TUẦN 33
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
ĐẠO ĐỨC Tiết 33: LỊCH SỰ KHI KHÁCH ĐẾN NHÀ
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Biết một số hành vi ứng xử đối với khách đến nhà và ý nghĩa của các hành vi đó
- Biết cư xử lịch sự khi có khách hoặc bạn đến nhà.
- Có thái độ và hành vi đúng mực khi có khách đến nhà.
II.Chuẩn bị:
GV: Ba phiếu ghi nội dung tình huống của hoạt động 2, bảng nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
HS: Thẻ màu xanh, đỏ, trắng.
III.Hoạt động dạy –học chủ yếu :
Khởi động : Cả lớp hát bài “Con chim vành khuyên nhỏ”, Nhạc và lời: Hoàng Vân.
*Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu :Học sinh biết được một số biểu hiện cư xử khi có khách đến nhà và ý nghĩa của những việc làm đó.
- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng phụ, yêu cầu các nhóm thảo luận rồi ghi vào những việc làm lịch sự khi có khách hoặc bạn đến nhà .
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Chẳng hạn: mở cửa, chào hỏi, mời ngồi, mời nước, trò chuyện hoặc mời cha mẹ ra tiếp khách (nếu là khách của cha mẹ ) v.v.
TUẦN 33 Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010 ĐẠO ĐỨC Tiết 33: LỊCH SỰ KHI KHÁCH ĐẾN NHÀ I.Mục tiêu : Giúp học sinh: - Biết một số hành vi ứng xử đối với khách đến nhà và ý nghĩa của các hành vi đó - Biết cư xử lịch sự khi có khách hoặc bạn đến nhà. - Có thái độ và hành vi đúng mực khi có khách đến nhà. II.Chuẩn bị: GV: Ba phiếu ghi nội dung tình huống của hoạt động 2, bảng nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. HS: Thẻ màu xanh, đỏ, trắng. III.Hoạt động dạy –học chủ yếu : Khởi động : Cả lớp hát bài “Con chim vành khuyên nhỏ”, Nhạc và lời: Hoàng Vân. *Hoạt động 1: Thảo luận Mục tiêu :Học sinh biết được một số biểu hiện cư xử khi có khách đến nhà và ý nghĩa của những việc làm đó. - Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng phụ, yêu cầu các nhóm thảo luận rồi ghi vào những việc làm lịch sự khi có khách hoặc bạn đến nhà . - Các nhóm làm việc. - Đại diện từng nhóm trình bày. Chẳng hạn: mở cửa, chào hỏi, mời ngồi, mời nước, trò chuyện hoặc mời cha mẹ ra tiếp khách (nếu là khách của cha mẹ) v.v. - Hướng dẫn cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi chất vấn. - GV hỏi: + Vì sao cần lịch sự khi có khách đến chơi nhà ? + Trong những việc trên, em đã làm được việc nào ? Còn việc nào chưa thực hiện được ? Vì sao? + Khi cư xử lịch sự như thế, em cảm thấy thế nào ? -Kết luận: Cư xử lịch sự khi có khách đến nhà là thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự. *Hoạt động 2: Đóng vai Mục tiêu : Học sinh biết cách cư xử lịch sự khi có khách đến nhà . -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai xử lý một tình huống ( 2 nhóm chung 1 tình huống). +Tình huống 1: Em đang học bài thì bạn của bố đến chơi. Bố mẹ lại đi vắng hết. Em sẽ làm gì ? +Tình huống 2: Em đang ăn cơm cùng gia đình thì có bạn của anh trai đến chơi. Em sẽ làm gì ? - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp nhận xét , các nhóm có thể nêu thêm cách xử lý khác. -Kết luận : Cần có cách cư xử phù hợp để làm vui lòng khách đến nhà. *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu : HS nhận thức những việc nên làm và không nên làm khi có khách đến nhà . - Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập. Yêu cầu HS chuẩn bị 3 thẻ màu để chuẩn bị bày tỏ ý kiến (tán thành: giơ thẻ màu đỏ, không tán thành: giơ thẻ màu xanh, lưỡng lự: giơ thẻ màu trắng). Sau mỗi lần giơ thẻ, GV dừng lại để yêu cầu một vài HS giải thích về lý do chọn lựa màu thẻ của mình. a) Thấy khách của cha mẹ đến chơi, em vội tránh ra sau nhà. b) Khi khách đến nhà, em chào hỏi, mời ngồi rồi rót nước mời khách . c) Việc tiếp khách là của bố mẹ. Em không cần phải chào hỏi khách. d) Chỉ cần chào hỏi khách là đủ, không cần phải mời khách ngồi. - Nhận xét – biểu dương những HS có sự lựa chọn hành vi phù hợp chuẩn mực. Lưu ý những HS chưa có hành vi phù hợp. -Kết luận : Cư xử lịch sự khi có khách đến nhà là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến, khen ngợi. *Hoạt động tiếp nối: Dặn HS rèn luyện thói quen cư xử lịch sự khi có khách đến chơi nhà. MÔN: TOÁN Tiết161: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu - Biết đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết đếm thêm moat số đơn vị trong trường hợp đơn giản. - Biết so sánh các số có ba chữ số. - Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ đánh giá kết quả bài kiểm tra 2. Bài mới Giới thiệu: Các em đã được học đến số nào? Trong giờ học các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động Bài 1: dòng 1, 2, 3 – HS khá, giỏi làm cả bài. Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. Nhận xét bài làm của HS. Bài 2: phần a, b - HS khá, giỏi làm cả bài. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a. Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Vì sao? Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390. Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. Bài 3: học sinh khá, giỏi Bài 4: Hãy nêu yêu cầu của bài tập. Yêu cầu HS tự làm bai, sau đó giải thích cách so sánh: 534 . . . 500 + 34 909 . . . 902 + 7 Chữa bài và cho điểm HS. Bài 5: Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con. Nhận xét bài làm của HS. Bài tập bổ trợ.( nếu còn thời gian) Bài toán 1: Viết tất cả các số có 3 chữ số giống nhau. Những số đứng liền nhau trong dãy số này cách nhau bao nhiêu đơn vị? 3. Củng cố – Dặn dò Tổng kết tiết học. Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt. Chuẩn bị: On tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo). - Số 1000. Làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc số, 1 HS viết số. Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống. Điền 382. Vì đếm 380, 381, sau đó đến 382. HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. So sánh số và điền dấu thích hợp. a) 100, b) 999, c) 1000 Các số có 3 chữ số giống nhau là: 111, 222, 333, . . ., 999. Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 111 đơn vị. TẬP ĐỌC Bài: BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5) – HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ Tiếng chổi tre Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới Giới thiệu: Cho HS quan sát bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì? Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. Hoạt động1: Luyện đọc * Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1. + Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp: + Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc: + Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn. a, luyện đọc câu * Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: giả vờ mượn, ngang ngược, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra, Yêu cầu HS đọc từng câu. b, Luyện đọc theo đoạn Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK. Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Yêu cầu HS đọc phần chú giải – Gv giải thích thêm một số từ khó trong bài c, đọc từng đoạn trong nhóm Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. Tiết 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì? Em biết gì về Trần Quốc Toản? Hoạt động 3: luyện đọc lại GV hướng dẫn HS đọc lại bài 3. Củng cố – Dặn dò Gọi 3 HS đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản) -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nghe và nhận xét. Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam. Theo dõi và đọc thầm theo. HS nối tiếp đọc từng câu 7 đến 10 HS đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Chia bài thành 4 đoạn. Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV. Chú ý ngắt giọng các câu sau: Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. Theo dõi bài đọc của GV. Nghe Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh. Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc. Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./ 3 HS đọc truyện. Thứ ba mgày 27 tháng 4 năm 2010 CHÍNH TẢ (nghe – viết) Bài: BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn tóm tắt chuyện Bóp nát quả cam. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm được BT2b. II. Chuẩn bị HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ: Tiếng chổi tre. Gọi 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con các từ GV nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu Bóp nát quả cam. Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung GV đọc đoạn cần viết 1 lần. Gọi HS đọc lại. Đoạn văn nói về ai? Đoạn văn kể về chuyện gì? Trần Quốc Toản là người ntn? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Tìm những chữ được viết hoa trong bài? Vì sao phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó GV yêu cầu HS tìm các từ khó. Yêu cầu HS viết từ khó. Chỉnh sửa lỗi cho HS. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm ... ạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì? Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào? Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm. Khen những HS nói tốt. Bài 2 Bài yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài. Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a. Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào? Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống. Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp. Nhận xét các em nói tốt. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu. Hằng ngày các em đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé. Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: + Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì? + Việc đó diễn ra lúc nào? + Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt). + Kết quả của việc làm đó? + Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó. Gọi HS trình bày . Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự. Chuẩn bị bài sau. Hát 3 HS thực hành trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Đọc yêu cầu của bài. Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm. Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi. Bạn nói: Cảm ơn bạn. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./ Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.” HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: em xin cảm ơn cô./ em cảm ơn cô ạ. Lần sau em sẽ cố gắng nhiều hơn./ em cảm ơn cô. Nhất định lần sau em sẽ cố gắng./ b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./ c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./ Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể. 5 HS kể lại việc tốt của mình. MÔN: TOÁN Tiết165: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA. I. Mục tiêu - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có moat dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết tìm số bị chia, tích. - Biết giải bài toán có moat phép nhân. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ Ôn tập về phép cộng và phép trừ. Sửa bài 4, 5. GV nhận xét. 2. Bài mới Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động Bài 1a – HS khá, giỏi làm cả bài. Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính. Nhận xét bài làm của HS. Bài 2 dòng 1 - HS khá, giỏi làm cả bài. Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài. Nhận xét bài của HS và cho điểm. Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. HS lớp 2A xếp thành mấy hàng? Mỗi hàng có bao nhiêu HS? Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm ntn? Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8? Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4: HS khá, giỏi làm . Bài 5: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình. 3. Củng cố – Dặn dò Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. Chuẩn bị: On tập về phép nhân và phép chia (TT). HS sửa bài, bạn nhận xét. Làm bài vào vở. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính. 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 4 HS vừa lên bảng lần lượt trả lời. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. HS đọc đề bài Xếp thành 8 hàng. Mỗi hàng có 3 HS. Ta thực hiện phép tính nhân 3x8. Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8. Bài giải Số HS của lớp 2A là: 3 x 8 = 24 (học sinh) Đáp số: 24 học sinh. -Tìm x. Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số. THỦ CÔNG Bài: ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH. I. Mục tiêu. - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. - Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học. * Với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. II. Chuẩn bị. Các mẫu sản phẩm đã học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Khởi động Bài cũ Gv gọi HS nêu lại các sản phẩm đã học Nhận xét – tuyên dương. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài Gv giới thiệu và ghi tựa b. Phát triển Hoạt động1: Nêu lại các bước. - GV yêu cầu học sinh nêu lại các sản phẩm đã được thực hiện trong năm học. - Yêu cầu học sinh nêu quy trình một số sản phẩm đã học - Gv nhận xét và tuyên dương. Đồng thời nhắc lại một số quy trình các sản phẩm đã học. Hoạt động 2: Thực hành - GV cho học sinh thực hành cá nhân làm một sản phẩm mà các em thích – có thể làm nhanh thì làm nhiều sảm phẩm. - Khuyến khích học sinh làm có sự sáng tạo trong các sản phẩm theo ý của mình. - Gv theo dõi uốn nắn - Cho HS trưng bày sản phẩm - Yêu cầu học sinh nhận xét và bình chọn sản phẩm làm đúng và đẹp nhất. - GV nhận xét – tuyên dương 4. Củng cố – dặn dò. - Nhắc các em về nhà xem lại hôm sau chúng ta tiếp tục thi. Hát - Hát - HS - Hs nêu - HS chú ý lắng nghe. - Hs nêu tên sản phẩm. - Hs nêu theo hình thức nối tiếp - HS chú ý lắng nghe - Hs thực hành - HS trưng bày sản phẩm. - HS bình chọn - HS lắng nghe. GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BÀI 33: TÌM HIỂU VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ I. Mục tiêu - Giúp học sinh hiểu sơ lược về hoàn cảnh xuất thân của Bác Hồ. - Nắm được moat số nét chính về của đời của Bác lúc còn nhỏ. Từ đó hiểu rằng Bác là một thiếu niên thông minh, học giỏi. yêu nước, căm thù giặc * GD cho học sinh tình cảm đối với Bác Hồ. II. Chuẩn bị Một số tư liệu về thời niên thiếu của Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Yêu cầu học sinh hát một bài hát về Bác Hồ. 2. Bài mới. Hoạt động 1: thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh xuất thân của Bác Hồ. * Cách tiến hành - Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe hoàn cảnh xuất thân của Bác Hồ (ngày sinh, quê quán, gia đình,). - GV cho học sinh thảo luận. - Gv quan sát, theo dõi, giúp đỡ học sinh. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày theo các gợi ý đã nêu. * GV nhận xét và đưa ra kết luận : Bác Hồ tên that Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm1890. Quê quán làng Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trong một đình bốn anh chị em Hoạt động 2: thảo luận nhóm bốn. * Mục tiêu: HS nắm được một số nét tiêu biểu về thời niên thiếu của Bác Hồ. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bốn nói cho các bạn trong nhóm nghe những hiểu biết của mình về thời niên thiếu của Bác Hồ mà em đã được nghe kể, được xem trên các phương tiện thông tin, - GV cho học sinh thảo luận. - Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày * Lưu ý: nếu HS gặp khó khăn thì GV giúp đỡ và giảng luôn cho HS nắm KL: Năm 1890, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đđầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đấy ông bắt đđầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Ông theo học cử nhân Hồng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đđuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đđình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt vàTất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết đđịnh vào miền Nam đđể tránh sự kiểm soát của triều đđình 3. củng cố – dặn dò. * GD hs tình cảm với Bác Hồ từ đó cố gắng học tập và làm việc that tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ. - Dặn học sinh về nhà tìm hiểu thêm về cuộc đời của Bác. - Cả lớp hát - Hs thực hiện theo yêu cầu. - HS trình bày – các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. - Hs thảo luận theo yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày – các nhóm khác nhận xét bổ sung. SINH HOẠT LỚP TUẦN 33 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 32 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. * Học tập: - học đúng TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thi đua hoa điểm 10 : khá tốt. - HS yếu tiến bộ tích cực đi học phụ đạo. - Duy trì nhóm tự quản tương đối tốt. - Chưa khắc phục được tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác:- Thực hiện phong trào nuôi heo đất chưa đều đặn. - Tham gia các hoạt động của đội. III. Kế hoạch tuần 34 * Nề nếp:- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 34 - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: - Nhắc HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. IV. kể chuyện Bác Hồ
Tài liệu đính kèm: