Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 15 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 15 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu

I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn đạt ý nghĩ của nhân vật trong bài

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục bảo vệ môi trường: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

- Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài cho HS:

¨ Xác định giá trị

¨ Tự nhận thức về bản thân.

¨ Thể hiện sự cảm thông.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc, tranh minh họa.

* HS: SGK

* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bi:

¨ Động no

¨ Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần học 15 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 15
Thứ / ngày
Môn
Tên bài dạy
THỨ HAI
Chào cờ
28.11.2011
Tập đọc
Hai anh em(Tiết 1)
Tập đọc
Hai anh em (Tiết 2)
Toán
100 trừ đi một số
THỨ BA
Tập đọc
Bé Hoa
29.11.2011
Chính tả
Tập chép: Hai anh em
Toán
Tìm số trừ
Tự học
Luyện chữ: Hai anh em
 Ơân Toán 
100 trừ đi một số
HĐNG
Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.
THỨ TƯ
Toán
Đường thẳng
30.11.2011
Kể chuyện
Hai anh em
THỨ NĂM
LT-C
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
1.12.2011
Chính tả
Nghe – viết: Bé Hoa
Toán
Luyện tập
Tự học
Luyện chữ: Bé Hoa
Ơân Toán
Tìm số trừ
Ơân Tiếng Việt 
Đọc thêm: Bán chĩ
THỨ SÁU
Tập làm văn
Chia vui. Kể về anh, chị, em.
2.12.2011
Ơân Tiếng Việt
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
Toán
Luyện tập chung
SHL
Thứ hai, ngày 28.11.2011
TUẦN: 15	Môn: Tập đọc
Tiết:	 43, 44	Bài: HAI ANH EM
I/ Mục đích yêu cầu:
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn đạt ý nghĩ của nhân vật trong bài
Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Giáo dục bảo vệ môi trường: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài cho HS: 
Xác định giá trị
Tự nhận thức về bản thân.
Thể hiện sự cảm thông.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc, tranh minh họa.
* HS: SGK
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bài:
Động não
Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Nhắn tin
Gọi 3em đọc bài kết hợp TLCH SGK/115
Bài mới:
Giới thiệu bài: Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Để biết rõ hơn về nội dung tranh, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Hai anh em
Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
a) Đọc mẫu toàn bài 
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
Câu chuyện nói về sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.
Khi đọc chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn đạt ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Lắng nghe
b) Xác định số câu trong bài
YC đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
- HS nối tiếp đọc từng câu theo hàng ngang.
YC HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
- Luyện đọc các từ khó
c) Xác định số đoạn trong bài.
- 3 đoạn
YC HS lắng nghe GV đọc, tìm cách ngắt nghỉ 1 số câu dài, khó ngắt.
YC HS đọc lại
Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
- YC HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn 
- HS nối tiếp đọc từng đoạn 2 lượt theo hàng dọc.
YCHS đọc trong nhóm 3
HS đọc trong nhóm 3
Thi đua đọc trước lớp.
Thi đua đọc trước lớp.
d) Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
YCHS đọc chú giải
- 1-2HS đọc
- Lúc đầu, hai anh em chia lúa như thế nào?
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau, để ở mgoài đồng..
Người em nghĩ gì và đã làm gì?
- Người em nghĩ: Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Người anh nghĩ gì và đã làm gì?
- Người anh nghĩ: Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. Nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Mỗi người cho thế nào là công bằng?
- Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia chi anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ, nuôi con.
Theo em vì sao hai anh em đều nghĩ ra lí do giải thích cho sự công bằng?
- Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra líù do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác
Hãy nói 1 câu về tình cảm của hai anh em.
- Phát biểu ý kiến cá nhân: Hai anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em đều lo lắng cho nhau./ Hai anh em đều muốn nhường phần hơn cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật cảm động.
Giáo dục bảo vệ môi trường: Tình cảm yêu thương đối với anh, em thật đáng quý. Các em phải biết lo lắng, nhường nhịn nhau để xây dựng môi trường sống trong gia đình hạnh phúc 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- YC HS đọc từng đoạn của câu chuyện
HS đọc từng đoạn của câu chuyện
YC HS đọc từng đoạn của câu chuyện kết hợp trả lời câu hỏi SGK / 120
Nhận xét, ghi điểm
YC HS đọc từng đoạn của câu chuyện kết hợp trả lời câu hỏi SGK / 120
4. Củng cố:
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
 5. Dặn dò.
Về đọc lại câu chuyện này nhiều lần
Chuẩn bị bài sau: Bé Hoa
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
TUẦN: 15	Môn: Toán
Tiết:	 71	Bài: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ Mục đích yêu cầu:
Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số
Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục
Làm được bài 1, bài 2 SGK/ 71
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bộ thực hành Toán.
* HS: Vở, bảng con, SGK
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
+ YC HS làm vào bảng con theo dãy: Đặt tính rồi tính: 57 – 9 ; 81 – 45 ; 72 – 34 
Nêu cách đặt tính và trừ
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: Tìm x: x + 7 = 21	x – 15 = 15
Nêu cách tìm số hạng trong một tổng và cách tìm số bị trừ
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 100 trừ đi một số
v Hoạt động 1: Phép trừ 100 – 36
Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS thực hành. Bạn nhận xét
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Nghe và phân tích đề toán.
Viết lên bảng 100 – 36.
- Thực hiện phép trừ 100 – 36.
YC1 HS lên thực hiện và nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính của mình. 
* Viết 100 rồi viết 36 dưới 100 100 sao cho 6 thẳng cột với 0 (đơn - 36 vị), 3 thẳng cột với 0 (chục). 064 Viết dấu – và kẻ vạch ngang.
Vài HS nêu lại
0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1.
3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6, nhớ 1
1 trừ 1 bằng 0, viết không
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu?
Vậy 100 trừ 36 bằng 64.
Gọi HS khác nhắc lại cách thực hiện
- HS nêu cách thực hiện.
v Hoạt động 2: Phép trừ 100 – 5
Tiến hành tương tự như trên.
YC HS nêu cách trừ:
100 * 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng - 5 5, viết 5, nhớ 1
 095 
* 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1
Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064, 095 chỉ 0 trăm, có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kết quả không thay đổi giá trị.
* 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
v Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: YC HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Chấm 1 số vở
- HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS nhận xét và nêu rõ cách thực hiện các phép tính
- HS nhận xét và nêu rõ cách thực hiện các phép tính
Bài 2:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS nêu: Tính theo mẫu.
Viết lên bảng và hướng dẫn 
Mẫu : 100 – 20 = ?
 Nhẩm: 10 chục – 2 chục = 8 chục
Vậy : 100 – 20 = 80
Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu.
- HS đọc: 100 - 20
100 là bao nhiêu chục?
- Là 10 chục.
20 là mấy chục?
- Là 2 chục.
10 chục trừ 2 chục là mấy chục?
- Là 8 chục.
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu?
- 100 trừ 20 bằng 80.
- HS làm bài. Nhận xét bài bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
Tương tự như vậy YC HS làm hết bài tập 2
- 3HS lần lượt trả lời.
100 – 70 = 30; 100 – 40 = 60, 100 – 10 = 90
YC HS nêu cách nhẩm của từng phép tính.
- Nêu cách nhẩm. Chẳng hạn: 10 chục trừ 7 chục bằng 3 chục, vậy 100 trừ 70 bằng 30.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố:
- Nêu lại cách trừ 100 trừ đi một số
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài sau: Tìm số trừ.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
Thứ ba, ngày 29.11.2011
TUẦN: 15	Môn: Tập đọc
Tiết:	 45	Bài: BÉ HOA
I/ Mục đích yêu cầu:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài
Hiểu nội dung: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh hoạ bài SGK, Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
* HS: SGK
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: 
 Kiểm tra bài cũ: Hai anh em
Gọi 4HS lần lượt đọc từng đoạn và TLCH SGK/120
Bài mới:
Giới thiệu bài: Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Muốn biết chị viết thư cho ai và viết những gì lớp mình cùng học bài tập đọc Bé Hoa– ghi tựa: 
Người chị ngồi viết thư bên cạnh người em đã ngủ say.
v Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: 
GV đọc mẫu. 
Mở SGK trang 121 theo dõi và đọc thầm theo.
Câu chuyện nói về Bé Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.
Lắng nghe
Khi đọc chú ý: giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện tâm tình.
Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
b) Xác định số câu trong bài
YCHS đọc nối tiếp câu trong  ... HS đọc.
- Giang bán chó như thế nào ?
-đổi 1 con chó lấy 2 con mèo mười ngàn đồng.
- Sau khi Giang bán chó số vật nuôi trong nhà có giảm đi không ?
-không giảm mà tăng lên.
- Em hãy tưởng tượng chị Liên làm gì và nói gì sau khi Giang kể chuyện bán chó ?
- HS phát biểu tự do .
- GV tóm ý 2 và rút ý nghĩa ghi bảng: Bé Giang muốn bán bớt chó con, nhưng cách bán chó của Giang lại làm cho số vật nuôi tăng lên.
.Luyện đọc lại :
- Đọc theo phân vai.
- HS phân vai đọc trước lớp theo nhóm.
- GV nhận xét .
4. Củng cố:
Hôm nay học bài gì ?
Bé Giang đã bán chó như thế nào ?
Nhận xét – Giáo dục.
5. Dặn dị:
Về nhà đọc lại và tìm hiểu lại bài.
Chuẩn bị bài học tiết sau.
Nhận xét tiết học. 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
Thứ sáu, ngày 2.12.2011
TUẦN:15	 Mơn: Tập làm văn
Tiết: 15	 Bài: Chia vui. Kể về anh, chị, em
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp(BT1, BT2).
- Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chi, em(BT 3).
Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài cho HS: 
Thể hiện sự cảm thơng.
Xác định giá trị
Tự nhận thức về bản thân.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh hoạ BT 1 (SGK) .
* HS: 
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bài:
Đặt câu hỏi.
Trình bày ý kiến cá nhân.
Bài tập tình huống.
III/ Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-viết nhắn tin.
- Bài tập 1:
- HS làm.
- Bài tập 2:
- 2,3 HS đọc.
- Nhận xét bài ở bảng ...– Chấm 1 số vở
3.Bài mới:
a.Giới thiệu : Trong tiết TLV ở tiết trước, các em đã học cách nói lời chia buồn, an ủi. Trong tiết học này chúng ta sẽ học cách nói lời chia vui ; sau đó viết đoạn văn ngắn về anh chị em - Ghi tựa.
- HS nhắc.
b.HD làm bài tập:
* Bài tập 1: ( miệng )
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
Treo bức tranh và hỏi bức tranh vẽ cảnh gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chị Liên có niềm vui gì?
Nam chúc mừng chị Liên như thế nào?
GV nhắc các em chú ý nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị gái.
- Bé trai ôm hoa tặng chị.
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
- Đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
- HS nối tiếp nhau nói lại lời của Nam: “Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất ”.
* Bài tập 2: ( miệng ) Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị?
- GV yêu cầu, giải thích: Em cần nói lời chúc mừng chị Liên .
- GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau .
- HS nối tiếp nhau phát biểu .
Em xin chúc mừng chị.
Chúc chị học giỏi hơn nữa.
Mong chị đạt thành tích cao hơn.
Em rất khâm phục chị. 
- Bài tập 3 : ( viết )
- HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm .
- GV hướng dẫn cho HS cần chọn viết một người đúng là anh, chị, em của em (hoặc là anh, chi, em họ).
- GV gợi ý nếu HS không làm được: Giới thiệu tên, tuổi của người ấy, về đặc điểm hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em đối với người ấy
- HS làm bài và nối tiếp đọc bài viết
Anh trai em tên là Đại. Năm nay hai mươi tuổi. Anh cĩ dáng người cao, khuôn mặt bầu, vầng trán rộng rất thông minh . 
Chị của em tên là Thùy.Dáng người chị thon thả. Chị cĩ nước da ngăm đen và đơi mắt rất sáng với nụ cười thật tươi tắn. Chị học lớp 12. Chị ấy rất hiền. Em rất yêu quý và tự hào về chị vì chị học rất giỏi. 
Em rất yêu bé Phương. Phương năm nay hai tuổi. Môi bé Phương đỏ hồng, da trắng. Phương luôn tươi cười thật ngộ nghĩnh. /
- Yêu cầu HS nhận xét và bình chọn bài hay nhất.
– Lớp nhận xét và bình chọn bài hay nhất.
- GV nhận xét .
4.Củng cố :
- Các em vừa học TLV bài gì ?
-lời chia vui 
5. Dặn dò :
- Về nhà làm lại bài và chuẩn bị bài học tiết sau .
- Nhận xét tiết học .
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
TUẦN: 15	Môn: Toán
Tiết:	 75	Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục đích yêu cầu:
Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính
Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm
Làm được bài tập 1,2(cột 1,3), bài 3, 5 SGK/75
II/ Chuẩn bị:
* GV: Ghi sẵn các bài tập1,2(cột 1,3), bài 3, 5 SGK/75
* HS: SGK, bảng con, vở
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: Hát.
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
YC HS làm vào bảng con theo dãy: Đặt tính rồi tính: 74 – 29 , 38 – 29 , 80 – 23 .
Nêu cách thực hiện các phép tính.
Vẽ đường thẳng AB.
Bài mới:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: Luyện tập chung
v Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 1: Trò chơi Truyền điện
Cho HS đọc kết quả từng phép tính 
Bài 2: YC HS nêu đề bài: Đặt tính rồi tính: 
32 – 25; 44 – 8; 53 – 29; 30 – 6
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
YC HS làm vào Vở. 
Gọi HS nhận xét bài bạn.
YC HS nêu cách thực hiện các phép tính 
Bài 3: Bài toán yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 42 – 12 – 8 và hỏi: Tính từ đâu tới đâu?
YC HS nhẩm kết quả. Gọi vài HS nêu
YC HS tự làm bài. Ghi kết quả trung gian vào nháp rồi ghi kết quả cuối cùng vào bài. 3HS lên bảng làm bài.
YC HS nhận xét bài của 3 bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Củng cố về tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
Bài 4:
Cho HS lần lượt nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng rồi làm câu a, 
Nêu cách tìm số bị trừ rồi làm câu b, 
Nêu cách tìm số trừ rồi làm câu c. 
Gọi 3HS làm bài ở bảng
 v Hoạt động 3: Củng cố về giải bài toán có lời văn.
 Bài 5: YC HS đọc đề bài.
Bài toán cho gì?
Đề bài hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Vì sao?
Y/c HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài ở bảng 
4. Củng cố:
Nêu lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết
5. Dặn dò.
Về tập làm các bài còn lại
Chuẩn bị bài sau: Ngày, giờ
HS nối tiếp nhau thực hiện. 
Bạn nhận xét.
1HS nêu đề bài.
Các số của từng hàng thẳng cột với nhau
Từ hàng đơn vị sang
HS làm vào Vở.
Nhận xét bài của bạn
Vài HS nêu
Tính
Từ trái sang phải
HS nói nhanh kết quả: 42 trừ 12 bằng 30, 30 trừ 8 bằng 22.
HS làm bài. Chẳng hạn:
	58 – 24 – 6 = 34 – 6
 	 = 28
 - Nhận xét bạn làm bài đúng/sai.
 - HS nêu. Bạn nhận xét.
 - HS làm bài. Sửa bài.
 - Vài HS nêu
a)x+14 =40 b) x–22=38 c) 52–x=17 
 x =40–14 x = 38+22 x=52–17
 x = 26 x = 60 x = 35
- Đọc đề bài.
Băng giấy màu đỏ dài : 65cm
Băng giấy màu xanh ngắn hơn :17cm
Băng giấy màu xanh dài :....cm?
- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn.
- HS làm bài vào vở - 1 HS làm bài ở bảng
	Bài giải
 Băng giấy màu xanh dài là:
	 65 – 17 = 48 (cm)
 Đáp số: 48 cm.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
TUẦN: 15	Môn: Ơn Tiếng Việt 
Tiết:	 30	Bài: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM 
 CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
I/ Mục đích yêu cầu:
Nêu được một số từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? 
II/ Chuẩn bị:
* GV: nội dung ơn
* HS: Vở
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định lớp: Hát.
 Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:Giới thiệu bài – ghi tựa: 
v Hoạt động 1: Từ chỉ đặc điểm
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo từng bức tranh cho HS quan sát và suy nghĩ. Nhắc HS với mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng. Mỗi bức tranh gọi 3 HS trả lời.
Nhận xét từng HS.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.Yêu cầu HS làm vào vở
Tổ chức cho HS trình bày bài làm và nhận xét bài của bạn
v Hoạt động 2: Câu kiểu: Ai thế nào?.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc câu mẫu.
Gọi HS đọc bài làm của mình.
Chỉnh sửa cho HS khi HS không nói đúng mẫu Ai thế nào?
4. Củng cố: Hỏi tựa bài
5. Dặn dò: Về nhà tập làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau: 
- Dựa vào tranh, chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi.
- Em bé rất xinh./ Em bé rất đẹp./ Em bé rất dễ thương./
- Con voi rất khoẻ./ Con voi rất to./
 - Những quyển vở nhiều màu.
- Cây cau rất cao./ Hai cây cau rất thẳng./ Cây cau thật xanh tốt./
- HS đọc bài. HS làm vào vở
* Tính tình của người: tốt, xấu, ngoan, hư, buồn, dữ, chăm chỉ, lười nhác, siêng năng, cần cù, lười biếng
* Màu sắc của vật: trắng, xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, xanh đen, trắng muốt, hồng,
* Hình dáng của người, vật: cao, thấp, dài, béo, gầy, vuông, tròn, méo, 
- Mái tóc của bà em hoa râm.
- Mái tóc của ông em bạc trắng.
- Mẹ em rất hiền hậu./ Mẹ em rất vui vẻ.
- Bố em rất điềm đạm./ Bố em rất vui vẻ.
- Bàn tay của em bé mũm mĩm./ Bàn tay của em bé trắng hồng./ Bàn tay của em bé xinh xắn.
Nụ cười của anh em rạng rỡ./ Nụ cười của chị em tươi tắn. / Nụ cười của anh em hiền lành.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.
 Sinh hoạt lớp
Tuần: 15
I/ Mục tiêu
Đánh giá công tác qua
Phổ biến công tác tới
II/ Chuẩn bị:
III/ CaÙc hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1: Đánh giá công tác qua
Về nề nếp:
- Về học tập: 
Hoạt động 2: Công tác tới:
Thực hiện lịch học tuần 16. Có kế hoạch dạy bù chương trình.
Lớp trưởng, tổ trưởng tiếp tục theo dõi và ổn định lớp .
Chăm sóc cây xanh.
GV: Nhắc nhở các bạn quan tâm, kèm cặp tiếp tục những HS yếu.
Duy trì việc viết 2 bài rèn chữ cuối tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 2TUAN 15CKTKNS.doc