Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 1 - Bùi Thị Nguyện

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 1 - Bùi Thị Nguyện

Tập đọc Có công mài sắt có ngày nên kim.

I/ Mục đích yêu cầu :

 1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ :-nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các vần khó : Quyển , nguệch ngoạc

- Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời cậu bé , lời bà cụ ) .

2.Rèn kỉ năng đọc – hiểu -Hiểu nghĩa các từ mới ; Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim .

-Rút được lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công.

II / Chuẩn bị

-Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 1 - Bùi Thị Nguyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Học tập sinh hoạt đúng giờ(T1)
Ôân các số đến 100 ( t1 )
Có công mài sắt có ngày nên kim (2t)
Thứ 3
Toán
Chính tả 
Tập đọc
Ôn các số đến 100 (tt)
Tập chép : Có công mài sắt có ngày nên kim
Tự thuật 
Thứ 4
Toán
Tập viết 
Luyện từ và câu 
Kể chuyện
Số hạng - Tổng 
Chữ hoa A
Từ và Câu 
Có công mài sắt có ngày nên kim
Thứ 5
Toán
Chính tả
Thủ công
Luyện tập 
Nghe viết : Ngày hôm qua đâu rồi .
Gấp tên lửa(T1)
Thứ 6
 Tập làm văn
Toán 
TNXH
Aâm nhạc
SHTT
Tự giới thiệu : Câu và bài
Đề xi met 
Cơ quan vận động
Oân các bài hát lớp 1- Nghe hát Quốc ca
Tập đọc Có công mài sắt có ngày nên kim.
I/ Mục đích yêu cầu : 
 1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ :-nắn nót , mải miết , ôn tồn , thành tài ; Các vần khó : Quyển , nguệch ngoạc 
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời cậu bé , lời bà cụ ) .
2.Rèn kỉ năng đọc – hiểu -Hiểu nghĩa các từ mới ; Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim .
-Rút được lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công. 
II / Chuẩn bị
-Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới a) Phần giới thiệu :
*Giới thiệu “Có công mài sắt có ngày nên kim ” ghi tựa bài lên bảng 
 a)Hoạt động 1:Luyện đọc
Mục tiêu:Rèn kĩ năng đọc thành thạo.
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp . Đoạn 1+2
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 2).
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
-Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 . 
* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
Mục tiêu:Hiểu nội dung bài.
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi :
 -Lúc đầu cậu bé học hành thế nào ?
- Mời một em đọc câu hỏi 2 .
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? 
- Giáo viên hỏi thêm :
-Bà cụ mài thói sắt vào tảng đá để làm gì ? 
-Cậu bé có tin là từ thỏi sắt lớn mài thành cái kim nhỏ không ?
-Những câu nào cho thấy là cậu bé không tin ?
Kl. Vậy vì sao cậu bé hiểu rad9e63 quay về nhà học bài.Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn tiếp theo.
 TIẾT 2 : Luyện đọc các đoạn 3 và 4 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
-Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 và 4 . 
* Tìm hiểu nội dung đoạn 3 và 4
- Mời học sinh đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 
-Mời một em đọc câu hỏi 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 trả lời câu hỏi :
 -Bà cụ giảng giải như thế nào ?
- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không ?Chi tiết nào chúng tỏ điều đó ?
- Mời một em đọc câu hỏi 4.
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ? 
*)Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu từng em luyện đọc lại .
-Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh .
đ) Củng cố dặn dò : 
 -Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Rèn đọc các từ như : quyển , nguệch ngoạc ,..
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
.
- Lắng nghe giáo viên để hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 .
-Lớp đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi .
- Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán và bỏ đi chơi , viết chỉ nắn nón vài chữ đầu rồi sau đó viết nguêch ngoạc cho xong chuyện .
-Bà cụ đang cầm một thói sắt mải mê mài vào một tảng đá .
-Để làm thành một cái kim khâu .
-Cậu bé đã không tin điều đó .
- Cậu ngạc nhiên hỏi : Thỏi sắt to như thế làm thế nào mà mài thành cái kim được ?
- Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 3 và 4 .
-Rèn đọc các từ như : hiểu , quay ,..
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe để hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 và 4 trong bài .
- Hai em đọc thành tiếng đoạn 3 và 4 
-Một em đọc câu hỏi tìm hiểu đoạn 3 .
-Lớp đọc thầm đoạn 3,4 trả lời câu hỏi .
- Mỗi ngày mài một chút có ngày sẽ thành cái kim cũng như chấu đi học mỗi ngày học sẽ thành tài .
-Cậu bé đã tin điều đó , cậu hiểu ra và chạy về nhà học bài .
- Trao đổi theo nhóm và nêu :
-Câu chuyện khuyên chúng ta có tính kiên trì , nhẫn nại , thì sẽ thành công 
- Chọn để đọc một đoạn yêu thích .
- Thích bà cụ vì bà đã dạy cho cậu bé .
-Thích cậu bé vì cậu hiểu ra điều hay và biết làm theo .
Nội dung điều chỉnh:.
.
Kể chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim.
I/ Mục đích yêu cầu : - Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp với nét mặt , điệu bộ . Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật từng nội dung của chuyện . Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
II / Chuẩn bị -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, một thỏi sắt , một kim khâu , một hòn đá , khăn quấn đầu , tờ giấy và bút lông .
C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Hoạt động 1:Mục tiêu:Nhớ lại nội dung câu chuyện đã học,biết nhìn tranh tự kể lại câu chuyện bằng lời của mình
*Giới thiệu câu chuyện đã được học bằng cách tự kể , đóng vai , đóng .
-Hãy nêu tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học ở tiết tập đọc ?
-Câu chuyện cho em bài học gì ?
- Trong giờ kể này các em sẽ nhìn tranh nhớ lại và kể nội dung câu chuyện “ Có công mài sắt có ngày nên kim “ 
* Hướng dẫn kể chuyện :
* Kể trước lớp : - Mời 4 em khá tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh .
-Yêu cầu lớp ùlắng nghe và nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể .
* Kể theo nhóm :- Yêu cầu chia nhóm (nhóm 4), dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe .
- Có thể đặt câu hỏi gợi ý như sau :Tranh 1 
-Cậu bé đang làm gì ?
- Cậu còn đang làm gì nữa ?
-Cậu có chăm học không ?
-Thế còn viết thì sao?Cậu có chăm viết bài không ?
- Tranh 2 : - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ?
- Cậu hỏi bà cụ điều gì ? Bà trả lời cậu ra sao ?
- Cậu bé đã nói gì với bà cụ ?.
- Câu chuyện này khuyên em điều gì ? 
- Tranh 3 : - Bà cụ giải thích với cậu bé ra sao ?
-Tranh 4 Cậu làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải?
*)Kể lại toàn bộ câu chuyện : 
- Yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện 
- Chọn một số em đóng vai 
- Hướng dẫn nhận vai .
- Lần 1 : Giáo viên làm người dẫn chuyện cho học sinh nhìn vào sách .
- Lần 2 : Yêu cầu 3 em đóng vai không nhìn sách 
- Hướng dẫn lớp bình chọn người đóng vai hay nhất .
đ) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe .
-Vài em nhắc lại tựa bài
- Chuyện kể : Có công mài sắt có ngày nên kim 
- Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công .
-Lớp lắng nghe giáo viên .
- Bốn em lần lượt kể lại câu chuyện .
-Nhận xét bạn theo các tiêu chí : - Về diễn đạt 
-Nói đã thành câu chưa , dùng từ hay không , biết sử dụng lời văn của mình không 
- Thể hiện : Có tự nhiên không , có điệu bộ chưa , hợp lí không , giọng kể thể nào  ...  em – mờ , en – nờ , o , ô , ơ .
- Viết : g, h, I , k , l , m , n , o ,ô ,ơ 
- Học thuộc lòng bảng chữ cái .
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa .
Điều chỉnh bổ sung:.
Tập làm văn : giới thiệu về bản thân và bạn bè
A/ Mục tiêu ª Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân . Nghe , nói lại những điều đã nghe thấy về bạn trong lớp .Bước đầu biết kể một mẫu chuyện ngắn theo tranh .
-Viết lại nội dung tranh 3&4
-Rèn ý thức bảo vệ của công.
B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa bài tập 3 . Phiếu học tập cho từng học sinh .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : -Hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình về bạn .
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1,2 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
-Yêu cầu so sánh cách làm của của hai bài tập .
- Phát phiếu cho từng em yêu cầu đọc và cho biết phiếu có mấy phần 
- Yêu cầu điền các thông tin về mình vào trong phiếu .
- Yêu cầu từng cặp ngồi cạnh nhau hỏi – đáp về các nội dung ghi trong phiếu .
- Gọi hai em lên bảng thực hành trước lớp .
- Yêu cầu các em khác nghe và viết các thông tin nghe được vào phiếu .
- Mới lần lượt từng em nêu kết quả .
- Mời em khác nhận xét bài bạn . 
*Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập 3 .
- Bài tập này giống bài tập nào ta đã học ?
-Hãy quan sát và kể lại nội dung từng búc tranh bằng 1 hoặc 2 câu rồi ghép các câu văn đoc lại với nhau .
-Gọi học sinh trình bày bài .
- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn .
Kl:Ta có thể dùng từ để đặt câu kể 1 sự việc,dùng một số câu để tạo thành bai2ke63 1 câu chuyện.
c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Phiếu có 2 phần thứ nhất là phần tự giới thiệu phần thứ hai ghi các thông tin về bạn mình khi nghe bạn tự giới thiệu .
- Làm việc các nhân .
- Làm việc theo cặp .
- Hai em lên bảng hỏi đáp trước lớp theo mẫu câu : Tên bạn là gì ? Cả lớp ghi vào phiếu .
-3 em nối tiếp trình bày trước lớp .
- 2 em giới thiệu về bạn cùng cặp với mình .
-1 em giới thiệu về bạn vừa thực hành hỏi đáp
- Viê3ts lại nội dung các bức tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu chuyện .
- Giống bài tập trong luyện từ và câu đã học .
- Làm bài cá nhân .
- Trình bày bài theo hai bước : 4 học sinh tiếp nối nói về từng bức tranh .
- Trình bày bài hoàn chỉnh .
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:......................
Toán đê - xi - met
A/Mục tiêu :ªBiết và ghi nhớ được tên gọi , kí hiệu , độ lớn của đơn vị đo độ dài Đê xi met ( dm ). Hiểu mối quan hệ giữa đê xi met và xăng ti met ( 1dm = 10 cm ). Thực hiện phép tính cộng trừ độ dài có đơn vị đo là đê xi met . Bước đầu tập đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đê xi met.
B/ Chuẩn bị :ª Thước thẳng dài ,có vạch chia theo đơn vị dm và cm . Cứ 2 học sinh có một bằng giấy dài 1dm , một sợi len dài 4dm 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Hoạt động 1:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
 2. Hoạt động 2:
Mục tiêu:Biết và ghi nhớ được tên gọi,kí hiệu độ lớn của đơn vị đodm
: a) Giới thiệu bài: 
-Yêu cầu nhắc lại tên đơn vị đo độ dài đã học ở lớp 1 
- Hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một đơn vị lớn hơn cm là đêxi met 
* Giới thiệu về đêximet 
- Phát cho mỗi em một một băng giấy và yêu cầu dùng thước đo .
- Băng giấy dài mấy xăng ti met ?
- 10 xăngtimet còn gọi là 1đêximet ( 1 đêximet)
-Yêu cầu đọc lại . Đêximet viết tắt là : dm 
1dm = 10cm 
10cm = 1dm
-Yêu cầu nhắc lại .
- Yêu cầu dùng phấn vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài 1dm 
- Vẽ đoạn thẳng dài 1dm vào bảng con 
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Yêu cầu thực hiện vào vở 
-Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài .
-Gọi một em đọc chữa bài 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 – Yêu cầu nhận xét các số trong bài tập 2 .
- Yêu cầu quan sát mẫu : 1 dm + 1 dm = 2dm 
- Yêu cầu giải thích vì sao 1dm + 1dm = 2dm 
- Muốn thực hiện 1dm +1dm ta làm thế nào ? 
- Phép trừ hướng dẫn tương tự .
-Yêu cầu lớp tính vào vở .
-Mời hai em lên bảng làm bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3- Gọi em đọc bài trong sách giáo khoa .
-Theo đề bài chúng ta cần chú ý điều gì ?
- Hãy nêu cách ước lượng ?
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
-Yc dùng thước để đo kiểm tra lại kết quả 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hướng dẫn trò chơi “ Ai nhanh ai khéo “
- Phát cho 2 em cùng bàn sợi len dài 4dm .
- Yêu cầu suy nghĩ để cắt sợi len thành 3 đoạn . Trong đó 2 đoạn dài 1 dm và 1 đoạn dài 2 dm .
-Quan sát bình chọn người chiến thắng .
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng chữa bài tập số 5.
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- Là xăngtimet
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài đêximet
- Dùng thước thảng đo độ dài băng giấy .
- Dài 10 xăng ti met 
-Đọc : - Một đêximet
- 5em nêulại : 1đêximet bằng 10 xăng ti met , 10 xăng ti met bằng 1 đêxi met
- Tự vạch trên thước củ mình .
- Vẽ vào bảng con 
-Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
- Làm bài cá nhân .
-Đọc chữa bài : a/ Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm .
-Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn 1 dm .
b/Độ dài đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD .Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB
-Đây là các số đo dộ dài có đơn vị đo là dm .
- Vì 1 cộng 1 bằng 2 
-Ta lấy 1 cộng 1 bằng 2 viết 2 rồi viết thêm đơn vị đo là dm sau số 2 
-Tự làm bài 
- Hai em lên bảng làm 
- Nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình .
- Không dùng thước đo hãy ước lượng độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm 
- Không dùng thước đo .
- Ước lượng là so sánh độ dài AB và MN với 1dm và ghi dự đoán vào chỗ chấm .
- Dùng thước để kiểm tra lại .
- Thực hành chơi trò chơi .
- Cắt sợi len 4 dm thành 3 đoạn như yêu cầu .
- Nhận xét bình chọn bạn thắng cuộc .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
Diều chỉnh bổ sung:..
.
 Thủ công : gấp tên lửa (t1 )
A/ Mục tiêu :ªHọc sinh biết gấp tên lửa. Gấp đuợc tên lửa . HS hứng thú và yêu thích gấp hình .
B/ Chuẩn bị :ªMẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công khổ A4 . Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1Hoạt dộng 1::
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2Hoạt đông 2
Mục tiêu:Gấp được tên lửa
: a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học tập làm “ Tên lửa“
 b) Khai thác:
*: Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu gấp tên lửa và đặt câu hỏi về hình dáng , màu sắc , các phần tên lửa ( phần mũi , thân )
- Mở dần mẫu gấp tên lửa sau đó lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi thành tên lửa như mẫu , nêu câu hỏi về các bước gấp tên lửa . GV nhận xét câu trả lời .
*: Hướng dẫn mẫu . 
* Bước 1 : -Gấp tạo mũi và thân tên lửa .
-Đặt mặt kẻ tờ giấy lên trên bàn gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc để tạo đường giữa H1 . 
-Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy nằm sát đường dấu giữa H2 . 
-Gấp theo đường dấu ở hình 2 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 3 . 
-Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 4 .
*Bước 2 :- Tạo tên lửa và sử dụng .
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa ,được tên lửaH5 
- Cầm vào nếp gấp giữa cho 2 cánh tên lửa ngang ra H6 và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa cho cả lớp quan sát . Sau khi nhận xét uốn nắn các thao tác gấp . 
-GV tổ chức cho các em tập gấp thử tên lửa bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp tên lửa .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát nêu nhận xét về các phần tên lửa .
- Thực hành làm theo giáo viên .
-Bước 1 : 
-Gấp tạo mũi và thân tên lửa . 
H1
 H4 
 H2
 - Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng .
-Hai em lên bảng thực hành gấp các bước tên lửa . 
- Lớp quan sát và nhận xét .
- Các nhóm thực hành gấp tên lửa theo các bước để tạo thành tên lửa theo hướng dẫn của giáo viên .
-Hai em nêu nội dung các bước gấp tên lửa 
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp tên lửa tt .
Điều chỉnh bổ sung:..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc