I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. -Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. HS: SGK.
MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: KHO BÁU I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. -Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Sau bài kiểm tra giữa kì, các con sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối. Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. Phát triển các hoạt động (27’) Luyện đocï đoạn 1, 2: a) Đọc mẫu -GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con. Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng. Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.(HS phía Nam) Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn. Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông. -Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc. Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Yêu cầu 1 HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này. Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2. Gọi HS đọc đoạn 3. Sau đó theo dõi HS đọc và sửa những lỗi sai nếu các em mắc phải. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất. Mở SGK trang 83. Theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để, 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: + Đoạn 1: Ngày xưa một cơ ngơi đàng hoàng. + Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu các con hãy đào lên mà dùng. + Đoạn 3: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Nghe GV giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.// Luyện đọc câu: Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu./ các con hãy tự đào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng) 1 HS đọc bài. 1 HS đọc lại đoạn 3. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: KHO BÁU (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’)Tiết 1 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Tiết 2. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2. Gọi 1 HS đọc phần chú giải. Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân. Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì? Tính nết của hai con trai của họ ntn? Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà? Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? Theo lời cha, hai người con đã làm gì? Kết quả ra sao? Gọi HS đọc câu hỏi 4. Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời. Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất. Gọi HS phát biểu ý kiến. Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? Cho điểm HS. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau: Bạn có biết. Hát HS theo dõi bài trong SGK. 1 HS đọc bài. Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng. Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu. Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? HS đọc thầm. Vì đất ruộng vốn là đất tốt. Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Vì hai anh em trồng lúa giỏi. 3 đến 5 HS phát biểu. 1 HS nhắc lại. Là sự chăm chỉ, chuyên cần. Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc. MÔN: TOÁN Tiết : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng: Học thuộc bảng nhân, chia; vận dụng vào việc tính toán. 2Kỹ năng: Giải bài toán có phép chia. 3Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Sửa bài 4 Số tờ báo của mỗi tổ là: 24 : 4 = 6 (tờ báo) Đáp số: 6 tờ báo GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Luyện tập chung. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột). Hỏi: Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không, vì sao? Chẳng hạn: a) 2 x 4 = 8 b) 2cm x 4 = 8cm 8 : 2 = 4 5dm x 3 = 15dm 8 : 4 = 2 4l x 5 = 20l Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào? Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức. Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0. Chẳng hạn: Tính:3 x 4 = 12Viết 3 x 4 + 8 = 12 + 8 12 + 8 = 20 = 20 v Hoạt động 2: Thi đua, thực hành. Bài 3: a) Hỏi: Tại sao để tìm số HS có trong mỗi nhóm em lại thực hiện phép tính chia 12 : 4 ? Trình bày: Bài giải Số HS trong mỗi nhóm là: 12 : 4 = 3 (học sinh) Đáp số: 3 học sinh b) HS chọn phép tính rồi tính 12 : 3 = 4 Bài giải Số nhóm học sinh là 12 : 3 = 4 (nhóm) Đáp số: 4 nhóm. GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Đơn vị, chục, trăm, nghìn. Hát HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào nháp. Làm bài theo yêu cầu của GV. Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia. Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết đơn vị đo đại lương vào sau kết quả. HS tính từ trái sang phải. HS trả lời, bạn nhận xét. Vì có tất cả 12 HS được chia đều thành 4 nhóm, tức là 12 được chia thành 4 phần bằng nhau. HS thi đua giải. HS lắng nghe MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (TT) I. Mục tiêu 1Kiến thức: Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hu ... ÏT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Phần mở đầu: 6 – 10 phút. Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông. Chạy trên địa hình tự nhiên. Trò chơi: Kết bạn. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài tập RLTTCB Ôn bật xa. Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định. Yêu cầu HS hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Đi theo vạch thẳng- hai tay chống hông GV nhắc cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện. Cho HS tập luyện theo đội hình hàng dọc. b. Trò chơi vận động các em yêu thích GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng. GV củng cố, hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành HS chơi. HS thực hiện. HS lắng nghe ÂM NHẠC HỌC HÁT BÀI CHÚ ẾCH CON MỤC TIÊU : HS hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát chú ếch con Tập đọc và nghe thang âm : Đô_ Rê _ Mi _ Son _ La ; Đô_ Rê _ Mi _ Son ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Học sinh : SGK ; Vở chép nhạc . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. Phần hoạt động : Nội dung 1: Dạy hát bài chú ếch con Hoạt động 1: Dạy hát. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, chỉ cho HS biết vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi có vườn cây có các loài chim sinh sống và giới thiệu bài như SGK. Chú ếch con Lời thứ nhất: Lời thứ hai chia tương tự như lời thứ nhất. GV giải thích cho HS Đom boong: quả đa. Những chỗ có nốt hoa mĩ phải luyến nhanh ; chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn ), GV đếm 2-3 để HS thực hiện đúng. Hoạt động 2: Củng cố bài hát.chú ếch con GV yêu cầu một HS hát lời một và một HS hát lời hai bài Chim Chích bông GV chỉ định nhóm gồm 3-4 HS lên trình bày bài hát trước lớp. Nội dung 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù. GV dành ít thời gian hỏi HS cảm nhận sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù. (Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.ổ/ 3/ Phần kết thúc: GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát chú chim nhỏ dễ thương Nhắc các em học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ. HS hát từng câu theo giáo viên. HS hát. Các nhóm trình bày. Từng tổ trình bày. HS lắng nghe THỦ CÔNG LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY I.Mục đích yêu cầu:_ Biết cách làm đồng hồ đeo tay _ Kẻ, cắt, dán được hình đúng quy trình kĩ thuật _ Học sinh có hứng thú trong việc làm đồng hồ đeo tay II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : _ Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời , chưa dán _ Tranh quy trình kẻ , cắt , dán đồng hồ đeo tay 2.Học sinh : _Giấy thủ công , thước kẽ , bút chì , kéo thủ công , hồ dán III.Hoạt động lên lớp : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra dụng cụ học tập 3.Bài mới: Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại) Giáo viên giới thiệu mẫu cách dán hình và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét: ngang. Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn mẫu(Phương pháp quan sát, đàm thoại) +Bước 1 : Cách1 làm giấy xúc xích trang trí _Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi _ Chấm các điểm đánh dấu hình vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ đường xúc xích theo các điểm đã đánh dấu ( H 2 ). +Bước 2 : Cắt dán hình _Do tính chất đối xứng nên không cần cắt cả chữ E mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa ( mắt trái ra ngoài ) Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo ( H.3 ) .Mở ra được mặt đồng hồ +Bước 3 : Dán hình vưa cắt _ Thực hiện tương tự như dán chữ cái ở bài trước ( H4 ) _Sau khi học sinh hiểu cách kẻ cắt chữ E, giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt dán hình Hoạt động 3 : Học sinh thực hanh2 làm xúc xích trang trí _ Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay _ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt dán đồng hồ theo quy trình _ Giáo viên tổ chứ cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán xúc xích trang trí Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. _ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm _ Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh. 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh . 5.Dặn dò: _Bài nhà: Dặn dò học sinh về nhà tự cắt lại chữ E cho dẹp _Chuẩn bị bài sau _ Học sinh quan sát mẫu chữ E _ Học sinh quan sát mẫu chữ E _ Học sinh thực hành cắt dán chữ E _ Học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm của các bạn trong lớp. HS lắng nghe Tiết : THỂ DỤC TRÒ CHƠI : TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH I-MUC TIÊU: -Đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng. -Trò chơi “ theo ý thích” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ. -Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH Phần mở đầu: 6 – 10 phút. Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông. Chạy trên địa hình tự nhiên. Trò chơi: Kết bạn. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài tập RLTTCB Ôn bật xa. Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định. Yêu cầu HS hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Đi nhanh chuyển sáng chạy GV nhắc cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện. Cho HS tập luyện theo đội hình hàng dọc. b. Trò chơi vận động: Kết Bạn GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng. GV củng cố, hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành HS chơi. HS thực hiện. HS lắng nghe MỸ THUẬT VẼ TRANG TRÍ : VẼ THÊM VÀO HÌNH CÓ SẲN I/Mục đích yêu cầu: Hs : vẽ được cặp sách hs Kĩ Năng : Biết cách mô tả , nhận xét hình ảnh , màu sắcvào hình có sẳn Thái độ : Có ý thức vẽ đúng theo đề tài II/Chuẩn bi: 1/ Giáo viên Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác . Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài 2/Học sinh Sưu tầm tranh , ảnh vẽ cắp sách hs... Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . Bút chì , màu vẽ III/Hoạt động lên lớp 1/Khởi động:. 5’ hát bài hát 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 20’ 10’ _ GV giới thiệu tranh vẽ cặp sách để HS quan sát _ GV giới thiệu những hoạt động CỦA CON VẬTo trường trong cuộc sống _ GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác và gợi ý để HS nhận xét _ GV nhấn mạnh : các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng quan sát . Hoạt động 1 : Xem tranh _ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh Ví dụ : + Tranh vẽ hoạt động gì ? + Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh . + Hình dáng , động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ? + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ? _ Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV cần khen ngợi , động viên khích lệ : HS nào trả lời chưa đúng , cần sửa chữa và bổ sung thêm _ GV nhấn mạnh + Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp + Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá _ Nhận xét chung tiết học _ Khen ngợi , động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phú hợp với nội dung của tranh 4 Củng cố : Hôm nay chúng ta học Mĩ thuật bài gì ? Đề tài gì ? HS Xem tranh vẽ về cặp sách hs 5 Dăn dò: + Bài nhà: Về nhà các em sưu tầm các bức tranh về đề tài môi trường . + Chuẩn bị: bài : tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm _ Tranh vẽ về đề tài : mẽ hoặc cô giáo _ Đề tài về mẽ hoăc cô giáo rất phong phú và đa dạng như trồng cây , chăm sóc cây , bảo vệ rừng , chim thú _Mẹ hoặc cô giáo đang chăm sóc cây xanh . _ Hình ảnh chính là người , hình ảnh phụ là cây cối . _ Cô giáo đang chăm sóc cây cối ở vườn trường . HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: