Giáo án các môn học lớp 2 - Học kì I - Trường TH Định An 2

Giáo án các môn học lớp 2 - Học kì I - Trường TH Định An 2

MÔN: ĐẠO ĐỨC

Tiết 1 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân. (lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân)

- Thực hiện theo thời gian biểu

2. Kỹ năng:

- Biết lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

3. Thái độ:

- Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ

 

doc 232 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Học kì I - Trường TH Định An 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1
HỌC KỲ I
LỚP : 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
17/08/2009
1
1
1
2
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Sinh hoạt đúng giờ
Ôn các số đến 100
Có công mài sắt có ngày nên kim
Có công mài sắt có ngày nên kim
Ba
18/08/2009
1
2
1
1
1
Thể dục Toán
Chính tả
Kể chuyện
TNXH
Ôn các số đến 100
Có công mài sắt có ngày nên kim
Có công mài sắt có ngày nên kim
Cơ quan vận động
Tư
19/08/2009
3
3
1
1
Tập Đọc Toán
Luyện Từ
Mỹ Thuật
Tự thuật
Số hạng – tổng
Từ và câu
Vẽ trang trí – vẽ đạm vẽ nhạt
Năm
20/08/2009
2
1
4
1
Thể dục
Tập viết
Toán
Thủ công
A – anh em hòa thuận
Luyện tập
Gấp tên lữa
Sáu
21/08/2009
2
5
1
1
Chính tả
Toán
Tập làm văn
Hát
SHL
Ngày hôm qua đâu rồi
Đề xi mét
Trả lời câu hỏi
GVCN
 Lê Kim Hiền
Tuần1: 	Ngày soạn: 16/08/2009 
Ngày dạy: 17/08/2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết 1 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Nêu được một số biểu hiện của học tập sinh hoạt đúng giờ.
Nêu được lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân. (lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân)
Thực hiện theo thời gian biểu
Kỹ năng: 
Biết lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
Thái độ: 
Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ
II. Chuẩn bị
GV: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai, phiếu thảo luận.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’)
Thầy kiểm tra SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) Vì sao chúng ta phải học tập, sinh hoạt đúng giờ. Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ntn? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “ Học tập, sinh hoạt đúng giờ.”
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (ĐDDH: tranh)
Ÿ Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
Ÿ Phương pháp: Trực quan thảo luận
Thầy yêu cầu HS mở SGK/3 quan sát: “Em bé học bài” và trả lời câu hỏi
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Tại sao em biết bạn nhỏ làm việc đó?
Bạn nhỏ làm việc đó lúc mấy giờ?
Em học được điều gì qua việc làm của bạn nhỏ trong tranh?
Thầy chốt ý: Bạn gái đang tự làm bài lúc 8 giờ tối. Bạn đủ thời gian để chuẩn bài và không đi ngủ quá muộn đảm bảo sức khoẻ. 
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống (ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm
Vì sao nên đi học đúng giờ?
Làm thế nào để đi học đúng giờ?
Thầy chốt ý: Đi học đúng giờ sẽ hiểu bài không làm ảnh hưởng đến bạn và cô
* Vậy đi học đúng giờ HS cần phải: 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và bài học.
- Đi ngủ đúng giờ.
- Thức dậy ngay khi bố mẹ gọi.
v Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy (ĐDDH: phiếu thảo luận)
Ÿ Mục tiêu: Biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm
Giáo viên giao mỗi nhóm 1 công việc.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi sắm vai: “Thực hiện đúng giờ”
Chuẩn bị bài 2
- Hát
- HS quan sát tranh.
- Chia nhóm thảo luận
à Đang làm bài
à Có vở để trên bàn, bút viết
- Lúc 8 giờ
- Học bài sớm, xong sớm để đi ngủ bảo vệ sức khoẻ.
- HS lên trình bày
- Chia nhóm thảo luận chuẩn bị phân vai.
- Tình huống 1+2 (trang 19, 20)
- Mỗi nhóm thực h iện.
-- Học sinh thực hiện.
************************************************************
MÔN: TOÁN
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết đếm, đọc, viết các số từ 0 đến 100. BT1
Nhận biết các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. BT2, BT3
Kỹ năng: Viết các số đúng thứ tự và chân phương
Thái độ: Tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: 1 bảng các ô vuông
HS: Vở – SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’)
- Thầy KT vở – SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) Nêu vấn đề
- Ôn tập các số đến 100.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Củng cố về số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.
Ÿ Mục tiêu: biết thứ tự các số từ 0 -> 100: số có 1 chữ số, số có 2 chữ số.
Ÿ Phương pháp: Ôn tập
Bài 1:
Thầy yêu cầu HS nêu đề bài
Thầy hướng dẫn
 Chốt: Có 10 số có 1 chữ số là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số. Số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
Thầy hướng dẫn HS sửa
 Bài 2: 
Bảng phụ. Vẽ sẵn 1 bảng cái ô vuông
Thầy hướng dẫn HS viết tiếp các số có 2 chữ số.
Chốt: Số bé nhất có 2 chữ số là 10, số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
v Hoạt động 2: Củng cố về số liền trước, số liền sau. 
Ÿ Mục tiêu: Biết số liền trước, số liền sau.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
Bài 3:
Thầy hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm theo thứ tự các số: 33, 34, 35
Liền trước của 34 là 33.
Liền sau của 34 là 35.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi:
“Nêu nhanh số liền sau, số liền trước của 1 số cho truớc”. GV nêu 1 số rồi chỉ vào 1 HS nêu ngay số liền sau rồi cho 1 HS kế tiếp nêu số liền truớc hoặc ngược lại. 
Xem lại bài
Chuẩn bị: Ôn tập (tiếp theo).
- Hát
à (ĐDDH: bảng cài)
- HS nêu
- HS làm bài
a. Các số điền thêm: 3, 4, 6, 7, 8, 9
b. Số bé nhất có 1 chữ số: 0.
c. Số lớn nhất có 1 chữ số: 9.
- HS đọc đề
- HS làm bài, sửa bài.
à (ĐDDH: bảng phụ)
- HS đọc đề
- HS làm bài.
- Liền sau của 39 là 40
- Liền trước của 90 là 89
- Liền trước của 99 là 98
- Liền sau của 99 là 100
- HS sửa
****************************************************
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các CH trong SGK).
HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 
2. Kỹ năng:
Đọc đúng các từ khó: uêch, uyên 
Bước đầu biết phân biệt giọng kể chuyện với giọng nhân vật 
3. Thái độ: Rút ra lời khuyên: nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập 
3. Bài mới 
Giới thiệu Nêu vấn đề (1’)
Thầy cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Tranh vẽ những ai?
Muốn biết bà cụ làm việc gì và trò chuyện với cậu bé ra sao, muốn nhận được lời khuyên hay, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc truyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Thầy ghi bảng tựa bài
Phát triển các hoạt động (30’)
Hoạt động 1: Luyện đọc: Tìm hiểu ý khái quát
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng nghe và quan sát
Phương pháp: trực quan, giảng giải
Thầy đọc mẫu 
Tóm nội dung: Truyện kể về một cậu bé, lúc đầu làm việc gì cũng mau chán nhưng sau khi thấy việc làm của bà cụ và được nghe lời khuyên của bà cụ, cậu bé đã nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa
Hoạt động 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó: uêch. oac. Biết nghỉ hơi câu dài
Phương pháp: phân tích, luyện tập
Thầy: giao việc cho từng nhóm:
* Đoạn 1: Từ đầurất xấu.
Nêu từ cần luyện đọc và từ ngữ
Ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, 
Nguệch ngoạc
* Đoạn 2: 
Luyện đọc
Từ ngữ.
Luyện đọc câu
Thầy chỉ định từng học sinh
Thầy uốn nắn cách phát âm, tư thế đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
Luyện đọc đoạn:
Thầy yêu cầu học sinh đọc từng đoạn
Thầy nhận xét hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đoạn 1, 2:
Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1,2
Phương pháp:Trực quan, đàm thoại
Thầy yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
Tính nết cậu bé lúc đầu thế nào?
Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?
* Thầy chốt ý: Cậu bé ham chơi hơn ham học và muốn biết bà cụ làm việc gì? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? Các em thấy thỏi sắt có to không? Em đã nhìn thấy cây kim bao giờ chưa?
* Cái kim to hay nhỏ?
* Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không? Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
* Đọc lời cậu bé ntn? Lời người dẫn chuyện ntn?
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: đoạn 3,4
Hát
- Một bà cụ, một cậu bé. Bà cụ đang mài vật gì đó. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.
- HS đọc lại tựa bài
- Hoạt động lớp
à ĐDDH: tranh
à ĐDDH: bảng cài
- Luyện đọc: quyển, nắn nót, nguệch ngoạc,
- Chú giải SGK
à qua loa, không chăm chỉ
- mải miết, thỏi sắt, tảng
- mải miết (SGK)
- Hoạt động cá nhân
- Mỗi HS đọc 1 câu nối kết câu đến cuối đoạn 2: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc được vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở./
à ĐDDH: tranh
- Làm việc gì cũng mau chán không chịu khó học, chữ viết nguệch ngoạc, đọc sách được vài dòng bỏ đi chơi.
- Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Lớp nhận xét
à Để làm thành 1 ca ... ỗ trống. 
Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu đơn giản
Thái độ: 
Tính cẩn thận, biết giữ gìn và bảo vệ trống, xem cái trống là bạn đồng hành với mình. 
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ
HS:Vở, bảng con
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chiếc bút mực
Thầy cho 1 HS điền dấu phẩy vào đúng chỗ cho đoạn văn. 
Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộp nhịp, cũng vui. 
	(Trích: Làm việc thật là vui)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay viết chính tả bài: Cái trống trường em. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. 
Ÿ Mục tiêu: Nghe, viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài. Trình bày đúng 1 bài thơ
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ: đoạn viết chính tả. 
Thầy đọc bài viết củng cố nội dung. 
Bạn H nói với cái trống trường ntn?
Bạn H nói về cái trống trường ntn?
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. 
Đếm các dấu câu có trong bài chính tả. 
Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa
Thầy quan sát hướng dẫn. 
Thầy đọc cho HS viết
Thầy theo dõi uốn nắn sửa chữa. 
Thầy chấm sơ bộ. 
v Hoạt động 2: Luyện tập
Ÿ Mục tiêu: Nắm được viết từ có l/n, en/eng, im/iêm. 
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ. 
Bài 1: Điền vào chỗ trống 
i / iê
en / eng
l / n
Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học. 
HS viết bài chính tả chưa đạt viết lại. 
Thi đua tìm từ: n/l, en/eng, im/iêm. 
Chuẩn bị: Mẩu giấy vụn. 
- Hát
- 1 HS thực hiện. 
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- Như nói với người bạn thân thiết. 
- Như nói về 1 con người biết nghĩ, biết buồn, biết vui mừng. 
- 2 dấu câu: dấu chấm và dấu hỏi
- 8 chữ đầu câu. 
- HS nêu những từ khó, viết bảng con: Nghiêng, ngẫm nghĩ, suốt, tưng bừng. 
- HS viết bài. 
- HS sửa bài. 
- Hoạt động cá nhân
- Chim, chiều, tìm
- chen, leng keng
- long lanh, nước
- Bố ạ!
	Tháng này con học tập hơn tháng trước. Con được 6 điểm tập viết, 8 điểm tập đọc. Cô giáo khen con tiến bộ. Khi nào bố về, con tặng bố nhiều điểm tốt hơn nữa. 
*************************************************************************
MÔN: TOÁN
TIẾT 25: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS. 
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau. BT1, BT2, BT4
Kỹ năng: Rèn làm tính nhanh, đặt lời văn phù hợp
Thái độ: Tính cẩn thận. 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước, que tính. 
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bài về toán nhiều hơn ít hơn
Thầy cho HS lên giải toán, lớp làm bảng con phép tính. 
Nam	: 8 quyển vở
Hà hơn Nam	: 2 quyển vở
Hà	:quyển vở?
Thầy nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Để củng cố dạng toán đã học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập. 
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Giải toán về nhiều hơn. 
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, luyện tập
* ĐDDH: Bảng phụ. 
Bài 1:
Tóm tắt
Cốc 	: 6 bút
Hộp nhiều hơn: 2 bút
Hộp	:. bút?
Muốn tìm số bút trong hộp ta làm ntn?
- Thầy nhận xét
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài 2. 
- Viết nháp. 
Để tìm số bưu ảnh Bình có ta làm ntn?
Thầy nhận xét
Bài 3:
Muốn tìm số người ở đội 2 ta làm ntn?
v Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng
Ÿ Mục tiêu: Giải toán tính độ dài đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng. 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, luyện tập. 
* ĐDDH: Thước, que tính. 
Bài 4a:
Nêu cách tìm số que tính. Tay phải cầm?
Bài 4b:
Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì?
Dựa vào đâu để tìm đoạn CD?
Làm cách nào để tìm đoạn CD?
Thầy cho HS tính và vẽ
Thầy nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Thầy cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt
Lan	: 9 tuổi
Mẹ hơn Lan	: 20 tuổi
Mẹ	:tuổi?
Thầy nhận xét
Xem lại bài
Chuẩn bị: 7 cộng với 1số. 
- Hát
- HS thực hiện. 
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luật trình bày. 
- HS tóm tắt và trình bày bài giải. 
- Lấy 1 cốc đựng 6 bút chì
- Lấy 1 hộp bút. Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc 2 bút. Hỏi trong hộp có mấy bút?
- Lấy số bút trong cốc cộng cho 2
- 6 + 2 = 8 (bút)
- HS làm bài sửa bài. 
- HS lên trình bày nội dung bài toán dựa vào tóm tắt. 
- An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn Anh 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có mấy bưu ảnh?
	11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
- Lấy bưu ảnh An có cộng số bưu ảnh Bình có nhiều hơn?
- HS làm bài sửa bài
- HS dựa vào đề toán tắt nêu đề toán:
- Lấy số người đội 1 có cộng số người đội 2 nhiều hơn
	15 + 2 = 17 (người)
- HS trình bày tóm tắt cách thực hành. 
- Tay phải cầm 6 que tính. Tay trái cầm nhiều hơn tay phải 4 que. Hỏi tay phải cầm mấy que. 
- Lấy số que tính tay trái cộng số que tính tay phải nhiều hơn. 
- HS làm bài. 
à Tìm chiều dài đoạn CD
- Dựa vào đoạn AB
- Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD. 
- HS làm bài, sửa bài. 
- 2 đội thi đua giải nhanh. 
 Số tuổi của mẹ là:
 20 + 9 = 29 ( tuổi )
 Đáp số: 29 tuổi. 
********************************************************* 
MÔN: TLV
TIẾT 5: ĐẶT TÊN CHO BÀI – TRẢ LỜI CÂU HỎI LẬP
MỤC LỤC DANH SÁCH
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1), bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3). 
Kỹ năng: 
Biết soạn 1 mục lục đơn giản
Thái độ: 
Tính sáng tạo
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, SGK. 
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cám ơn, xin lỗi
HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam)
Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà. 
1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai. 
Thầy nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để nói thành câu, thành bài và biết cách soạn mục lục sách. 
Phát triển các hoạt động: (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại 1 sự việc
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận. 
* ĐDDH: Tranh
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài?
Thầy cho HS quan sát tranh và thảo luận. 
Bạn trai đang làm gì?
Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
Bạn gái nhận xét thế nào?
2 bạn làm gì?
Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện. 
Thầy nhận xét. 
Bài 2:
Nêu yêu cầu?
Thầy cho HS thảo luận và đặt tên. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Ÿ Mục tiêu: Mở mục lục sách Tiếng Việt 2 tập 1 đọc và viết nội dung tuần 6 theo hàng ngang. 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành. 
* ĐDDH: SGK
Bài 3:
Nêu yêu cầu?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”
Chuẩn bị: Lập mục lục sách. 
- Hát
- HS nêu. 
- HS nêu. 
- Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận theo đôi 1
- HS trình bày
- Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. 
- Bạn xem hình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường là không đẹp. 
- Quét vôi lại bức tường cho sạch. 
- HS nêu: Bạn trai vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. Thấy 1 bạn gái đi qua, bạn trai liền gọi lại khoe “Bạn xem mình vẽ có đẹp không?”. Bạn gái ngắm bức tranh rồi lắc đầu “Vẽ lên tường là không đẹp”. Bạn trai nghe vậy hiểu ra. Thế là cả 2 cùng lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch. 
- Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả. 
- Không vẽ bậy lên tường. 
- Bức vẽ
- Bức vẽ làm hỏng tường. 
- Đẹp mà không đẹp. 
- Hoạt động cá nhân. 
- Viết mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 1, 2. 
- HS viết mục lục. 
- HS kể lại nội dung chuyện. 
- Không được vẽ bậy lên tường
- Phải biết giữ gìn của công. 
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp. 
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ. 
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. 
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt. 
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ. 
Biết bảo vệ của công. 
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép. 
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn. 
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà. 
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp. 
3/. Tuyên dương:
 Chân, Nhân.
4/. Phê Bình:
Kim Ngân, Vinh Em.
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn. 
 GVCN
 Lê Kim Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 2 TUAN 1 5.doc