Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 năm 2011 (chi tiết)

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 năm 2011 (chi tiết)

 TUẦN 15

Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011

TẬP ĐỌC

HAI ANH EM

I.Mục tiêu:

-Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn lộn .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữã các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể và suy nghĩ : Người anh, người em.

-Hiểu ý nghĩa các từ mới: Công bằng, kỳ lạ .

+ Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương , lo lắng , nhường nhịn nhau .

- Giáo dục HS biết thương yêu anh chị em trong gia đình.

II.Phương tiện:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.

III.Các hoạt động dạy và học.

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 năm 2011 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 15
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
HAI ANH EM
I.Mục tiêu:
-Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn lộn .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữã các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể và suy nghĩ : Người anh, người em.
-Hiểu ý nghĩa các từ mới: Công bằng, kỳ lạ .
+ Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương , lo lắng , nhường nhịn nhau .
- Giáo dục HS biết thương yêu anh chị em trong gia đình.
II.Phương tiện:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa..
III.Các hoạt động dạy và học. 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: Nhắn tin 
- Những ai nhắn tin cho Linh ?
-Nội dung nhắn tin là gì ?.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu 
a) Luyện đọc từng câu.
- Giáo viên theo dõi phát hiện từ khó.
b)Luyện đọc đoạn trước lớp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng đúng :
Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh. //
Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. //
-Giáo viên nhận xét tuyên dương . 
- Giảng từ mới :công bằng :là hợp lẽ phải 
c)Đọc từng đoạn trong nhóm.
d)Thi đọc giữa các nhóm .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
TIẾT 2
3.Tìm hiểu bài:
- Ngày mùa đến anh em chia lúa ra sao ?
- Họ để lúa ở đâu ?
- Người em nghĩ gì và làm gì ?
-Nghĩ vậy người em đã làm gì ?
-Tình cảm của em đối với anh ?
-Giáo viên nhận xét tuyên dương
-Người anh nghĩ gì và làm gì ?
- Sáng hôm sau,điều gì đã xảy ra ? 
-Mỗi người cho thế nào là công bằng ?
- Những từ ngữ nào cho ta thấy hai anh em rất yêu quý nhau ?
-Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào?
-Qua bài này chúng ta học được những gì ?
- GV liên hệ giáo dục HS . . .
4.Luyện đọc lại:
- Gv nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố , dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về đọc bài cho gia đình cùng nghe.
- 2 em đọc bài
-Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
-4 em đọc nối tiếp 4 đoạn , các em khác nhận xét.
-3 Học sinh đọc các câu văn.
- 1 em đọc chú giải.
-Đọc trong nhóm 4.
- Cử đại diện các nhóm thi đọc.
- Học sinh đọc thầm từng đoạn 1&2 trả lời câu hỏi.
*Chia thành 2 đống bằng nhau . 
*Để lúa ở ngoài đồng .
*Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu mình lấy bằng phần của anh thì thật không công bằng . 
*Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh .
*Rất yêu thương anh và nhường phần hơn cho anh
- HS đọc thầm đoạn 3
*Em ta sống 1 mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì không công bằng .Liền ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
*2 đống lúa vẫn bằng nhau.
*Em cho rằng là anh thì phải được phần hơn. Vì anh có vợ có con.
*Anh cho rằng em vất vả thì được phần hơn. Vì em sống một mình.
*Xúc động ôm chầm lấy nhau.
*2 anh em rất yêu thương nhau./ 
2 anh em luôn lo lắng cho nhau.
*Anh em cùng một nhà phải yêu thương lo lắng, nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.
- HS thi đọc lại cả bài phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em và người anh).
TOÁN: 100 TRỪ ĐI 1 SỐ
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
-Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng : 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc hai chữ số biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục .
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh, giải toán chính xác.
- Giáo dục HS tích cực, chủ động trong học toán.
II.Phương tiện: 100 que tính .
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt tính và tính.
65-8 , 76 – 7 , 47 – 6 , 68 – 9
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: 
-GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số:
a)100 – 36 = ? 
-Nêu bài toán :Có 100 que tính bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết số que tính còn lại?Ta làm phép tính gì?
-Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép tính.
-Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính .
-Giáo viên nhận xét bổ sung và ghi lên bảng
*Vậy 100 trừ 36 bằng mấy ? 
b) 100 – 5 = ? 
-Đây là phép tính trừ số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số ?
-Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính 
-Giáo viên nhận xét , bổ sung .
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1 :Tính
- Yêu cầu HS làm trên bảng con, 2 em làm trên bảng lớp.
-Giáo viên sửa bài bổ sung .
Bài 2 :Tính nhẩm ( theo mẫu)
-Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu :
100 - 20 = ?
-Gọi 1 số em nêu cách tính nhẩm 
 -Giáo viên nhận xét tuyên dương.
C.Củng cố dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
- 2 em làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
-Nghe và phân tích.
-2 em nhắc lại.
- Phép trừ.
-Cả lớp làm vào bảng con.
 100 *0 không trừ được 6, lấy 
 36 10 trừ 6 bằng 4, viết 4,
 64 nhớ 1 .
 *3 thêm 1 bằng 4 , 0 không trừ được 4,lấy 10 trừ 4 bằng 6 ,viết 6 nhớ 1.
*1 trừ 1 bằng 0 viết 0 .
- Vậy 100 – 36 = 64
*100 *0 không trừ được 5, 
 - 5 lấy10 trừ 5 bằng 5, viết 5 
 95 nhớ 1.
 * 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9 nhớ 1.
*1 trừ 1 bằng 0, viết 0 .
- Vậy 100 – 5 = 95
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài trên bảng con, 2 em làm trên bảng lớp.
 100 100 100 100 100
 4 9 22 3 69
 96 91 78 97 31
- Học sinh nêu yêu cầu.
- 1 em đọc mẫu:
 100 – 20 = ?
* Nhẩm: 10chục–2 chục= 8chục .
 100 – 20 = 80
-Tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu kết quả.
10 chục –7 chục = 3 chục 
Vậy : 100 – 70 = 30 .
10chục- 4 chục= 6chục
100 – 40 = 60 
10 chục- 1chục = 9chục 
100 – 10 = 90
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
-Học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Có thái độ giữ gìn trường lớp và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
II.Phương tiện:
-Phiếu giao việc của các hoạt động .
-Vở bài tập đạo đức .
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ : 
-Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì ?
-Em đã làm gì để trường lớp sạch đẹp ?
- GV nhận xét.
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: 
-GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Các hoạt động chính.
Hoạt động 1 :Đóng vai xử lí tình huống. 
 -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm .
-Yêu cầu các nhóm lên đóng vai theo các tình huống sau :
+Tình huống 1: Nam rủ Hà , mình cùng vẽ hình đô rê mon lên tường đi . Hà sẽ nói 
+Tình huống 2: Mai và An cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ cho tiện. An sẽ .
+Tình huống 3: Thứ 7 nhà trường tổ chức trồng cây , trồng hoa trong sân trường .Mà bố lại hứa cho Long đi chơi . Long sẽ .
-Giáo viên nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học.
-Tổ chức cho học sinh quan sát xung quanh lớp học .
 -Yêu cầu học sinh thực hành .
-Yêu cầu học sinh quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
-Giáo viên nhận xét rút ra kết luận : Mỗi học sinh cần tham gia làm các việc cụ thể vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp của mình sạch đẹp.Đó vừa là quyền vừa là bổn phận của các em .
Hoạt động 3 : Trò chơi tìm đôi.
-phổ biến luật chơi.
-Các em bốc các phiếu. Mỗi phiếu là 1 câu hỏi hoặc câu trả lời về chủ đề bài học :
1a.Nếu tổ em làm vệ sinh lớp học 
2a. Nếu em lỡ làm giây mực ra bàn .
3a. Nếu em thấy bạn vẽ bậy lên tường .
4a. Nếu em và các bạn không biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.
5a. Nếu em thấy bạn Lan ăn qùa xong vứt rác ra sân trường .
-Giáo viên theo dõi đôi nào ghép nhanh và đúng thì tuyên dương .
èGiáo viên rút ra kết luận.
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
C.Củng cố dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em.
-Về ôn lại bài và tập thói quen giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-2 em trả lời
-Chia làm 6 nhóm
- HS thảo luận trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
-Các em khác lắng nghe và nhận xét.
+Tình huống 1 : Hà cần khuyên bạn không nên vẽ lên tường .
+Tình huống 2:An cần nhắc nhở Mai đổ rác đúng nơi quy định.
+Tình huống 3 : Long nói với bố sẽ đi chơi vào ngày khác và đến trường trồng cây cùng bạn.
-Dọn lớp học cho sạch đẹp.
-Quan sát và nhận xét.
-Học sinh tự phát biểu.
-Học sinh nhắc lại.
-10 em tham gia . 5 em có câu hỏi lần lượt đọc . 5 em có câu trả lời lắng nghe và lần lượt ra ghép đôi.
- 1b. ..thì tổ em sẽ quét lớp, quét màng nhện, xóa các vết bẩn trên tường.
- 2b .thì em sẽ lấy khăn lau.
- 3b. .thì em nhắc bạn không lên vẽ bậy lên tường để trường lớp sạch đẹp.
- 4b..thì môi trừng lớp học sẽ bị ô nhiễm , có hại cho sức khỏe
- 5b..thì em nhắc bạn nhặt rác bỏ vào nơi quy định.
-Đọc cá nhân , đồng thanh.
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
TOÁN: TÌM SỐ TRỪ
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
-Biết tìm x trong các bài tập dạng a-x=b (với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng xử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cacùh tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu ). Nhận biết số bị trừ, số trừ, hiệu. Biết giải bài toán da ... ịa điểm và phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn .
Giáo viên chuẩn bị còi, kẻ 3 vòng tròn .
III/. Các hoạt động dạy và học: 
Phần
Nội dung
Đ.L
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
- Tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung học tập của tiết học.
- HS khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối, . . .
-Tập bài thể dục PTC. 
a) Đi thương theo nhịp:
- GV nhắc lại cách đi thường theo nhịp 1,2; 1,2 . . .
- Tổ chức cho HS đi theo hai hàng dọc. GV quan sát nhận xét.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ, xem tổ nào đi đều, đẹp nhất.
b)Chơi trò chơi : “Vòng tròn” 
- HS điểm số 1-2; 1-2... theo đội hình vòng tròn .
Ôn lại vần điệu kết hợp vỗ tay nghiêng người theo nhịp , nhảy chuyển đội hình từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại
 -Đi đều theo 2 hàng dọc và hát 
-Nhảy thả lỏng .
 * Cuí người thả lỏng .
- GV hệ thống lại tiết học , nhận xét tiết học.
 5’
 20’
 5’
 ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
& 
 ªªªªªªªª
ªªªªªªªª
 &
TẬP LÀM VĂN: CHIA VUI .KỂ VỀ ANH CHỊ EM
I.Mục tiêu:
-Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp.
+Viết được 1 đoạn văn ngắn kể về anh ,chị, em của mình. 
- Rèn kĩ năng nói , viết trọn câu.
-Giáo dục học sinh yêu quý anh , chị , em và người thân.
II.Phương tiện: -Tranh vẽ minh họa trong bài tập .
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A .Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc nội dung bài tập 1 
+Đọc nội dung bài tập 2.
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
B .Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1: Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải Nhì trong kì thi HS giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
-Tranh vẽ gì ?
-Chị Liên có niềm vui gì ?
-Nam chúc mừng chị Liên như thế nào ?
Bài 2: Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên?
-Nếu là em , em se õnói gì với chị Liên để chúc mừng chị?
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
Bài 3 :Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em họ) của em.
-Yêu cầu học sinh tự làm .
-Gọi 1 số em đọc bài làm của mình .
-Nhận xét bổ sung 
-Chấm 1 số bài nhận xét tuyên dương . 
C.Củng cố dặn dò : 
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em.
-Dặn :Học sinh về nhà hoàn thành nốt bài tập .
- 1em trả lời câu hỏi( bài tập 1)
-1 em đọc nhắn tin ( bài viết của tiết trước)
- HS nêu yêu cầu.
-Quan sát tranh SGK và trả lời
*Tranh vẽ 1 bạn nhỏ ôm hoa tặng chị.
*Đoạt giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
*Tặng hoa và nói em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm đạt giải nhất .
- 3-4 em nhắc lại lời của Nam.
- HS đọc yêu cầu 2.
- HS nối tiếp nhau nói
* Em xin chúc mừng chị. / Chúc mừng chị đoạt giải nhất. / Chúc chị học giỏi hơn nữa. / Chúc chị năm sau đoạt giải cao hơn. / . . .
- HS nêu yêu cầu 
- HS tự làm bài vào vở, sau đó một số em đọc bài của mình trước lớp.
+Anh trai em tên là Minh . Anh Minh cao và gầy. Da anh ngâm đen. Đôi mắt sáng và nụ cười rất tươi. Năm nay anh 13 tuổi học lớp 7 trường trung học cơ sở Lê Lợi . Anh Minh học rất giỏi.Em rất yêu anh, rất tự hào về anh.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm. 
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính viết , giải toán chính xác.
- Giáo dục HS tích cực chủ động trong học toán.
II.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 A. Kiểm tra bài cũ:
* Đọc bảng trừ 14 , 15 trừ đi một số 
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập thực hành . 
Bài 1 : Tính nhẩm
 -Yêu cầu học sinh tự tính nhẩm rồi nêu kết quả
-Nhận xét sửa bài. 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
-Gọi học sinh lên bảng làm .
-Yêu cầu học sinh tự làm vào vở. 
-Giáo viên nhận xét đưa ra kết qủa đúng: 
Bài 3 :Tính
-GV viết :42 – 12 – 8 và hỏi : Tính từ đâu đến đâu?
-Yêu cầu học sinh làm vào vở.
-Gọi 1 em nhẩm kết quả . 
-GV nhận xét sửa bài đưa ra kết qủa đúng 
Bài 5 : Bài toán
-Yêu cầu học sinh đọc đề .
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
-Yêu cầu học sinh tự giải.
-Giáo viên chấm 1 số bài , nhận xét sửa chữa.
C.Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em.
- 2 em
- HS nêu tên bài học
- HS nêu yêu cầu 1 
-Tự nhẩm và nối tiếp nêu kết qủa.
16-7=9 12-6=6 10-8=2 
13-6=7 15-7=8 12-3=9
11-7=4 13-7=6 17-8=9 
14-8=6 15-6=9 11-4=7 
- HS nêu yêu cầu 2
-2 em lên bảng làm.
-Lớp làm vào vở .
 32 44 
 25 8 
 7 36 
-Học sinh đổi vở sửa bài.
- HS nêu yêu cầu 3
-Tính từ trái sang phải . 1 em khá làm mẫu.
-42 trừ 12 bằng 30 ; 30 trừ đi 8 bằng 22.
-Nhẩm tính và điền kết qủa.
-3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. 
 58 – 24 - 6= 34 – 6 = 28
36+ 14 - 28= 50 – 28 = 22
72 – 36 + 24=36 + 24= 60
-Băng giấy màu đỏ: 65 cm , màu xanh ngắn hơn 17 cm .
-Băng giấy màu xanh dài ? cm.
-Thuộc dạng toán ít hơn .
-1 em giải trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở. 
Bài giải :
Băng giấy màu xanh dài là :
65 – 17 = 48 (cm )
Đáp số : 48 cm.
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG HỌC
I.Mục tiêu : - Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. Nói được ý nghĩa của tên trường.
- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả lại một cách đơn giản về cảnh quan của trường (vị trí của các lớp học , phòng làm việc , sân chơi , vườn trường).
-Tự hào yêu qúy trường của mình .Có ý thức giữ gìn và làm đẹp cho ngôi trường mình học. 
II. Phương tiện:
-Các hình vẽ trong sách giáo khoa ( 32 , 33 ) .
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A .Kiểm tra bài cũ : Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
+Ở nhà em cần làm gì để tránh ngộ độc ?
+Khi bị ngộ độc em cần làm gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: 
-GV nêu mục tiêu tiết học.
2.Các hoạt động chính: 
 Hoạt động1: Tham quan trường học .
-Tổ chức cho học sinh quan sát trường học và trả lời câu hỏi :
-Trường của chúng ta có tên là gì?
-Nêu địa chỉ của nhà trường.
- Tên trường ta có ý nghĩa gì ?
- Trường ta có bao nhiêu phòng học?
-Trường học có những phòng làm việc nào?
è kết luận : Trường học thường có sân ,vườn và những phòng như : phòng ban giám hiệu , phòng họp hội đồng , phòng truyền thống, thư viện , . Và các lớp học . 
Hoạt động 2 :Làm việc với sách giáo khoa.
Bước 1 :làm việc theo cặp
+Cảnh ở bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu?
-Các bạn học sinh đang làm gì ?
-Cảnh ở bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu ?
-Tại sao em biết ?
-Các bạn học sinh đang làm gì ?
- Em thích phòng nào nhất tại sao?
è Kết luận : ở trường , học sinh học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra , các em có thể đến thư viện đọc và mượn sách.
C.Củng cố dạên dò: 
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 em
-Học sinh quan sát trường học .
-Đọc tên trường học của mình.: Trường tiểu học Hùng Vương.
-Nêu địa chỉ trường. Đường Hùng Vương,Tổdânphố1,ThịtrấnChưP Rông.
- Hùng Vương là tên của một vị vua đã có công dựng nước.
-Tập trung trong sân trường quan sát các lớp học , phân biệt từng phòng học. 
- Phòng làm việc của ban giám hiệu , phòng
họp hội đồng, thư viện , phòng để đồ dùng dạy học , phòng kế toán, nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng truyền thống của đội, . . .
d.Sân trường và vườn trường 
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Học sinh nói theo cặp. 
*Ở trong lớp học.
*Các bạn học sinh đang thảo luận nhóm .
*Ở phòng truyền thống .
*Vì thấy trong phòng có treo cờ , tượng Bác Hồ 
*Đang quan sát mô hình .
-1 vài em trả lời các em khác nhận xét.
-Nhắc lại.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 15
I.Mục tiêu : Giúp học sinh
- Nắm được ưu, khuyết điểm của tuần qua. 
- Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới.
- Giáo dục HS tính mạnh dạn trong phê và tự phê.
II.Nội dung :
1. Hạnh kiểm:
- Đa số các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp. Các em đi học chuyên cần, đúng giờ. 
- Chấp hành tốt an toàn giao thông, an ninh học đường.
2. Học tập :
- Hưởng ứng phong trào thi đua sôi nổi, các em đều có tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu, chuẩn bị bài đầy đủ. Ghi chép bài cẩn thận.
* Đáng khen: Lầu Y Ca
-Nhưng còn 1 số em đọc còn chậm , viết còn sai lỗi chính tả như em: Phương
3 . Phương hướng tuần sau :
-Thi đua học tập tốt chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày Quốc Phòng toàn dân. ( 22 /12).
- Thực hiện tốt mọi nề nếp trên lớp. Đi học đúng giờ. Học và làm bài đầy đủ. Phát huy tinh thần tự giác trong học tập vừa học bài mới vừa ôn bài cũ. Rèn luyện các kĩ năng đọc thông , viết thạo. Giữ gìn vở sách sạch sẽ. Tiếp tục luyện chữ viết đẹp.
- Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch ,đẹp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2 tuan 15.doc