Giáo án các môn học lớp 2 năm 2005 - 2006 - Tuần 4

Giáo án các môn học lớp 2 năm 2005 - 2006 - Tuần 4

Tiết 4 : Toán

 29 + 5

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).

- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.

- Bảng gài.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 năm 2005 - 2006 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 4:
 Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết :
Chào cờ
Hoạt động tập thể
Tiết 4 :
Toán
29 + 5
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
- Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính nhẩm
- 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS làm vào bảng con.
9 + 4 + 2 =
9 + 9 + 1 =
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 29+5:
- GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ?
- Thêm 5 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính.
- Có 29 que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- GV lấy 9 que tính rời bó thêm 1 que tính rời thành 1 chục que tính còn 4 que rời - được 3 bó (3 chục) 3 chục que tính thêm 4 que tính được 34 que tính.
- HS nêu 29 + 5 = 34
29 + 5 = 20 + 9 + 5
 = 20 + 9 + 1 + 4
= 20 + 10 + 4
= 30 + 4
= 34
- Hướng dẫn cách đặt tính 29
 5
 34
- 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Nêu cách đặt tính.
- Chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Thực hành
Bài 1:
Đọc yêu cầu của bài.
- Tính.
- HS làm vào bảng con
59
19
39
5
8
7
64
27
46
- GV sửa sai cho học sinh 
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
*Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ
- Củng cố tên gọi số hạng, tổng.
59
 6
65
19
 7
26
19
 8
77
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng.
- Nêu tên từng hình vuông
- Hình vuông ABCD, MNPQ
4. Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tiết :
Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. 
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài – hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học. Cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.
III. hoạt động dạy học.
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài học mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
+ GV uốn nắn theo dõi HS đọc
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
 (GV Hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ)
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc chú giải SGK.
- Giảng thêm: Đầm đìa nước mắt
 Đối xử tốt
- Khóc nhiều nước mắt ướt đẫm mặt.
- Nói và làm điều tốt với người khác.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn
Tiết 2
3. Hướng dãn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1:
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2
- Các bạn gái khen Hà như thế nào ?
- 1 em đọc câu hỏi 1
- ái chà chà - Bím tóc đẹp quá.
Câu hỏi 2:
- 1 em đọc câu hỏi.
- Vì sao Hà khóc
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ?
- HS nêu.
- Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn.
Câu hỏi 3:
- Đọc thầm Đ3.
- Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ?
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay.
- Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào.
Câu hỏi 4:
Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
- Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
5. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em thấy bạn Tuấn có điểm nào đúng chê và điểm nào đáng khen.
- Đáng chê vì đùa nghịch ác quá
- Đáng khen vì khixin lỗi bạn.
Đạo đức
Tiết :
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
- Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là làm việc làm cần thiết.
 2. Kỹ năng.
- Giúp HS đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
3. Thái độ.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
*Mục tiêu: HS lựa chọn và thực hành vi nhận và sửa lỗi.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm cho HS và phát phiếu giao việc
- HS TLN4
- TH1: Lan đang trách Tuấn
"Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình"
- Tuấn xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích lí do.
- Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn ?
TH2: Nhà cửa đang bừa bãi chưa dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu "Con đã dọn dẹp nhà cho mẹ chưa" em sẽ làm gì nếu em là Châu ?
- Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa.
TH3: Tuyết mếu máo cần quyển sách "Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tờ rời "nếu là Trường em sẽ làm gì ?
- Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn.
TH4: Xuân quên không làm bài tập TV sáng nay đến lớp các bạn KT bài ở nhà. Em sẽ làm gì nếu em là Xuân.
- Xuân nhận lỗi với cô giáo với các bạn và làm bài tập ở nhà.
*Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân.
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và phát phiếu giao việc
- TLN
- Các nhóm tiến hành trình bày kết quả của nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
Kết luận: 
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi nhầm cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mời là bạn tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
*Cách tiến hành:
- GV mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS trình bày.
- Phân tích tìm hướng giải quyết đúng.
- GV nhận xét những học sinh trong lớp biết nhận lỗi.
*Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 Thứ , ngày tháng năm 200
Thể dục
Tiết :
Bài 7: 
Động tác chân: Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay.
- Học động tác chân
- Ôn trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Yêu cầu thực hiện được động tác chân ở mức độ tương đối đúng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong khi tập tham gia chơi nhiệt tình.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
O O O O
O O O O
1. Nhận lớp.
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
1 - 2'
2. Khởi động:
1 - 2'
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
50-60m
- Đi theo vòng và hít thở sâu
1 - 2'
3. Kiểm tra bài cũ:
- 1, 2 em lên kiểm tra 2 động tác TD đã học.
B. Phần cơ bản:
+ Ôn 2 động tác vươn thở.
1 – 2 lần 
2 x 8
- GV vừa làm mẫu HS tập theo.
+ Động tác chân 
4 - 5 lần
- GV nêu tên động tác làm mẫu hướng dẫn cách tập.
+ Ôn 3 ĐT vươn thở, tay chân.
2 lần
- Thi tập 3 động tác. 
2 x 8
L1: GV tập mẫu
L3, 4: GV chỉ hô không tập.
L5: Thi theo tổ.
+ Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
- GV nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi.
- 1, 2 cặp lên làm mẫu sau đó chia tổ để chơi.
3. Phần kết thúc. 
- Cúi người thả lỏng 
5 - 6 lần
- Cúi lắc người thả lỏng
5 - 10
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Tiết :
Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình có sáng tạo riêng về từ ngữ, có giọng kể, điệu bộ phù hợp.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thấy giáo).
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của các bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh hoạ phóng to.
- Mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện.
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 em kể lại chuyện theo cách phân vai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh minh hoạ).
- GV hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát SGK kể lại đoạn 1, 2.
- Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào ?
- Có hai bím nhỏ, mỗi bên buộc 1 cái nhỏ.
- ái ! chà chà ! búi tóc đẹp quá.
- Tranh 2: Tuấn đã chêu chọc Hà như thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ?
- Tuấn nắm búi tóc Hà cuối cùng làm Hà ngã phịch.
- 2, 3 em kể tranh 1.
- 2, 3 em kể tranh 2.
- GV & HS nhận xét. 
b. Kể lại đoạn 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo của em.
- Hà chạy đi tìm thầy, em vừa mách tội Tuấn và khóc thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm.
- Kể theo nhóm.
+ Tập kể trong nhóm. 
- Đại diện nhóm thi kể đoạn 3.
- HS kể
- GV và cả lớp nhận xét.
c. Phân vai ( người dẫn chuyện, Hà, Tuấn ) dựng lại câu chuyện.
- Kể theo nhóm 4.
- GV làm người dẫn chuyện 
- 1 HS nói lời của Hà.
- 1 HS nói lời của Tuấn
- HS nói lời của thầy giáo
- HS nhận vai tập thể với giọng của nhân vật.
- 1 HS nói lời của thầy giáo
- Thi kể theo vai.
2, ... với Mít ?
- Vì các bạn cho rằng Mít viết toàn những lời không có thật để chế giễu trêu chọc họ.
Câu 3:
 - Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít?
- Mít không định chế giễu các bạn. Lỗi tại Mít mới học làm thơ, tưởng làm thơ chỉ cần các tiếng vần với nhau là được.
3. Luyện đọc lại:
- Trong bài có những vai nào ?
- Người dẫn chuyện, Mít, Biết Tuốt
- HS đọc phân vai.
5. Củng cố dặn dò.
- Em có thích Mít không ? vì sao ?
- HS trả lời.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét chung tiết học.
Toán
Tiết 19:
8 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5 từ đó lập và thuộc các công thức 8 cộng với một số (cộng qua 10).
- Chuẩn bị cho cơ sở thực hiện phép cộng dạng 28+5, 38+25.
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính, bảng gài.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét nêu cách đặt tính.
49 + 36
89 + 9
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 8+5:
- Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- HS thao tác trên que tính.
- HS nói lại cách làm.
(Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
- GV hướng dẫn HS đặt tính, tính .
8
5
13
Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 ( cột đơn vị)
- Chữ số 1 ở cột chục.
b. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số.
- Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc.
8+3=11
8+4=12
8+5=13
8+6=14
8+7=15
8+8=16
8+9=17
c. Thực hành.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài trong SGKs
- HS nêu miệng
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp làm bảng con.
8
8
8
3
7
9
11
15
17
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- HS nêu lại.
Bài 3: Tính nhẩm
- 1 HS nêu cách tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm
- Cả lớp làm bài trong SGK
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét 
8+5 =13
8+2+3=13
9+5 =14
9+1+4=15
8+6 =14
8+2+4=14
9+8 =17
9+1+7=17
8+9 =17
8+2+7=17
9+6 =15
9+1+5=15
Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán.
Tóm tắt:
Hà có : 8 tem
Mai có : 7 tem
 Cả hai bạn:tem ?
Bài giải:
Cả hai bạn có số tem là:
8 + 7 = 15 (tem)
ĐS: 15 tem
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số.
Mĩ thuật
Tiết 4:
Vẽ tranh - đề tài Vườn cây 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết một số loại cây trong vườn.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được tranh vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
3. Thái độ:
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về các loại cây
- Bộ đồ dùng dạy học.
- Tranh của HS năm trước.
- Vở vẻ, bút chì màu sáp.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập môn Mĩ thuật.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- HS quan sát tranh.
- GV giới thiệu tranh.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trong tranh vẽ những loại cây gì ?
- Có nhiều loại cây.
- Em hãy kể những loại cây mà em biết ? Tên cây hình dáng đặc điểm ?
- Có cây ăn quả
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
- Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động: Hoa quả, thúng, sọt đựng hoa quả, người hái quả.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa phần giấy trong vở tập vẽ.
- HS vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý để HS nhận xét, đánh giá về bố cục cách vẽ màu.
5. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng màu sắc một số con vật.
- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật.
 Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết :
Âm nhạc
Học hát bài: xoè hoa
I. Mục tiêu:
Biết: Xoè Hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II. giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS hát bài: Thật là hay
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
Dạy bài hát: "Xoè hoa"
a. Giáo viên giới thiệu bài hát:
b. Giáo viên hát mẫu
- HS nghe
c. Đọc lời ca:
- GV viên dạy hát từng câu.
- HS hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV vừa hát vừa gõ theo phách.
- HS thực hiện theo giáo viên
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo nhịp
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x x x x
4. Củng cố, dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại toàn bài.
 - Về nhà tập hát thuộc lời ca.
Tiết :
Chính tả: (Nghe viết)
Trên chiếc bè
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe viết chính xác một đoạn trong bài: Trên chiếc bè. Biết trình bày bài: Viết hoa chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật Dế Trũi, xuống dòng khi hết đoạn.
2. Củng cố quy tắc chính tả với iê/yê; làm đúng bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc vần (d/r/gi; ân/âng).
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- niên học, giúp đỡ, bờ rào.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn nghe – viết.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần lượt.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài.
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
- Đi ngao du thiên hạ, dạo chơi khắp đó đây.
- Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào ?
- Ghép 3, 4 lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa.
- Vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu hoặc là tên riêng.
- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết hoa lùi vào một ô.
- GV đọc, HS viết trên bảng con.
- Dễ Trũi, say ngắm, bèo sen, trong vắt, rủ nhau.
- GV đọc
- HS viết bài vào vở.
- GV đọc HS soát bài.
- Chấm chữa bài ( 5 đến 7 bài ).
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tìm 3 chữ có iê/yê 
- HS làm bảng con
- Nhận xét chữa bài.
VD: tiếng, hiền, biếu, chiếu, khuyên chuyển, truyện, yến
Bài 3(a):
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho biết khi nào viết dỗ/giỗ ?
- HS làm vào vở.
- Chấm 5 – 7 bài. 
- Nhận xét chữa bài.
VD: - gỗ (dỗ dành)
 - giỗ (giỗ tổ)
 - dòng (dòng nước).
 - ròng ( ròng rã)
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà viết lại những chỗ viết sai.
Tập làm văn
Tiết 4:
Cảm ơn – xin lỗi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi, phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3, 4 về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
2. Rèn kĩ năng viết.
- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT3.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc bài tập 1, sắp xếp lại thứ tự các tranh. Dựa theo tranh kể lại câu chuyện "Gọi bạn".
- 1 HS kể chuyện.
- 2, 3 HS đọc danh sách, một nhóm trong tổ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- Nói lời cảm ơn
- HS thảo luận nhóm 2
a. Với bạn cho đi chung áo mưa 
- Cảm ơn bản !
- Mình cảm ơn bạn !
b. Với cô giáo cho mượn sách
- Em cảm ơn cô ạ !
c. Với em bé nhặt hộ chiếc bút 
- Chị (anh) cảm ơn em 
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện nhóm 2
a. Với người bạn bị em lỡ giẫm vào chân.
- Ôi, xin lỗi cậu.
b. Với mẹ vì em quên làm việc mẹ dặn
- Ôi, con xin lỗi mẹ.
c. Với cụ già bị em va phải 
- Cháu xin lỗi cụ
Bài 3: (Miệng)
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát tranh.
- Kể lại sự việc trong mỗi tranh (nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp).
- Tranh 1: Bạn gái được mẹ (cô, bác, dì) cho một con gấu bông, bạn cảm ơn mẹ.
- Cảm ơn mẹ (con cảm ơn mẹ ạ !)
- Bạn trai làm vỡ lọ hoa
- Xin lỗi mẹ (con xin lỗi mẹ ạ !)
Bài 4: Viết
- GV nêu yêu cầu bài.
- Nhớ lại những điều em đã học hoặc bạn em đã kể khi làm bài, viết lại.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét góp ý.
- GV chấm 4, 5 bài viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Thực hành những điều đã học.
Toán
Tiết 4:
28+5
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28+5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 bó mỗi bó một chục que tính và 13 que tính dời.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
8 + 9
6 + 8
- Đọc bảng cộng 8 cộng với một số 
- 2, 3 em đọc
B. bài mới:
1. Giới thiệu phép cộng 28+5
- Có 28 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính.
- Bảng gài
- HS thao tác trên que tính (gộp 8 que tính với 2 que tính) ở 5 que tính được 1 chục que tính (bó lại thành 1 bó) và còn 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, lại thêm 3 que tính rời, như vậy có tất cả là 33 que tính. Vậy 28+5=33.
- Hướng dẫn HS đặt tính viết và tính từ phải sang trái.
28
5
33
- 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
3. Thực hành.
Bài 1: Tính
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Dòng 1 HS làm bảng con 
38
58
28
48
45
36
59
27
83
94
87
75
- Dòng 2 HS làm SGK, 5 em lên chữa.
38
79
19
40
29
9
2
4
6
7
47
81
23
46
36
Bài 2: Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của của phép tính nào 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm SGK
48 + 3 = 51
38 + 5 = 43
39 + 8 = 47
18 + 7 = 25
Bài 3: 
- Một HS đọc yêu cầu đề bài
- Nêu kế hoạch giải
- Lớp làm vào vở
- 1 em tóm tắt, 1 em giải 
Tóm tắt:
Gà : 18 con
Vịt : 5 con
Tất cả: con ?
Bài giải:
Cả gà và vịt có:
18 + 5 = 23 (con)
ĐS: 23 (con)
Bài 4:
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ
- HS tự đặt thước tìm trên vạch chia cm để vẽ được đoạn thẳng dài 5 cm.
- Đặt thước, đánh dấu điểm ở vạch 0cm và vạch 5cm.
- Nhận xét chữa bài.
- Dựa vào thước, dùng bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng dài 5cm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan04.doc