Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 26 đến tuần 29

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 26 đến tuần 29

MÔN: ĐẠO ĐỨC

TIẾT 25: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.

2. Kỹ năng:

- Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

- Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

3. Thái độ:

- Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.

II. Chuẩn bị

- GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận

- HS: SGK.

 

doc 286 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 26 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25
HỌC KỲ II
LỚP : 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
02/03/2009
25
71
72
121
25
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát
Lịch sự khi đến nhà người khác
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Sơn Tinh – Thủy Tinh (TT)
Một phần năm (1/5)
Ôn tập: 3 bài hát
Ba
03/03/2009
49
25
122
49
Chính tả
TNXH
Toán
Thể dục
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Một số loài cây sống trên cạn
Luyện tập
Tư
04/03/2009
73
123
25
50
Tập đọc
Toán
Mỹ thuật
Thể dục
Bé nhìn biển
Luyện tập chung
Vẽ trang trí tập vẽ hoạt tiết hình o¡
Năm
05/03/2009
50
124
25
25
Chính tả
Toán
Luyện từ
Tập viết
Bé nhìn biển
Giờ, phút
Từ ngữ về sông biển – trả lời câu hỏi vì sao?
Chữ hoa V: 
Sáu
06/03/2009
25
125
25
25
Tập làm văn
Toán
Kể chuyện
Thủ công
Đáp lời đồng ý – Q/s tranh trả lời câu hỏi
Thực hành xem đồng hồ
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Làm dây xích trang trí
GVCN
 Lê Thị Gành
	Ngày soạn: 01/03/2009 
Ngày dạy: 02/03/2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 25: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC.
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.
Kỹ năng: 
Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Thái độ: 
Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.
II. Chuẩn bị
GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gọi điện thoại.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Lịch sự khi đến nhà người khác.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn”
Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cổng nhà Trâm và gọi to: “Trâm ơi có nhà không?”. Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong nhà và hỏi mẹ Trâm: “ Trâm có nhà không bác?” Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: “Cháu chào bạn ạ! Cháu là An còn đây là Tuấn bạn cháu, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ?”. Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: “ Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào thì cậu làm theo thế nhé. “Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làmtheo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt Trâm và nói: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”. Tuấn cũng còn ngượng ngùng về chuyện trước nên lí nhí nói: “Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy”. Mẹ Trâm cười vui vẻ: “Bác đã không còn nghĩ gì về chuyện đó nữa rồi vì bác biết cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé.”
v Hoạt động 2: Phân tích truyện.
Tổ chức đàm thoại
Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
Lúc đó An đã làm gì?
An dặn Tuấn điều gì?
Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn?
Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa?
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó.
Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.
Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét 
HS lắng nghe.
Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không?
Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì.
Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không?
An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm.
An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm.
Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự.
Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi.
Một số HS kể trước lớp.
Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự.
HS trả lời.
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 71: SƠN TINH, THỦY TINH ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,
Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.
Kỹ năng: 
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
Thái độ: 
Ham thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Voi nhà.
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Voi nhà.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
4. Phát triển các hoạt động (25’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
PP: Trực quan, thực hành,giảng giải
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài một lượt sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr, trong bài. (HS phía Bắc)
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, (HS phía Nam)
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
c) Luyện đọc đoạn
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?
Các đoạn được phân chia như thế nào ?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Yêu cầu HS xem chú giải và giải nghĩa các từ: cầu hôn.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và cho biết câu văn HS khó ngắt giọng.
Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn khó. 
+ Nhà vua muốn kén cho công chúa / một người chồng tài giỏi.
+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thủy Tinh,/ vua vùng nước thẳm.
Hướng dẫn giọng đọc: Đây là đoạn giới thiệu truyện nên HS cần đọc với giọng thong thả, trang trọng.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. Theo dõi HS đọc để chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 và đoạn 3 tương tự hướng dẫn đoạn 1.
Đoạn 2, lời vua Hùng đọc với giọng dõng dạc, trang trọng, chú ý nhấn giọng các từ chỉ lễ vật.
Đoạn 3, tả lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần, đọc giọng cao, hào hùng, chú ý nhấn giọng các từ ngữ như: hô mưa, gọi gió, bốc, dời, nước dâng lên bao nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu,
Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
Chia nhóm và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc
PP: Thi đua
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi của bài.
HT: Lớp, nhóm,cá nhân
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: Mị Nương, chàng trai, non cao, nói, lễ vật, cơm nếp, nệp bánh chưng, dâng nước lên nước lũ, đồi núi, rút lui, lũ lụt,
+ Các từ đó là: tài giỏi, nước thẳm, lễ vật, đuổi đánh, cửa, biển, lũ,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Hùng Vương  nước thẳm.
+ Đoạn 2: Hùng Vương chưa biết chọn ai  được đón dâu về.
+ Đoạn 3: Thủy Tinh đến sau  cũng chịu thua.
1 HS khá đọc bài.
Cầu hôn nghĩa là xin lấy người con gái làm vợ.
HS trả lời.
Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của GV.
Nghe GV hướng dẫn.
Một số HS đọc đoạn 1.
Theo dõi hướng dẫn của GV và luyện ngắt giọng các câu: 
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm ne ... t tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
MÔN: TOÁN
TIẾT 155: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS nhận biết:
Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. (100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng)
Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
Kỹ năng: 
Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Thái độ: 
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng?
Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng?
Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. 
Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
Vì sao?
Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2:
Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Vì sao?
Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập.
b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Bài 3:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Các chú lợn còn lại, mỗi chúng chứa bao nhiêu tiền?
Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và nhận xét.
Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Lấy tờ giấy bạc 100 đồng.
Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”.
Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng
200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng.
Quan sát hình.
Có tất cả 600 đồng.
Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng.
Có tất cả 700 đồng vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 700 đồng.
Có tất cả 800 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 800 đồng.
Có tất cả 1000 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 1000 đồng.
Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất.
Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau.
Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng.
A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, C chứa 700 đồng,
500 đồng < 600 đồng < 700 đồng < 800 đồng.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT 31: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện.
Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Kỹ năng: 
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
Thái độ: 
Biết nhận xét, lắng nghe bạn kể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ai ngoan sẽ được thưởng.
Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ?
Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Sắp xếp lại các tranh theo trật tự
Gắn các tranh không theo thứ tự.
Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS không nêu được thì GV nói).
Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.
Gọi 1 HS lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự.
Nhận xét, cho điểm HS. 
b) Kể lại từng đoạn truyện
Bước 1: Kể trong nhóm
GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét.
Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng.
Đoạn 1
Bác Hồ thấy gì trên mặt đất?
Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?
Đoạn 2
Chú cần vụ trồng cái rễ đa ntn?
Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa ntn?
Đoạn 3
Kết quả việc trồng rễ đa của Bác ntn?
Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì?
c) Kể lại toàn bộ truyện
Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gọi HS nhận xét.
Yêu cầu kể lại chuyện theo vai.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét cho điểm HS.
Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Chuyện quả bầu.
Hát
3 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn.
1 HS kể toàn truyện.
Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.
Quan sát tranh.
Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.
Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.
Đáp án: 3 – 2 – 1
Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS trong nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu chuyện. Các HS khác nhận xét, bổ sung của bạn.
Đại diện các nhóm HS kể. Mỗi HS trình bày một đoạn.
HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài.
Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.
Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống.
Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn.
Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi.
3 HS thực hành kể chuyện.
Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1.
3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện.
Nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp.
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ.
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ.
Biết bảo vệ của công.
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép.
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn.
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà.
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp.
3/. Tuyên dương:
 Trâm, Tuyết Nhi
4/. Phê Bình:
 Thoại, Dĩ Khang.
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn.
 GVCN
 Lê Thị Gành

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 2 tuan 26 den 29.doc