Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 14

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 14

Tuần 14 Tiết Toán

 Bài 66: 55 - 8; 56 -7; 37- 8; 68 - 9

I. Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55- 8;56-7; 37- 8; 68-9.

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.

-BT1(cột1,2,3),(cột 4,5HSKG),BT2(a,b); HSKG(c).HSKBT3.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ

- HS: Bảng con

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 thỏng 11 năm 2012.
Ngày giảng :Thứ hai ngày 19 thỏng 11 năm 2012.
Tuần 14 Tiết Toán
 Bài 66: 55 - 8; 56 -7; 37- 8; 68 - 9
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55- 8;56-7; 37- 8; 68-9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
-BT1(cột1,2,3),(cột 4,5HSKG),BT2(a,b); HSKG(c).HSKBT3. 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con.
- Đặt tính rồi tính?
- Nhận xét chữa bài.
-
15
8
-
16
7
 -
17
9
7
9
8
3. Bài mới:
a. Giới thiêu phép trừ 55- 8:
b.Hứơng dẫn HS đặt tính rồi tính.
55 - 8; 56 -7; 37- 8; 68 – 9
- GV gọi 1 HS thực hiện và nêu miệng kết quả phép tính đầu:
Các phép tính còn lại HS thực hiện vào bảng con và nêu kết quả
- HS thực hiện và nêu miệng kết quả phép tính đầu:
 -
55
 8
47
*Năm không trừ được 8, láy 15 trừ 8 bẳng 7, viết 7 nhớ 1.
 * 5 trừ 1 bằng 4, viết 4
- HS thực hiện vào bảng con và nêu kết quả
-
56
7
-
37
8
 -
68
9
49
29
59
b. Thực hành:
*Bài 1: HS, HSKG (cột 4,5).
- Nhận xét kết quả đúng.
- HS làm BT vào bảng con.
a.
-
45
9
-
75
6
 -
95
7
36
69
88
b. 
-
66
7
-
96
 9
 -
36
8
59
87
28
c.
-
87
9
-
77
8
 -
48
9
78
69
39
*Bài 2:(a,b), HSKG (c).
- Nhận xét cho điểm.
a. x + 9 = 27 b. 7 + x = 35
 x= 27 - 9 x = 35 -7
 x = 21 x = 28
- HS làm BT, 3HS lên bảng.
*Bài 3:HSKG làm BT.
- Chấm bài nhận xét.
- HS làm BT vào SGK.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 14 Tiết Tiếng Việt lớp 5A
 Bài 14: Ôn tập làm văn Luyện tập tả người( Quan sát, chọn lọc chi tiết)
I.Mục tiêu:
-HS nắm được đặc điểm của ba phần của một bài văn tả người.
-HS biết chọn chi tiết phù hợp để điền vào đoạn văn tả người.
-Biết dùng những từ ngữ miêu tả ngưòi thật chính xác.
-GD học sinh có ý thức tự giác viết văn.
-HSKT đọc được 1câu trong bài.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra:Nêu cấu tạo bài văn tả người.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái Thuý
	Lâu lắm tôi mới có dịp về quê ngoại, thăm gia đình chị tôi. Anh chị đi vắng. Cháu Thuý niềm nở ra ngõ đón tôi, gặp nhau, tôi thấy vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên đường.
	Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng dễ mến. Cuộc sống lao động và vắng gió đồng quê đã tạo cho Thuý vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ mặt đầy đặn ưa nhìn.
	Qua câu chuyện tôi biết cháu là học sinh khá của trường phổ thông trung học huyện nhà. Ngoài giờ học, cháu nhận may gia công để tăng thu nhập cho gia đình. Tôi tẩn mẩn xem hàng may của Thuý. Đường kim mũi chỉ chẳng thua gì các thợ lành nghề. Vừa trò chuyện, Thuý vừa thoăn thoắt thùa khuyết. Ngắm bàn tay thon nhỏ của Thuý, tôi chợt bồi hồisao nó giống bàn tay của chị tôi đến thế? Bàn tay ấy đã chơi “ que mốt que mai” với tôi. Bàn tay ấy đã mò cua bắt ốc với tôi. Bàn tay ấy dã từng cùng tôi chăn tằm quay tơKhác chăng, bàn tay Thuý bây giờ còn được mở từng trang sách.
	Tôi thấy mừng cho anh chị tôi dã dạy Thuý nên người.
Theo “Sách bổ túc tiểu học 5”
1.ở đoạn mở bài, người viết giới thiệu mình gặp người được tả trong trường hợp nào?
2.Đoạn thân bài cho thấy Thuý là một người như thế nào?
3.Cách tả bàn tay tay Thuý có gì hay?
4.Đoạn kết bài tuy chỉ có một câu nhưng đã nói được điều gì?
Nhận xét, chữa bài
Bài 2:Đọc bài văn sau:
Bác phu trạm
	Hàng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tôi đưa thư.
	Bác còn trẻ, rất hay cười. Mặt đen như bồ hóng mà răng thì trắng nhởn. Bác bước chân đất- đi bộ suốt hai ngày, bàn chân mốc trắng- mặc áo dài thâm, hai vai rách bươm. Bên lưng đeo một cái túi vải xám xỉn, có quai vòng lên vai. Mỗi lần vào đưa thư, chính bác ta lại ngồi xuống đầu phản bốc phong bì lấy thư, đọc cho cả nhà nghe. Bác đọc liến láo, độn rất nhiều chữ i, a,trong câu. Đọc thư xong, bác uống nước, hút thuốc lào sòng sọc. Bác ngồi nói hươu, nói vượn, pha trò cười một lúc rồi mới đeo túi đứng lên.
	Trước khi đi, bác kính cẩn chào cả nhà. Bóng bác vừa lui ra ngõ, bên rổ tơ, chúng tôi đã cười khúc khích.
 Tô Hoài
 Bài văn Bác phu trạm ngắn nhưng lại tả được cả hình dáng tính tình của bác đưa thư thời trước rất sinh động, đặc sắc nhờ tác giả đã biết quan sát tinh tế và chọn lọc chi tiết để tả. Em hãy tìm các từ ngữ trong bài điền vào chỗ trống để thể hiện kết quả quan sát đó của tác giả.
	Tả khái quát: Độ tuổi..., tính tình...
	Tả ngoại hình: da mặt...,răng..., hai bàn chân..., áo..., túi thư....
	Tả hoạt động: đi bộ..., đọc thư..., uống nước hút thuốc lào..., nói chuyện...
Bài 3: 
 Điền vào chỗ trống một số từ ngữ thích hợp để tạo thành hai đoạn văn miêu tả;
 Đoạn 1:
	Cô có vóc người...(a), nước da...(b), mái tóc....(c). Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt thanh tú của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô ...(d).
Đoạn 2:
	Đến ngày anh về, cả nhà em ra đón. Ai cũng ngạc nhiên thấy anh thay đổi nhiều. Từ giọng nói, đến dáng đi và nhất là những điệu bộ cử chỉ trông rất người lớn. Em nhớ hồi anh mới đăng kí đi nghĩa vụ, mọi người đều trêu anh là “ chú bộ đội con” vì vó dáng gầy nhỏ, mảnh khảnh của anh. Vậy mà chỉ có một năm thôi, anh đã cao lớn, rắn rỏi lên. Nước da...(a), mái tóc...(b).Anh mặc....(c), đội mũ....(d), vai đeo...(e).Vừa nhìn thấy mọi người, anh bước nhanh đến, ôm chầm lấy mẹ, bắt tay bố và nhấc bổng em lên.
Nhận xét về cách dùng từ, cách diễn đạt của hs. Đọc bài hay cho hs nghe
4. Củng cố- dặn dò: 
 Nhận xét giờ
Về làm bài tập 
Đọc bài và thảo luận theo cặp nội dung các câu hỏi
Vài em báo cáo kết quả thảo luận, các em khác bổ sung:
1,Trong trường hợp về quê thăm anh chị...
2, Có hình thức ưa nhìn, khéo tay, chăm và học giỏi
3, Cô gái có ngoại hình khá đẹp, vừa khen cô khéo tay vừa gợi dậy cả tuổi thơ của tác giả, bộ lộ được tình cảm của tác giả với người tả một cách gián tiếp
4, Khen ngợi Thuý
Đọc đề và làm bài vào vở
Vài em đọc bài làm, lớp nhận xét
 Tuần 14 Tiết Tập đọc
 Bài 40+41 : Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.(trả lời được CH 1,2,3,5).
-HSKG trả lời được câu hỏi 4.
*Lồng ghép BVMT :
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài:Quà của bố.
- 3 HS đọc bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
*Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
- Hướng dẫn luyện đọc, đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Các em chú ý đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu sau.
- HS đọc câu dài, đọc nối tiếp đoạn.
- Giải nghĩa một số từ đã được chú giải cuối bài.
- HS nghe.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm.
- GV theo dõi các nhóm đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm:
- Theo dõi nhận xét.
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2
* Tìm hiểu bài:
 Câu 1: Câu chuyện này có những nhân vật nào ?
- Có 5 nhân vật (Ông cụ và 4 người con).
* Câu 2:Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy bó đũa ?
- Vì không thể bẻ được cả bó đũa.
Câu3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?
- Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc.
Câu 4:Một số chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ?
- HSKG trả lời: Với từng người con.
Câu 5:
Câu5: Người cha muốn khuyên các con điều gì ?
- Anh em phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
- Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh.
*Lồng ghép BVMT :- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
- HS nêu nội dung bài.
* Luyện đọc lại:
- HD đọc phân vai.
- Các nhóm đọc theo vai.
- Theo dõi nhận xét cho điểm.
- HS đọc bài CN.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 thỏng 11 năm 2012.
Ngày giảng :Thứ ba ngày 20 thỏng 11 năm 2012.( Chuyển dạy :21/ 11/2012)
 Tuần 14 Tiết Toán
 Bài 67: 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29
I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng 65-38 ; 46-17 ; 57-28 ;
 78-29.
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
-BT1 HS, BT2(cột 1) .BT3.HSKG BT1 (cột 4,5).
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con.
- Đặt tính rồi tính?
- Nhận xét chữa bài.
-
15
8
-
16
7
 -
17
9
7
9
8
3. Bài mới:
a. Giới thiêu phép trừ 55- 8:
b.Hứơng dẫn HS đặt tính rồi tính.
65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 – 29
- GV gọi 1 HS thực hiện và nêu miệng kết quả phép tính đầu:
Các phép tính còn lại HS thực hiện vào bảng con và nêu kết quả
- HS thực hiện và nêu miệng kết quả phép tính đầu:
 -
65 38
27
*5 không trừ được 8, láy 15 trừ 8 bẳng 7, viết 7 nhớ 1.
* 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 1 bằng 4, viết 4
- HS thực hiện vào bảng con và nêu kết quả
-
46
17
-
57
28
 -
78
29
29
29
48
b. Thực hành:
*Bài 1: HS, HSKG (cột 4,5).
- Nhận xét kết quả đúng.
- HS làm BT vào bảng con.
a.
-
85
27
-
55
18
 -
95
46
58
37
49
b. 
-
96
48
-
86
27
 -
66
19
48
59
47
c.
-
98
19
-
88
39
 -
48
29
79
49
19
*Bài 2 cột 1 HSKG làm cột 2.
- Nhận xét cho điểm.
HS làm BT, 3HS lên bảng.
86 – 6 80 - 10 70
58 – 9 48 - 9 39
*Bài 3:HS làm BT.
- Chấm bài nhận xét.
- HS làm BT vào vở
Bài giải
Tuổi năm nay của mẹ là:
65 -27 = 39( Tuổi)
 Đáp số: 39 tuổi
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 14 Tiết Kể chuyện
Bài 14 : Câu chuyện bó đũa
I .Mục tiêu:
-Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
-HSKG : Biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2).
*Lồng ghép BVMT : Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh há ... mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài:
- HS nghe.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu, đọc từ khó.
- HSKT đọc 1,2 câu trong bài.
- GV hướng dẫn đọc nhắn tin trong nhóm.
- HS đọc bài.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Theo dõi nhận xét.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
c. Tìm hiểu bài:
* Câu1: Nhũng ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
- HS trả lời.
* Câu 2:Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin bằng cách ấy ?
- Lúc chị Nga đi chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon chị Nga không muốn đánh thức Linh.
* Câu 3: Chị Nga nhắn Linh những gì ?
- Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, 11 giờ Nga về.
* Câu 4: Hà nhắn Linh những gì ?
- Hà mang đồ chơi cho Linh nhờ Linh mang sổ bài hát đi học cho Linh mượn.
* Câu 5: Em phải viết nhắn tin cho ai ?
- Vì sao phải nhắn tin ?
- Theo dõi nhận xét. 
- HS viết tin nhắn vào giấy, đọc bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 14 Tiết Luyện từ và câu
 Bài 14: Từ ngữ về tình cảm gia đình câu kiểu Ai làm gì ? 
 Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình(BT1).
-Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ?(BT2) ;điền đúng dấu chấm,dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ bảng bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập 1, bài tập 3 tiết 13.
- Nhận xét cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Tìm 3 từ nói về tình cảm yêu 
- HS làm BT và nêu lời giải.
 thương giữa anh chị em.
- Theo dõi nhận xét lời giải đúng.
*Bài 2:(Miệng) Sắp xếp các từ ở 3 nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu.
sau thành câu.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
 - GV nhận xét bài cho HS.
Ai
Làm gì ?
Anh
Chị
Em
Chị
Chị
khuyên bảo em.
chăm sóc em.
chăm sóc chị.
em trông nom nhau.
em giúp đỡ nhau.
*Bài 3:(Viết)Chọn dấu chấm hay dấu
chấm hỏi để điền vào ô trống.
- Cả lớp làm vào vở sau đó đọc bài của mình.
- Ô trống thứ nhất điền dấu chấm.
- Ô trống 2 điền dấu chấm hỏi.
- Ô trống 3 điền dấu chấm.
- Theo dõi nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 thỏng 11 năm 2012.
Ngày giảng :Thứ năm ngày 22 thỏng 11 năm 2012.( Chuyển dạy :23/ 11/2012)
Tuần 14 Tiết Toán
 Bài 69:Bảng trừ
I. Mục tiêu:
-Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
-Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp. 
-BT1;BT2 (cột 1), ( cột 2,3 HSKG).
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm BT.
- 3 HS lên bảng làm BT.
- Nhận xét, cho điểm.
74
64
46
47
19
8
27
45
38
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
*Bài 1: Tính nhẩm.HS, 
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính.
11 – 2 = 9
11 – 3 = 8
11 – 4 = 7
11 – 9 = 2.
- Tiếp tục các bảng 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 tiến hành tương tự như bảng 11 trừ đi một số.
*Bài 2:HS (cột1), HSKG (cột 2,3).
- Chữa bài nhận xét cho điểm.
* Bài 3: HSKG làm.
- Theo dõi nhận xét.
- HS đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số.
- HS đọc thuộc các bảng trừ.
- HS làm BT, 3 HS lên bảng làm BT.
5 + 6 – 8 = 3 9 + 8 – 9 = 8
8 + 4 - 5 = 7 6 + 9 – 8 = 7
- HS làm BT trong SGK.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Ctuaanr bị bài sau.
 Tuần 14 Tiết Tập viết
Bài 14: Chữ hoa M
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Miệng(1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ ), Miệng nói tay làm (3lần).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ cái viết hoa M .
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm bài nhận xét.
- 3 HS mang bài lên bàn.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa M:
- Hướng dẫn HS quan sát chữ M:
- Giới thiệu mẫu chữ.
- HS quan sát.
- Chữ M có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li.
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Gồm 4 nét: Móc ngược trái thắng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải...
- GV vừa viết chữ M, vừa nhắc lại cách viết.
- HS theo dõi.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc: Miệng nói tay làm.
- Em hiểu cụm từ ứng dụng nghĩa như thế nào ?
- Nói đi đôi với làm
d. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Nêu độ cao các chữ ?
- HS nêu.
- Nêu khoảng cách giữa các chữ ?
- Bằng khoảng cách viết một chữ O
đ. Hướng dẫn viết chữ: Miệng
- HS tập viết chữ : Miệng vào bảng con.
e. HDHS viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở.
- GV theo dõi HS viết bài.
g. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 thỏng 11 năm 2012.
Ngày giảng :Thứ sỏu ngày 23 thỏng 11 năm 2012.( Chuyển dạy :24/ 11/2012)
 Toán
 Tiết70: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ,số hạng chưa biết.
- BT1,BT2(cột1,3),BT3(b) BT4 .
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm BT2 tiết 69.
- 3 HS lên bảng làm BT.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài tập:
*Bài 1: Tính nhẩm.HS, 
- HS nêu miệng.
- Củng cố bảng trừ đã học.
- Nhận xét kết quả đúng.
18 – 9 = 9
16 – 8 = 8
14 – 7 = 7
17 – 8 = 9
15 – 7 = 8
13 – 6 = 7
16 – 7 = 9
14 – 6 = 8
12 – 5 = 7
15 – 6 = 9
13 – 5 = 8
11 – 4 = 7
12 – 3 = 9
12 – 4 = 8
10 – 3 = 7
*Bài 2: Đặt tính rồi tính.( cột 1,3).
- Nhận xét kết quả đúng.
*Bài 3: Tìm x.(b).
- Nhận xét cho điểm.
HS làm vào bảng con.
- HS làm BT, 2 HS lên bảng làm bài.
b. 8 + x = 42
 x = 42 -8 
 x = 34
*Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu đề.
- HS làm BT vào vở.
Bài giải:
- Nhận xét chấm bài.
Thùng bé có số đường là:
45 – 6 = 39 (kg)
Đáp số: 39 kg đường. 
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Tuần 14 Tiết Chính tả:(Tập chép)
 Bài 28: Tiếng võng kêu
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT , trình bày đúng 2 khổ thơ đầu, của bài Tiếng võng kêu.
-Làm được BT2(a,b,c).
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng viết khổ thơ tập chép.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm BT2a.
- Nhận xét, chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu yêu cầu bài.
b. Hướng dẫn tập chép:
- GV đọc khổ 2 trên bảng.
- HS nghe.
- 2 HS đọc.
- Em nhận xét gì về khổ thơ?
- HS trả lời.
- Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào?
- Viết hoa, lùi vào 1 ô cách lề vở.
- HS chép bài vào vở.
- HS chép bài.
- GV theo dõi uốn nắn HS.
-Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: (a, b, c)
- HS làm vở.
a. lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nẩy.
b. tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
c. thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
- Nhận xét, chấm bài. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 14 Tiết Tập làm văn
Bài 14 : Quan sát tranh trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
I. Mục tiêu:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
- Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn,đủ ý(BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức: Học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn văn ngắn viết về gia đình (BT2 tiết TLV T13).
-2 HS đọc bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình. 
- HS nói miệng trước lớp.
a. Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê/ Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn
b. Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/ Bạn nhìn búp bê thật trìu mến.
c. Tóc bạn buộc thành 2 bím tóc có thắt nơ
- GV cùng lớp nhận xét.
d. Bạn mặc một bộ quần áo gọn gàng/ Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp
*Bài 2: (Viết) Bạn đến nhà đón đi chơi. Hãy viết một vài câunhắn lại cho
bố mẹ biết.
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc bài viết của mình.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Tuần 14 Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp : 
- Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biêt thảo luận tìm ra biện pháp , phương hướng khắc phục những hạn chế , khó khăn và tồn tại .
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ , ngoan ngoãn và tự quản . 
II. Chuẩn bị :
 - HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III . Các hoạt động dạy học :
 1 . ổn định tổ chức : Văn nghệ tổ đầu giờ 3 tổ / 3tiết mục 
 2 . Kiểm tra bài cũ : - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 
 3 . Tiến hành buổi sơ kết :
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần .
 - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ
Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) 
Sơ kết :
- Đạo đức : ..
.
Học tập : .....
.
 - Nề nếp ; Chuyên cần.
.
- Các hoạt động tự quản : 
.
- Các hoạt động ngoài giờ ..thể dục - vệ sinh : 
.
- Đề nghị : + Tuyên dương :.
 + Nhắc nhở :
 - Lấy biểu quyết bằng giơ tay.
c ) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp giáo dục các trường hợp vi phạm nội 
quy ( nếu có ) 
d ) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần hoặc tháng .
4. Phương hướng : 
 -Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau:
- Duy trì các nền nếp của lớp
- Duy trì phụ đạo HS yếu kém, BDHS khá giỏi,
- Khăc phục những tồn tại của tuần vừa qua.
5. Dặn dò : * GVCN: 
 - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . 
 - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . 
 - GV : Biểu dương , khen ngợi (nếu có ) trước lớp .
 - GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc