Tiết 2 Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút) ; hiểu nội dung của đoạn , bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào? (BT2, BT3) ; biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26.
Tuần 27 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Âm nhạc Tiết 2 Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút) ; hiểu nội dung của đoạn , bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc) - Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào? (BT2, BT3) ; biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống BT4). II. Đồ dùng dạy học: GV : Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Giới thiệu bài. B.Bài mới. 1.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - GV nhận xét, cho điểm từng HS. 2.Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào ? a.Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. + Câu hỏi "Khi nào" dùng để hỏi về nội dung gì ? - Hãy đọc câu văn trong phần a ? + Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực ? + Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi "Khi nào"? - Yêu cầu HS tự làm phần b. b.Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc câu văn phần a. + Bộ phận nào trong câu câu trên được in đậm ? + Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ? Thời gian hay địa điểm ? + Vậy ta đặt câu hỏi như thế nào ? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. - GV nhận xét, cho điểm HS. 3.Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau suy nghĩ đóng vai thể hiện lại từng tình huống. - Gọi vài cặp lên trình bày. - GV nhận xét, cho điểm từng HS. C.Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau. - HS lên bảng gắp thăm bài đọc, về chỗ chuẩn bị. - Đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét bạn đọc. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - Dùng để hỏi về thời gian. - 1 HS đọc. + Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực. + Mùa hè. - HS suy nghĩ và trả lời: Khi hè về. - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. - HS đọc. + Bộ phận "Những đêm trăng sáng" + Bộ phận này để chỉ thời gian. + Khi nào dòng sông trở thành .... - HS thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. - HS thực hành theo nhóm đôi. a.Có gì đâu/ Không có gì/.... b.Không có gì đâu bà ạ./... c.Thưa bác, không có gì đâu ạ./... - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tiết 3 Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2) ; biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3) II. Đồ dùng dạy học Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học III. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài. 2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. ( Tiến hành tương tự tiết 1) 3.Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa. - Gv chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một bảng ghi từ, sau 10 phút đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. - GV tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ đúng. 4.Ôn luyện cách dùng dấu chấm. - Gọi HS đọc đề bài bài tập 3. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi 1 HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét, chấm điểm cho HS. 5.Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn thực hành ở nhà: Tập kể những điều em biết về bốn mùa. - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau. - HS thực hành theo yêu cầu. - HS phối hợp cùng nhau tìm từ, khi hết thời gian các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ đúng của mỗi đội. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Làm bài vào vở. - Đọc bài làm, HS lớp theo dõi, nhận xét. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tiết 4 : Toán Số 1 trong phép nhân và phép chia. I.Mục tiêu: - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. - Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. - Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ. B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1. - GV nêu phép nhân 1 x 2 . Yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng. - Vậy 1 x 2 = ? *Tiến hành tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4. - Từ các kết quả của các phép tính 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4 em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân một số với số 1 ? - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên. - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1, 3 x 1, 4 x 1. - Yêu cầu HS rút ra kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 2.Giới thiệu phép chia cho 1. - GV nêu phép tính 1 x 2 = 2. Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng. - Tiến hành tương tự để rút ra các phép tính 3 : 1 = 3, 4 : 1 = 4. + Em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1 ? *GV kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. 3.Luyện tập thực hành. a.Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài. b.Bài 2: HS đọc đề bài. - Lớp làm vào vở. - GV chấm , nhận xét và chốt lại: Số nào nhân với 1, chia cho 1 cũng bằng chính số đó. C.Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại kết luận. - Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị giờ sau. - HS nêu: 1 x 2 = 1 + 1 = 2. - Vậy 1 x 2 = 2. - Thực hiện theo YC của GV và rút ra: 1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 Vậy 1 x 3 = 3... * Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. - 2 HS nhắc lại kết luận trên. - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. - HS nêu kết luận. - HS nêu 2 phép chia tương ứng : 2 : 1 = 2, 2 : 2 = 1 + Các phép chia có số chia là 1 đều có thương bằng số bị chia. - HS nhắc lại kết luận. - HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Lớp làm bài vào vở: 1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3 2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4 - 2 HS nhắc lại kết luận. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010. Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (T3) I.Mục tiêu. -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (BT1, BT2) ; biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4). II.Đồ dùng dạy học. - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. Vở BT III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. ( Tiến hành tương tự tiết 1 ) 3.Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : ở đâu ? a. Bài 2: - Bài tập yêu cầu làm gì ? - Câu hỏi:" ở đâu" dùng để hỏi về nội dung gì ? - Đọc câu văn phần a. + Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ? + Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi : "ở đâu" ? - Yêu cầu HS tự làm phần b vào vở BT b.Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS đọc câu văn trong phần a. + Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ? + Bộ phận này dùng để chỉ điều gì, thời gian hay địa điểm ? + Vậy phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? - Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, gọi một số cặp lên trình bày.Sau đó yêu cầu HS ghi vào vở BT. 4.Ôn luyện cách nói "đáp lời xin lỗi". - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau suy nghĩ đóng vai thể hiện từng tình huống. - Gọi một số cặp lên trình bày, GV nhận xét. C.Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau - HS lên bảng bốc thăm, chuẩn bị bài đọc. - HS đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Tìm bộ phận trả lời câu hỏi :"ở đâu"? - Hỏi về địa điểm ( nơi chốn ) - HS đọc. - Hai bên bờ sông. - Bộ phận: Hai bên bờ sông. - HS suy nghĩ và trả lời: Trên những cành cây. - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm - HS đọc. + Bộ phận: Hai bên bờ sông. + Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm. + Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ? + ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực ? - HS thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. - Một số cặp lên trình bày, HS lớp theo dõi, nhận xét. a. Không có gì, lần sau bạn nhớ cẩn thận hơn nhé.. b. Thôi, không có gì đâu.. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tiết 2: Toán Số 0 trong phép nhân và phép chia. I.Mục tiêu: - Biết được só 0 nhân với số nào cũng bằng không. - Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0. - Biết không có phép chia cho 0. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ. - HS làm bài tập sau: Tính. a.4 x 4 x 1 c, 2 x 3 : 1 b.5 : 5 x 5 d, 4 : 4 x 1 B.Dạy bài mới. 1.Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0. - GV nêu phép nhân 0 x 2, yêu cầu HS chuyển thành tổng tương ứng. - Vậy 0 x 2 = ? - Tiến hành tương tự với phép nhân 0 x 3. - Từ các phép tính trên em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 0 với 1 số ? * Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 0, 3 x 0. + Khi thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt ? *Yêu cầu HS rút ra kết luận. 2.Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0. - GV nêu phép tính 0 x 2 = 0. Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên lập phép chia tương ứng có SBC là 0. - Tiến hành tương tự để rút ra phép tính 0 : 5 = 0 * Từ các phép chia trên em có nhận xét gì về thương của các phép chia có SBC là 0 ? * GV kết luận: Số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0. 3.Luyện tập thực hành. a.Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề. - GV nêu phép tính. - GV nhận xét, chốt lại. b.Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1. c. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. - GV chấm , chữa bài. C.Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu HS nêu lại kết luận trong bài. - Dặn HS về nhà học thuộc các kết luận vừa học. Chuẩn bị cho giờ sau. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. - HS thực hiện theo yêu cầu: 0 x 2 = 0 + 0 = 0 0 x 2 = 0 0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 0 x 3 = 0 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0 - 2 HS lên bảng làm, HS lớp nhận xét. - HS nêu: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - HS nêu . - Các phép chia có SBC là 0 đều có thương bằng 0. - HS nhắc lại kết luận. - HS tự làm bài, đọc bài làm của mình, HS lớp nhận xét. - 1 HS đọc đề bài. - HS nêu kết quả. - HS làm vào vở. - 2 HS nêu lại kết luận . - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tiết 4. Đạo đức: Lịch sự khhi đến nhà người khác ( tiết 2) I . Mục tiêu: ( Đã nêu ở tiết 1) II. Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS Hoạt động 1: Đóng vai - GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống. Tình huống1 : Em sa ... hai tay chống hông. 3.Đi nhanh chuyển sang chạy. - GV theo dõi, hướng dẫn HS đi cho đúng kĩ thuật. 4.Trò chơi: " Tung vòng vào đích" - GV nêu tên trò chơi , cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi thử, sau đó mới chơi thật. 20 - 22 phút 2 - 3 lần - Tập theo đơn vị tổ, tổ trưởng điều khiển. Mỗi tổ thực hiện 4 lần động tác trên. - Thi giữa các tổ, Gv làm trọng tài. - HS nghe GV nêu cách chơi. - HS chơi theo sự hướng của GV. C.Phần kết thúc. - Hồi tĩnh. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ sau. 4 - 5 phút - Thả lỏng chân tay - Hệ thống bài học - Nghe nhận xét, dặn dò. Tiết 4: LTVC Ôn tập và Kiểm tra giữa học kì ii( tiết 7) I.Mục tiêu. - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (BT2,BT3) ; biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4). II.Đồ dùng dạy học. - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Giới thiệu bài. B.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. ( Tiến hành tương tự tiết 1) C.Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao ? 1.Bài tập 2: - Bài tập yêu cầu làm gì ? - Câu hỏi : Vì sao dùng để hỏi về nội dung gì ? - Hãy đọc câu văn trong phần a ? - Vì sao Sơn Ca khát khô cả họng ? - Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: Vì sao ? - Yêu cầu HS tự làm phần b. 2.Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc câu văn trong phần a. - Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ? - Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? + Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. - Gọi một số cặp lên trình bày. - Gv nhận xét, cho điểm HS. D.Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác. - Yêu cầu HS đóng vai thể hiện lại tình huống. - HS lên đóng vai trước lớp. GV nhận xét, cho điểm HS. E.Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị cho giờ sau ? - HS lên bốc bài, chuẩn bị bài đọc. - HS đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao ? - Dùng để hỏi về nguyên nhân, lý do của sự việc nào đó. - HS đọc câu văn. - Vì không được uống nước. - Vì khát. - HS suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to. - Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Bông cúc héo lả đi vì thương xót Sơn Ca. - Bộ phận: Vì thương xót Sơn ca. - Vì sao bông cúc héo lả đi ? - HS thực hành hỏi đáp theo cặp. - Một vài cặp lên trình bày trước lớp. - HS nhận xét. - HS thảo luận theo cặp, thực hành đóng vai thể hiện lại tình huống. - Một số cặp lên trình bày. - HS nghe nhận xét dặn dò. Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Toán. Luyện tập chung. I.Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân , bảng chia đã học . - Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dáu phép tính (trong đó có hai dấu phép tính nhân hoặc chia ; nhân, chia trong bảng tính đã học). - Biết giải bài toán có mộtphép tính chia. II. Các hoạt động văn học chủ yếu: Hoạt động của GV. 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập: a, Bài 1a: Cột 1,2,3 .Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT - Cho HS nêu phép tính - GV ghi bảng. - Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không ? Vì sao ? - Nhận xét, cho điiểm học sinh. b.Bài 1b: (cột 1, 2) - Bài tập yêu cầu làm gì ? - Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài, cho điểm HS. c.Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức trên. - Yêu cầu HS nhắc lại về phép nhân có thừa số là 1, là 0. Phép chia có số bị chia là 0. d.Bài 3.(Đối với HS khá, giỏi làm cả 2 câu HS yếu, trung bình làm một câu). - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV chấm bài, chữa bài. 3.Củng cố dặn dò. - Gv nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học. Hoạt động của HS - Học sinh đọc Khi biết kết quả 2 x 4 = 8 có thể đọc ngay kết quả 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2. Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia. - Thực hiện phép tính nhân, chia với số đo đại lượng. - Thực hiện tính bình thường như với số tự nhiên, viết đơn vị đo đại lượng vào sau kết quả. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - HS nêu . 3 x 4 + 8 = 12 + 8 = 20 3 x 10 - 14 = 30 - 14 = 16 2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 0 - 1 HS đọc đề bài. - Làm bài vào vở - HS nghe nhận xét dặn dò. Tiết 2 Tập làm văn, tiết 3 chính tả Kiểm tra định kì giữa học kì II ( GV chuyển kiểm tra vào thứ 6 tuần 28) Thời gian của 2 tiết này dành cho HS ôn tập đọc và luyện viết chính tả, tập làm văn. Ôn tập đọc ( Đọc hiểu, luyện từ và câu ) I.Mục tiêu. - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Ôn tập về câu hỏi: Như thế nào ? II.Cách tiến hành. 1.GV nêu yêu cầu giờ học. 2.Yêu cầu HS mở SGK đọc văn bản: " Cá rô lội nước" 3.Yêu cầu HS mở vở bài tập, làm bài cá nhân. 4.Chữa bài. 5. thu chấm bài, nhận xét. Ôn tập ( Chính tả, tập làm văn ) I.Mục tiêu. - Luyện kĩ năng viết chính tả. - luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một con vật mà em yêu thích. II.Cách tiến hành. 1.Nêu nội dung và yêu cầu tiết học. 2.Đọc bài : Con Vện. 3.Yêu cầu 1 HS đọc lại bài , cả lớp đọc đồng thanh. 4.Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ. 5.GV đọc cho HS viết bài. 6.GV đọc cho HS soát lỗi. 7.Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập. 8.GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS. Tiết 4: Mĩ thuật. Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh. I.Mục tiêu. - Nhận biết được cấu tạo, hình dáng của một số cái cặp sách. - Biết cách vẽ và vẽ được cái cặp sách theo mẫu. - HS khá,giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. II.Chuẩn bị. - Một vài cái cặp sách có hình dáng và trang trí khác nhau. - Hình minh hoạ cách vẽ. - Một số bài vẽ cái cặp của HS năm trước. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài. 2.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu một vài cái cặp sách khác nhau, gợi ý cho HS nhận biết: + Hình dáng của cái cặp sách ? + Các bộ phận của cặp sách ? + Trang trí của cặp sách ? 3.Hoạt động 2: Cách vẽ cái cặp sách. - Gv giới thiệu mẫu, kết hợp hình minh hoạ đã chuẩn bị để gợi ý HS cách vẽ: + Vẽ hình cái cặp. + Tìm phần nắp, quai.... + Vẽ nét chi tiết cho giống cái cặp mẫu. + Vẽ hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích. 4.Hoạt động 3: Thực hành. - Gv cho HS xem một số bài vẽ cái cặp của HS lớp trước. - GV hướng dẫn HS làm bài: + Cả lớp vẽ 1 mẫu. GV nêu yêu cầu cho HS khá, giỏi và yêu cầu cho cả lớp. 5.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Chọn một số bài vẽ đẹp, yêu cầu HS tự nhận xét, xếp loại. - GV nhận xét chung. Gv đánh giá xếp loại bài lưu ý HS khá, giỏi cần đạt được như mục yêu cầu đề ra thì mới đạt A 6.Củng cố dặn dò. - Gv nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành phần trang trí trong tiết tự học. - HS quan sát cái cặp sách, nêu nhận xét: + Hình chữ nhật nằm ( hình chữ nhật đứng) + Thân, nắp, quai, dây đeo,.... + Trang trí khác nhau về hoạ tiết, màu sắc. - HS quan sát mẫu, hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - HS nêu cách vẽ cái cặp. - HS quan sát một số bài vẽ cái cặp của HS năm trước. - HS thực hành vẽ cái cặp theo mẫu. - HS nhận xét bài vẽ về: + Hình dáng cái cặp sách. + Cách trang trí. - HS nghe nhận xét dặn dò. Tiết 5: sinh hoạt Lớp ********** Nội dung chủ yếu : 1 Nhận xét các hoạt động trong tuần 27: *Ưu điểm: - Nhìn chung HS ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép với thầy cô giáo , đoàn kết giúp đỡ bạn bè . - Học tập chăm chỉ , giờ học khá sôi nổi , chăm chú nghe giảng , có ý thức tự giác trong học tập - Hầu hết các em giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học sạch sẽ - HS tham gia vào các hoạt động của Đội đề ra . - HS thực hiện đều các nền nếp do nhà trường đề ra. - Hai em Nghĩa và Khoa đã có tiến bộ biết đọc trơn được từng câu, đoạn ngắn( mặc dầu đầu chưa biết đọc). * Tồn tại: Bên cạnh đó có vài em chưa chịu khó học tập , đọc còn yếu, chữ viết chưa đẹp 2 Phương hướng tuần 28: - Phát huy tính ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép đã có - Tiếp tục thi đua chăm học , chăm lao động . - Thực hiện nghiêm túc các nền nếp của nhà trường qui định đề ra . - Trong lớp hăng hái phát biểu , về nhà xem bài , luyện chữ . - Về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra định kì vào thứ 6 tuần 28 - Chuẩn bị đón Đoàn thanh tra toàn diện của phòng vào từ ngày 23- 25 Tuần 28. **************** . Tiết 1:Thể dục. Trò chơi: tung vòng vào đích. I. Mục tiêu: - Học trò chơi: Tung vòng vào đích.- Yêu cầu HS nắm vững cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. - Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kỹ năng chạy cho HS. - GD HS yêu thích môn thể dục. II.Địa điểm, phương tiện. -Trên sân trường,vệ sinh, an toàn nơi tập. -Chuẩn bị 1 còi, các vòng tròn phục vụ cho trò chơi III.Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung A.Phân mở đầu. -GV nhận lớp, phổ biến ND-YC giờ học. -Khởi động. *Ôn các động tác: tay, chân, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung. Định lượng 4-5phút 1-2phút 1-2phút 1 lần 2x8 nhịp Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học -Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo. -Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. -Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập B.Phần cơ bản. 1.Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. 2. Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang. 3. Trò chơi: Tung vòng vào đích. - GV phổ biến cách chơi, luật chơi.Trò chơi cứ tiếp tục như vậy(- Cho HS thực hành chơi theo hướng dẫn. 20-22 phút 6-8 phút. 10-12 phút - Lớp trưởng điều khiển cho từng tổ tập. Từng tổ tập- Gv điều khiển, có uốn nắn, sửa sai. - Nghe hướng dẫn cách chơi. - HS tập họp lớp đứng mặt hướng theo 2 vòng tròn đồng tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 1- 1,5 m. - HS chơi thử theo hướng dẫn của GV. +) Lưu ý : Không nên chạy quá nhanh khi kết bạn để tránh chạy xô vào nhau hoặc vấp ngã. - Chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV. C.Phần kết thúc. -Đi đều theo 2-4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên và hát. -GV cùng học sinh hệ thống bài -GV nhận xét, giao bài thực hành ở nhà 4-5 phút -Cán dự điều khiển cả lớp tập -Về ôn lại bài thể dục phát triển chung, ôn các trò chơi đã học.
Tài liệu đính kèm: