Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 16 - Thứ 2

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 16 - Thứ 2

TUẦN 16

Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011

MÔN : Tập đọc

 Thầy thuốc như mẹ hiền

I. MỤC TIÊU

1. Luyện đọc:

+ Đọc đúng: Hải Thượng Lãn Ông, tái phát, khuya, . . .

+ Đọc diễn cảm: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

2. Đọc hiểu: Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông .

3. Giáo dục: HS biết học hỏi những đức tính cao thượng, yêu quý con người như Hải Thượng Lãn Ông

- Gd kĩ năng sống : - KN ra quyết định

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh học bài đọc SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 16 - Thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
MÔN : Tập đọc
 Thầy thuốc như mẹ hiền
I. MỤC TIÊU
Luyện đọc:
+ Đọc đúng: Hải Thượng Lãn Ông, tái phát, khuya, . . . 
+ Đọc diễn cảm: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
Đọc hiểu: Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông .
Giáo dục: HS biết học hỏi những đức tính cao thượng, yêu quý con người như Hải Thượng Lãn Ông 
- Gd kĩ năng sống : - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh minh học bài đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2 Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
1) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Luyện đọc
Một HS khá đọc bài
- HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp kết hợp đọc chú giải SGK.
- 1 HS đọc lại cả bài
- GV đọc và hướng dẫn cách đọc.
b) Tìm hiểu bài:
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? (Đoạn 1)
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? (đoạn 2)
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? (đoạn 3)
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn – chọn giọng đọc đúng.
- HS luyện đọc diễn cảm (Chú ý nhấn mạnh từ: nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm)
- GV nhận xét ghi bảng.
Nội dung: Bài văn ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà luyện đọc bài.
- Nhận xét giờ học:
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc 2-3 lượt.
- HS luyện đọc bài theo nhóm đôi.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS tìm nội dung của bài- phát biểu.
- 2 HS đọc lại.
MÔN : Toán
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Luyện tập về tìm tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm :
- Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
- Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
Kĩ năng: Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ HS giải bài tập 2, 3.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
-HS thảo luận về cách làm ở mẫu
- + Thực hiện với các số tự nhiên và ghi lại kí hiệu %.
Bài 2:
- GV nêu câu hỏi HS trả lời, GV ghi tóm tắt.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ HS nêu cách tìm tỉ số 
- GV Chữa bài trên bảng phụ.
Bài 3:
- HS tóm tắt GV ghi bảng.
HS giải thích tiền vốn, tiền bán và tiền lãi?
3. Củng cố- Dăn dò:
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
- HS đọc đề bài
- HS nêu ý kiến cách làm.
- HS làm bài vào vở, một số em làm bài bảng lớp
a) 42,5% b) 14% c) 56,8% d) 27%
-- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm bài vào vở, một em làm bài bảng phụ
 Tóm tắt:
Kế hoạch cả năm: 20 ha ngô.
Tới tháng 9 trồng được: 18 ha ngô
Cuối năm trồng được : 23,5 ha ngô
a) Tới tháng 9 . . . . ?% kế hoạch.
b) Cả năm . . . . . ?% kế hoạch
 Vượt . . . . . % kế hoạch
 Bài giải:
 a) Đến hết tháng 9 thôn An Hoà đạt số kế hoạch là:
 18 : 20 x 100 = 90%
b) Đến hết năm thôn An Hoà đạt số kế hoạch là:
 23,5 : 20 x 100 = 117,5%
Thôn An Hoà đã vượt mức kế hoạch là:
 117,5 – 100 = 17,5%
Đáp số: a) 90% b) 117,5% c) 17,5%
- HS đọc bài – Hs nêu tóm tắt.
 Tóm tắt:
Tiền vốn: 42 000 đồng
Tiền bán : 52 500 đồng
a) Tìm tỉ số tiền bán rau và và tiền vốn.
b) Tìm xem người đó lãi bao nhiêu %
 Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
52 500 : 42 000 x 100 = 1,25%
b) Tỉ số phần trăm tiền bán rau và tiền vốn là 125%, nghĩa là coi tiền vốn là 100 thì tiền bán rau là 125%, do đó số % tiền lãi là:
 125 % - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125%; b) 25%
MÔN : Khoa học
CHẤT DẺO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Sau bài học HS có thể nêu tính chất công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
Kĩ năng: Biết làm thí nghiệm để tìm ra tính chất của chất dẻo.
Giáo dục: Có ý thức bảo quản đồ dùng.
- Gd kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình 64, 65 SGK
- Một vài đồ dùng bằng nhựa (thìa, bát, dĩa, áo mưa, . .)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Hoạt động 2: thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
Bước 1: Làm việc các nhân.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Kết luận: 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tổ chức cho các nhóm kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo (ghi vào bảng phụ trong vòng 2 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát hình trang 64 SGK để tìm hiểu về các tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
- Đại diện từng nhóm trình bày (mang theo vật mẫu cụ thể và nói về màu sắc, tính cứng, . . . của vật mẫu đó hoặc chỉ vào từng hình SGK)
- HS đọc thông tin SGK để trả lới câu hỏi.
- Về nhà học bài.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
MÔN : Chính tả
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả 2 khổ thơ của bài Về ngôi nhà đang xây.
Kĩ năng: Làm đúng chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu iêm / im; iếp / ip.
Giáo dục: HS có ý thức rèn chữ viết tốt.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ để HS ghi tiếp sức bài tập 2c.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 2b tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe – viết.
- GV đọc bài viết.
- Nhận xét cách viết thể thơ tự do.
- GV đọc cho HS viết bài – dò bài.
- GV chấm một số bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2c)
+ Chứa tiếng khác nhau ở vần iêm hay im 
Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm, chiêm tinh
Chim gáy
+ Chứa tiếng khác nhau ở vần iêp hay ip
Rau diếp
Dao nhíp, díp mắt
Bài tập 3:
- Thứ tự từ cần điền là: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét về bài viết và bài tập.
- Về nhà luyện viết thêm.
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dòi bài trong SGK.
- HS đổi vỡ dò bài.
- HS thi ghi từ tiếp sức có chứa tiếng ghi trong bảng:
Thanh liêm.êm khiết, liêm sỉ
Tủ lim , lòng lim dạ sói.
Số kiếp, kiếp người
Kíp nổ, cần kíp
- HS làm bài vào VBT.
HS đọc bài, lớp nhận xét 
MÔN : Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS biết cách tính một số phần trăm của một số.
Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính tỉ số phần trăm của một số.
Giáo dục: HS có ý thức học toán tốt.
- Gd kĩ năng sống : - KN đặt mục tiêu, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ HS giải bài tập 1,2,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi một em lên bảng giải lại bài 3 tiết 66.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS về giải toán về tỉ số phần trăm.
Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800. 
- GV ghi lên bảng.
Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV cho HS vận dụng quy tắc thay số để nêu cách giải.
Bài giải:
Số tiền lãi sau một tháng là:
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5 000 (đồng)
Đáp số: 5 000 đồng
Thực hành:
Bài 1:
- GV hướng dẫn cách giải.
- Tìm 75% của 32 HS (là số HS 10 tuổi).
- Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2: Hướng dẫn tượng tự bài 1.
Bài 3: như bài 1.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc ví dụ.
Số HS toàn trường : 800 HS 
Số HS nữ chiếm : 52,5 %
Số HS nữ : . . . . HS
- Hướng dẫn HS ghi tóm tắt các bước thực hiện 
100% số HS toàn trường là 800 HS
1% số HS toàn trường là: . . . . HS ?
52,5% số HS toàn trường là: . . .HS?
Từ đó đi đến cách tính:
	800 : 100 x 52,5 = 420 
	Hoặc :	800 x 52,5 : 100 = 420
- HS nêu lại cách tính:
Quy tắc: muốn tìm 52,5 % của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5. hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100.
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào giấy nháp - một em làm bài vào bảng phụ.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vỡ, một em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Số học sinh 10 tuổi là:
32 x 75 = : 100 = 24 (HS)
Số học sinh 10 tuổi là:
32 – 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 HS
Bài giải:
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là:
5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Đáp số: 5 125 000 đồng.
 Bài giải:
 Số vải may quần là:
 345 x 40 : 100 = 138 (m)
 Số vải may áo là:
- 138 = 207 (m)
 Đáp số : 207 m
- HS nhắc lại quy tắc tìm tỉ số phần trăm.
MÔN : Luyện từ và câu
 TỔNG KẾT VỐN TỪ
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
