Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 2 năm 2009

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 2 năm 2009

Toán

SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU

1. Mục tiêu:

 - Giúp HS bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ

- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số giải toán có lời văn.

Rèn HS kĩ năng tính toán nhanh chính xác.

GD HS ý thức học tốt môn toán.

II. Đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học toán 2.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 67 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 2 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2009
Toán
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
1. Mục tiêu:
 - Giúp HS bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số giải toán có lời văn.
Rèn HS kĩ năng tính toán nhanh chính xác.
GD HS ý thức học tốt môn toán.
II. Đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học toán 2.
III. Các hoạt động dạy học :
Các HĐ
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1
HĐ2 
1. Kiểm tra:
GV ghi bài gọi HS chữa bài
Nhận xét chữa bài
2. Bài mới
 Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu 
- Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm 
- Viết bảng: 59 -35 = 24
GVchỉ vào phép trừ và nêu: 
59 - 35 = 24
# # #
SBT Số trừ Hiệu
-Trong phép trừ này 59 gọi là gì?
 35 gọi là gì?
 24 gọi là gì ?
Gv chỉ vào từng số trong phép tính yêu cầu HS nêu tên gọi của số đó.
Trong phép trừ còn cách viết nào khác?
Yêu cầu HS nêu tên gọi của từng số trong phép trừ đó.
- Cho HS lấy ví dụ 1 phép trừ khác
 Luyện tập 
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài
-Yêu cầu HS quan sát bài mẫu và đọc phép trừ của mẫu 
- Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào ?
- Muốn tìm hiệu ta phải làm như thế nào 
- Yêu cầu HS tự làm bài
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- GV hướng dẫn mẫu 
 _ 79
 25 
 54
Bài 3:
Y/ C HS đọc đề bài 
Bài toán cho biết những gì ?
BT hỏi gì?
Muốn biết độ dài đoạn dây còn lại ta phải làm như thế nào ?
 Tóm tắt
 Có :........8dm
 Cắt đi :.........3dm
 Còn lại :........ dm?
Cho HS làm bài vào vở
GV chấm. Chữa bài
3. Củng cố - dặn dò.
? Nêu tên thành phần của phép trừ ?
Nhận xét giờ
HD VN: ôn bài và chuẩn bị bài .
3 HS lên bảng 
Cả lớp làm vào bảng con
 1dm = ..............cm
 2dm = ..............cm
 70dm =..............cm
 HS đọc: Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư
- Số bị trừ 
- Số trừ 
- Hiệu số 
- HS nêu tên gọi từng số 
- Viết theo cột hàng dọc
- HS nêu
VD: 79 - 46 = 33
HS nêu tên gọi của từng số trong phép trừ đó
 Viết số thích hợp vàp chỗ trống 
 19 - 6 = 13
 - SBT là số 19 số trừ là 6
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ 
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra.
 - 1 HS đọc yêu cầu 
+ Cho biết số bị trừ và số trừ của phép tính.
- Tìm hiệu của phép trừ 
- Đặt tính theo cột dọc 
- HS nêu cách đặt tính và tính của phép tính.
- Cả lớp làm bài vào bảng con
--
 Lớp chữa bài nhận xét 
 1 HS đọc đề bài – Nêu yêu cầu của bài
-
 HS làm bài bài:
 Bài giải 
 Độ dài đoạn dây còn lại là:
 8 - 3 = 5(dm)
 ĐS: 5dm
3- 4 HS nêu
Kể chuyện: Tiết 2
phần thưởng
I. Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng nói
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Biết kể tự nhiên phối hợp với lời kể, với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể 
2.Rèn kỹ năng nghe
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
Giáo dục HS đức tính ngoan ngoãn , biết giúp đỡ mọi người. 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy, học 
Các HĐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
HĐ2
1. Kiểm tra: 
Kể câu chuyện “có công mài sắt có ngày nên kim”
 GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới
 Giới thiệu bài 
 Hướng dẫn kể 
a, Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
+ Kể chuyện theo nhóm 
+ Kể chuyện trước lớp
Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý
Đoạn 1
- Na là một cô bé như thế nào?
- Các bạn trong lớp đối xử với Na như thế nào
- Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì ?
- Na còn làm những việc tốt gì ? 
- Na còn băn khoăn điều gì ?
Đoạn 2
- Cuối năm học các bạn bàn tán về điều gì?
- Lúc đó Na làm gì?
- Các bạn thì thầm bàn tán điều gì với nhau?
- Cô giáo nghĩ như thế nào về sáng kiến của các bạn 
Đoạn 3
- Phần đầu buổi lễ phát thưởng diễn ra như thế nào? 
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Khi Na nhận phần thưởng, Na các bạn và mẹ Na vui mừng như thế nào ?
b, Kể toàn bộ câu chuyện 
- Yêu cầu HS kể nối tiếp 
- Gọi HS khác nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: 
Qua hai tiết kể chuyện bạn nào cho biết kể chuyện khác đọc chuyện như thế nào?
 Nhận xét giờ
Về kể truyện cho người thân nghe
- 3 HS nối tiếp nhau kể.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS quan sát từng tranh minh hoạ đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi đoạn.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện chuyện theo nhóm 
- HS kể trước lớp theo nhóm
+ Na là một cô bé tốt bụng 
+ Các bạn rất quý Na
+ Đưa cho Minh cục tẩy
+ Na trực nhật giúp các bạn
+ Học chưa giỏi
+ Cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng 
+ Na chỉ lặng im nghe vì mình chưa học giỏi môn nào 
+ Các bạn đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì Na luôn giúp đỡ bạn.
+ Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
- Cô giáo phát phần thưởng cho HS. Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng.
- Na vui mừng đến nỗi cứ tưởng mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt.
 - 3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối
 - Nhận xét bạn kể theo tiêu chí:Nội dung diễn đạt ,cách thể hiện
 - Khi đọc phải chính xác không thêm bớt từ ngữ. Khi kể có thể kể bằng lời của mình , thêm điệu bộ nét mặt để tăng sự hấp dẫn.
Chính tả (tập chép) : Tiết 3
Phần thưởng
 1. Mục tiêu:
 HS chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài “ Phần thưởng”
+ Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có vần ăn/ ăng.
. Học bảng chữ cái
+ Điền đúng 10 chữ cái :p, q, r, s, t, u, ư, x, y vào chỗ trống theo tên chữ.
+ Thuộc toàn bộ bảng chữ cái, gồm 29 chữ cái.
Rèn HS kĩ năng viết đúng ,viết đẹp.
GD HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học 
+ Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép.
 Bảng phụ nội dung viết bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy học:
Các HĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
1. Kiểm tra:
+Viết những từ ngữ sau: Nàng tiên, làng xóm 
+Nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
 Giới thiệu bài 
 Hướng dẫn tập chép 
 Hướng dẫn HS chuẩn bị 
GV treo bảng phụ đã chép vào đoạn văn 
- GV đọc mẫu 
- Đoạn này có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
+ Viết bảng con
 HS chép bài vào vở
+ Trước khi chép bài mời một em nêu cách trình bày một đoạn văn ?
- Để viết đẹp các em ngồi như thế nào? 
- Muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- GV theo dõi HS chép bài 
- GV đọc cho HS soát lỗi 
Nhận xét lỗi của HS
 Chấm chữa bài
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.
Bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài 
Bài 3:
- Viết vào vở những chữ cái trong bảng sau
- Đọc tên những chữ cái ở cột 3?
- Điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
Bài 4: 
- Học thuộc lòng bảng chữ cái
3. Củng cố - dặn dò 
- Khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Về nhà đọc lại 29 chữ cái
- 2 Em lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con 
- Một em đọc bảng chữ cái đã học
HS nghe
2HS đọc lại đoạn chép
2 câu
Dấu chấm
- Viết hoa chữ “Cuối” đứng đầu đoạn chữ “Đây” đứng đầu câu, chữ Na là tên riêng.
- Cả lớp viết bảng con: nghị , người.
- Ghi tên đầu bài ở giữa trang,chữ đầu đoạn viết hoa,từ lề vào một ô.
- Ngồi ngay ngắn đúng tư thế mắt cách bàn 25- 30cm.
- Đọc đúng cụm từ viết chính xác.
HS chép bài vào vở.
HS soát lỗi, ghi ra lề vở
Đổi chéo vở soát lỗi.
- Điền vào chỗ trống s/x; ăn/ăng
- 2 HS lên bảng , lớp làm vào vở.
a. Xoa đầu , ngoài sân, chim sâu, xâu cá
b. Cố gắng , gắn bó , gắng sức yên lặng.
Một HS nêu yêu cầu
1 HS đọc
3 HS lên bảng, cả lớp làm bài
Đọc lại 10 chữ cái theo thứ tự
HS nhìn lại cột 3 đọc lai 10 chữ cái
 Tự nhiên và Xã hội
 Bộ xương
 I. Mục tiêu . 
Sau bài học: 
- Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể .
- HS có thể hiểu được rằng, cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác vật nặng để cột sống không được cong vẹo.
GD HS thực hiện tốt theo nội dung bài học.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ bộ xương, phiếu rời ghi tên một số khớp xương.
III. Các hoạt động dạy học 
Các HĐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
HĐ2
HĐ2
HĐ3
1.Kiểm tra:
- Kể tên các cơ quan vận động của cơ thể ?
2.Bài mới
Giới thiệu bài 
 Quan sát hình vẽ bộ xương.
Bước 1: Làm việc theo cặp 
 GV yêu cầu HS giám sát hình vẽ bộ xương (SGK) và chỉ vị trí nói tên bộ xương
Bước 2. Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương và chỉ vị trí nói tên bộ xương.
-Theo em hình dạng kích thước các xương có giống nhau không?
- Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương như: Các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
- Kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm nhiều xương khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Thảo luận về cách giữ gìn , bảo vệ bộ xương 
+ Bước 1: Hoạt động theo cặp. Cột sống của bạn nào bị cong ? Tại sao ? 
+ Bước 2: HĐ cả lớp 
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi ,đi đứng đúng tư thế 
- Ta cần làm gì để xương phát triển tốt ?
- Tại sao không nên mang vác các vật nặng ?
*Kết luận : chúng ta đang ở độ tuổi lớn xương còn mềm nếu ngồi học không ngay ngắn bàn ghế không phù hợp ... dẫn đến cong vẹo cột sống 
Trò chơi xếp hình 
- Chia lớp theo nhóm 4
- GV phát cho mỗi nhóm 2 bộ tranh xương đã cắt rời 
- GV hướng dẫn : thảo luận ghép các hình xương tạo thành bộ xương 
- GV quan sát các nhóm 
- NX khen các nhóm trả lời đúng 
3.Củng cố - dặn dò.
Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học 
HDVN: Thực hiện tốt theo nội dung bài học.
 2 HS nêu : xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể 
MT: Nhận biết và nói tên một 
số xương của cơ thể .
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- 2 HS lên bảng 
- HS chỉ vào tranh nói tên xương ,khớp xương 
 HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương tương ứng 
- Không 
- HS quan sát 2,3
- HS nhìn hình trả lời 
 Vì chúng ta đang ở tuổi lớn nên
 xương còn mềm 
- Có thói quen ngồi học ngay ngắn 
- Nếu mang xách vật nặng sẽ bị 
cong vẹo cột sống .
 HS ngồi theo nhóm 4
- Các nhóm làm việc
Thứ tư ngày tháng 9 năm 2009
 Tập đọc: Tiết 4
 Làm việc thật là vui
1. Mục tiêu:
1.Rèn kuyện kỹ năng đọc thành tiếng
- đọc trơn toàn bài. đọc đúng các từ có chứa tiếng có âm , vần dễ lẫn : làm việc quanh ta , tích tắc bận rộn .... các từ mới : sắc xuân rực rỡ ....
- Biết nghỉ hơi đúng  ... đọc
HS đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân.
Lớp theo dõi – nhận xét 
HS tìm và ghép bảng gài
Đọc lại các tiếng vừa ghép.
HS thi tìm và nêu 
Lớp nhận xét
HS luyện viết bảng con t, th
HS viết bài vào vở.
HS đổi vở cho bạn kiểm tra bài của nhau.
 Tự học:
Ôn luyện các bài đã học
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn luyện, củng cố kiến thức các môn học đã học trong ngày.
HS hoàn thiện các bài tập trong vở bài tập.
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thứ 5
Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
HĐ1. ÔN luyện 
1. Môn Toán:
GV cho HS so sánh một số nhóm đồ vật có sử dụng dấu >,<, =
Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập trong VBT.
Bài 1, 2, 3 HS tự làm
.Lưu ý HS nối đúng ô trống với số thích hợp
GV chữa bài ,nhận xét
2. Môn Tiếng Việt:
GV cho HS luyện đọc lại bài trong SGK 
GV nhận xét
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong vở BT
Lưu ý HS quan sát tranh nối đúng với các âm trong bài. Điền đúng âm tạo từ có nghĩa
GV chấm, chữa bài - Nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thứ 5.
Yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ SGK, đồ dùng các môn học ngày thứ 5 theo thời khóa biểu.
HĐ3: Củng cố – Dặn dò
Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
 VN chuẩn bị tốt bài T5
Hoạt động của GV
HS thực hiện
HS tự làm bài vào vở BT sau đó chữa bài trên bảng lớp.
HS luyện đọc bài (đọc đt nhóm , cá nhân).
HS tự làm bài sau đó chữa bài
HS thực hiện
Thứ 5 ngày 24 tháng 9 năm 2009
Dạy lớp 2A
 Luyện từ và câu
Từ chỉ sự vật, từ ngữ về ngày tháng
I.Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ chỉ sự vật
- Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về thời gian- Biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
GD HS yêu thích môn học.
II, Chuẩn bị
Bảng phụ :viết Bài tập 3
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra: 
Mẫu câu Ai (con gì, cái gì)là gì
 GV nhận xét 2 hs lên đặt câu
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (miệng)
1 hs đọc yêu cầu của bài
-Điền đúng các cột chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
Bài 2: (miệng)
Gv y/c đặt câu và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần, ngày, trong tuần...
-Cho hs thảo luận
?Hôm nay là ngày bao nhiêu?
?Tháng này là tháng mấy?
?Một năm có bao nhiêu tháng?
?Một tháng có mấy tuần?
................
Ngày nào trong năm là ngày đẹp nhất đối với bạn?
GV nhận xét
Bài tập 3 
Gv cho hs nêu yêu cầu
Gợi ý : Khi ngắt đoạn văn thành câu , cuối câu cần phải đật dấu gì? Chữ cái đầu câu viết thế nào ?
Lưu ý mỗi câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn.
3. Củng cố - dặn dò:
Hệ thống nội dung bài
 Nhận xét giờ học
 BVN: Ôn lại bài đặt câu và tìm từ chỉ người , chỉ vật , cây cối..
-HS thi tiếp sức chỉ người : hs ,cô giáo,..
Chỉ đồ vật: ghế ,bàn,..
Chỉ con vật: chim, mèo,...
Chỉ cây cối: bưởi, ổi,,.
2 hs lên bảng làm mẫu
hs tự nghĩ ra câu hỏi và trả lời
- hs thảo luận nhóm 2
- 1 hs hỏi
- 1 hs đáp: đổi vai
1 hs đọc yêu cầu của bài, lớp làm vào vở
- Cuối câu viết dấu chấm , Chữ cái đầu câu viết hoa.
- HS lên bảng làm bài 
 Trời mưa to. Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
Toán
Tiết 19: 8 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5 từ đó lập và thuộc các công thức 8 cộng với một số (cộng qua 10).
- Chuẩn bị cho cơ sở thực hiện phép cộng dạng 28+5, 38+25.
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính, bảng gài.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Nhận xét nêu cách đặt tính.
49 + 36
89 + 9
2. Bài mới: GTB - ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu phép cộng 8+5:
- Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV hướng dẫn HS đặt tính, tính .
HĐ2. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số.
- Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc.
HĐ3. Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: 
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán.
Cho HS làm bài vào vở
Tóm tắt:
Hà có : 8 tem
Mai có : 7 tem
 Cả hai bạn:tem ?
Thu chấm 1 số bài 
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số.
- HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- HS thao tác trên que tính.
- HS nói lại cách làm.
(Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
8
5
13
Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 ( cột đơn vị)Chữ số 1 ở cột chục.
 8 + 3 =11
 8 + 4 = 12
 8 + 5 = 13
 8 + 6 = 14
8 + 7 = 15 
8 + 8 = 16
8 + 9 = 17
HS đọc cá nhân, đồng thanh
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài trong VBT
- HS nêu miệng
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bảng con.
 8
8
8
 3
7
9
11
15
17
- HS nêu lại.
1 HS đọc đề bài.
Nêu yêu cầu bài
HS làm bài – chữa bài
Bài giải:
Cả hai bạn có số tem là:
8 + 7 = 15 (tem)
 Đáp số: 15 tem
HS lắng nghe
 Âm nhạc
Tiết 5: Học hát bài: xoè hoa
I. Mục tiêu:
Biết: Xoè Hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS hát bài: Thật là hay
2. Bài mới: 
HĐ1: Dạy bài hát: "Xoè hoa"
 Giáo viên giới thiệu bài hát:
 Giáo viên hát mẫu
- HS nghe
 Đọc lời ca:
- GV viên dạy hát từng câu.
- HS hát từng câu.
- Hát cả bài.
HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV vừa hát vừa gõ theo phách.
- HS thực hiện theo giáo viên
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo nhịp
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x x x x
Sau mỗi lần HS hát GV nhận xét 
chỉnh sửa cho HS
3. Củng cố, dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại toàn bài.
 - Về nhà tập hát thuộc lời ca.
HS hát
Đạo đức
Tiết 5: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu:
Giúp HS lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
- Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là làm việc làm cần thiết.
 - Giúp HS đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
*Mục tiêu: HS lựa chọn và thực hành vi nhận và sửa lỗi.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm cho HS và phát phiếu giao việc
- HS TLN4
- TH1: Lan đang trách Tuấn
"Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình"
- Tuấn xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích lí do.
- Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn ?
TH2: Nhà cửa đang bừa bãi chưa dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu "Con đã dọn dẹp nhà cho mẹ chưa" em sẽ làm gì nếu em là Châu ?
- Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa.
TH3: Tuyết mếu máo cần quyển sách "Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tờ rời "nếu là Trường em sẽ làm gì ?
- Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn.
TH4: Xuân quên không làm bài tập TV sáng nay đến lớp các bạn KT bài ở nhà. Em sẽ làm gì nếu em là Xuân.
- Xuân nhận lỗi với cô giáo với các bạn và làm bài tập ở nhà.
*Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân.
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và phát phiếu giao việc
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm tiến hành trình bày kết quả của nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
Kết luận: 
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi nhầm cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mời là bạn tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
*Cách tiến hành:
- GV mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS trình bày.
- Phân tích tìm hướng giải quyết đúng.
GV nhận xét những học sinh trong lớp biết nhận lỗi.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV chốt nội dung bài
Nhận xét giờ
HDVN: Thực hiện tốt theo nội dung bài học.
HS thực hiện
Thể dục: Tiết 8
Động tác lườn. Trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ”
I. Mục tiêu:
-Ôn 3 ĐT vươn thở, tay, chân. Yêu cầu thực hiện các ĐT tương đối chính xác.
-Học ĐT lườn. Yêu cầu thực hiện ĐT tương đối đúng.
-Tiếp tục ôn trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết cách chơi kết hợp đọc vần.
II. Địa điểm và phương tiện:
Trên sân tập. Vệ sinh sạch sẽ.
Chuẩn bị còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời lượng
HĐ của thầy
HĐ của trò
Phần mở đầu
Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
5-6 phút
24-25 phút
Tập 2 
lần, 8 nhịp
4-5 phút
*Tập hợp hàng dọc, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Yêu cầu h/s tập một số đ/tác khởi động.
( chạy nhẹ nhàng, hít thở sâu)
*Ôn 3 đ/tác vươn thở, tay, chân.
* Động tác lườn: 
- Hướng dẫn h/s thực hiện.
* Ôn 4 động tác đã học: Vươn thở, tay, chân, lườn.
*Thi thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân.
* Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
* Chia lớp thành các nhóm theo cặp để chơi theo nhóm
*Củng cố bài- nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà cho h/s( Tập 4 động tác đã học của bài thể dục, tập đúng tư thế, thuộc động tác).
*Tập hợp hàng dọc, nghe phổ biến n/d, y/cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ,đếm theo nhịp .
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu.Chuyển đội hình hàng ngang.
* Ôn 3 động tác ( vài lượt).
*Theo dõi g/v tập mẫu động tác lườn- tập theo mẫu.
- Chia tổ nhóm tập - thi các nhóm.
* Tập liên tục 4 động tác ( vài lượt)
* Các tổ thi tập 3 động tác chọn ra đội tập đẹp nhất.
* cho h/s chơi trò chơi: 2 cặp lên chơi mẫu- n/xét.
* Thực hành chơi trò chơi theo cặp, lớp trương quản lí 1 tổ, GV quản lí 1 tổ.
* Chuyển đội hình về hàng ngang: Cúi người thả lỏng.
- Lắc người thả lỏng.
- Nhận bài tập về nhà.
s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 2 4.doc