Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 25

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 25

Tiết 61+62: Chim sơn ca và bông cúc trắng

I. MỤC TIÊU

ã Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, xanh thẳm, toả hương.

ã Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

ã Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm.

ã Hiểu nghĩa các từ chú giải.

ã Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu thương các loài chim.

ã BVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa - Từ đó biết bảo vệ môi trường ( Gián tiếp)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ã Bảng phụ ghi câu dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 184 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 2 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 
 Ngày soạn: 10/1/2010
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 61+62: Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, xanh thẳm, toả hương.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm.
Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu thương các loài chim.
BVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa - Từ đó biết bảo vệ môi trường ( Gián tiếp) 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi câu dài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài Mùa xuân đến.
- Nhận xét cho điểm HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
b) LĐ và tìm hiểu nghĩa từ chú giải
Đọc từng câu
- Gọi HS đọc từng câu.
- Yêu cầu HS đọc từ khó: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, xanh thẳm, toả hương.
 • Đọc từng đoạn
- Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Gọi 1 em đọcđoạn 1.
+ Trong đoạn 1 có lời nói của chim sơn ca với bông cúc trắng. Khi đọc cần thể hiện sự ngưỡng mộ của chim sơn ca.
- GV đọc mẫu và cho HS luyện đọc câu này: "Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!"
- Nêu nghĩa từ khôn tả, véo von
*Gọi 1 em đọc đoạn 2.
- Hãy tìm cách ngắt giọng câu sau: "Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được".
- Tìm hiểu nghĩa từ bình minh
 * Gọi 1 em đọc đoạn 3
- Khi đọc đoạn văn này, cần đọc với giọng thương cảm, xót xa và chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm như cầm tù, khô bỏng, ngào ngạt, an ủi, vẫn không đụng đến, chẳng, khốn khổ, lìa đời, héo lả.
- Gọi HS nêu nghĩa từ chú giải: cầm tù.
* Gọi 1 em đọc đoạn 4
- Hướng dẫn đọc ngắt giọng.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ chú giải: long trọng.
Đọc bài trong nhóm.
Thi đọc.
Đồng thanh.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài
* Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào?
* Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3, 4.
+ Vì sao tiếng hót của chim sơn ca rất buồn thảm?
+ Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với chim sơn ca?
+ Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm đối với bông cúc trắng, em hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều ấy.
+ Cuối cùng chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc?
+ Em muốn nói gì với hai cậu bé?
* Vậy câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa.
4. Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS nhận xét và GV cho điểm HS sau mỗi lần đọc.
- 1 em đọc lại cả bài.
5. Củng cố dặn dò
- Em muốn nói gì với cậu bé?
BVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa - Từ đó chúng ta đã biết bảo vệ môi trường
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS đọc lại bài
- CB bài sau: Kể lại câu chuyện này
- 3 em đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Nghe và nhẩm theo GV
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp.
- Đọc cá nhân- đồng thanh từ khó.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 1 em đọc to đoạn 1.
- Luyện đọc câu: Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
- Nêu nghĩa từ khôn tả, véo von
- Luyện đọc câu: "Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được".
- Nêu nghĩa các từ chú giải bình minh
- Đọc đoạn 3 và nêu nghĩa từ chú giải: cầm tù.
- Cầm tù có nghĩa là: Bị giam giữ trong ngục
- Tìm cách ngắt và luyện đọc câu:
+ Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
- Nêu nghĩa từ long trọng: KLà đủ nghi lễ và trang nghiêm
- Đọc bài trong nhóm đôi.
- 4 nhóm thi đọc.
- Cả lớp đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Chim sơn ca và bông cúc trắng sống rất vui vẻ hạnh phúc.
- HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4.
- Tiếng hót của chim sơn ca rất buồn thảmvì sơn ca bị nhốt trong lồng.
- Hai chú bé nhốt chim vào lồng và không cho sơn ca một giọt nước nào.
- Hai chú bé đã cắt đám cỏ trong đó có cả bông cúc trắng bỏ vào lồng chim.
- Chim sơn ca chết khát, còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót.
- Các cậu thấy không, chim sơn ca đã chết và chúng ta chẳng còn được nghe nó hót, bông cúc đã héo lả đi chẳng ai còn được ngắm nó, được ngửi thấy hương thơm của nó nữa.
- Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa.
- 4-8 em đọc lại bài
- Trả lời theo ý hiểu các nhân
- Hs nghe và ghi nhớ 
- Nghe và rút kinh nghiệm chung
Rút kinh nghiệm.........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Toán
 Tiết 101: Luyện tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5.
áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
II. Đồ dùng dạy học
Viết sẵn bài tập 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng học thuộc bảng nhân 5.
- Hỏi HS về một phép tính nhân bất kì.
- Nhận xét ghi điểm.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
3. Thực hành (SGK- 102)
Bài 1: Tính nhẩm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Khi đã biết 2x5=10 có cần thực hiện tính 5x2 không? Vì sao?
- Hãy giải thích tại sao 5x3 và 3x5; 5x4 và 4x5 có kết quả bằng nhau?
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- Viết lên bảng: 5x4- 9 = 
- Biểu thức trên có mấy dấu tính? Đó là những dấu tính nào?
- Khi thực hiện tính, em thực hiện dấu tính nào trước?
- Nhận xét: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép trừ ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép trừ.
- Yêu cầu HS làm bài và nhận xét bài bạn.
Bài 3: Giải toán
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải.
- Gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài và nhận xét đúng sai.
Bài 4: Giải toán
T2 như bài 3 Cho các em thi giải nhanh
- Gv nhận xét cho điểm HS làm tốt
Bài 5: 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Tại sao lại viết số 25, 30 vào dãy số ở phần a?
- Tại sao lại viết số 17, 20 vào dãy số ở phần b?
3. Củng cố dặn dò
- Gọi 1 em đọc lại bảng nhân 5.
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS học thuộc bài.
- CB bài: Đường gấp khúc - Độ dài dường gấp khúc
- HS đọc thuộc bảng nhân 5.
- Trả lời kết quả.
- Hs nhắc lại tên bài
- Cả lớp làm bài.
- Nối tiếp đọc kết quả.
5x3=15 5x8=40 5x2=10
5x4=20 5x7=35 5x9=45
5x5=25 5x6=30 5x10=50
- Khi đã biết 2x5=10 ta không cần tính5x2 mà có thể ghi ngay kết quả là 10 vì khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. 
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.
- Dấu nhân trước dấu trừ sau. 
- Làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
5x7-15= 20
5x8-20= 20
5x10-28=22
- Làm bài
Tóm tắt
1ngày học: 5 giờ
5 ngày:...giờ?
Bài giải
 Năm ngày Liên học số giờ là:
 5x5=25 (giờ)
 Đáp số: 25giờ
 Tóm tắt
 1can: 5 lít
10 can : ...lít?
Bài giải
Mười can đựng được số lít dầu là:
5x10=50( lít dầu)
 Đáp số : 50 lít dầu
- Tự làm bài.
5, 10, 15, 20, 25, 30.
5, 8, 11, 14, 17, 20.
- Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị.
- Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đơn vị.
- Học sinh yếu đọc
- Học sinh yếu thực hiện lại
Đạo đức
 Tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( Tiết1)
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
Cần nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình. 
Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
Phê bình nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu đề nghị không phù hợp.
Thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh tình huống hoạt động 1.
Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Nhặt được của rơi em cần làm gì? Vì sao em lại làm như vậy?
- Gv nhận xét và cho điiểm học sinh
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong cuộc sống các con đã bao giờ phải nhờ ai đó làm việc gì hay hay nhắc nhở ai đó làm việc tốt không?
- Vậy khi nói những yêu cầu và đề nghị đó ta nói ntn ? đó là nội dung bài học hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng 
2. Các hoạt động
HĐ1: Thảo luận lớp
- Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ.
- GV giới thiệu nội dung tranh và hỏi:
+ Trong gìơ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm?
KL: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
HĐ2: Đánh giá hành vi
- GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS cho biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao?
KL: Việc làm trong tranh 2, 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
- Việc làm trong tranh 1 là sai vì các bạn không biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
HĐ3: Bày tỏ thái độ
- Yêu cầu HS làm bài 3 (trang 33.)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS biểu lộ thái độ tán thành hay không tán thành qua việc giơ cờ.
KL: ý kiến đúng là đ; ý kiến sai là a, b, c, d.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Khi nói lời yêu cầu đề nghị ta nói như thế nào? Vì sao ta phải làm như vây?
- Nhận xét giờ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt. CB bài tiết 2
- 1-2 em trả lời và nhận xét cho nhau
- Hs nêu cá nhân
- Học sinh nhắc lại tên bài
- HS phán đoán nội dung tranh. Cảnh hai em nhỏ đang ngồi học cạnh nhau. Một em quay sang đưa tay muốn mượn bạn bút chì.
- Trao đổi trong nhóm đôi và nêu nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Tranh 1: Cảnh trong gia đình. Một em trai khoảng 7- 8 tuổi đang giành đồ chơi của em bé và ... ồ G có kim ngắn chỉ số 7, kim dài chỉ só 12.
- Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
- Những em chậm hiểu trong lớp nêu
Rút kinh nghiệm.........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Chính tả
 Tiết 50: Bé nhìn biển
Mục tiêu
Nghe viết đúng bài thơ Bé nhìn biển.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: ch/tr; thanh hỏi/ thanh ngã.
I. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét bài trên bảng.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GVđọcđoạn cần chép.
- Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển như thế nào?
b) Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp?
c) Viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ:
d) Viết chính tả
- HS nghe đọc viết bài.
g) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
h) Chấm bài.
- Chấm 10 bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
(SGK - 66)
Bài (2): Tìm tên các loài cá:
a. Bắt đầu bằng ch?
- Chia HS thành 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và 1 bút dạ sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm từ theo yêu cầu của bài.
- Gọi các nhóm đọc từ tìm được.
- Nhận xét cho điểm.
b. Bắt đầu bằng tr?
 ( Tương tự)
Bài (3) : Tìm các tiếng:
a. Bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa cho trước.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ đúng.
b. Có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
4. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học baì gì?
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về nhà viết lại bài.
- CB bài sau: tuần 26
- Viết các từ: trú mưa, truyền tin, dây chuyền, cô chú, trở về, chở hàng.
- Cả lớp viết vào nháp.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Lớp nhẩm theo và 1 em đọc lại.
- Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
- Viết hoa.
- Để cách 1 dòng.
- Nên bắt đầu viết từ ô thứ ba.
- Viết từ khó: tưởng, trời, giằng, rung, khiêng, sóng lừng, nghỉ hè.
- Nghe đọc viết bài.
- Soát bài. Dùng bút chì đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Nghe và rút kinh nghiệm
- 4 nhóm thảo luận và làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước thì đem bài dán lên bảng.
- Đáp án: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá chình, cá chọi, cá chuồn.
- Cá trê, cá tra, cá trắm, cá trích, cá trôi.
- Đọc yêu cầu.
 - 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài bạn.
* Đáp án: chú, trường, chân.
- Nghe và rút kinh nghiệm
* Đáp án: dễ, cổ, mũi.
Rút kinh nghiệm.........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Tập làm văn
 Tiết 25: Đáp lời đồng ý.
 Quan sát tranh trả lời câu hỏi
I. Mục tiêu
Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hàng ngày.
Biết nhìn tranh và nói những điều về biển.
II. Đồ dùng dạy học
Các tình huống viết sẵn ra băng giấy.
Tranh vẽ SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời phủ định trong các tình huống đã học.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện vì sao?
- Nhận xét cho điểm HS.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập SGK- 166)
Bài 1: Đọc đoạn đố thoại sau.....
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
- Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
- Lúc đó bố Dũng trả lời như thế nào?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
* Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để dáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2: Nói lời đáp của em trong những trường hợp đối thoại sau:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp HS đóng vai lại tình huống 1.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Bài 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sóng biển như thế nào?
+ Trên mặt biển có những gì?
+Trên bầu trời có những gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và đọc bài làm của mình.
- Nhận xét cho điểm HS.
- Cho nhiều em nêu lại bài hoàn chỉnh.
3. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì? 
- Khi quan sát tranh em cần chú ý nội dung gì?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS làm bài vào vở và chuẩn bị bài sau- Tiết 26
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- HS đọc đoạn hội thoại.
- HS suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu của cô giáo
- 2 HS thực hành đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
- Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
- Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
- Đó là lời đồng ý.
- Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác ạ. Cháu xin phép bác.
- Một số cặp HS thực hành trước lớp.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm việc theo cặp.
a) Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong.
b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá.
* Hs thực hiện
- Bức tranh vẽ cảnh biển.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Sóng biển cuồn cuộn.
- Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi.
- Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm.
- Cá nhân đọc bài.
- 1-2 em thực hiện theo cầu và nhận xét cho nhau.
- Hs trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau
- Học sinh rút kinh nghiệm
Rút kinh nghiệm.........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Thể dục
Tiết 50: Ôn một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
 Trò chơi ''Nhảy đúng, nhảy nhanh"
I. Mục tiêu
Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Ôn trò chơi Nhảy đúng nhảy nhanh.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị 1 cái còi và kẻ sân chơi trò chơi..
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Thời/g
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản
* Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
* Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
 * Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
* Ôn đi nhanh chuyển sang chạy:
+ TTCB: Đứng chân trước sát vạch xuất phát, chân sau kiễng gót, thân người hơi ngả ra trước, hai tay buông tự nhiên hoặc hơi co.
+ Động tác: Khi có lệnh, đi tăng tốc độ khoảng 4- 5 m rồi chuyển sang chạy khoảng 10-15m. Khi chạy, không đặt gót chân chạmđất mà đặt nửa trên của bàn chân chạm đất một cách nhẹ nhàng, thẳng với hướng chạy, hai tay phối hợp tự nhiên. Sau khi qua đích giảm dần tốc độ, sau đi thường theo một hàng dọc về tập hợp ở cuối hàng.
* Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh.
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét giờ .
- Dặn HS ôn lại bài
5’
25’
Lần 1
Lần 2, 3
3-5’
- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc.
- Chào báo cáo khi GV nhận lớp.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Ôn bài thể dục.
- Gv vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập.
- Do cán sự hô nhịp.
- Gv nhận xét sửa động tác cho HS.
- Gọi vài em tập đẹp lên thể hiện
- Luyện tập theo Gv hướng dẫn.
- Luyện tập theo cán sự hướng dẫn.
- Thi đua giữa các tổ.
* Luyện tập theo Gv hướng dẫn.
- Luyện tập theo cán sự hướng dẫn.
- Thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tham gia chơi trò chơi.
- Gv thực hiệncùng học sinh 
Rút kinh nghiệm.........................................................................................................................
..................................................................................................................................................
˜&™
Sinh hoạt
Nhận xét chung tuần 25
I. Đánh giá chung về mọi hoạt động
1) Nề nếp
 	Nhìn chung các em đã thực hiện một số nề nếp của lớp tương đối tốt: Như đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối đẹp, trong lớp trật tự chăm chú nghe giảng. Thực hiện mặc đồng phục tương đối đẹp, đều. Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. 
- Không có bạn nào hay quên đồ dùng học tập - GV tuyên dương cả lớp.
- Không có em nào vi phạm đốt pháo hay..... 
2) Học tập:
- Có nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như em : Hương, Trường, Tú, Ngọc Anh, Thảo, Huynh. 
- Phê bình các em còn lười học: Tuấn, ánh, Chiến, chưa làm đầy đủ bài giao trong dịp tết. 
 - Hay nói chuyện: Tiệp, Ng Tú, Phước, 
3) Đạo đức:
Nhìn chung các em có đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người HS. Nói năng lễ phép.
- Còn một số em có tư thế tác phong chưa nhanh nhẹn, viết bài còn chậm, đôi khi còn nói chuyện trong lớp. Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 
- Một số em chữ viết còn xấu và hay sai lỗi chính tả như: Phước, ánh, Ng Chiến, Hoàng Chiến có tiến bộ nhưng vẫn cần cố gắng nhiều hơn.
II. Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục ổn định mọi nề nếp
- Thực hiện tốt các quy định của nhà trường. Đi học đúng thời gian quy định.
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Tăng cường ôn tập để chuẩn bị thi kiểm tra chất lượng giữa học kì 2.
- Soạn sách vở đầy đủ.
- Tham gia giữ vệ sinh chung.
- Tiếp tục tham gia luyện viết chữ đẹp của lớp của khối
- Tham gia tốt ATGT. Không đốt và tàng trữ các loại pháo nổ
- Thi đua dạy học tốt lấy thành tích chào mừng ngày 8/ 3

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-25..doc