Kĩ năng: Tìm đươc những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
Giáo dục: HS biết giữ gìn vốn tiếng Việt.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ kể sẵn cột ghi từ đồng nghĩa và trái nghĩa để các nhóm HS làm bài tập 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 HS làm lại bài tập 2 – 4 tiết trước.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
* Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài tập 1:
+ Nhân hậu
Đồng nghĩa: Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc ... Một em đọc bài Cô Chấm
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu từ nhận xét và chữa bài.
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
MÔN : Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng: 
+ Luyện đọc đúng các từ : Ún, quặn, thuyên giảm, khẩn khoản, quằn quại, dứt khoát.
+ Luyện đọc diễn cảm: đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng kể linh hoạt phù hợp với diễn biến truỵện .
Đọc hiểu: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách suy nghĩ mê tín, dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bài không thể chữ khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
Giáo dục: HS có ý thức bài trừ mê tín dị đoan.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tư duy phê phán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh minh họa bài đọc như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Một em đọc truyện Thầy thuốc như mẹ hiền và trả lời câu hỏi của bài đọc.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài gh bảng tên bài – HS nhắc lại.
Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- GV gắn những từ cần luyện đọc ở mục I Gọi HS đọc và hướng dẫn đọc đúng.
- GV đọc bài.
Tìm hiểu bài.
+ Cụ Ún làm nghề gì? (đoạn 1)
+ Khi mắc bệnh cu Ún, đã tự chữa bệnh bằng cách nào? Kết quả ra sao? (đoạn 2)
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ? (Đoạn 3)
Ý 1: Suy nghĩ mê tín dị đoan của người dân tộc thiểu số.
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? (đoạn 5)
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
Ý2: Cụ Ún bỏ nghề thầy cúng.
- GV chọn ý ghi bảng.
Nội dung: Câu chuyện phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan, và giúp cho mọi người hiểu cúng bái không thể chữa được bệnh chỉ có bệnh viện, thầy thuốc mói làm được điều đó.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Ngu công xã Trịnh Tường.
- Nhận xét giờ học.
Một HS khá giỏi đọc toàn bài.
HS đọc bài nối tiếp lần 1 theo 4 đoạn (đoạn 1và 2 như đoạn SGK, đoạn 3 là đoạn 3+ 4 của SGK và đoạn 4 là đoạn còn lại, kiểm tra đọc đúng từ khó.
HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải SGK.
HS luyện đọc nhóm đôi.
HS đọc bài và trả lới câu hỏi SGK.
+. . . làm nghề thầy cúng.
+. . . cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
+ Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người kinh lại bắt được con ma của người Thái.
+ Nhờ bệnh viện lấy sỏi thận cho cụ.
+ Cụ hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó.
- HS tìm nội dung của bài- phát biểu.
- HS đọc nối tiếp – lớp chọn giọng đọc đúng.
HS luyện đọc nhóm đôi.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhắc lại nội dung bài.
 MÔN : Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn hay, lời văn có hình ảnh, lôi cuốn người đọc.
Giáo dục: HS yêu thích học phân môn tập làm văn.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Một tranh ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra: những em bé ở tuổi tập đi, tập nói; ông bà, cha mẹ, anh chị, người lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: 
hiện kết quả đã học.
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- GV nhắc HS nhớ lại những nội dung đã luyện tập. Cụ thể: các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của các nhân vật đã lập dàn ý chi tiết, đã chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- Gọi một số em nêu đề đã chọn.
HS làm bài kiểm tra.
3. Củng cố: Dặn dò:
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Về nhà đọc trước tiết làm văn làm biên bản một vụ việc.
- Nhận xét giờ học.
Một HS đọc 4 đề SGK.
 MÔN : Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố kĩ nang tính một số phần trăm của một số.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS giải lại bài tập 3 tiết 77.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
Bài 1:
Bài 2: - GV ghi bảng.
- GV hướng dẫn: Tính 35% của 120 kg.
- Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 3: Thực hiện như bài 2.
 GV hướng dẫn:
Bài 4: Hướng dẫn HS tìm 1% số cây là bao nhiêu cây, sau đó nhân lên với số yêu cầu tính
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vỡ.
a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg)
b) 325 x 24 : 100 = 56,4 (m2 )
c) 350 x 0,4 : 100 = 1,4 
- HS đọc bài nêu tóm tắt.
- HS làm bài vào vỡ, một em làm bài bảng phụ.
Bài giải:
Số gạo nếp bán được là:
120 x 35 : 100 = 42 (kg)
Đáp số: 42 kg
- Tính mảnh đất hình chữ nhật
- Tính 20% của diện tích đó.
Bài giải:
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
18 x 15 = 270 (m)
Diện tích để làm nhà là:
270 x 20 : 100 = 54 (m2 )
Đáp số: 54 m2
1% có số cây là: 1200 : 100 = 12 (cây).
Vậy 5% có số cây là: 12 x 5 = 60 (cây)
10% có số cây là: 60 x 2 = 120 (cây) Vì 10 gấp 5 2 lần
20% có số cây là: 120 x 2 = 240 (cây). Vì 20 gấp 10, 2 lần.
25% có số cây là: 60 x 5 = 300 (cây). Vì 25 gấp 5 , 5 lần.
- HS nhắc lại cách tính một số phần trăm của một số.
MÔN : Khoa học
 TƠ SỢI
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Kiến thức: Kể tên một số loại tơ sợi 
Kĩ năng: 
Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Nêu đặc điểm nổi bật của một số sản phẩm làm ra từ tơ sợi.
Giáo dục: HS học tốt khoa học.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hình và thông tin trang 66 SGK.
Một số loai tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm từ hai loại tơ sợi trên.bật lửa.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất và một số đồ dùng được làm từ chất dẻo?
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: 
Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại.
 Hoạt động 3: làm việc với phiếu học tập
Bước 1: làm việc cá nhân
Hướng dẫn HS hoàn thành bảng Phiếu học tập đã kẻ sẵn như SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gọi một số HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình, các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 SGK. Thư kí ghi lại kết quả.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
Đặc điểm chính
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Vải lụa tơ tắm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
- Vải ni lông khô hanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
- HS nêu lại tính chất và nguồn gốc của sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
MÔN : Lịch sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH
BIÊN GIỚI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết được mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
Kĩ năng: Thấy được vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Giáo dục: HS biết tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN hợp tác, - KN tìm kiếm sự giúp đỡ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Anh các anh hùng tại các Đại hội chiến sĩ thi đua và các cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/ 1952).
- Anh tư liệu về hậu phương sau chiến dịch biên giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
 - GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta?
+ Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và các cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến? 
 Hoạt động 2: (Làm việc cả nhóm và theo lớp)
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗ nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ.
Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp)
- GV kết luận: vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. 
- GV cho HS nghe thông tin tham khảo SGV.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Nhận xét giờ học.
* Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào? (2/1951).
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì? (. . . phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.).
* Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+ Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến? 
+ Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 gương anh hùng được bầu.
* Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện qua các mặt:
+ Kinh tế: (thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến).
+ Văn hoá, giáo dục: (thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kkháng chiến).
+ Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới.
+ Bước tiến mới của hậu phương có tác dộng như thế nào tới tiền tuyến ?
* Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS kể về những anh hùng được tuyên dương trong đại hội.
- HS đọc tóm tắt bài học SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc