Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 30

Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 30

Tiết 2 -3 Tập đọc : AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

 I/ Mục tiêu :

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 -Đọc trơn toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng.

 -Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( Bác Hồ , các cháu học sinh,1 em bé , Tộ ).

 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu :

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.

 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở,học tập như thế nào .Bác khen ngợi khi các em, biết tự nhận lỗi . Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ .

 II/ Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30
 Thứ 2 / 29 / 3 / 2010
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
I/ Mục tiêu:
 - HS ghi nhớ lá Quốc kì.
 - Giáo dục đạo đức cho HS.
 - Sinh hoạt Sao Nhi đồng. 
II/ Lên lớp:
 1/ Chào cờ:
 - HS tập trung trước sân trường, ổn định tổ chức.
 - HS chào cờ dưới sự chỉ huy của Liên đội trưởng.
 - GV trực tuần nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 - Lớp trực công bố điểm thi đua của các lớp trong tuần qua.
 - Hiệu trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua, phổ biến công tác tuần tới.
 - Tổng phụ trách phổ biến công tác.
 2/ Hoạt động tập thể:
 a) Ổån định lớp : Hát
 b) Sinh hoạt Sao Nhi đồng:
 - Tập cho HS các bài hát về Sao nhi đồng. 
 - Cho HS xung phong hát, cả lớp nhận xét.
 3/ Nhận xét tiết học.
 Tuyên dương, nhắc nhở.
Tiết 2 -3 Tập đọc : AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
 I/ Mục tiêu : 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 -Đọc trơn toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng.
 -Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( Bác Hồ , các cháu học sinh,1 em bé , Tộ ).
 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu : 
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc.
 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở,học tập như thế nào .Bác khen ngợi khi các em, biết tự nhận lỗi . Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ .
 II/ Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
 III/ Các hoạt động dạy học :
TL
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1'
5’
33’
1'
 1'
 5'
32’
 2’
A/Ổn định tổ chức:
B/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 hs đọc bài “Cây đa quê hương” và trả lời câu hỏi.
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?
-Nhận xét – ghi điểm.
C/ Dạy học bài mới :
1-Giơí thiệu bài : Hôm nay các em học bài Ai ngoan sẽ được thưởng
2-Luyện đọc :
-GV đọc mẫu : 
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a. Đọc từng câu :
- Từ khó quây quanh , tắm rửa, trở lại, nhận lỗi , khẽ thưa. 
b.Đoạn từng đoạn trước lớp
* Các câu hỏi ( nhấn giọng ở những từ dùng để hỏi):
+ Các cháu ăn có no không ?
+ Các cháu chơi có vui không?
+...........
* Lời đáp của các cháu vui, nhanh nhảu nhưng kéo dài giọng (vì là đáp đồng thanh)
-Gọi HS đọc từ chu giải cuối bài
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh
3/Củng cố:
- Gọi 3 HS nôi tiếp nhau đọc lại bài.
D/Nhận xét tiết học
* Giải lao giữa 2 tiết 5 phút .
 Tiết 2 :
A/Ổn định tổ chức:
B/Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc lại bài.
-GV nhận xét ghi điểm
C/Dạy học bài mới:
1-Giới thiệu bài : Để giúp các em hiểu được nội dung bài tập đọc,lớp mình cùng tìm hiểu bài qua tiết 2 .
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
-Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?
*Khi đi thăm cán bộ , chiến sĩ , đồng bào , các cháu thiếu nhi Bác Hồ bao giờ cũng rất chú ý thăm nơi ăn ở, nhà bếp , nơi tắm rửa vệ sinh.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 .
-Bác hỏi các cháu HS những gì ? 
-Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ?
-Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? 
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo ?
-Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
4- Luyện đọc lại :
- GV yêu cầu 2,3 nhóm thi đọc lại truyện.
- GV nhận xét cho điểm HS .
D/ Củng cố dặn dò :
Câu chuyện này cho em biết điều gì? 
GV nhận xét tiết học, về nhà đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HStiếp nối nhau đọc từng câu.
-HS đọc CN- ĐT
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc 
-HS đọc các từ được chú giải cuối bài .
-3 HS đọc lại bài.
* 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp , nơi tắm rửa.
* 1HS đọc, lớp đọc thầm.
-Bác Hồ hỏi :
-Các cháu chơi có vui không ?
-Các cháu ăn có no không ?........
- Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi , Bác còn mang kẹo để phát cho các cháu. 
- Các bạn đề nghị chia kẹo cho những ai ngoan, chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Vì bạn Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
-...vì Tộ biêt nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi.
-HS tự phân vai thi đọc lại truyện theo nhóm.
-Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi các em khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
 * Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Toán : KI LÔ MÉT 
I/Mục tiêu : Giúp HS.
 - Nắm được tên gọi, ký hiệu đơn vị của kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét .
 - Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét.
 - Biết làm các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo độ dài kilô mét( km).
 -Biết so sánh các khoảng cách ( đo bằng km).
II/Đồ dùng dạy học :
 -Bản đồ Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1'
4’
34’
1'
A/Ổn định tổ chức:
B/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS ; lên bảng làm bài tập.
 1m = cm
 1m = dm
 dm=100 cm
C/ Dạy học bài mới :
1.Giơí thiệu bài : Hôm nay các em sẽ được học đơn vị đo độ dài Ki lô mét
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài km.
- GVgiới thiệu : “ Ta đã học các ùđơn vị đo độ dài là xăng ti mét, đề xi mét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, quảng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị đo lớn hơn mét là km.
-Ki lô mét kí hiệu là km.
-1 ki lô mét có độ dài bằng 1000 m.
- Viết lên bảng :1km = 1000 m.
- Gọi1 HS đọc phần bài học trong SGK.
3-Luyện tập :
Bài 1: Điền số.
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau .
-GV kiểm tra nhận xét
Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi.
-Vẽ đường gấp khúc như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc
-GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời
a. Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu km?
b. Quãng đường từ B đến D ( đi qua C) dài bao nhiêu km?
c.Quãng đường từ C đến A(đi qua B) dài bao nhiêu km?
-Nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại kết luận của bài.
Bài 3
-GV treo lược đồ như SGK.
-Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài
-Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường
Bài 4:
GV đọc từng câu hỏi trong bài để HS trả lời.
a. Cao bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn?
b. Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn?
c. Quãng đường nào dài hơn: Hà Nội - Vinh hay Vinh -Huế?
d. Quãng đường nào ngắn hơn Thành phố Hồ Chí Minh -Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau?
D/ Củng cố dặn dò : 
 Ki lô mét viết tắt là gì ?
1Kilômét bằng bao nhiêu mét ?
GV nhận xét tiết học .
-2 HS làm lên bảng, cả lớp làm vài vở nháp.
- HS đọc : 1km =1000m.
-1 HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài vào vở .
 1km = 1000m ; 1000 m=1km
1m =10 dm ; 10dm = 1m.
 1m =100cm ; 10cm = 1dm.
-1 HS đọc yêu cầu bài nhìn hình vẽ trả lời.
- Đường gấp khúc ABCD .
- Dài 23km.
- Dài 90km.
-Dài 65 km.
- HS đọc yêu cầu bài
-HS nhìn lược đồ làm bài.
 * Hà Nội -Lạng Sơn 169km
 * Hà Nội - Hải Phòng 102km
 * Hà Nội - Vinh 308km
 * Vinh -Huế 368km
* Thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ 174km
* Thành phố Hồ Chí Minh -Cà Mau 354km
- 6 HS lên bảng mỗi em tìm 1 tuyến đường .
-HS trả lời
-Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn.
-Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn.
-Quãng đường từ Vinh đi Huế dài hơn từ Hà Nội đi Vinh.
-Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ ngắn hơn quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau .
 * Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Đạo đức:
 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1)
I/ Mục tiêu:
 HS hiểu:
 - Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống của con người .
 - Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành .
 HS có kĩ năng :
 -Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích .
 -Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
 - HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II/ Tài liệu và phương tiện:
 -Tranh ảnh, mẫu vật các loài vật có ích .
III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1'
 3’
28’
 3’
A/Ổn định tổ chức:
B/Kiểm tra bài cũ:
-Tại sao phải giúp đỡ người khuyết tật?
-GV nhận xét đánh giá.
C/Dạy học bài mới:
1-Giới thiệu bài :Hầu hết các loài vật xung quanh ta đều có ích cho con người. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
2-Các hoạt động:
a-Hoạt động 1: Trò chơi đố vui :"Đoán xem con gì ?"
* Mục tiêu :
HS biết ích lợi của một số con vật .
* Cách tiến hành: 
1/ GV phổ biến luật chơi : Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc 
2/ GV giở tranh ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như: trâu, bò, cá, heo, và yêu cầu HS trả lời. Đó là con gì ? Nó có ích gì cho con người.
3/ GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bản ... ợt từng câu hỏi cho HS trả lời.
GV chốt lại ý kiến đúng .
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp
-Gọi 1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài 2: (làm viết )
-Gọi 1HS đọc yêu cầu .
-Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp .
-Yêu cầu cả lớp làm bài viết vào vở .
-Gọi 1 số HS đọc bài làm.
-GV kiểm tra bài viết của HS- chấm điểm một số bài
D/Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra bài học gì?
-GV nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện .
Hát
-2 HS lên bảng đóng vai.
-2 HS kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi.
-HS quan sát bức tranh
-...Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối.Dưới suối , một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
-HS lắng nghe câu chuyện .
-Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi công tác.
-Khi qua một con suối có những hòn đá bắt thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
-Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
-Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-4 cặp HS thực hành hỏi đáp theo 4 câu hỏi.
-HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
-HS đọc yêu cầu .
-HS1: nêu câu hỏi - HS2 :trả lời câu hỏi
-HS tự làm bài viết .
-5 HS trình bày .
-...Phải biết quan tâm đến người khác.
 *Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết \4 Thủ công:
	 LÀM VÒNG ĐEO TAY (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
 -Như mục tiêu tiết 1
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1'
 2’
31’
 1’
A/Ổn định tổ chức:
B/Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh .
C/Dạy học bài mới:
1-Hoạt động 1: Hướng dẫn lại các bước
-Để làm được vòng đeo tay bằng giấy chúng ta cần thực hiện mấy bước?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay theo các bước .
-GV treo quy trình lên bảng
2-Hoạt động 2: HS thực hành làm vòng đeo tay.
GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm ,
-GV theo dõi giúp đỡ hs yếu ,thực hành còn lúng túng
* GV lưu ý HS: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông đều và đẹp. Khi dán 2 đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô
3-Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
-Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-GV và HS nhận xét ,đánh giá sản phẩm của từng HS .
D/ Nhận xét -dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS .
- Giờ sau mang giấy thủ công để học bài: “Làm con bướm”
-...chúng ta cần thực hiện 4 bước.
-1 HS nhắc lại các bước :
Bước 1: Cắt thành các nan .
Bước 2: Dán nối các nan giấy.
Bước 3: Gấùp các nan giấy .
Bước 4: Hoàn chỉnh các vòng đeo tay .
-HS thực hành theo nhóm .
-HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm.
 * Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
I/ Mục tiêu : 
 - Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần 30, qua đó HS thấy được những ưu, khuyết điểm, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.
 - Luyện cho HS tinh thần phê và tự phê để giúp nhau cùng tiến bộ.
 - Đề ra kế hoạch tuần 31
 - Hát 1 số bài hát 
 - Chơi trò chơi mà em thích
II)Lên lớp:
1/ Ổn địng lớp: Hát
2/ Hoạt động tập thể: 
 a)Tổng kết tuần 30:
 - 4 tổ trưởng lần lượt nhâïn xét.
 - Lớp trưởng nhận xét.
 - GV nhận xét:
 * Ưu điểm:Tuần qua các em đi học chuyên cần, ý thức học tập tương đối tốt, chăm tích cực phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt.
 - GV khen những HS học tốt, phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Tồn tại: Một số em ít chú ý trong giờ học, còn nói chuyện riêng. Chuẩn bị bài chưa chu đáo trước khi đến lớp, không mang đầy đủ dụng cụ học tập 
 - GV và HS bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần.
b)Kế hoạch tuần 31:
 -Tiếp tục rèn luyện đạo đức, chấn chỉnh nền nếp học tập. 
 -Thực hiện tốt có hiệu quả 15 phút đầu giờ : truy bài lẫn nhau, giúp đỡ HS yếu học tập...
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Đến lớp mang đầy đủ dụng cụ học tập.
 - Giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ, giữ vở.
 - Trực nhật sạch sẽ.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
c)Sinh hoạt văn nghệ:
 - HS xung phong kể các câu chuyện về các tấm gương anh hùng, hát các bài hát ca ngợi về quê hương, đất nước.
 - HS chơi trò chơi mà em thích .
 - GV nhận xét tiết học.
I/Mục tiêu:
1. Mở rộng vốân từ : từ ngữ về Bác Hồ.
2. Củng cố kĩ năng đặt câu.
II/Đồ dùng dạy học:
GV : -Tranh minh họa trong SGK, Sách TV
 -Bút dạ và 4 tờ giấy to
HS : Sách TV, VBT.
III/Các hoạt động dạy học:
TL
Định hướng của GV
Định hướng của HS
1'
5'
1'
30'
2'
1’
A/ Ổn định tổ chức:
B/ Kiểm tra bài cũ: “Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi”
-Gọi 2 HS lên bảng:
+ 1em viết các từ tả bộ phận của lá cây.
+1 em viếât các từ tả bộ phận của thân cây.
-Gọi 2HS dưới lớp thực hiện hỏi đáp có cụm từ" Để làm gì?"
-GV chấm một số vở BT của HS.
-GV nhận xét cho điểm HS
- Nhận xét chung phần KTBC.
C/Dạy - học bài mới:
1-Giới thiệu bài : 
H : Trong tuần này các em được học các bài tập đọc nói về chủ điểm gì ?
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
2-Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (làm miệng)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài
-GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và bút dạ yêu cầu : Nhóm 1, 3 tìm từ theo yêu cầu a; nhóm 2, 4 tìm từ theo yêu cầu b
- Đại diện 4 nhóm lên trình bày kếât quả
-GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng
- Chọn 2 bảng của bài 1(a), 1(b) có nhiều từ hơn cho 2 HS đọc lại.
H : Các từ của bài 1(a) nói về tình cảm của ai đối với ai?
- Các từ của bài 1(b) nói về tình cảm của ai đối với ai?
- Yêu cầu HS đọc ĐT các từ.
Bài 2: (làm miệng )
-Gọi HS đọc yêu cầu
* GV nhắc HS: Khi đặt câu với mỗi từ em tìm được ở BT1, không nhất thiết phải nói về quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác.
- GV đặt mẫu 1 câu.
-Gọi HS đặt câu dựa vào các từ trên bảng
( mỗi HS đặt ít nhất 2 câu với 2 từ)
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT, sau đó cho HS đọc câu của mình.
-GV nhận xét ghi bảng 1 vài câu hay
-GV tuyên dương học sinh đặt câu hay.
Bài 3: (viết)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu
-GV đính 3 bức tranh lên bảng, yêu cầu HS nhận xét nói về nội dung từng tranh.
-Gọi HS đặt miệng các câu theo 3 tranh.
-Yêu cầu HS làm bài viết vào VBT.
-Gọi HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét ghi điểm HS
D/ Củng cố : 
- Cô đã dạy các em các từ ngữ nói về ai ?
- Hãy kể lại các từ ngữ nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Hãy kể lại các từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối thiếu nhi.
- GV chốt lại : Chúng ta cần kính trọng, nhớ ơn Bác Hồ.
-Đ/ Nhận xét, dặn dò:
GVnhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài
Chuẩn bị bài sau : Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy.
Hát
-2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu
+ Lá cây: xanh mướt, già úa, xanh biếc,...
+Thân cây: rất to, khẳng khiu, sần sùi,...
-HS thực hiện hỏi đáp
VD : HS1: Cậu đến trường để làm gì?
 HS2: Tớ đến trường để học tập và vui chơi cùng bạn bè.
-Bác Hồ.
-HS đọc yêu cầu
-HS hoạt động theo nhóm
-Đại diện các nhóm đính kết quả lên bảng, đọc to từ tìm được
VD:
a) Yêu, thương, thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm sóc, chăm lo.
b) kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương.
- ..tình cảm của Bác Hồ đối thiếu nhi.
-..tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- HS đọc ĐT các từ.
- HS nêu yêu cầu
-HS nối tiếp nhau đặt câu
- HS làm bài vào VBT, sau đó cho HS đọc câu của mình.
VD:
-Em rất yêu thương các em nhỏ.
-Bà chăm sóc chúng em rất chu đáo.
-Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam.
-Cô giáo rất yêu thương học sinh.
-Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.
-Chúng em rất biết ơn cha mẹ.
-HS đọc yêu cầu
-HS làm bài cá nhân
+Tranh 1 : Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác/
Các bạn thiếu nhi vào lăng viếng Bác Hồ.
+Tranh 2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác./ Các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ.
+Tranh 3 : Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây nhớ ơn Bác.
-HS đọc bài làm của mình, nhận xét.
-..từ ngữ về Bác Hồ.
- 1 HS kể 
- 1 HS kể
 * Rút kinh nghiệm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc