Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 6 năm học 2010

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 6 năm học 2010

ĐẠO ĐỨC

 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T2)

I. Mục tiêu

-Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

-Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi

II. Đồ dùng dạy học: Sch, vở, cặp.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 6 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 13 tháng 09 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T2)
I. Mục tiêu
-Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
-Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
II. Đồ dùng dạy học: Sách, vở, cặp.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ Gọn gàng, ngăn nắp.
GV cho HS quan sát tranh BT2
GV nhận xét.
2. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Tiếp tục học tiết 2 của bài đạo đức: Gọn gàng, ngăn nắp.
b.Hoạt động 1 (BT4) 
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn, ngăn nắp.
- GV cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống (BT4)
 - Gọi đại diện nhóm trình bày
Cả lớp, GV nhận xét
Em cần dọn mâm trước khi đi chơi
Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim
Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu
GV nhắc nhở những HS chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt.
c. Hoạt động 2: (tự liên hệ ) BT 5; 6
Ÿ Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
Ÿ GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c
Thường xuyên tự xếp gọn chỗ học, chỗ chơi
Chỉ làm khi được nhắc nhở
Thường nhờ người khác làm dùm
GV đếm, ghi bảng các mức độ a, b , c
Yêu cầu học sinh so sánh số liệu giữa các nhóm
GV khen ngợi HS nhóm a, nhắc nhở HS nhóm khác học tập theo nhóm a
GV nhắc nhở tình hình giữ gọn gàng ngăn nắp của HS ở lớp cũng như ở nhà.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi
Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên.
Đồ chơi, sách vở đẹp bền,
Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu.
KL: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chăm làm việc nhà.
- HS quan sát.trả lời
 - HS đọc ghi nhớ.
- 3 nhóm thảo luận, đóng vai 3 tình huống a, b, c.
- HS giơ tay
- HS đọc ghi nhớ.
-----------------------------------
TẬP ĐỌC
 MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được CH 1 , 2, 3)
* HS khá, giỏi trả lời được CH4
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, bảng phu.ï
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ Mục lục sách.
- Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi SGK
-GV nhận xét.Cho điểm
2. Bài mới 
a. Giới thiệu: 
- GV cho HS quan sát tranh.
-GV nêu YC bài học.
- GV ghi đầu bài bảng
b. Luyện đọc
Ÿ GV đọc mẫu. 
- Cho HS nối tiếp đọc câu
 -GV cho hs đọc từ khó.
Rộng rãi, sọt rác, cười rộ, sáng sủa, lối ra vào, mẩu giấy, hưởng ứng.
v Luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
 - GV cho HS đọc từng đoạn.
 - Hướng dẫn HS đọc câu dài:
 Ÿ Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! // Thật đáng khen! // 
 Ÿ Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé! // 
 Ÿ Các bạn ơi! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác! // 
 - GV nhận xét, giải nghĩa từ SGK
 (xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú )
Đọc trong nhóm
Đọc trước lớp
Nhận xét, tuyên dương.
c. Tìm hiểu bài:
Ÿ Đoạn 1:
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? (Nằm ngay giữa lối đi.)
Có dễ thấy không? ( Rất dễ thấy)
Ÿ Đoạn 2:
- Cô giáo khen lớp điều gì? (Lớp học sạch sẽ quá.)
- Cô yêu cầu cả lớp làm gì? (Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì?)
Ÿ Đoạn 4:
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? 
 (Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.)
- Có thật đó là tiếng nói của mẩu giấy không? vì sao? (Không, vì giấy không biết nói.)
- Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì?
 (Cả lớp chưa hiểu ý cô giáo nhắc khéo.)
 * GV: Thấy rác phải nhặt bỏ ngay vào sọt rác. Phải giữ trường lớp luôn sạch đẹp.
v Luyện đọc lại.
GV cho Hs đọc truyện theo vai.
Lưu ý về giọng điệu.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Em có thích bạn HS nữ trong truyện này không? Hãy giải thích vì sao?
(Rất thích vì bạn thông minh, nhặt rác bỏ vào sọt. Trong lớp chỉ có mình bạn hiểu ý cô giáo.)
Chuẩn bị: Ngôi trường mới
 - 3- 4 HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh.
- HS nối tiếp đọc đầu bài
- Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp đến hết bài.
- HS đọc.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp 
- HS đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc trước lớp
- Lớp đồng thanh toàn bài.
- HS đọc thầm, trả lời
- HS khá - giỏi
- HS phân vai đọc lại câu chuyện(người dẫn chuyện, cô giáo, bạn trai, một bạn gái).
- HS trả lời
-----------------------------
TOÁN 
7 CỘNG VỚI MỘT số: 7 + 5
I. Mục tiêu
Biết thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lâëp được bảng 7 cộng với một số 
Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. (BT1; 2)
+ Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.(BT4)
II. Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành tốn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ Luyện tập
GV cho HS lên bảng làm bài.
Giải bài tốn theo tĩm tắt sau:
 Đội 1 : 15 người
 Đội 2 nhiều hơn : 2 người
 Đội 2 : . người?
GV nhận xét, ghi đđiểm
2. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Hôm nay ta học dạng toán 7 cộng với 1 số 
b.Giới thiệu phép cộng 7 + 5
Ÿ GV nêu bài toán
Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính.
GV chốt bằng que tính
- Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 que tính nữa. GV gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính. Vậy 7 + 5 = 12
GV nhận xét, ghi bảng 7 + 5 = ?
 12 Hay 7 + 5 = 12
(Chú ý đặt tính : các chữ số 7, 5 và 2 thẳng cột)
Ÿ HS tự lập bảng 7 cộng với một số và học thuộc các công thức : 
7 + 4; 7 + 5; 7 + 6; 7 + 7; 7 + 8; 7 + 9.
- Gọi vài HS đọc thuộc lòng
c. thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm 
- Yêu cầu hs nhẩm kết quả rồi ghi vào sgk
- Gọi hs sửa bài
- GV nhận xét.
Bài 2: Tính 
- Yêu cầu hs thực hiện bảng con. 
Bài 4:
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Yêu cầu hs trình bày bài giải vào vở
- Nhận xét, tuyên dương
3. Trò chơi: Điền dấu cộng hoặc dấu trừ vào chổ trống để được kết quả đúng.
 7  9 = 16; 7 . 2 . 7 = 12 
 - Nhận xét tiết học
- 1HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con phép tính.
-HS nghe
-HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 12 que tính.
-HS nêu cách làm
- HS đặt tính bảng con
- Lớp nhận xét
- HS lập 	
- HS học thuộc bảng cộng 7 
-1 Hs đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HS nối tiếp nêu kết quả
- HS đọc
- HS làm bảng con
- 1HS đọc đề bài.
- Dạng toán nhiều hơn
- 1 hs làm bảng lớp
 Bài giải
 Số tuổi anh là
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi
- HS nhận xét
----------------------------
Thứ ba, ngày 14 tháng 09 năm 2010
 KỂ CHUYỆN
MẨU GIẤY VỤN 
 I. Mục tiêu
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.
* HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT 2 )
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ 
Gọi HS kể lại chuyện Chiếc bút mực
GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới 
a. Giới thiệu: 
- Hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện: Mẩu giấy vụn.
b. HD kể chuyện
Ÿ Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
Ÿ Kể từng đoạn câu chuyện trước lớp
- GV khuyến khích HS kể bằng lời kể của mình tránh HTL
GV nhận xét.
c. Dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nêu YC của bài
GV cho HS nhận vai.
Lần đầu GV dẫn chuyện
Các lần sau cho HS tự kể
Lớp , GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?
3. Củng cố – Dặn dò 
Tập kể chuyện.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Người thầy cũ.
 – 3 HS kể 3 đoạn
- Lớp nhận xét 
- HS nối tiếp kể trong nhóm
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp
 - HS kể.
- Người dẫn chuyện, cô giáo, bạn gái, bạn trai
--------------------------
TOÁN
 47 + 5
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5 (BT1-cột 1,2,3)
- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (BT 3)
II. Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành tốn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Cho HS bài 
 11	 15	 
Gọi 2 hs đọc thuộc lịng bảng cộng 7
GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu: 47 +5
b.Giới thiệu phép cộng 47 +5 
GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
GV đính trên bảng 
Hàng 1: / / / /	/////// 
Hàng 2: 	 // /// 
GV lấy hàng 2 lên 3 que tính để thành 1 bó 1 chục.
47 + 5 = 52
Nêu cách tính.
 47 - 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1 
 + 5 - 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 
 52 
c. Thực hành
Ÿ Bài 1: Tính 
 Yêu cầu hs làm bảng con cột 1; cột 2, cột 3 làm vào sgk
Ÿ Bài 3:
- GV ghi tóm tắt, gọi HS đọc
- GV hướng dẫn giải và sửa
3. Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị: 47 + 25
- 1HS làm bảng lớp
- Lớp làm bảng con
- HS đọc bảng cộng 7
- HS dựa vào que tính để tính, nêu kết quả
- HS nêu cách đặt tính vàtính
- 1 hs nêu yêu cầu
- HS làm bài
-HS nhận xét
- HS nhìn tóm tắt đọc đề
- HS nêu cách giải và giải
 Bài giải
 Đoạn thẳng AB dài là
 17 + 8 = 25( xăng- ti- mét)
 Đáp số: 25 xăng ti mét
----------------------------------
CHÍNH TẢ (tập  ... àn nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Nét gạch ngang. 
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu: Đẹp trường đẹp lớp
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 -Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? 
 - GV viết mẫu chữ: Đẹp lưu ý nối nét Đ và ep.
HS viết bảng con
- GV nhận xét và uốn nắn.
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Cho HS viết lại Đ
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- HS viết bảng con.
- 1 hs đọc câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- Đ, g, : 2,5 li
- p: 2 li
- n, ư, ơ, e : 1 li
- Dấu huyền (\) trên ơ
- Dấu sắc (/) trên ơ
- Dấu chấm (.) dưới e
- Khoảng chữ cái o.
- Đẹp 
- HS viết vào vở tập viết: Đ, Đẹp, Đẹp trường đẹp lớp(lòng ghép bảo vệ môi trường).
-------------------------------
THỦ CÔNG:
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (T2)
I. Mục tiêu
- Gâép được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- HS khéo tay gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp tương đối thẳng. Sản phẩm sử dụng được.
II. Đồ dùng dạy học: Vật mẫu(máy bay đuôi rời)
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTBC : 
KT đồ dùng học tập của HS
Bài mới 
Giới thiệu bài 
GV nêu YC bài học
Gấp máy bay đuôi rời 
- GV gọi HS thao tác gấp máy bay đuôi rời
Vừa thao tác vừa nêu các bước gấp
GV hệ thống lai bước gấp
+ B1 :Cắt tờ giấy HCN thành hình vuông và 1 hình chữ nhật.
+ B2 : Gấp đầu và cánh máy bay
+ B3 : Làm thân và đuôi máy bay
+ B4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh
Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, GV quan sát, giùúp đỡ
GV đánh giá sản phẩm
GV có thể tổ chức cho HS phóng máy bay
Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và sản phẩm của HS 
Chuẩn bị giấy học bài : Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Cả lớp quan sát
- HS theo dõi
- HS thực hành gấp
- HS trang trí sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm
- HS thi phóng máy bay
----------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng 7 cộng với một số. (BT1)
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5, 47 + 25. (BT2-cột 1, 3, 4; BT4 - dòng2)
 - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 47 + 25
HS làm bảng con:
 17	 28	 
+24	+17	 
 41	 45	 
 - GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu
Để củng cố về dạng toán 7 cộng với 1 số ta làm luyện tập.
b: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Tính nhẩm.
Cho HS nêu miệng
GV nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính (cột 1,3,4) 
Yêu cầu nêu cách đặt tính. 
GV nhận xét
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.
Gọi HS nhìn tóm tắt đọc đề
Bài toán cho em biết gì?
Để tìm số quả cả 2 thúng ta làm sao?
Yêu cầu hs trình bày bài giải vào vở
Bài 4 : (dòng 2)
Điền dấu >, <, =
Để điền dấu đúng trước tiên chúng ta phải làm gì?
GV yêu cầu HS tính nhẩm rồi điền dấu:
3. Củng cố – Dặn dò 
Làm bài 2 cột 2; BT5.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bài toán về ít hơn.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS nêu.
- HS làm bảng con
-HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài.
- HS nêu
HS làm vào vở, 1 hs làm bảng lớp.
HS nhận xét
- HS nêu
- HS tự làm bài
--------------------------------
CHÍNH TẢ (Nghe – Viết)
NGÔI TRƯỜNG MỚI 
I. Mục tiêu
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài. Mắc không qua 5 lỗi
- Làm được BT2; BT3b
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Mẩu giấy vụn
GV cho HS viết 
2 tiếng có vần ai: tai, nhai
2 tiếng có vần ay: tay, chạy
GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu
-Viết 1 đoạn trong bài: Ngôi trường mới
b. HD hs viết chính tả
Ÿ GV đọc mẫu đoạn viết.
Tìm các dấu câu được dùng trong bài chính tả?
Cho HS phân tích từ khó và viết vào bảng con.
Đọc từng cụm từ.
GV đọc lại bài
GV chấm 7 -10 bài, nhận xét từng bài.
c Bài tập
 * Bài 2
- GV cho HS thi với nhau, 2 tổ thi 
- Tổ1 tìm tiếng có vần ai 
- Tổ 2 tìm tiếng ay
- Nhận xét
* Bài 3 b:
- GV cho HS thi với nhau, 2 tổ thi 
- Tổ1 tìm tiếng có thanh hỏi 
- Tổ 2 tiếng chứa thanh thanh ngã
- Nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò 
- GV khen HS học tốt, có tiến bộ
- Yêu cầu HS viết chưa đạt viết lại.
Chuẩn bị: Người thầy cũ
- HS viết bảng con, bảng lớp
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc lại
- Dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu chấm.
- HS viết bảng con: trống, rung, nghiêm.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát, sửa lỗi
- Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai hoặc ay 
Thi tìm nhanh các tiếng
---------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 09 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH.
 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu
- Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.(BT1, 2)
- Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 1 quyển truyện thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
Gọi HS đọc lại Mục lục sách ( tuần 6)
GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu 
Hôm nay, chúng ta sẽ học dạng bài khẳng định, phủ định, lập mục lục sách
b. Luyện tập, thực hành
Bài 1: Miệng 
Nêu yêu cầu đề:
GV cho HS thực hiện bài tập bằng trò chơi đóng vai. Từng cặp 3 em, 1 em hỏi phủ định (không)
Bài 2: (Miệng) 
GV cho HS đối thoại theo mẫu .
VD : Cây này không cao đâu .
 Cây này có cao đâu .
 Cây này đâu có cao.
Bài 3: ( viết )
Nêu yêu cầu (Tìm đọc mục lục của 1 tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang  )
- Cho HS đọc mục lục truyện đem đến lớp
- Cả lớp , GV nhận xét
Nếu chưa xong GV cho HS về nhà làm tiếp.
Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Kể ngắn theo tranh – viết thời khóa biểu
- 2HS đọc.
- Lớp nhận xét.
- HS hỏi đáp theo SGK
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu
- Cặp 3 HS đầu tiên
- Em có thích đi xem phim không?
- Có, em rất thích xem phim.
- Không, em không thích đi xem phim.
- Nêu yêu cầu bài?
- Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu
- Nhà em có xa không?
- Nhà em không xa đâu.
- Nhà em có xa đâu.
- Nhà em đâu có xa.
- Bạn có thích học vẽ không?
- Trường bạn có xa không?
- HS đặt trước mặt 1 tập truyện mở trang mục lục
- 3 – 4 HS đọc mục lục tập truyện của mình
--------------------------
TOÁN
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I. Mục tiêu
- Củng cố khái niệm “ít hơn” 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. (BT1; BT2)
II. Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ 
Gọi hs đọc thuộc lòng bảng cộng 7
HS làm bảng con
 	 47	 24	 
	 +18	+17	 
	 	 65	 41	 
 - GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu: 
Học dạng toán mới: Bài toán về ít hơn. 
b. Giới thiệu về bài toán ít hơn.
- GV nêu bài toán SGK, đính bảng
 n	n n n n	 n n
n	n n n n	
GV hướng dẫn
Cành nào biết rồi?
Cành nào chưa biết ?
GV cho HS lên bảng trình bày bài giải.
GV nhận xét.
c. Thực hành
Bài 1: 
- GV tóm tắt trên bảng
	 17 cây
Mai /----------------------------/-----------/	 7 cây 
Hoa /-----------------------------/
	  Cây ?
- Để tìm số cây vườn nhà Hoa có ta làm sao?
Cho HS làm rồi sửa
HS và GV nhận xét.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề
GV HD HS giải
GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.
GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố – Dặn dò 
Xem lại bài. Làm thêm BT3
Chuẩn bị: Luyện tập
- Vài hs đọc
- HS làm bảng con
- HS quan sát hình vẽ SGK
- HS dựa vào hình mẫu đọc lại đề toán.
- HS nêu.
- HS giải
- HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS làm bài, sửa bài
2 hs đọc
1 hs làm bảng lớp, lớp làm vở
HS nhận xét
----------------------------
SINH HO¹T LíP TUÇN 6
I.Sơ kết tuần:
- Chuyên cần.
Vắng: 
Trễ: .
Vệ sinh:
Cá nhân: thực hiện tốt
Tổ . thực hiện tốt vệ sinh lớp học và sân.
Đồng phục:
Một số em còn mặc áo chưa đúng qui định: 
Nề nếp thái độ học tập:
 -Một số em trong giờû học chưa chú ý bài: ..
-Quên đồ dùng: ..
-Học sinh không làm bài, chuẩn bị bài ở nhà:.
II. Tuyên dương:
Các em thực hiện tốt được tuyên dương :
.
Tập thể được tuyên dương:
 Tập thể tổ .
 III. Phương hướng tuần 7
Biện pháp khắc phục hạn chế:
 Nhắc các em chưa thực hiện tốt, chưa chú ý bài trong giờ học thực hiện tốt hơn.
Hoạt động tuần tới:
-Kiểm tra SGK, VBT, sự chuẩn bị bài học ở nhà
-Tiếp tục việc thực hiện vệ sinh lớp, sân
-Tiếp tục thu tiền BHYT, BHTN, PLL.
-Chuẩn bị bông, múa hát sân trường
-Ổn định nề nếp, truy bài đầu giờ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc