Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17

TIẾT 29: TIẾT KIỆM NƯỚC

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.

 -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.

 -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

-Gi¸o dơc hc sinh bit sư dơng n­íc hỵp lý ,tit kiƯm

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to nếu có điều kiện).

 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa häc:
TIẾT 29: TIẾT KIỆM NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
 -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
-Gi¸o dơc häc sinh biÕt sư dơng n­íc hỵp lý ,tiÕt kiƯm
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
 -Thảo luận và trả lời:
 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
 -GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
Mục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
 -GV nhận xét câu trả lời của HS.
 -Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 * Kết luận
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
 -GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm.
 -Cho HS quan sát hình minh hoạ 9.
 -Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ.
 -GV nhận xét, khen ngợi các em.
 * Kết luận: 
 4.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trình bày.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
-Quan sát suy nghĩ.
1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
2)Bạn nam phải tiết kiệm nước vì:
+Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.
+Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
+Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
+Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có.
Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
-HS lắng nghe.
HS thảo luận và tìm đề tài.
-HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm.
-Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
-HS quan sát.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
Khoa häc:
TIẾT 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
 -Hiểu được khí quyển là gì. 
 -Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
 -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi
 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
 * Kết luận:
 * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
 -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
 -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
 -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
 -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 -GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
 -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
 * Kết luận .
 -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
 -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. 
 -GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
 -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
 4.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 đế 5 HS nhắc lại.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
§ại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
-HS cả lớp.
Các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật
	Khoa häc:
TIẾT 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không có màu, khống có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
 -Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống.
 -Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -HS chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
 -GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?
 2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Xung quanh ta luôn có gì ? Bạn nào đã phát hiện (nhìn, sờ, ngửi) thấy không khí bao giờ chưa ?
 -GV giới thiệu: Không khí có ở xung quanh chúng ta mà ta lại không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó.
 * Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí.
Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì ?
 -Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
 +Em nhìn thấy gì ? Vì sao ?
 +Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì?
 -GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì ?
 +Đó có phải là mùi của không khí không ?
 -GV giải thích
 -Vậy không khí có tính chất gì ?
 -GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. 
Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút.
 -GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.
 -Hỏi:
 1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?
 2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
 3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?
 * Kết luận
 * Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
 Mục tiêu: .
Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt đo ...  tục làm cho sự cháy được duy trì.
 +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ?
-Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn :cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục.
 +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp thanhay bếp củi thì làm thế nào ?
-Các bạn lớp mình có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đun bếp than và bếp củi. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được vai trò của không khí đối với sự cháy.
4/.Củng cố:
Hỏi :
 +Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
 +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy?
5/.Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trả lời,.
-HS ở dưới nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và trả lời:
 +Cả 2 cây cùng tắt.
 +Cả 2 nến vẫn cahý bình thường.
 +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
-HS nghe.
-HS lên làm thí nghiệm.
 +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
 +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy.
 +Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và quan sát.
 +Cây nến vẫn cháy bình thường.
 +Cây nến sẽ tắt.
-HS quan sát và trả lời.
 +Cây nến tắt sau mấy phút.
-HS nghe và quan sát.
-HS nêu dự đoán của mình.
 +Do được cung cấp ô-xi liên tục .đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục.
-HS nghe.
 +Cần liên tục cung cấp khí ô-xi.
 +Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và đại diện nhóm trả lời.
 +Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
 +Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.
-HS nhóm khác bổ sung.
-HS nghe.
-HS trao đổi và trả lời:
 +Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.
 +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp.
-HS nghe.
 +Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa.
 +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lo øvà cửa lò lại.
-HS nghe.
-HS trả lời.
TIẾT36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I/.MỤC TIÊU :
 Giúp HS :
 - Hiểu được : người, động vật, thực vật đều cần đến không khí để thở.
 - Hiểu được vai trò của khí ô-xi với quá trình hô hấp.
 - Nêu được những VD để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 - Nêu được những ứng dụng vai trò của khí ô-xi vào đời sống.
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
 -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1/.Ổn định:
2/.KTBC:
 GV gọi HS trả lời câu hỏi :
-Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ?
-Khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ?
-Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí ?
GV nhận xét và ghi điểm.
3/.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
 Chúng ta đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng không khí cần cho sự cháy. Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 *Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người.
-GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ?
-Khi thở ra , hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí cac-bô-níc.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi:
 +Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ?
 +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ?
-GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút.
-Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp .
 *Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật.
-Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
-GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
 +Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết ?
 +Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường ?
-Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật ?
-Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô-xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
 Các nhà bác học đã làm thí nghiệm trên chuột bạch, bắng cách nhốt chuột bách vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Nhưng khi con chuột thở hết lượng ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
*Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống.
-Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H.5,6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan.
-GV cho HS phát biểu.
-Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV nhận xét và kết luận : Khí ô-xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô-xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở như :rong, rêu, san hô. Các loại tảo  hay các loại cá
-GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
 +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
 +Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ ?
 +Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ?
-Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và kết luận :Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
4/.Củng cố:
Hỏi :
-Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào ?
-Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ?
GV nhận xét.
5/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài : “Tại sao có gió”.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời:
 +Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
-HS nghe.
-HS tiến hành cặp đôi và trả lời.
 +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa.
 +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
-HS lắng nghe.
-4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp.
-HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả.
 +Nhóm 1: con cào cào  của nhóm em vẫn sống bình thường.
 +Nhóm 2: con vật của nhóm em nuôi đã bị chết.
 +Nhóm 3:Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường.
 +Nhóm 4:hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm.
 +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào  này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị d0óng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết.
-Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết.
-HS nghe.
-Quan sát và lắng nghe.
-HS chỉ vào tranh và nói:
 +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng.
 +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày.
 +Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.
 +Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
 +Người ta phải thở bằng bình ô-xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, 
-HS nghe.
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc tu tuan 15den 17.doc