Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 6 - Trường TH Định An 2

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 6 - Trường TH Định An 2

MÔN: ĐẠO ĐỨC

TIẾT 6: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

2. Kỹ năng:

- Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

3. Thái độ:

- Hình thành thái độ tự tin, yêu cái tốt, ghét cái xấu.

II. Chuẩn bị

- GV: Nội dung kịch bản, bảng phụ chép ghi nhớ.

- HS: SGK

 

doc 231 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 6 - Trường TH Định An 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 6
HỌC KỲ I
LỚP : 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
21/09/2009
6
26
16
17
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Gọn gàng ngăn nắp
7 cộng với 1 số 7 + 5
Mẩu giấy vụn
Mẩu giấy vụn
Ba
22/09/2009
11
27
11
11
11
Thể dục Toán
Chính tả
Kể chuyện
TNXH
47 + 5
Mẩu giấy vụn
Mẩu giấy vụn
Tiêu hóa thức ăn
Tư
23/09/2009
18
28
6
11
Tập Đọc Toán
Luyện Từ
Mỹ Thuật
Ngôi trường mới
47 + 25
Câu kiểu ai là gì? Khẳng định phủ . 
Vẽ trang trí, m6àu sắc hình tượng
Năm
24/09/2009
12
6
29
6
Thể dục
Tập viết
Toán
Thủ công
Chữ hoa Đ 
Luyện tập
Gấp máy bay đuôi rời
Sáu
25/09/2009
12
30
6
6
6
Chính tả
Toán
Tập làm văn
Hát
SHL
Ngôi trường mới
Bài toán về ít hơn
Khẳng định, phủ định, LT về mục . 
Bài múa vui
GVCN
 Lê Kim Hiền
Tuần 6: 	Ngày soạn: 20/09/2009 
Ngày dạy: 21/09/2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 6: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. 
Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
Kỹ năng: 
Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
Thái độ: 
Hình thành thái độ tự tin, yêu cái tốt, ghét cái xấu. 
II. Chuẩn bị
GV: Nội dung kịch bản, bảng phụ chép ghi nhớ. 
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gọn gàng, ngăn nắp. 
Thầy cho HS quan sát tranh BT2
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Tại sao phải sắp xếp gọn gàng lại?
GV nhận xét. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
- Tiếp tục học tiết 2 của bài đạo đức: Gọn gàng, ngăn nắp. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu?
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn, ngăn nắp. 
Ÿ Phương pháp: Sắm vai
ị ĐDDH: Cặp và vật dụng cá nhân của HS. 
Thầy cho HS trình bày hoạt cảnh. 
Dương đang chơi thì Trung gọi:
Dương ơi, đi học thôi. 
Đợi tớ tí! Tớ tìm cặp sách đã. 
Thầy nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt. 
v Hoạt động 2: Gọn gàng, ngăn nắp
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thi đua. 
ịĐDDH: Đồ dùng HS. 
Cách chơi:Chia lớp thành 4 nhóm, phân không gian hoạt động cho từng nhóm. 
GV yêu cầu HS lấy đồ dùng, sách vở, cặp sách để lên bàn không theo thứ tự. 
GV tổ chức chơi 2 vòng:
Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập
Vòng 2: Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu
Thư ký ghi kết qủa của các nhóm. Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên được tính điểm. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc. 
v Hoạt động 3: Kể chuyện: “ Bác Hồ ở Pắc Bó”
Ÿ Mục tiêu: Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp. 
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi. 
* ĐDDH: Bảng phụ chép ghi nhớ
GV kể chuyện “ Bác Hồ ở Pắc Bó”
Yêu cầu HS chú ý nghe để TLCH:
Câu chuyện này kể về ai, với nội dung gì?
Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác Hồ?
Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện này?
GV nhận xét các câu trả lời của HS. 
GV tổng kết. 
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Chăm làm việc nhà. 
- Hát
- HS quan sát. 
 - Sắp xếp gọn gàng tủ sách. 
- Để khi tìm không mất thời gian, tủ sách gọn gàng, sạch, đẹp. 
 - HS đọc ghi nhớ. 
- HS đóng hoạt cảnh. 
- HS chia làm 4 nhóm. 
- Tất cả HS lấy đồ dùng để lên bàn không theo thứ tự 
- Nhóm nào xếp nhanh, gọn gàng nhất là nhóm thắng cuộc. 
- HS các nhóm cử 1 bạn mang đồ dùng lên. 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận nhóm đôi để TLCH. 
- Từng cặp đôi nêu. 
- Bạn nhận xét. 
- Lớp nhận xét. 
 Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi
 Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên
 Đồ chơi, sách vở đẹp bền,
Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu. 
****************************
MÔN: TOÁN
TIẾT 26: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ 7 + 5
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5. Lập được bảng 7 cộng với một số. BT1, BT2
Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. BT4
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. 
Kỹ năng: 
Tính chính xác, nhanh. 
Thái độ: 
Tính cẩn thận, khoa hoc
II. Chuẩn bị
GV: Que tính, bảng cài
HS: SGK. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Thầy cho HS lên bảng làm bài. 
Lớp 2/7: 43 HS
Lớp 2/8: Nhiều hơn 8 HS
Lớp 2/8: ? HS
Thầy nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay ta học dạng toán 1 số cộng với 1 số qua bài 7 cộng với 1 số. 
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5
Ÿ Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5. thuộc các công thức 7 cộng với 1 số
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, trực quan
* ĐDDH:
Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính. 
Thầy chốt bằng que tính
Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 que tính nữa Thầy gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính. Vậy 7 + 5 = 12
Thầy nhận xét
Thầy yêu cầu HS lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số. 
Thầy nhận xét. 
v Hoạt động 2: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Làm bài tập và giải bài toán về nhiều hơn. 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH:
Bài 1:
Nêu yêu cầu đề bài?
Thầy uốn nắn hướng dẫn. 
Bài 2:
Nêu yêu cầu?
Bài 3:
Đề bài cho gì?
Đề bài hỏi gì?
Tìm tuổi anh ta phải làm ntn?
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Thầy cho HS thi đua điền dấu +, - vào phép tính. 
Xem lại bài: Làm bài 4
Chuẩn bị: 47 + 5
- Hát
- HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con phép tính. 
- Hoạt động lớp. 
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 12 que tính. 
- HS nêu cách làm
- HS đặt	7
	 7
	 + 5
	 12
- Lớp nhận xét
- HS lập 	7 + 4 = 11
	7 + 5 = 12
	. . . 
	7 + 9 = 16
- HS học thuộc bảng cộng 7 
- Hoạt động cá nhân
- Tính HS làm bài
	 7	 6	 7	 9
	 + 4	 + 7	 + 8	 + 7
	 11 13 15 16
- HS sửa bài. Lớp nhận xét 
- Tính nhẩm HS làm bài
7 + 3 + 1 = 11	7 + 3 + 2 = 12
7 + 4 = 11	7 + 5 = 11
7 + 3 + 4 = 14	7 + 3 + 3 = 13
7 + 7 = 14	7 + 6 = 13
- HS sửa bài
- HS tóm tắt
	Em 7 tuổi
	Anh hơn em 7 tuổi
	Anh? Tuổi 
- Lấy tuổi em cộng số tuổi anh hơn em. 
- HS làm bài – sửa bài. 
- HS lên thi điền dấu +, -
	7 + 6 = 13
	7 – 3 + 7 = 11
**************************
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 16: MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ý nghĩa: phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được CH1, 2,3).
HS khá, giỏi trả lời được CH4.
Kỹ năng: 
Đọc đúng các từ có âm vần khó. 
Ngắt nghỉ hơi đứng sau dấu câu và các cụm từ. 
Đọc phân biệt lời kể chuyện, lời nhân vật và lời các nhân vật với nhau. 
Thái độ: 
Tình yêu trường lớp, giữ vệ sinh trường lớp. 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng cài, bút dạ. 
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cái trống trường em. 
HS đọc bài
Tình cảm của bạn H đối với cái trống nói lên tình cảm của bạn ấy với trường ntn?
Tình cảm của em đối với trường lớp ntn?
GV nhận xét. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Thầy cho HS quan sát tranh. 
Lớp học sạch sẽ, rộng rãi, sáng sủa, nhưng không ai biết ở giữa lối ra vào có 1 mẩu giấy các bạn đã sử sự với mẩu giấy ấy ntn?
Chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó, biết nghỉ hơi sau dấu câu. 
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập
ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu; bút dạ. 
Thầy đọc Mẩu. 
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
Nêu những từ cần luyện đọc?
Nêu từ khó hiểu?
Luyện đọc câu:
Nhưng em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. 
v Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn, đọc cả bài. 
Ÿ Mục tiêu: Đọc từng đoạn phân biệt lời kể và lời nhân vật. 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
 ị ĐDDH: Bảng cài: đoạn. 
 - Thầy cho HS đọc từng đoạn
Thầy cho HS đọc cả bài. 
Lưu ý: Lời kể chuyện, lời các nhân vật nói với nhau (giọng cô giáo hóm hỉnh, thân mật, giọng bạn trai thật thà, giọng bạn gái nhí nhảnh. )
Thầy nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Thi đọc giữa các nhóm. 
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS nêu
- HS nêu. 
- Hoạt động lớp. 
- HS khá đọc, lớp đọc thầm. 
- Rộng rãi, sọt rác, cười rộ, sáng sủa, lối ra vào, mẩu giấy, hưởng ứng. 
- Ra hiệu, xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. 
- Hoạt động nhóm. 
- HS thảo luận tìm câu dài để ngắt. 
- Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp đến hết bài. 
- Hoạt động cá nhân. 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp . 
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc
- Lớp nhận xét
- HS thi đua. 
****************************
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 17: MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ý nghĩa: phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả  ... dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt.
Chuẩn bị: Bà cháu.
- Hát
- Viết bảng: Ngày Quốc tế, Phụ nữ, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Nhà Giáo Việt Nam , con cá, con kiến, lo sợ, ăn no, nghỉ học, lo nghĩ 
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- Ông cháu.
- Cháu luôn là người thắng cuộc.
- Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều. Ông nói là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
- HS nêu.
- Không đúng, ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
- Có hai khổ thơ.
- Mỗi câu có 5 chữ.
- Đặt cuối các câu:
	Cháu vỗ tay hoan hô:
	Bế cháu, ông thủ thỉ:
- Câu:	“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
	“Cháu khoẻ  rạng sáng”.
- Chép lại theo lời đọc của giáo viên.
- Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chì.
- Đọc bài.
- Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
- Làm bài:
a/ 	Lên non mới biết non cao.
	Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
b/ dạy bảo – cơn bão, lặng lẽ – số lẻ, mạnh mẽ – sứt mẻ, áo vải – vương vãi.
********************************************************
MÔN: TOÁN
TIẾT: 51 - 15
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15. BT 1 (cột 1, 2, 3), BT2a/b.
Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li). BT4
Kỹ năng: 
Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu).
Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác.
Thái độ: 
Yêu thích môn Toán. Tính đúng nhanh, chính xác
II. Chuẩn bị
GV: Que tính.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 31 -5
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Đặt tính rồi tính: 71 – 6; 41 – 5
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 71 – 6
+ HS 2: Tìm x: x + 7 = 51
 Nêu cách thực hiện phép tính 51 - 7
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 
 51 – 15 và giải các bài toán có liên quan.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Phép trừ 51 – 15.
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 - 15
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận, phân tích
ị ĐDDH: Que tính
Bước 1: Nêu vấn đề.
Đưa ra bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm ntn?
Bước 2:
Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời.
Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả
Yêu cầu HS nêu cách làm.
* Lưu ý: Có thể hướng dẫn cả lớp tìm kết quả như sau:
Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính?
Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 1 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 4 que. Ta còn 6 que nữa, 1 chục là 1 bó ta bớt đi 1 bó que tính. Như vậy còn 3 bó que tính và 6 que rời là 36 que tính.
51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
Hỏi: Em đã đặt tính ntn?
Hỏi tiếp: Con thực hiện tính ntn?
Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Ÿ Mục tiêu: Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ, biểu tượng về hình tam giác.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
Yêu cầu nêu cách tính của 81–46, 51–19, 61-25
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng sau đó cho HS tự làm bài.
Kết luận về kết quả của bài.
Bài 4:
Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
Yêu cầu HS tự vẽ hình.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 – 15
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà)
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15
- Lấy que tính và nói: Có 51 que tính
- Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính.
- Nêu cách bớt.
- 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Thao tác theo GV.
- Còn lại 36 que tính.
- 51 trừ 15 bằng 36.
	 51
	- 15
	 36
- Viết 51 rồi viết 15 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
- 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- HS nêu.
- HS làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Đọc yêu cầu.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
- HS thực hiện và nêu cách đặt tính.
	 81	 51	 91
	- 44	- 25	 - 9 
	 37	 26	 82
- Nhắc lại quy tắc và làm bài.
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nêu
*****************************
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết 10: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
Kỹ năng: 
Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Thái độ: 
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Yêu quý và kính trọng ông bà.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết kể về ông bà hoặc người thân.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: SGK 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
v Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Vở bài tập. 
Bài 2:
Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
Chuẩn bị: Gọi điện.
- Hát
- HS nêu
- HS nêu.
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp.
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ.
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ.
Biết bảo vệ của công.
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép.
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn.
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà.
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp.
3/. Tuyên dương:
 Phụng, Thái, Nhân.
4/. Phê Bình:
 Phong, Sang, Đinh.
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn.
 GVCN
 Lê Kim Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 2 TUAN 6 10.doc