còn cho bé nhiều quà.
- Bé mong muốn được gặp Cún Bông
-Tranh 4:
-Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp bé làm gì ?
- Cún mang cho Bé khi tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
-Tranh 5:
- Bé và Cún đang làm gì ?
-Khi Bé khỏi bệnh Bé và cún lại chơi đùa với nhau.
-Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì ?
- Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà bé khỏi bệnh.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể theo nhóm .
- GV theo dõi các nhóm kể.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- Gọi 2, 3 HS thi kết toàn bộ câu chuyện.
 - GV nhận xét cho điểm..
-HSKG :-Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
	4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 16 Chính tả:( Tập chép)
 Tiết 31: Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng bài văn xuôi .
-Làm đúng BT2 ;BT3 (a/b).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết nội dung cần chép.
III. hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết: sắp xếp, ngôi sao, sương sớm.
- HS viết bảng con.
- Nhận xét bảng của HS .
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn tập chép:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép .
- Gọi 2 HS đọc lại.
- HS nghe.
- 2 HS đọc đoạn chép.
- Vì sao từ bé trong bài phải viết hoa ?
- Vì là tên riêng.
- Trong hai từ "Bé" ở câu "Bé" là một cô bé yêu.
- Từ bé thứ nhất là tên riêng
- Viết từ khó.
- HS viết bảng con: quấn quýt, mau lành, bị thương.
- Chép bài vào vở:
- GV theo dõi HS viết bài.
- HS chép bài vào vở.
- HD chữa lỗi.
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét.
c. Hướng dần làm bài tập:
*Bài 2: Tìm các tiếng có vần ui/uy ?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm BT và đọc kết quả.
- ui: Núi, múi, mùi vị, bùi, búi tóc.
- Nhận xét lời giải đúng.
- uy: Tàu thuỷ, huy hiệu, luỹ tre
*Bài 3: (a) Tìm những từ chỉ đồ dùng 
- 1 HS đọc yêu cầu.
 trong nhà bắt đầu bằng ch ?
- HS làm bài vào vở.
- Chăn, chiếu, chõng, chổi, chạn, chén, chậu 
- Nhận xét chấm bài.
	4. C ... n dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 1 / 12 / 2012.
Ngày giảng : Thứ năm ngày 7 thỏng 12 năm 2012.
 Tuần 16 Toán
 Tiết 79: Thực hành xem lịch
I. Mục tiêu:
-Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
-BT1 ;BT2,
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 4 năm 2004. 4 tờ lịch như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời phần b bài 2.
 - 2 HS trả lời miệng bài 2.
- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài .
b. Thực hành
*Bài 1 : 
- GV chuẩn bị 4 tờ lịch tháng như SGK.
- Chia lớp thành 4 đội.
- HS chia làm 4 đội, 
Yêu cầu các đội dùng bút chì màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch. Sau 7 phút các đội mang lịch lên trình bày.
- HS thực hiện trò chơi.
- Đội nào đúng, điền đủ là đội thắng cuộc.
- Nhận xét trò chơi.
- Vậy ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?
- Thứ năm.
- Ngày cuối cùng của tháng là ngày thứ mấy, ngày mấy ?
- Thứ 7, ngày 31.
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày.
*Bài 2:
- Yêu cầu HS quan sát lịch tháng 4 trả lời đúng câu hỏi.
- HS quan sát và trả lời.
- Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào ?
- Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30.
- Thứ 3 tuần này là ngày 20 tháng 4, thứ 3 tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 27 tháng 4.
- 30 tháng 4 là ngày thứ mấy ?
- Ngày thứ sáu.
- Tháng tư có bao nhiêu ngày ? 
- Tháng 4 có 30 ngày.
	4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 16 Tập viết 
 Tiết 16: Chữ hoa O
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa O (1dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng:Ong(1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ). Ong bay bướm lượn(3 lần)
*Lồng ghép MT:- Gợi ý cho học sinh liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng: Ong bay bướm lượn.(Hỏi: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?).
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa O đặt trong khung chữ..
III.Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết chữ N hoa.
- Cho Hs đọc lại câu ứng dụng: Nét chữ nết người
- Cho Hs viết bảng con: Nét
- HS viết bảng con.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
-GV nhận xét sửa lỗi.
	3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa O:
- Hướng dẫn HS quan sát, chữ O:
- Giới thiệu mẫu chữ
- HS quan sát.
- Chữ O có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li.
- Được cấu tạo bởi mấy nét ?
-1 nét cong kín.
- GV vừa hướng dẫn cách viết vừa viết mẫu. 
-Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết bảng con.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- HS quan sát.
- Đọc câu ứng dụng.
*Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào.
-1 HS đọc: Ong bay bướm lượm.
*Lồng ghép MT:- Gợi ý cho học sinh liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng: Ong bay bướm lượn.
-Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Chữ nào cao 2,5 li ?
- O, b, l, y.
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ
-Bằng khoảng cách viết một chữ o.
- Hướng dẫn viết chữ: Ong
- HS tập viết chữ Ong vào bảng con
- GV nhận xét HS viết bảng con.
d. HDHS viết bài:
-Yêu cầu viết bài .
-Viết 1 dòng chữ O cỡ vừa
.-Viết 2 dòng chữ O cỡ nhỏ.
-Viết 1 dòng chữ Ong cỡ vừa.
-Viết 1 dòng chữ Ong cỡ nhỏ.
- GV theo dõi HS viết bài.
-2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
-HS KG viết thêm 1dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
-HS viết vào vở.
đ. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
	4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 1 / 12 / 2012.
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 8 thỏng 12 năm 2012.
 Tuần 16 Toán
 Tiết78: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
-Biết các đơn vị đo thời gian : ngày,giờ ;ngày,tháng .
-Biết xem lịch. BT1 ;BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc thứ tự như mẫu vẽ trong sách.
- Mô hình đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Đọc yêu câu
- Làm bài
- Các bạn khác nhận xét kết quả.
- Câu a - Đồng hồ D
- Câu b - Đồng hồ A
- Câu c - Đồng hồ C
- GV nhận xét. 
- Câu d - Đồng hồ B
*Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng5.
- HS làm vào vở.
- Tháng năm có bao nhiêu ngày ?
- Nhận xét chấm bài.
- 31 ngày.
b. Cho biết:
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?
- Thứ 7
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ?
- Là ngày 1, 8, 15, 22, 29.
- Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5?
- HS trả lời.
	4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
Tuần 16 Chính tả:( Nghe viết)
 Tiết 32: Trâu ơi
I. Mục tiêu:
-Nghe viết chính xác bài CT , trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
-Làm được BT2 ;BT(3)a/ b.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : bảng phụ viết nội dung BTBT2 ;BT(3)a/ b.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết từ: múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo
- Sửa lỗi nhận xét. 
- Cả lớp viết bảng con.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn nghe viết:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc bài ca dao.
- HS nghe.
- 2 HS đọc.
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
- Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết.
- Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ?
- Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn.
- Bài ca dao có mấy dòng ?
- 6 dòng.
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
- Thơ lục bát.
- Nên viết như thế nào ?
- Trình tự lề vở dòng 6 sẽ lúi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô.
- Viết từ khó?
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở:
- GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi .
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
d. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: Thi tìm những tiếng chỉ khác 
- 1 HS đọc yêu cầu.
 ở vần ao hoặc au.
- HS tìm và nêu miệng.
- Nhận xét chữa bài.
*Bài 3: (a)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm BT vào vở.
- Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch?
cây tre
Che nắng
buổi trưa
ăn chưa
ông trăng
chăng dây
con trâu
châu báu
- Nhận xét chấm bài.
nước trong 
chong chóng
	4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 16 Tập làm văn
Tiết 16: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật.
 Lập thời gian biểu
I. Mục tiêu:
-Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen(BT1).
-Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà(BT2).
-Biết lập thời gian biểu(nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày(BT3) .
*Lồng ghép MT:Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
-Kiểm soỏt cảm xỳc 
-Quản lớ thời gian 
-Lắng nghe tớch cực 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to làm bài tập 3( Hoặc bảng phụ)
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: - Học sinh hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bài tập 3 Tuần 15 viết về anh, chị em.
-Nhận xét cho điểm.
-2 HS đọc bài.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:(Đặt cõu hỏi ;Trỡnh bày ý kiến cỏ nhõn ;Bài tập tỡnh huống )
*Bài 1: (Miệng) Từ mỗi câu dưới đây, 
- 1 HS đọc yêu cầu.
đặt một câu mới tỏ ý khen :
- HD mẫu. Đàn gà rất đẹp đ đàn gà mới đẹp làm sao ! 
- HS theo dõi.
- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Đàn gà thật là đẹp.
- HS thảo luận cặp 
- HS nối tiếp nhau nói.
a. Chú Cường rất khoẻ?
- Chú cường khoẻ quá !
b. Lớp mình hôm nay rất sạch?
c. Bạn Nam học rất giỏi?
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!
- Bạn Nam học giỏi thật. 
*Bài 2: Kể tên một con vật nuôi trong
- HS kể: Chó, mèo, chim, thỏ
nhà mà em biết
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. 
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm
- GV nhận xét.
sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
- Lồng ghép MT:Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
*Bài 3:(Viết)Lập thời khoá biểu của em
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- GV nhận xét.
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
	4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 16 Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp : 
- Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biêt thảo luận tìm ra biện pháp , phương hướng khắc phục những hạn chế , khó khăn và tồn tại .
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ , ngoan ngoãn và tự quản . 
II. Chuẩn bị :
 - HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III . Các hoạt động dạy học :
 1 . ổn định tổ chức : Văn nghệ tổ đầu giờ 3 tổ / 3tiết mục 
 2 . Kiểm tra bài cũ : - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 
 3 . Tiến hành buổi sơ kết :
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần .
 - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ
Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) 
Sơ kết :
- Đạo đức : ..
.
Học tập : .....
.
 - Nề nếp ; Chuyên cần.
.
- Các hoạt động tự quản : 
.
- Các hoạt động ngoài giờ ..thể dục - vệ sinh : 
.
- Đề nghị : + Tuyên dương :.
 + Nhắc nhở :
 - Lấy biểu quyết bằng giơ tay.
c ) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp giáo dục các trường hợp vi phạm nội 
quy ( nếu có ) 
d ) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần hoặc tháng .
4. Phương hướng : 
 -Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau:
- Duy trì các nền nếp của lớp
- Duy trì phụ đạo HS yếu kém, BDHS khá giỏi,
- Khăc phục những tồn tại của tuần vừa qua.
5. Dặn dò : * GVCN: 
 - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . 
 - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . 
 - GV : Biểu dương , khen ngợi (nếu có ) trước lớp .
 - GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc