Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 12

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 12

Tuần 12 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010

Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

 Theo MA VĂN KHÁNG

I - Mục đích - yêu cầu: - Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II - Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III – Các hoạt động dạy học

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
mùa thảo quả
 Theo Ma Văn Kháng
I - Mục đích - yêu cầu: - Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II - Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III – Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm và bài học
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc
- Chia đoạn đọc:( 3 đoạn )
+ Đoạn 1: Từ đầu... đến nếp khăn.
+ Đoạn 2: Tiếp đến... không gian.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
* Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài
( từ Gió tây lướt thướt... đến từng nếp áo, nếp khăn)
Chú ý nhấn giọng các từ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
- Nhận xét đánh giá phần thi đọc.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, gọi HS nêu lại nội dung và rút ra bài học cho bản thân.
- Về nhà luyện đọc thêm.
- HS đọc bài thơ Tiếng vọng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
.
- 1 HS khá đọc bài
- 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc theo 3 phần kết hợp luyện đọc từ Chin San, chín nục...
- 3 HS đọc và giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi SGK và lần lượt trình bày ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu nội dung bài đọc và ý nghĩa của bài.
- 3 HS tiếp nối đọc lại bài văn 
- Chọn và luyện đọc diễn cảm đoạn đoạn 2
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá giọng đọc của bạn.
- Nêu lại nội dung bài. (Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả)
Toán
 Tiết 56: nhân một số thập phân với 10; 100; 1000 ...
I - Mục tiêu:
Giúp HS:
 - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ...
 - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm các dạng toán trên. 
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: ( 2 phút )
- Gọi HS nhắc lại cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
2. Bài mới:(10 phút)Giới thiệu bài.
* Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ...
GV giới thiệu VD1
Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân.
Gợi ý để HS rút ra nhận xét như trong SGK
Giới thiệu VD2 hướng dẫn HS thực hiện tương tự.
Gợi ý để HS rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;... 
3. Thực hành:( 20 phút)
HDBT1: Gọi HS nêu yêu cầu
GV yêu cầu HS làm miệng theo cặp.
- Gọi HS lần lượt trình bày trước lớp
Giúp HS nhận dạng bài tập (phần a các số thập phân chỉ có một chữ số ở phần thập phần; phần b; c có 2 ; 3 chữ số phần thập phân.
Củng cố lại cách nhân nhẩm
HD BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
GV nhận xét chung, hướng dẫn chốt lại kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (theo các thao tác hoặc dựa vào bảng đơn vị đo để dịch chuyển dấu phẩy)
HD BT3: (Dành cho HS khá giỏi) Gọi HS đọc bài toán, hướng dẫn HS từng bước.
GV chấm chữa một số bài
Nhận xét chốt lại cách giải toán 
4. Củng cố – dặn dò: : ( 3 phút )
- Yêu cầu chốt lại cách nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ...
- Chuẩn bị tiết 57: Luyện tập
- 2 HS trả lời.
..
a) VD1: HS nêu kết quả của phép nhân:
 27,867 10 = 278,67
- HS rút ra nhận xét như (SGK - 57) 
HS nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b) VD2: HS trao đổi theo cặp rồi tự thực hiện tương tự.
- HS rút ra nhận xét như (SGK - 57) 
*HS nêu cách nhân một số thập phân với 100.
- 1 vài HS nêu lại quy tắc (SGK trang 57)
- HS lấy VD minh họa
BT1 (trang 57): 1 HS đọc yêu cầu
- HS trình bày miệng theo cặp.
- HS trình bày miệng trước lớp.
* Củng cố: cách nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ...
BT2(trang 57): 1 HS đọc yêu cầu
HS suy nghĩ thực hiện lần lượt các thao tác
+ Nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm
+ Vận dụng các đơn vị đo để làm bài
Chẳng hạn:
 10,4dm = 104cm( vì 10,4 10 = 104)
BT3 (trang 57):1 HS đọc yêu cầu, phân tích bài toán và cả lớp làm bài vào vở, củng cố kĩ năng giải toán
- HS nhận xét chữa bài.
*1- 2 HS nêu lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; ...
Lịch sử
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết:
- Sau Cách mạng tháng T ám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn:“giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại :“giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK
- Các tư liệu về phong trào “ Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những mốc lịch sử chính đã học từ đầu năm học đến nay.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu tình thế nguy hiểm ở nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám, đặt vấn đề.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?
+ Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc? Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, kết luận
b. Hoạt động 2 ( Làm việc theo cặp)
- GV nêu câu hỏi YC HS thảo luận, trả lời.
+Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì?
+ Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói” như thế nào?
+ Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
( HD HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu)
- GV nhận xét kết luận chung.
c. Hoạt động 3(Làm việc theo cặp)
- YC HS nêu:
+ ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” là gì?
3. Củng cố – dặn dò
- Giúp HS nắm vững các ý chính của bài.
- Dặn HS sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến....
- 1- 2 HS trình bày.
.
1. Những khó khăn của đất nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- HS đọc thầm SGK trả lời câu hỏi GV nêu ra:
+Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây, chống phá Cách mạng.
+Lũ lụt và hạn hán...
+Nạn đói....
+ Hơn 90% đồng bào không biết chữ....
*Nước ta trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
2. Sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ để nươc ta vượt qua tình thế hiểm nghèo.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi của GV.
- Đại diện các nhóm trình bay, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”
- HS thảo luận theo cặp và nêu ý nghĩa....
- Nhận xét hoàn thiện ý đúng.
Tiếng việt (Ôn)
Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu: Tiếp tục giúp học sinh: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. 
- Nhận biết đại từ xưng hô trong đoạn văn; bướcđầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- Biết sử dụng đại từ xưng hô trong giao tiếp hàng ngày một cách phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng phụ viết bài tập 8 trang 54 (BT TN TV5 – T1)
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu thế nào là đại từ xưng hô.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài – ghi bài
3. Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 7
- GV nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS làm vở BT
- Chữa bài 
* Củng cố về đại từ xưng hô
Hướng dẫn HS làm bài tập 8
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gợi ý HS làm bài.
Bài 1: (Bài tập bổ trợ và nâng caoTV5 – T1 trang 49)
 GV nêu yêu cầu 
Thu bài chấm – nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- D2 về nhà làm bài tập 2 trang 49. Vở bài tập bổ trợ và nâng caoTV 5 – T1 - Chuẩn bị bài sau.
3 HS nêu.
Bài 7 (Bài tập trắc nghiệm TV5 – T1 trang 54)
- 1 HS đọc to nội dung bài tập.
- HS đọc thầm, làm việc cá nhân ra bảng con.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
Bài 8 (Bài tập trắc nghiệm TV5 – T1 trang 54)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, chốt lại kết quả đúng
Bài 1: (Bài tập bổ trợ và nâng caoTV5 – T1 trang 49
- HS làm bài vào vở ô li
- Chữa bài
Địa lý
Bài 12: Công nghiệp
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,... 
Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp thủ công nghiệp. 
Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
Nêu những ngành công nghiệp và nghêd thủ công ở địa phương em.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về 1 số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
.
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài
a. Các ngành công nghiệp
* Họat động 1: Làm việc theo cặp
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
Hỏi: Vai trò của ngành công nghiệp đối với đời sống và sản xuất?
b. Nghề thủ công.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm bàn.
+) Nghề thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời - KL.
+) Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu...
+) Đặc điểm: Ngành thủ công ngày càng phát triển...
3. Củng cố - dặn dò.
- Gọi HS hệ thống kiến thức
- Nêu những hoạt động chính trong lâm, thuỷ sản?
- Tình hình phát triển và phân bố.
- HS làm việc theo cặp.
Bước 1: Làm các bài tập ở mục 1 SGK.
Bước 2: Trình bày kết quả. 
- Cung cấp máy móc cho sản xuất, đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
- Cả lớp đọc thầm SGK- trả lời câu hỏi mục 2 ( SGK )
Bước 1: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
Bước 2: Trình bày kết quả.
- HS chỉ trên bản đồ những địa phương có nghề thủ công nổi tiếng.
- Liên hệ địa phương.
- 1 ...  đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thông tin và hình trang 50, 51 SGK.
- Một số đoạn dây đồng.
- Sưu tầm tranh ảnh, 1 số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
A - Kiểm tra bài cũ. - HS nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
 - Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
B - Bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện 1 số tính chất của đồng.
*Cách tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các đoạn dây đồng mang đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, dẻo của đoạn dây.
- GV đi các nhóm giúp đỡ.
Bước2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo nhóm 5. ( 4' )
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
*Mục tiêu: - HS nêu được 1 số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
*Cách tiến hành.( Làm việc cá nhân)
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 50 ghi các câu trả lời vào phiếu sau.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
.
..
..
- GVgọi 1 số HS trình bày bài của mình - HS khác góp ý.
- GV bổ sung - kết luận.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: - HS kể được tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - HS nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
*Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: - Chỉ và nói tên các đồ dùng làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK
 - Kể tên các đồ dùng khác làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng .
 - Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét - kết luận.
IV. Củng cố - dặn dò.
 - HS nêu mục tóm tắt cuối bài.
	- GV tóm tắt nội dung bài 
	- Dặn dò về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau: Nhôm.
Tiếng việt (ôn) : 
Tập làm văn
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu 
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : 
Đọc bài Bà tôi (SGK Tiếng Việt 5 tập I trang 122) và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của bà.
Bài giải :
- Mái tóc đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực,
- Đôi mắt sáng long lanh, hai con ngươi đen sẫm nở ra,
- Khuôn mắt hình như vẫn tươi trẻ, đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn,
- Giọng nói đặc bịêt trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông,...
Cho học sinh lên trình bày
Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.
Bài tập 2 : 
Ghi chép lại nhưng quan sát về ngoại hình của cô giáo (thấy giáo) chủ nhiệm của lớp em.
Bài giải :
- Mái tóc đen dày, cắt ngắn ngang vai
- Đôi mắt đen, long lanh, dịu hiền ấm áp
- Khuôn mặt trái soan ửng hồng
- Giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm
- Dáng người thon thả,
Cho học sinh lên trình bày
+) Cả lớp và giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.
3. Củng cố dặn dò :
Hệ thống bài.
Dặn dò học sinh về nhà quan sát người thân trong gia đình và ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của người thân
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nền nếp tuần 12
I. Mục tiêu: - HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 12 và phương hướng tuần 13.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung
GV
HS
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:.
* Cá nhân tiêu biểu:
+ Khen:...
+ Chê:.
+ Liên hoan văn nghệ.
Đạo đức
Bài 6: kính già yêu trẻ (Tiết 1)
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho XH; trẻ em có quyền được gia đình và cả XH quan tâm, chăm sóc. 
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già 
II- Chuẩn bị :
- Đồ dùng để đóng vai.
III- Các hoạt động dạy và học:
GV
HS
1- Kiểm tra: Không.
2- Bài mới: Giới thiệu, ghi bài.
a.HĐ1: Tìm hiểu ND truyện “Sau đêm mưa”.
*Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành: (15’)
- GV đọc truyện “Sau đêm mưa”
- Cho HS thảo luận câu hỏi SGK.
- GV kết luận: Tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Đó là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa người với người, biểu hiện của người văn minh lịch sự.
b.HĐ2: Làm BT1, SGK.(10’)
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thẻ hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV giao việc cho làm BT1.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ là: a, b, c. Hành vi chưa đúng là d.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho liên hệ: Em đã làm gì để thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ chưa? Có thể kể cho các bạn nghe về những việc làm đó.
- GV cho nhắc lại nghi nhớ.
- Dặn HS về tìm hiểu phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- HS theo dõi, đọc thầm lần 2.
- HS đóng vai theo ND truyện
- HS thảo luận theo bàn
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- 2-3 HS trình bày ý kiến
- 1 HS đọc lại
Thể dục
Bài 23: Ôn 5 động tác của bài thể dục
trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn " 
I- Mục tiêu:
- Ôn động 5 tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài. 
- Trò chơi " Ai nhanh và khéo ". Yêu cầu chơi chủ động, thể hiện tính đồng đội.
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi trò chơi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2'.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay.
- Khởi động.
- Chơi trò chơi “Nhóm bảy nhóm ba”
2.Phần cơ bản: 18- 22'
b) Ôn 5 động tác đã học: 10-12’
c) Thi đua các tổ: 2-3’
a) Trò chơi " Ai nhanh và khéo " 5-6’
3. Phần kết thúc: 4-6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 4 hàng dọc rồi báo cáo.
- Chuyển thành đội hình vòng tròn, lớp trưởng điều khiển xoay các khớp.
- GV điều khiển chơi trò chơi khởi động
- Lần 1 GV điều khiển lớp tập chậm, có nêu tên động tác, có sửa chữa sai sót cho HS.
- Lần 2điều khiển HS tập liên hoàn 5 động tác.
- Chia tổ tập luyện.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
- Các tổ báo cáo kết quả.
- GV quan sát nhận xét, biểu dương.
- GV nêu tên trò chơi, các em chơi thử1-2 lần, cho chơi chính thức 3-5 lần. Cả lớp thi đua chơi, GV quan sát nhận xét, biểu dương.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- Chơi trò chơi hồi tĩnh.
- HS nhắc lại nội dung.
- GV đánh giá, giao bài tập về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Thể dục
Bài 24: Ôn 5 Động tác của bài thể dục
trò chơi " kết bạn " 
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân. Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài, thuộc bài. 
- Trò chơi " kết bạn ". Yêu cầu chơi sôi nổi, phản xạ nhanh.
- GD tính nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội. 
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10'
- Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2'.
- Khởi động.
2.Phần cơ bản: 18- 22
a) Ôn 5 động tác đã học: 10-12’
b) Trò chơi: “Kết bạn”(7’)
3. Phần kết thúc: 4-6' 
- Thả lỏng
- Củng cố bài 
- Lớp trưởng điều khiển: Tập hợp 3 hàng dọc rồi báo cáo.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp khởi động: Xoay các khớp.
- Lần 1-2 GV điều khiển lớp tập chậm, có sửa chữa sai sót cho HS .
- Chia tổ kiểm tra 4 HS một lần, HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
+ Hoàn thành tốt: thực hiện đúng cả 5 ĐT.
+ Hoàn thành: Thực hiện tối thiểu 3 ĐT.
+ Không hoàn thành: Thực hiện dưới 2ĐT.
- GV nêu tên trò chơi
- HS nhắc lại cách chơi.
- Cùng nhau chơi.
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- Chơi trò chơi hồi tĩnh “Tìm người chỉ huy”
- HS nhắc lại nội dung.
- GV nhận xét đánh giá, giao bài tập về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Kĩ thuật
Thêu dấu nhân (Tiết 2)
I - Mục tiêu: 
 HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn đôi tay khéo léo tính cẩn thận. Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được
II - Chuẩn bị:
- Mẫu thêu dấu nhân hoàn chỉnh, các nguyên liệu cần dùng.
III - Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Kiểm tra:
- KT sự chuẩn bị của HS.
- Nêu cách thêu dấu nhân.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài thông qua SP mẫu.
- Yêu cầu HS nhắc lai cách thêu dấu nhân
3. Thực hành:
- Cho HS tập làm trên vải.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về tập thêu và chuẩn bị giờ sau thực hành thêu trên vải.
- Tổ trưởng báo cáo.
- 1 HS nhắc lại quy trình thêu dấu nhân. HS khác nhận xét
-2- 3 HS nhắc lại, vài HS nhận xét trước lớp.
- 1HS làm mẫu, HS khác quan sát, nhận xét.
- HS làm thực hành.
- 1 HS nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 12 hai buoi chuan KTKN.doc