Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 4 năm học 2010

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 4 năm học 2010

ĐẠO ĐỨC

 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2)

I- MỤC TIÊU :

- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

- Biết nhắc bạn bè nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi .

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập .

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 4 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ,ngày 30 tháng 8 ,năm 2010 
ĐẠO ĐỨC
	 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU : 
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Biết nhắc bạn bè nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Bài cũ:
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1: Liên hệ thực tế . 
- Yêu cầu một số em lên kể những câu chuyện về việc mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân hoặc những người thân trong gia đình em .
- Yêu cầu tự nhận xét sau mỗi hành vi đưa ra .
- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi .
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị bài tập ở nhà .
ª Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm . 
-Yêu cầu 3 nhóm thảo luận về việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai . -Hãy giúp bạn đưa ra cách giải quyết hợp lí. 
+ TH1 : - Hải bị đau chân không ra tập thể dục được nên cuối tuần lớp bị trừ điểm thi đua các bạn trách Hải mặc dù Hải đã nói rõ lí do .
+ TH2 : - Do Nam bị đau tay nên việc viết chính tả bị điểm kém gây ảnh hưởng đến cả tổ mặc dù Nam rất muốn được đạt điểm cao nhưng không biết làm thế nào .
-Nhận xét đánh giá về cách giải quyết của các nhóm .
* Kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác tránh việc trách nhầm bạn. Biết thông cảm hướng dẫn bạn sửa lỗi mới là bạn tốt .
ª Hoạt động 3: Trò chơi : Ghép đôi .
 -Chia lớp thành 3 dãy (Phát cho mỗi dãy 5 tấm bìa có ghi các tình huống và các cách ứng xử )
- Gọi một em bất kì đọc tình huống trong tấm bìa .
- Một em khác cầm tấm bìa có cách ứng xử phù hợp sẽ đứng dậy đọc cách xử lí .
- Nhận xét đôi nào nêu nhanh và đúng thì đôi bạn đó thắng cuộc .
- Tổ chức chơi thử sau đó cho chơi chính thức .
- Tuyên dương đội chiến thắng .
2. Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
-Lần lượt một số em lên kể trước lớp .
-Lớp lắng nghe nhận xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa .
-Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo các tình huống giáo viên đưa ra.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên nêu cách xử lí của nhóm mình.
+Hải nên nói với cô chủ nhiệm để cô trình bày lại với cô tổng phụ trách.
+Nam cần nói rõ khó khăn của mình với cô chủ nhiệm để cô có biện pháp giúp đỡ 
- Các nhóm khác nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Lớp bình chọn nhóm có cách xử lí hay và đúng nhất .
- Hs nhắc lại ghi nhớ .
-Cử mỗi dãy 5 bạn lên tham gia trò chơi . 
 - Suy nghĩ để đưa ra bảng có ghi tình huống nhanh và đúng nhất .
- Bổ sung nếu đội bạn đưa ra cách xử lí sai .
- HS chơi.
- Bình chọn đội thắng cuộc .
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
------------------------------------
 TẬP ĐỌC
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I- MỤC TIÊU : 
- Đọc to rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài . 
- Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái(trả lời được các câu hỏi trong sgk).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh sách giáo khoa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A/Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi theo nội dung đọc.
 - Gv nhận xét cho điểm từng em. 
B/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài :Bím tóc đuôi sam
 - Ghi đầu bài lên bảng 
2. Luyện đọc: 
-Gv đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
a) Đọc từng câu:
Giúp HS đọc đúng các từ: loạng choạng, ngượng nghịu , đẹp lắm , nước mắt , nín , xin lỗi , ngước , mắt.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
* Hướng dẫn ngắt giọng
- Khi Hà đến trường , /mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “ Ai chà ! // Bím tóc đẹp quá !// Vì vậy , / mỗi lần cậu kéo bím tóc ,/cô bé lại loạngchoạng / và cuối cùng , / ngã phịch xuống đất .//
* Giải nghĩa từ sách giáo khoa
c)-Đọc từng đoạn trong nhóm
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
d) Thi đọc giữa các nhóm
-Nhận xét, tuyên dương.
e) Đọc đồng thanh
 -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
 Tiết 2
 3 Tìm hiểu bài 
Câu 1:-Hà đã nhờ mẹ làm gì ?
- Khi Hà đến trường các bạn đã khen hai bím tóc của em như thế nào ? 
Câu 2:- Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc ?
- Tuấn đã trêu Hà như thế nào ? 
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ?
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi :
 Câu 3: -Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào ?
- Theo em vì sao lời khen của thầy lại làm Hà vui và không khóc nữa? 
Câu 4: Tan học Tuấn đã làm gì? 
- Từ ngữ nào cho thấy Tuấn đã rất xấu hổ khi trêu chọc Hà ?
- Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 
4) Luyện đọc lại. :
-Hướng dẫn đọc theo vai 
 5) Củng cố dặn dò : 
 - Bạn Tuấn trong chuyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao ? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC
- HS quan sát tranh
- Vài em nhắc lại đầu bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
-Hs giải nghĩa từ tết, bím tóc đuôi sam, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh .
- Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá .
- Vì Tuấn sấn đến trêu Hà .
- Tuấn kéo bím tóc Hà làm Hà đau khi Hà ngã xuống đất Tuấn còn đùa dai .
-Tuấn đã không tôn trọng bạn, Tuấn không biết cách chơi với bạn ...
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp .
-Vì lời khen của thầy giúp Hà trở nên tự tin , tự hào về bím tóc của mình .
-Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà .
- Tuấn gãi đầu ngượng nghịu .
- Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái . 
- Các nhóm tự phân ra các vai và thi đọc
- Bạn đáng chê vì đã nghịch ác với bạn Hà nhưng đáng khen vì đã biết nhận lỗi và biết xin lỗi bạn .
-Chúng ta nên đối xử tốt với bạn. 
------------------------------------
Toán 
29 +5
I/ Mục tiêu :
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 29 +5.
Biết số hạng ,tổng .
Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông .
Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng .
Thực hiện bài 1(cột 1, 2, 3), bài 2(a, b), bài 3 trang 16.
II/ Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành toán 
III/ Các hoạt động dạy học:
 	Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1/- Kiểm tra Bài cũ :
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng 9 + 5 
- Yêu cầu thực hiện 9 + 5 và 9 + 3 , 9 + 7 nêu cách đặt tính 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2/-Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 29 +5 .
* Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Nêu bài toán : có 29 que tính thêm 5 que tính . Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 9 que tính rời .
- GV: Có 29 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục 9 vào cột đơn vị.
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính .
- Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 9 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói : Thêm 5 que tính .
- Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục . 3 chục với 4 que tính rời là 34 que . Vậy 29 + 5 = 34 
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
3- Thực hành:
Bài 1: Tính
- Giáo viên yêu cầu hs thực hiện vào sgk.
- Gv cùng hs nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
- Muốn tính tổng ta làm như thế nào ? 
- Cần chú ý điều gì khi đặt tính ?
- Yêu cầu hs làm bảng con .
- Nhận xét
Bài 3: Nối các điểm để có hình vuông
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau ? 
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một em lên chữa bài .
- Gọi học sinh nêu tên 2 hình vuông vừa vẽ được 
d) Trò chơi: Thi tính đúng và nhanh; 19 + 8 
 - Gọi hs nhắc lại cách đặt tính và tính 29+5
- Bảng con.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 29 + 5 
- Lấy 29 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 29 cộng 5 bằng 34 
 2 9 * Viết 29 rồi viết 5 xuống 
 + 5 dưới sao cho 5 thẳng cột với 
 34 9 viết dấu + và vạch kẻ ngang. Cộng từ phải sang trái 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 thẳng cột với 9 và 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3 vào cột chục .
 * Vậy : 29 + 5 = 34 
1 HS nêu yêu cầu
Hs thực hiện
6 hs làm bảng lớp
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Lấy các số hạng cộng với nhau.
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng với chục . 
- Lớp thực hiện vào bảng con .
- Nối 4 điểm .
- Lớp làm vào vở nối thành hình vuông .
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa .
- Hình vuông ABCD và hình vuông MNPQ
----------------------------------
 Thứ ba ,ngày 31 tháng 08 ,năm 2010 
Kể chuyện 
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I/ Mục tiêu:
Dựa theo tranh kể lại đoạn 1 ,đoạn 2 của câu chuyện(BT1), bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (Bt2) .
Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
* Hs khá –giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT3)
II/ Đồ dùng dạy học: tranh
III/ Các hoạt động dạy học:
 	Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A /Bài cũ :
-3 hs kể theo phân vai : “Bạn của Nai Nhỏ’’
Kể 
-Gv chấm điểm +nhận xét
B /Bài mới :
1/Giới thiệu bài: Bím tóc đuôi sam
2 /Hd kể chuyện :
a /quan sát tranh và kể theo gợi ý : 
Tranh 1 : Hà có bím tóc ra sao ?
..nhỏ ,buộc nơ 
-Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào?
Ái chà chà ! Hà có bím tóc đẹp quá !
Tranh 2 : Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào?
Tớ mệt quá cho tớ vịn vào nó 1 lúc .
-Việc làm của Tuấn vẫn đến điều gì ?
Hà khóc ,mách thầy 
-Gọi hs kể 
Kể
-Lớp và gv nhận xét động viên hs kể hay 
b/ Kể lại đoạn 3 : 
-1 hs đọc yêu cầu bài 
Đọc 
(Các em kể bằng lời của mình .)
Hà vừa mách tội Tuấn, vừa khóc thút thít. Thầy giáo nhìn 2 bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm .
Nghe thầy nói thế ,Hà ngạc nhiên hỏi lại : “Thật thế không ạ ?’’Thầy bảo : “Thật chứ !’’ .Thế là Hà hết cả buồn tủi, nín khóc hẳn 
-Cho hs tập kể trong nhóm 
-Đại diện nhóm kể 
-Sau đó cho hs kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện(3 ... ính bó thành 1 chục , 1 chục que tính với 3 que tính là 13 que tính .
 Vậy 8 cộng 5 bằng 13.
* Hướng dẫn thực hiện tính viết.
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính 
* Lập bảng công thức: 8 cộng với một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép cộng trong phần bài học.
- Mời 2 em lên bảng lập công thức 8 cộng với một số.
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng.
 3/ Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm:
-Gọi hs nêu lần lượt từng cột tính
-Gv nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu hs làm bảng con.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
-Yêu cầu hs tự trình bày bài giải vào vở
* Trò chơi: Truyền điện bảng 8+5
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học làm thêm bài tập 3.
-HS đọc
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Lấy 8 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính 
- Gộp lại đếm và đọc to kết quả 13 que tính .
- Tách 5 que thành 3 và 2 ; 8 với 2 là 10, 10 với 3 là 13 que 
- Thực hiện phép tính 8 + 5
- Tự lập công thức :
 8 + 2 = 10 
 8 + 3 = 11 
 8 + 4 = 12 
 ... 
 8 + 9 = 17 
- 1 em đọc yêu cầu. 
-Hs nêu nối tiếp
-Hs chữa bài
- 1hs nêu yêu cầu.
-Hs thực hiện
- Làm bài 
- 1 em làm bảng lớp 
 Bài giải : 
 Số con tem cả hai bạn có tất cả là: 
 8 + 7 = 15 (con tem) 
 ĐS: 15 con tem 
-Hs chơi
-----------------------
: Chính tả : (Nghe viết)
 TRÊN CHIẾC BÈ
I Mục tiêu:
- Nghe –viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả. Không mắc quá 5 lỗi trong bài .
-Làm được bt2, bt3a .
II/ Đồ dùng dạy học Bảng phụ. 
III/ Các hoạt động dạy – học :	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A/ Bài cũ:
-Đọc các từ: Cô tiên, yên xe, bạn thân , nhà tầng 
-Nhận xét.
B/ Bài mới: 
1) Giới thiệu bài-Ghi đầu bài lên bảng
2) Hướng dẫn nghe viết : 
-Đọc đoạn chính tả
-Đoạn trích này trong bài tập đọc nào? 
- Đoạn trích kể về ai?
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? 
- Hai bạn đi chơi bằng gì?
-Đoạn trích có mấy câu?
-Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Bài viết có mấy đoạn?
-Chữ đầu đoạn viết như thế nào? 
- Ngoài những chữ đầu câu, đầu đoạn ta còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc các từ: Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt 
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
-Gv đọc chậm từng câu,
* Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Chấm 1 số bài và nhận xét.
3/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài: Thi tìm tiếng có iê / yê 
-Chia thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét.
- iê: cô tiên , đồng tiền , liên hoan , biên kịch , chiên cá , thiên đường , niên thiếu , miên man...
- Yê : yên xe , yên ổn , chim yểng , trò chuyện , quyển truyện ...
Bài 3 a: 
- “ dỗ em “ có nghĩa là gì ?
- “ giỗ ông “ có nghĩa là gì ?
- Yêu cầu tương tự với từ “ròng “ và “ dòng “
- Yêu cầu 2 em lên bảng viết.
-Nhận xét chốt ý đúng.
 4) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn HS viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại bài 
-HS viết bảng con. 
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài.
-1 hs đọc lại
- Trong bài trên chiếc bè.
-Nói về Dế Mèn và Dế Trũi.
- Đi ngao du thiên hạ.
- Đi bằng bè kết từ các lá bèo sen.
- Có 5 câu. 
- Chữ đầu câu phải viết hoa 
- Có 3 đoạn.
- Viết hoa chữ đầu tiên và viết lùi vào 1 ô ly
-Viết hoa tên bài (Trên ) và tên riêng của loài vật ( Dế Mèn , Dế Trũi )
- Hs viết vào bảng con 
- Hs viết vào vở.
-Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- 1 em nêu yêu cầu
- HS tìm và viết vào phiếu
thi tìm tiếng có iê / yê 
-Đại diện nhóm dán kết quả.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập 3a .
- Dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình 
-“giỗ ông” lễ cúng tưởng nhớ khi ông đã mất
- dòng sông , dòng nước ; ròng ròng , vàng ròng ...
 - 2 em lên bảng thực hiện .
--------------------------------
Thứ sáu, ngày 03 tháng 09 năm 2010
Tập làm văn
CẢM ƠN- XIN LỖI
I Mục tiêu:
- BiẾT nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản bt1, bt2.
-Nói được 2, 3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi bt3.
* Hs khá –giỏi làm được bt4 (viết lại những câu đã nói ở bt3).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy – học :	
A/Bài cũ:
-Gọi 1 em lên bảng kể lại câu chuyện “Gọi bạn” theo tranh minh họa. 
- Đọc danh sách tổ mình trong bài TLV tiết trước. 
- Nhân xét ghi điểm. 
 B/Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: 
- Khi ai đó giúp em việc gì em nói gì với họ?
- Khi em làm phiền hay mắc lỗi với ai đó thì em làm sao?
- Hôm nay các em sẽ tập nói những lời cảm ơn, xin lỗi đó.
2) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 - Nói lời đáp của em
- Em sẽ nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
- Nhận xét tuyên dương những em biết nói lời cảm ơn lịch sự.
- Cảm ơn bạn! Mình cảm ơn bạn! Cám ơn bạn nhé! Bạn thật tốt không có bạn thì mình bị ướt hết rồi. 
- Vậy khi nói lời cảm ơn ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành nói lời cảm ơn với người lớn phải lễ phép, với bạn bè phải thân mật.
- Hướng dẫn tương tự với các tình huống còn lại.
- Sau mỗi em nói gọi em khác nhận xét bổ sung. 
-Lắng nghe chỉnh sửa cho học sinh.
Bài 2 -Noí lời xin lỗi
- Nhắc nhớ học sinh khi nói lời xin lỗi cần có thái độ thành khẩn.
- Yêu cầu dưới lớp quan sát nhận xét.
 Bài 3: - Yêu cầu đọc đề bài.
- Treo bức tranh 1 lên bảng và hỏi :
-Tranh vẽ gì?
- Khi nhận được quà bạn nhỏ phải nói gì?
-Hãy dùng lời của em kể lại bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn.
- Yêu cầu nhiều bạn nối tiếp đứng lên nhìn tranh tập nói.
- Lắng nghe và nhận xét.
- Mẹ mua cho Lan một con gấu bông rất đẹp. Lan đưa hai tay ra nhận và lễ phép nói: “Con cám ơn mẹ!”
 Bài 4: - Yêu cầu học sinh tự viết vào vở những điều đã nói ở trên dựa theo một trong hai bức tranh.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- HS1: Kể chuyện “Gọi bạn” theo tranh.
- HS2: Đọc danh sách tổ mình. 
- Em cảm ơn họ.
- Em phải xin lỗi!
- Một em nhắc lại đầu bài 
- Một em đọc yêu cầu đề bài. 
-Nhiều HS phát biểu
- Theo dõi nhận xét bạn.
-HS cùng thực hành.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đọc đề bài.
- Lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Em lỡ bước giẫm vào chân bạn: - Ôi! Tớ xin lỗi bạn! Tớ xin lỗi bạn nhé! / Ôi, Mình vô ý quá cậu cho mình xin lỗi nhé!
-HS quan sát tranh và trả lời.
-Một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ 
- Bạn phải cảm ơn mẹ.
- Một số em nói.
-HS thực hành tập nói
- Lớp thực hành viết lại những điều đã nói dựa vào nội dung bức tranh 1 hoặc 2.
-1 số HS đọc bài viết.
-Hs nhắc lại nội dung bài học.
-----------------------------
Toán 
28 + 5
 I Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 +5 .
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
-Thực hiện bài 1(cột 1, 2, 3); 3; 4 trang 20.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành toán.
 III/ Các hoạt động dạy – học :	
 ơ 	
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 KTBC :
-Gọi 1 số HS đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số. 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 Bài mới: 
 *) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 28 +5.
1/ Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- Nêu bài toán: có 28 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
-Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 8 que tính rời.
- GV: Có 28 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục 8 vào cột đơn vị.
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính.
-Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 8 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 8 và nói: Thêm 5 que tính .
-Nêu: 8 que tính rời với 2 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 3 que tính rời là 33 que. Vậy 28 + 5 = 33 
* Đặt tính và tính: 
 28 
+ 5 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 3 3 nhớ 1, 2 + 1 bằng 3 viết 3
 - Vậy : 28 + 5 = 33
 2/ Thực hành :
Bài 1: - Tính
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào bảng con.
-Yêu cầu 1số em lên bảng làm.
-Giáo viên nhận xét.
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời một em lên chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4:Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm 
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm? 
-Yêu cầu lớp tự vẽ vào vở.
- Mời một em lên vẽ trên bảng.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
3 HS đọc lại
- Lắng nghe và phân tích bài toán.
-Ta thực hiện phép cộng 28 + 5 
- Lấy 28 que tính để trước mặt 
- Lấy thêm 5 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 28 cộng 5 bằng 33 
-HS lắng nghe.
 -Hs nhắc lại cách đặt tính và tính. 
- Một em nêu yêu cầu.
- Tự làm bài vào bảng con.
-Hs nhận xét chữa bài.
- Đọc đề.
- Lớp thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng giải bài.
 Bài giải :
 Số con gà và vịt có là :
 18 + 5 = 23 ( con )
 Đáp số: 23 con.
- HS nhận xét
- Một em đọc đề bài 
- Dùng viết chấm 1 điểm trên giấy đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm tìm vạch chỉ 5 cm trên thước chấm điểm thứ 2 nối 2 điểm lại với nhau .
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa.
- Về học bài và làm các bài tập còn lại.
-----------------------------
SINH HO¹T LíP TUÇN 4
I.Sơ kết tuần:
- Chuyên cần.
Vaéng: 
Treã: .
Vệ sinh:
Caù nhaân: thöïc hieän toát
Toå . thöïc hieän toát veä sinh lôùp hoïc vaø saân.
Đồng phục:
Moät soá em coøn maëc aùo chöa ñuùng qui ñònh: 
Nề nếp thái độ học tập:
 -Moät soá em trong giôøû hoïc chöa chuù yù baøi: ..
-Queân ñoà duøng: ..
II. Tuyên dương:
Các em thực hiện tốt được tuyên dương :
.
Tập thể được tuyên dương:
 Taäp theå toå .
 III. Phương hướng tuần 5
Biện pháp khắc phục hạn chếÁ:
 Nhaéc caùc em chöa thöïc hieän toát, chöa chuù yù baøi trong giôø hoïc thöïc hieän toát hôn.
Hoạt động tuần tới:
Kieåm tra SGK,VBT
Tieáp tuïc vieäc thöïc hieän veä sinh lôùp,saân
Thu tieàn BHYT,BHTN,PLL.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc