TUẦN 10
Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: CHÀO CỜ
-------------------------------------
TIẾT 2+3 : TẬP ĐỌC
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà)
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện :Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
2. Kĩ năng :
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà.
TUẦN 10 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010 BUỔI SÁNG TIẾT 1: CHÀO CỜ ------------------------------------- TIẾT 2+3 : TẬP ĐỌC SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) - Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện :Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. 2. Kĩ năng : - Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ : - Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà. II/ Chuẩn bị 1. Giáo viên : - Tranh : Sáng kiến của bé Hà. 2. Học sinh : - Sách Tiếng việt. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Tiết 1 1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. (NV trợ giảng) -Tiếp theo chủ điểm về nhà trường các em sẽ học chủ điểm nói về tình cảm gia đình :Ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.Bài học mở đầu chủ điểm ông bà có tên gọi :Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà.Em hãy đọc truyện và cùng tìm hiểu. - Ghi tên bài Hoạt động 1 : Luyện đọc. -Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giong ông bà phấn khởi. - Hỏi bài có mấy câu? Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ. - Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -Hướng dẫn đọc chú giải : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. Đọc từng đoạn : -Chia nhóm đọc trong nhóm. -Nhận xét. Tiết 2 * Tìm hiểu bài. Tìm hiểu đoạn 1. -Bé Hà có sáng kiến gì ? Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ cho ông bà ? -Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm lễ của ông bà? -Vì sao ? - Giáo viên giảng : Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi. - Sáng kiến của bé Hà đã cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ? * Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? - Ai đã giủp bé Hà ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 * Hà đã tặng cho ông món quà gì ? - Món quà đó ông bà có thích không ? * Bé Hà trong câu chuyện là cô bé như thế nào ? - Vì sao Hà nghĩ ra sự kiện tổ chức ngày lễ cho ông bà? Luyện đọc lại: - Phân vai để đọc. 3.Củng cố : - Các em có yêu ông bà mình không ? Em làm gì để thể hiện lòng kình yêu đó? - Yêu cầu về nhà luyện đọc lại bài - Chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau. - Sáng kiến của bé Hà. - Đọc tên bài -Theo dõi đọc thầm. - Trả lời -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài. -Học sinh luyện đọc các từ :ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ, suy nghĩ, . -Học sinh ngắt nhịp các câu trong sách giáo khoa. -Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm”ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già,// -3 em đọc chú giải. -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm. -Đồng thanh. -1 em đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm. -Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà. Vì Hà có ngày 1/6, bố có ngày 1/5, mẹ có ngày 8/3, ông bà thì chưa có. -Ngày lập đông. -Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của ông bà. -Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình. * Chưa biết chọn món quà gì để biếu ông bà - Bố đã giúp bé Hà . - Cả lớp đọc thầm * Chùm điểm 10 - Món quà đó ông bà thích nhất . * Hà là một em bé ngoan, có nhiều sáng kiến, kính yêu ông bà. - Vì Hà rất kính yêu ông bà, rất quan tâm đến ông bà, mới phát hiện ra ông bà chưa có ngày lễ. - Học sinh đọc phân vai theo nhóm. - Trả lời ---------------------------------------- TIẾT 2: TOÁN LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về : - Tìm số hạng trong một tổng. Phép trừ trong phạm vi 10. - Giải toán có lời văn. Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. 2.Kĩ năng : - Rèn tính đúng, chính xác các dạng toán tìm số hạng trong một tổng. 3.Thái độ : - Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học - Hình vẽ bài 1. 2. Học sinh : - Sách, vở bài tập, nháp, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ: (NV trợ giảng) Nêu cách tìm số hạng trong một tổng ? -Ghi : Tìm x : x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75 -Nhận xét, cho điểm. 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài. (NV trợ giảng) - Nêu mục tiêu và tên bài học, ghi bảng. Bài 1: Tìm X -Vì sao x = 10 – 8 X +8 =10 X + 7 = 10 30 + X =58 -Nhận xét, cho điểm. Bài 2: Tính nhẩm. - Yêu cầu gì ? - Nhận xét , cho điểm. Bài 3 : Tính. - Cách tính của bài này như thế nào? -Vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau ? - Nhận xét. Bài 4 : - Yêu cầu đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì? -Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm thế nào ? -Vì sao ? Bài 5 : khoanh vào ô đúng 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại cách giải toán có lời văn. -1 em nêu. -3 em lên bảng làm. Lớp bảng con. - lắng nghe và đọc tên bài - Đọc yêu cầu bài. -x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết.Tìm x là lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - 3 em lên bảng tính, lớp làm và vở. - 1 em đọc yêu cầu. - Tính nhẩm - 3 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 9 + 1 = 10 10 – 9 = 1 10 – 1 = 9 - Đọc yêu cầu - Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia. -Vì 3 = 1 + 2. -1 em đọc đề. Cam & Quýt : 45 quả. Cam : 25 quả. Quýt : ? quả. - Thực hiện : 45 – 25 . - 45 là tổng, 25 là số hạng đã biết. Muốn tìm số quýt lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Giải vở. Số quýt có : 45 – 25 = 20 (quả quýt) Đáp số : 20 quả quýt. -Tự làm : c) x = 0 -Chia 2 đội. -Xem lại bài. ------------------------------------- BUỔI CHIỀU TIẾT 1: TIẾNG VIỆT* LUYỆN ĐỌC: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I/ Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt ngỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý. - Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời kể với lời nhân vật. - Hiểu nội dung: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. II. Chuẩn bị: - sách giáo khoa, tranh: Sáng kiến của bé Hà đồ dùng dạy học. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) - Nêu mục tiêu và tên bài học. 2. Luyện đọc - Học sinh đọc thầm toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Đọc đoạn trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Chú ý các từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc đồng thanh. - Thi đọc giữa các nhóm. - Đọc phân vai. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung, ý nghĩa chuyện, - Nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị tiết kể chuyện. - Lắng nghe và đọc tên bài học. - Cả lớp đọc thầm - Học sinh chú ý lắng nghe. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài và trả lời câu hỏi. - Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ. - Học sinh đọc theo nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh - Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. - Mỗi nhóm 4 học sinh tự phân vai (Người dẫn chuyện, bé Hà, ông, bà) - Sáng kiến bé Hà tổ chức thể hiện lòng kính yêu ông bà. --------------------------------------------- TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 1 (GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY) -------------------------------------------------- TIẾT 3: TOÁN * LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về tìm x trong bài tập có dạng: x + a = b; a + x = b (với a và b là các số không quá 2 chữ số). - Cách tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia - Giải bài toán có một phép trừ. - Học sinh khá, giỏi làm được các bài tập về cách tìm số hạng chưa biết. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: (NV trợ giảng) - Gọi 1 học sinh nêu quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng. - Làm bài tập: tìm x a) x + 4 = 17 b) 34 + x = 48 2. Luyện tập Bài 1: tìm x x + 5 = 15 x + 7 = 38 9 + x = 59 6 + x = 37 - Gọi học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét, cho điểm Bài 2: viết số thích hợp vào ô trống Số hạng 26 19 18 Số hạng 5 23 76 37 Tổng 29 - Yêu cầu nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. - Ghi bảng kết quả cho học sinh nhận xét. Bài 3: Tính nhẩm 10 – 1 – 2 = 10 – 3 – 4 = 10 – 3 = 10 – 7 = - Giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau. 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - 1 em nêu - 2 em lên làm bài. - 4 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh làm bài vào vở nối tiếp nêu - 1 học sinh nêu. - Học sinh nhẩm và ghi ngay kết quả - vì 3 = 2 + 1 - Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia khi tìm x các dấu bằng ghi thẳng cột. ------------------------------------- Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010 BUỔI SÁNG TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC (GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY) --------------------------------------- TIẾT 2: KỂ CHUYỆN SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng kể chuyện đủ ý, đúng trình tự, nghe bạn kể để đánh giá đúng. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh lòng kính trọng và yêu quý ông bà. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Tranh : Sáng kiến của bé Hà. - Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn. 2. Học sinh : - Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ : (NV trợ giảng) - Gọi 4 em dựng lại câu chuyện : Người mẹ hiền theo vai. - Nhận xét. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) - Nêu mục tiêu của bài học và tên bài học Hoạt động 1 : Kể từng đoạn. - Bài yêu cầu gì? - Bảng phụ ghi ý chính : Đoạn 1. - Hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn 1. Gợi ý : -Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào ? -Bé Hà có sáng kiến gì ? -Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà? -Hai bố con chọn ngày nào làm lễ của ông bà? Vì sao ? -Kể trong nhóm. Đoạn 2 : - Khi ngày lập đông đến gần, Bé Hà đã chọn được ... vở. - Nhắc học sinh cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, sửa lỗi. - Thu chấm một số bài. 4. Củng cố- Dặn dò: - Qua bài học hôm nay các con đã biết kể về một người thân. - Về nhà hoàn thanh bài viết. - Nhận xét tiết học. - Nhắc lại. * Kể về những người thân trong gia đình. - Suy nghĩ tập kể. - 1,2 học sinh kể trước lớp. - Tập kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể. +Nhóm 1: Ông nội em năm nay đã ngoài bẩy mươi tuổi. Tuy vậy, dáng người ông trông thật khoẻ mạnh. Chùm râu của ông dài và trắng như cước. Nước da ông ngăm đen, nhăn nheo. Gương mặt ông hiền từ với cái nhìn trìu mến, trông ông thật nhân hậu. Tuy ông đã già, nhưng ông rất thương con quý cháu. Em mong ước rằng ông sẽ khoẻ mạnh để sống lâu. Em sẽ cố gắng học giỏi để ông vui lòng. + Nhóm 2: Bà em năm nay đã bảy mươi tuổi. Dáng người nhỏ nhắn, nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc bà đã bạc trắng giống bà tiên trong chuyện cổ tích. Bà hay kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Em rất yêu mến vầ kính trọng bà. Em mong bà sống thật lâu với chúng em để dạy bảo em những điều hay lẽ phải. Em hứa sẽ cố gắng học tập và làm theo lời dạy bảo của bà. Nhận xét bình chọn. * Viết lại những gì vừa kể ở bài tập 1. - Cả lớp viết bài vào vở. - 4, 5 em đọc bài của mình trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. ------------------------------------ TIẾT 2: TOÁN 51 - 15 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Biết thực hiện phép trừ (có nhớ) số bị trừ là số có hai chữ số và số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số. 2. Kỹ năng: - Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng (vận dụng phép trừ có nhớ) - Tập vẽ hình tam giác (trên giấy kẻ ô li) khi biết ba đỉnh 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức kiên chì, cẩn thận. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - 5 bó 1 chục que tính và một que tính - Bảng từ, bảng số. 2. Học sinh: - 5 bó 1 chục que tính và một que tính rời, bảng con, phấn. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (NV trợ giảng) - Gọi 3 học sinh lên bảng - Kiểm tra vở bài tập làm ở nhà của học sinh - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) - Tiết học hôm nay cô cùng các con học bài 51 - 15 - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm kết quả của phép trừ 51 – 15: - Nêu vấn đề: cô có 51 que tính cô lấy đi 15 que tính hỏi cô còn bao nhiêu que tính? - Chốt lại cách làm hay nhất vừa nói vừa thao tác lại trên bảng từ. - Có 51 que tính tức là có 5 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời bớt đi 5 que tính ta lấy 1 bó que tính tháo ra lấy 4 que tính còn 6 que tính có một que tính rời rồi lấy 4 que tính là 5 que tính, 4 chục lấy 1 chục còn lại 3 chục: 3 chục với 6 que tính là 36 que tính. - Vậy: 51 - 15 = 36 - Giáo viên gài dãy số thành phép trừ xuống dưới dãy que tính. 51 - 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 - 15 bằng 6, viết 6, nhớ 1 36 - 1 thêm 1 bằng 2 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. - Yêu cầu so sánh kết quả của 2 cách tính. 3. Thực hành Bài 1: Tính - Hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 phép tính. - Nhận xét sửa sai. Bài 2: đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: a, 81 và 44 b, 51 và 25 c, 91 và 9 - Hướng dẫn và làm mẫu một phép tính. Bài 3: Vẽ theo mẫu - Hướng dẫn chấm các điểm vào vở ô li. - Giáo viên theo dõi uốn nắn giúp đỡ những em còn lúng túng. 3. Củng cố - dặn dò: (NV trợ giảng) - Nhận xét tiết học - Về nhà làm bài tâp trong vở bài tập toán. - 3 em làm bài tập 71 – 7 = 41 – 4 = - 1 em chữa bài 3 trong vở bài tập. 2 em nhắc lại đầu bài. - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả. - Học sinh có thể tìm các cách khác nhau - Nhận xét kết quả của bạn. - Học sinh theo dõi thao tác lại que tính - Học sinh tự đặt tính rồi tính. - Đều có kết quả là 36 - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - 1 học sinh lên làm tiếp các phép tính còn lại. - Nhận xét bài của bạn. - 2 học sinh nêu yeu cầu của bài - Các phép tính còn lại gọi 2học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở. - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh nêu cách nối 3 điểm đã chấm để có tam giác. - Học sinh tự vẽ hình dùng thước để nối. ----------------------------------- TIẾT 3: CHÍNH TẢ: NGHE – VIẾT ÔNG VÀ CHÁU I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nghe viết chính xác khổ thơ. 2. Kỹ năng: - Viết đúng chữ khó, trình bày đẹp. Làm đúng các bài tập chính tả. - Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi, ngã. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. - Bảng phụ: Viết sẵn đoạn viết, các bài tập 2,3. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (NV trợ giảng) - Đọc các từ: - Nhận xét. 2, Bài mới: a, Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) - Nêu mục tiêu và tên bài học - Ghi đầu bài. b, Nội dung: * Đọc đoạn viết. ? Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không? ? Tìm các dấu hai chấm, ngoặc kép trong bài. * HD viết từ khó: - Ghi từ khó: - Xoá các từ khó – yêu cầu viết bảng. - Nhận xét – sửa sai. *HD viết bài: - Đọc đoạn viết. - Đọc từng dòng. - Đọc lại bài, đọc chậm Giáo viên quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. * Chấm, chữa bài: Thu 7- 8 bài chấm điểm. c, Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 2: - Nêu yêu cầu - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. - Nhận xét. * Bài 3: - Yêu cầu đọc đề bài - Cho học sinh làm bài- chữa bài. - Yêu cầu đổi vở kiểm tra. - Nhận xét - đánh giá. 4, Củng cố – dặn dò: (NV trợ giảng) - Nhắc lại qui tắc chính tả. - Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại. - Nhận xét tiết học. - 2 học sinh lên bảng viết – cả lớp viết bảng con: nghỉ ngơi lo nghĩ nghỉ học. - Nhắc lại. - Trả lời. - 1 em tìm - 2 em lên bảng viết: Vật , keo, chiều. - Lắng nghe - Viết bài - Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai. * Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c/k? - Nêu. - Các nhóm thi đua nêu: + c: cây, cam, cười, cuội, cước, cõng, cong, còn + k: kiên, kiến, kéo, kẹo, kính, kể * Điền vào chỗ trống: a. n hay l? - Lên non mới biết non cao. Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. b. ~ hay ? - Dạy bảo, cơn bão, lặng lẽ, số lẻ, mạnh mẽ, sứt mẻ, áo vải, vương vãi. - Nhận xét. - Nhắc lại - Lắng nghe --------------------------------------- TIẾT 4: TIẾNG VIỆT* ÔN: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I/ Mục tiêu: - Biết kể về ông, bà hoặc người thân , dựa theo câu hỏi bài tập1. - Viết được doạn văn ngắn 3 - 5 câu về ông bà hoặc người thân II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. - Tranh minh họa bài tập 1. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) 2. Dạy học bài mới: Bài 1: Kể về ông bà (hoặc người thân) của em. - Gọi học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi của bài tập - Yêu cầuThảo luận cặp đôi theo câu hỏi gợi ý - Yêu cầu từng cặp học sinh lên hỏi đáp với nhau theo câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. - Nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh Bài 2: Yêu cầu học sinh viết bài vào vở * Chú ý: Viết câu văn liền mạch, cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa. - Yêu cầu một vài học sinh đọc bài viết trước lớp. - Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – Dặn dò: - Về nhà suy nghĩ và viết thêm nhiều điêu khác về ông bà, người thân - Nhận xét giờ - Về nhà hoàn thiện bài viết - Đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi. - Thảo luận cặp đôi theo câu hỏi gợi ý - Từng cặp học sinh lên hỏi đáp với nhau theo câu hỏi gợi ý. - Một số em trình bạy trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét - Viết bài vào vở - một vài học sinh đọc bài viết trước lớp. ------------------------------------ BUỔI CHIỀU TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐIỀM: CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI I/ Yêu cầu: 1.Kiến thức : Biết sinh hoạt theo chủ đề : Chăm ngoan học giỏi 2.Kĩ năng : Rèn tính mạnh dạn, tự tin. 3.Thái độ : Có ý thức, kỉ cương trong sinh hoạt. II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Bài hát, chuyện kể, báo Nhi đồng. 2.Học sinh : Các báo cáo, sổ tay ghi chép. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Mục tiêu : Học sinh biết sinh hoạt văn hóa văn nghệ. 1.Giải câu đố: Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dạy? (Là con gì?) 2.Đặt 3 câu theo mẫu : vì .. nên. 3. Thi ai biết nhiều câu thơ, ca dao về bạn bè. * Sinh hoạt văn nghệ. Hoạt động 2: tham gia chơi trò chơi - Hát cá nhân, kể chuyện - Hát tập thể. Củng cố : - Nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà tìm thêm các bài hát mới. - Tham gia trò chơi đố vui để học. 1.tham gia trả lời câu đố - Lẫn lượt trả lời sai sẽ bị phạt. 2. Vì trời mưa nên em không đi học được. 3.Thi đua tìm: - Lớp tham gia văn nghệ. - Đồng ca các bài hát đã học. + Múa vui + Mừng sinh nhật +Bà Còng đi chợ. - lớp tham gia chơi. --------------------------------------- TIẾT 2: SINH HOẠT LỚP I/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu điểm tồn tại trong tuần, biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại. - Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức và có ý thức tự giác học tập II/ Nhận xét: 1.Đánh giá hoạt động: - Các em đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. - Các em đã tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của trường, lớp đề ra. - Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè. - Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Sú, Hồ A. - Học tập tiến bộ như: Sú, Bi, Pàng. - Trong tuần không có em nào vi phạm nội quy trường, lớp. - Thực hiện tốt công tác lao động của trường, lớp tổ chức. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học - Hay quên sách vở: như: Lý thu, Hồ B, Trọng - Đồ dùng học tập thiếu: Lý Thu, Cở, Thứ - Hay nói chuyện riêng trong lớp. 2. Kế hoạch tuần 11: - Duy trì nề nếp cũ. - Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Tự quản 15 phút đầu giờ tốt. - Phân công học sinh giỏi kèm học sinh yếu. - Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
Tài liệu đính kèm: