Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn

Tuần 5

Thứ hai ngày 21 tháng 9năm 2009

Chào cờ.

Tập trung dưới cờ.

----------------------------------------------

Tập đọc

Một chuyên gia máy xúc.

I/ Mục tiêu.

1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn ,tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .

2- Nội dung, ý nghĩa: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam .(trả lời được các câu hỏi 1 ,2,3 )

3- Giáo dục quý trọng tình hữu nghị giữa các dân tộc .

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: nội dung bài.

 - Học sinh: sách, vở.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 5 - Trường Tiểu học Cấm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9năm 2009
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc.
I/ Mục tiêu.
1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn ,tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
2- Nội dung, ý nghĩa: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam .(trả lời được các câu hỏi 1 ,2,3 )
3- Giáo dục quý trọng tình hữu nghị giữa các dân tộc .
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- HD chia đoạn và gọi học sinh đọc.
+ Đoạn 1: 
+ Đoạn 2: 
+ Đoạn 3: 
+ Đoạn 4:
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 1, GV nêu câu hỏi 1.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 2, GV nêu câu hỏi 2.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3, GV nêu câu hỏi 3.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 4, GV nêu câu hỏi 4.
* Gợi ý rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Theo dõi, uốn nắn sửa sai
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc phân vai vở kịch: Lòng dân.
-Quan sát ảnh (sgk)
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn ) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- Đọc từ khó (sgk)
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài.
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: 
- Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
* Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
- Vóc người cao lớn, mái tóc vàng ửng thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuân mặt to chất phác.
* Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3:
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ(sgk).
 - HS trả lời theo nhận thức riêng của từng em.
* Nội dung, ý nghĩa: Mục I.
- Đọc nối tiếp.
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét.
Toán.
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS:
- Biết gọi tên ,kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng .
-Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài .
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, 
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1: Hướng dẫn nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- Lưu ý 2 đơn vị đo liền nhau.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm.
- Gọi các nhóm chữa bảng. (Phần a ,c )
-Gv nhận xét , đánh giá 
Bài 3: Hướng dẫn làm vở 
- Gợi ý cách đổi số đo có 2 tên đơn vị đo.
-Chấm , chữa 
Bài 4:
 HD học sinh khá 
- chữa bài.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài tập ở nhà.
-Hs nêu tên các đơn vị đo 
-Đổi đơn vị đo vở bài tập 
-Đổi vở kiểm tra chéo 
a/ Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề.
a , 135m =1350 dm
342dm =3420 cm 
15cm =150 mm
, c/: Chuyển đổi từ các đơn vị bé ra các đơn vị lớn hơn liền kề.
1mm =
4km 37m =4km +37 m
 =4000 m + 37 m
 = 4037 m
4km 37 m =4037 m
Bài giải:
a/ Đường sắt từ ĐN đến TP.HCM là:
791 + 144 = 935 (km)
b/ Đường sắt từ HN đến TP.HCM là:
791 + 935 = 1726 (km)
Đáp số: a/ 935 km
 b/ 1726 km.
Lịch sử.
Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (gới thiệu đôi nét về cuộc đời hoạt động của Pan Bội Châu ):
+Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An . Ông lớn lên ki đát nước bị thực dân Pháp đô hộ , ông day dứt tìm con đường giải phóng dân tộc .
+Từ năm 1905 -1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước . Đây là phong troà Đông Du .
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, - Học sinh: sách, vở, phiếu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Giới thiệu bài mới nhằm nêu được:
+ Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Phong trào Đông du - một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
- Nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh(sgk).
b) Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- HD thảo luận nhóm đôi nhằm nêu bật nhiệm vụ bài học.
c) Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
KL: 
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Nêu nội dung bài giờ trước.
Nhận xét.
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
+ Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra nháp.
* ý1: PBC tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích:
* ý2: Những nét chính của phong trào.
* ý3: ý nghĩa của phong trào Đông du.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
+ Nhận xét bổ xung.
- Đọc to nội dung chính trong sgk.
- Liên hệ thực tế.
Đạo đức :
Có chí thì nên (tiết1).
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết: 
-Biết được biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí 
-Biết được :NGười có ý chí có thể vượt qua được kó khăn trong cuộc sống .
-Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình ,xã hội .
- Giáo dục các em có hành vi đạo đức tốt.
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Tư liệu
 - Thẻ màu
III/ Các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu
 Bài giảng
a/ Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
-Mục tiêu : Biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của bạn.
-Giáo viên kết luận ý đúng
b/ Hoạt động 2 :
 Xử lí tình huống.
-Mục tiêu : Học sinh xác định được những cách giải quyết tích cực nhất trong các tình huống.
-Giáo viên kết luận : a,b,d,g là biểu hiện của người có trách nhiệm.
c/ Hoạt động 3 :
 Làm bài tập 1,2.
-Mục tiêu : Các em phân biệt những biểu hiện của ý chí vượt khó.
- Giáo viên nêu từng ý kiến của bài tập 2
- Giáo viên kết luận : 
3/ Củng cố-dặn dò.
-Nhắc lại nội dung bài
-Về nhà học bài.
-2 em đọc thông tin.
-Thảo luận nhóm 4 trả lời 3 câu hỏi sách giáo khoa.
-1 em nêu yêu cầu bài tập
-Lớp làm bài theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm trình bày kết quả một tình huống.
-Học sinh giơ thẻ màu bày tỏ thái độ
+ Nhận xét.
* Đọc to phần ghi nhớ (sgk).
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Thể dục.
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang ,dóng thẳng hàng ngang .
-Thực hiện cơ bản đúng điểm số , đi đề vòng phải , vòng trái .
-Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đêu sai nhịp .
-Biết các chơi và tham gia chơi được trò chơi .
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn đội hình, đội ngũ.
- GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
b/ Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ (cách chào, điểm số, báo cáo, quay, đi đều, cách đổi chân khi sai nhịp...)
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Tập đọc - Học thuộc lòng.
Ê-mi-li, con...
I/ Mục tiêu.
1- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; đọc điễn cảm được 
bài thơ .
2- Hiểu ý nghĩa :
-Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh 
xâm lược Việt Nam.( Trả lời được câu hỏi 1 ,2 ,3 ,4 ;thuộc 1 khổ thơ trong bài )
- 3- Giáo dục hs cảm phục trước hành động cao cả vì hoà bình .
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài( trực tiếp).
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- HD chia đoạn và gọi học sinh đọc(4 đoạn)
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
* Cho học sinh đọc thầm toàn bài, GV nêu câu hỏi 1:
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 2, GV nêu câu hỏi 2.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3, GV nêu câu hỏi 3.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 4, GV nêu câu hỏi 4.
- HD rút ra nội dung chính.
c) HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng.(Hs khá ,giỏi thuộc được khổ 3 &4 )
- Theo dõi, uốn nắn sửa sai.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
1-2 em đọc bài giờ trước.
Nhận xét.
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn. 
- Đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 kết hợp tìm hiểu chú giải và giải nghĩa từ khó.
- Đọc từ khó (sgk)
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài.
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: 
- Khổ thơ 1 cần đọc diễn cảm để diễn tả tâm trạng của hai cha con.
* Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2:
- Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa...
* Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3:
-Chú nói trời xắp tối, không bế Ê-mi-li về được và chú dặn con..
* Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi lại hoà bình cho nhân dân Việt Nam.Hành động của chú thật cao đẹp, đáng khâm phục.
+ Nêu và đọc to nội dung bài.
* Đọc nối tiếp toàn bài.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Luyện đọc thuộc lòng.
- 2-3 em thi đọc trước lớp.
+ Nhận xét đánh giá.
...........................................................................
Toán.
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS:-Biết tên ...  và héc - tô- mét vuông .
-Biết đọc ,viết các số đo diện tích theo đơn vị đề -ca-mét vuông , héc-tô-mét vuông .
-Biết mối quan hệ giữa đề -ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông .
-Biết cuyển đơn vị đo diện tích (trương hợp đơn giản )
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu đơn vị đo đề ca mét vuông.
- Cách viết tắt: dam2
* Giới thiệu đơn vị Héc tô mét vuông. (Tương tự)
3) Luyện tập:
Bài 1: đọc tên các đơn vị đo sau:
Bài 2: Viết các số đo diện tích 
Bài 3 :điền số thích hợp vào chỗ trống.
-Hs làm vở 
-Gv chấm , chữa 
4) Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài tập ở nhà.
- Đọc: đề ca mét vuông.
- Phát hiện mối quan hệ giữa dam2 với m2
1dam2 = 100 m2
1m2 = dam2
- Làm cá nhân: Đọc tên các đơn vị đo.
- Làm bảng con 
--Kiểm tra chéo 
Bài 3 ;
2dam= .m
3dam 15 m =.m
3m =.dam 
Bài 4 ( dành cho hs ká giỏi )
5dam 23m =5dam +
Kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
2- Rèn kĩ năng nghe:
- Theo dõi bạn kể , nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, báo chí về chủ điểm Hoà bình.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) HD học sinh kể chuyện.
a) HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
Giải nghĩa từ: hoà bình
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
b) HD thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
+ 1-2 em kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
* Thực hành kể chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.Trao đổi với bạn hoặc thầy cô về các nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
-Cả lớp nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn :Nội dung ;Cách kể.
Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
-Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009 
Tập làm văn.
Trả bài văn tả cảnh.
I/ Mục tiêu.
-Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về bố cục , ý , dùng từ , đặt câu ) ;
_nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi .
-Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, một số lỗi cơ bản, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở viết.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Nhận xét chung và DH học sinh chữa một số lỗi điển hình.
- Nêu đề bài, một số lỗi điển hình, cho HS nhận xét.
3) Trả bài và hướng dẫn chữa bài.
- Trả vở cho các em và HD chữa lỗi.
- Đọc mẫu bài văn, đoạn văn hay.
4) Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu, xác định đề bài.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- Lên bảng chữa lỗi sai, chữa vở nháp.
- Trao đổi về bài chữa trên bảng.
* Sửa lỗi trong bài ( tự sửa lỗi, trao đổi với bạn để kiểm tra).
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Viết lại một đoạn trong bài làm.
+ 1-2 em trình bày trước lớp.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát :Hãy giữ cho em bầu trời xanh
TĐN -TĐN số 2
(Giáo viên chuyên soạn -giảng )
Toán.
Mi-li-mét vuông, Bảng đơn vị đo diện tích
I/ Mục tiêu.
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của Mi-li-mét vuông, quan hệ giữa Mi-li mét vuông và Xăng ti met vuông.
-Biết tên gọi , kí hiệu và mối quan hệ c các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích 
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Mi li mét vuông: Kí hiệu: mm2
* Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
3) Thực hành:
Bài 1: Đọc tên các đơn vị đo sau:
Bài 2: Đổi các đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ( Phần a -cột 1 )
Bài 3: : Đổi các đơn vị đo từ đơn vị bé sang đơn vị lớn:
-Chấm - chữa 
4) Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài tập ở nhà.
- Đọc: Mi li mét vuông.
- Nêu mối quan hệ: 1cm2 = 100 mm2
1mm2 = cm2
- Nêu bảng đơn vị đo diện tích, và các mối quan hệ đo giữa chúng.
- Đọc lại bảng đơn vị đo diện tích.
a ,
-hs đọc 
b , hs làm bảng con , bảng lớp
nhận xét , chữa bài 
Bài 2 Phần a - cột 1 
- Làm nhóm đôi.
7hm = .m
Bài 3 
- Làm vở , chữa bài.
Chính tả.
Nghe-viết: Một chuyên gia máy xúc 
I/ Mục tiêu.
1- Nghe-viết đúng bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc ,trình bày đúng đoạn văn .
2- Tìm được các tiếng có chứa uô ,ua trong bài văn và nắm được quy tắc đánh dấu thanh :trong các tiếng có uô ,ua (BT2 ) ;tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3 .
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở bài tập...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
PT.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Đọc bài chính tả 1 lượt.
- Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
* Đọc chính tả.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
+ Nêu nhận xét chung.
+ Hướng dẫn hs chữa lỗi CT
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
+ Chữa, nhận xét.
* Bài tập 3.( riêng hs khá làm được đầy đủ bài 3 )
- HD học sinh tìm hiểu nghĩa các thành ngữ
+ Chữa, nhận xét
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chữa bài tập giờ trước.
Nhận xét.
- Theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
+Viết bảng từ khó:(HS tự chọn)
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Làm vở, chữa bảng.
+ Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
- Tìm hiểu và nêu miệng các thành ngữ.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Rút ra quy tắc đánh dấu thanh.
-Nhẩm và học thuộc quy tắc.
Địa lí:
Vùng biển nước ta.
I/ Mục tiêu.
Học xong bài này, học sinh:
Nắm được một số đặc điểm chính và vai trò của vùng biển nước ta : 
+Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông .
+ở vùng biển Việt Nam , nước không bao giờ đóng băng .
+Biển có vai trò điều hoà khí hậu , là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn .
-Chỉ được một số điểm du lịch , nghỉ mát ven biển nổi tiếng :Hạ Long , Nha Trang , Vũng Tàu trên bản đồ ( lược đồ ) ..
Giáo dục hs ý thức bảo vệ TNTN biển . 
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bản đồ.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
A/ Khởi động.
B/ Bài mới.
1/ Vùng biển nước ta.
a)Hoạt động 1: (làm việc cá nhân )
* Bước 1: Giới thiệu bài, chỉ bản đồ sgk và gợi ý trả lời câu hỏi tìm ra nội dung mục 1.
* Bước 2:
HD chỉ bản đồ.
Rút ra KL(Sgk).
2/ Đặc điếm của vùng biển nước ta.
b) Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
* Bước 1: HD thảo luận nhóm đôi.
* Bước 2: HD trình bày kết quả làm việc.
Kết luận: sgk.
3/ Vai trò của biển.
c) Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
* Bước 1: Treo lược đồ.
* Bước 2: Cho HS nêu.
* Bước 3: Nhận xét đánh giá.
*Hs khá giỏi :Nêu thuận lợi ,khó khăn của người dân vùng biển 
C/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* Đọc thầm mục 1.
+ Quan sát lược đồ,bản đồ trong sgk và thảo luận, trả lời các câu hỏi:
- Một vài em nêu đặc điểm chính của vùng biển nước ta.
+ Chỉ bản đồ và trình bày trước lớp.
* Quan sát hình 2 và bảng số liệu rồi thảo luận nhóm đôi. 
- Cử đại diện báo cáo.
- Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
- Đọc thầm mục 3.
* Nêu vai trò của vùng biển.
- Chỉ lược đồ vị trí các bãi tắm, các điểm du lịch dọc theo bờ biển nước ta.
+Thuận lợi :-khai thác tế mạnh của biển để phát triển kinh tế 
+Khó khăn :-Thiên tai 
Sinh hoạt tập thể.
Kiểm điểm tuần 5.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng: 
Phê bình: 
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/Sinh hoạt văn nghệ 
Hs hát bài hát yêu thích 
Ngâm thơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5- Tuan 5..doc