Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 15 đến tuần 18

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 15 đến tuần 18

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: n/l (MB); dấu hỏi, ngã, vần ôm, âm (MT, MN).

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.

- Đọc nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm trầm lấy nhau.

2. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.

- Hiểu được tình cảm của 2 anh em.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.

3. Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 166 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 15 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 15
HỌC KỲ I
LỚP : 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
01/12/2008
15
43
44
71
15
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát
Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
Hai anh em
Hai anh em (TT)
100 trừ đi một số.
Học bài: 
Ba
02/12/2008
29
15
72
29
Chính tả
TNXH
Toán
Thể dục
Hai anh em
Trường học
Tìm số trừ
Tư
03/12/2008
45
73
15
30
Tập đọc
Toán
Mỹ thuật
Thể dục
Bé Hoa
Đường thẳng
Vẽ the mẫu, vẽ cái cốc
Năm
04/12/2008
30
71
15
15
Chính tả
Toán
Luyện từ
Tập viết
Bé Hoa
Luyện tập
Từ ngữ chỉ đặc điểm. Câu kiểu - Ai  
Chữ hoa N: 
Sáu
05/12/2008
15
75
15
15
Tập làm văn
Toán
Kể chuyện
Thủ công
Chia vui. Kể về anh chị em
Luyện tập chung
Hai anh em
Gấp cắt dán biển báo giao thông
GVCN
 Lê Thị Gành
	Ngày soạn: 30/11/2008 
Ngày dạy: 01/12/2008
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 43: HAI ANH EM
I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: n/l (MB); dấu hỏi, ngã, vần ôm, âm (MT, MN).
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.
Đọc nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm trầm lấy nhau.
Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.
Hiểu được tình cảm của 2 anh em.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.
Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiếng võng kêu. 
Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Tiếng võng kêu.
Trong mơ em bé mơ thấy những gì? 
Những từ ngữ nào tả em bé ngủ rất đáng yêu.
Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tuần trước chúng ta đã học những bài tập đọc nào nói về tình cảm giữa người thân trong gia đình.
Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình anh em.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải
ị ĐDDH:Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm.
Đọc mẫu đoạn 1, 2
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Theo dõi để chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.
c) Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng 1 số câu dài, khó ngắt.
Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu
d) Đọc cả đoạn bài
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn sau đó nghe chỉnh sửa.
Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
g) Cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh
Gọi HS đọc và mỗi HS trả lời 1 câu hỏi:
Ngày mùa đến hai anh em chia lúa ntn?
Họ để lúa ở đâu?
Người em có suy nghĩ ntn?
Nghĩ vậy người em đã làm gì?
Tình cảm của người em đối với anh ntn?
Người anh vất vả hơn em ở điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS 1: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 2: Đọc khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi: 
- HS 3: Đọc khổ thơ em thích và nói rõ vì sao em thích?
- Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
- Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu.
- Mở SGK trang 119
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các từ khó: Nọ, lúa, nuôi, lấy lúa (MB); để cả, nghĩ (MT, MN).
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
	Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc.
- HS đọc
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
- Để lúa ở ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
- Còn phải nuôi vợ con.
	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 44: HAI ANH EM (TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Hai anh em ( tiết 1).
Yêu cầu HS đọc bài
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết 2
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH:SGK. Bảng phụ: từ, câu.
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 3, 4.
b) Luyện phát âm
c) Luyện ngắt giọng
Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu dài, khó ngắt.
Hỏi HS về nghĩ của các từ: công bằng, xúc động, kì lạ.
Giảng lại các từ cho HS hiểu.
d) Đọc cả đoạn.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh cả lớp
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh, SGK.
Người anh bàn với vợ điều gì?
Người anh đã làm gì sau đó?
Điều kì lạ gì đã xảy ra?
Theo người anh, người em vất vả hơn mình ở điểm nào?
Người anh cho thế nào là công bằng?
Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau.
Tình cảm của hai anh em đối với nhau ntn?
Kết luận: Anh em cùng 1 nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 2 HS đọc bài.
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Bé Hoa.
- Hát
- HS đọc.
- Theo dõi và đọc thầm.
- Luyện phát âm các từ: Rất đỗi kì lạ, lấy nhau (MB); vất vả, rất đỗi, ngạc nhiên, ôm chầm (MT, MN).
- Luyện đọc câu dài, khó ngắt.
	Thế rồi/ anh ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- Trả lời theo ý hiểu.
- HS đọc.
- 2 đội thi đua đọc.
- Em ta sống 1 mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
- Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
- 2 đống lúa ấy vẫn bằng nhau.
- Phải sống 1 mình.
- Chia cho em phần nhiều.
- Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
- Hai anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em luôn lo lắng cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật cảm động.
- HS đọc
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
MÔN: TOÁN
TIẾT71: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS:
Biết cách thực hiện các phép tính trừ dạng 100 trừ đi một số (100 trừ đi số có 2 chữ số, số có 1 chữ số).
Kỹ năng: 
Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục.
Aùp dụng giải bài toán có lời văn, bài toán về ít hơn.
Thái độ: 
Tính đúng nhanh, chính xác. Yêu thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Đặt tính rồi tính:
35 – 8 ; 57 – 9 ; 63 – 5 ; 72 – 34 
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách thực hiện các phép trừ có dạng 100 trừ đi một số.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Phép trừ 100 – 36
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH: Que tính.
Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
Viết lên bảng 100 – 36.
Hỏi cả lớp xem có HS nào thực hiện được phép tính trừ này không. Nếu có thì GV cho HS lên thực hiện và yêu cầu HS đó nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính của mình. Nếu không thì GV hướng dẫn cho HS.
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu?
Gọi HS khác nhắc lại cách thực hiện
v Hoạt động 2: Phép trừ 100 – 5
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH: Bảng cài. Bộ thực hành Toán.
Tiến hành tương tự như trên.
Cách trừ:
100 * 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5, nhớ 1
- 5 * 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1
 095 * 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064, 095 chỉ 0 trăm, có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kết quả không thay đổi giá trị.
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
HS tự làm bài. Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện các phép tính: 100 – 4; 100 – 69.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng:
 Mẫu 100 – 20 = ?
 10 chục – 2 chục = 8 chục
 100 – 20 = 80
Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu.
100 là bao nhiêu chục?
20 là mấy chục?
10 chục trừ 2 chục là mấy chục?
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu?
Tương tự như vậy hãy làm hết bài tập.
Yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng phép tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài.
Bài học thuộc dạng toán gì?
Để giải bài toán này chúng ta phải thực hiện phép tính gì? Vì sao?
 Tóm tắt
Buổi sáng:	 100 hộp
Buổi chiều bán ít hơn: 24 hộp.
Buổi chiều:hộp?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS lên bảng thực hiện:
18 ... à sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
Càng về sáng tiết trời ntn?
Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
Theo dõi và chữa bài.
v Hoạt động 3: Oân luyện về cách viết bưu thiếp.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
Yêu cầu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 8
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Là tiết trời
Càng lạnh giá hơn.
Lạnh giá.
b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c) siêng năng, cần cù.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân.
MÔN: TOÁN
TIẾT 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
Cộng trừ các số trong phạm vi 100
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính.
Kỹ năng: 
Giải bài toán về kém hơn.
Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ngày trong tuần, ngày trong tháng.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính: 
	38 + 27; 70 – 32; 83 –8.
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải.
	12 + 8 + 6 	= 20 + 6
 	= 26
	36 + 19 – 19 	= 55 –1 9
 	 	= 36
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giải bài toán về kém hơn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
	70 tuổi
Oâng	/-------------------------/---------/
Bố	/-------------------------/ 32 tuổi
	? tuổi
v Hoạt động 3: Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: 75 + 18 = 18 + £
Điền số nào vào ô trống?
Vì sao?
Yêu cầu HS làm bài tiếp.
Bài 5:
Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi:
	+ Hôm qua là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
	+ Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu của tháng nào?
	+ Ngày kia là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thi HK1.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài. HS sửa bài.
Đặt tính rồi tính.
3 HS trả lời.
Thực hành tính từ trái sang phải.
Làm bài.
	25 + 15 – 30 	= 40 – 30
 	= 10
	51 – 19 –18 	= 32 – 18
 	= 14
Đọc đề bài.
Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn.
Giải bài toán
 Bài giải
	 Số tuổi của bố là:
	 70 – 32 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
Điền số thích hợp vào ô trống.
Quan sát.
Điền số 75.
Vì 75 + 18 = 18 + 75. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
	44 + 36 = 36 + 44
	37 + 26 = 26 + 37
	65 + 9 = 9 + 65
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
Ngày soạn: 25/12/2008 
Ngày dạy: 26/12/2008
MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT 18: ÔN TẬP – KT – TĐ – HTL ( T8)
I. Mục tiêu
Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Oân luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
Oân luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Oân luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
Nhận xét và cho điểm từng cặp HS.
v Hoạt động 3: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
Chấm điểm một số bài tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 9
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm mẫu: Ví dụ với tình huống a):
+ HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
+ HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ! . . .
Tình huống b):
+ HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
+ HS 2: Chị chờ em một lát. Em xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, một tí nữa em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập 
Tình huống c):
+ HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
+ HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
Tình huống d):
+ HS 1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
+ HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Oâi mình để quên nó ở nhà rồi, tiếc quá
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài và đọc bài làm.
MÔN: TOÁN
TIẾT 90: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I
MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT 18: ÔN TẬP – KT – TĐ – HTL ( T 10)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
 - Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm môn tập đọc.
 - Ôn luyện chính tả.
2. Kĩ năng : Rèn đọc rõ ràng, viết đúng, trình bày sạch - đẹp.
3.Thái độ : Học sinh biết cảm thụ cái hay của văn học.
II. Đồ dùng:
1. Giáo viên : Phiếu ghi các bài tập đọc.
2. Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài. 
1. Khởi động (1’)
-Ôn tập kiểm tra tập đọc & HTL.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc.14’
Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
-Ghi phiếu các bài tập đọc :
Bím tóc đuôi sam.
Trên chiếc bè.
Mít làm thơ/ tiếp.
-Từng em đọc bài theo quy định (đọc đoạn 1. 2. 3 hoặc cả bài).
-Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
-Giáo viên cho điểm. Chú ý những em chưa đạt yêu cầu đọc, cho về nhà đọc lại để kiểm tra vào tiết sau.
 -Nhận xét.
Hoạt động 2 : Viết chính tả. 15’
Mục tiêu: Ôn luyện viết chính tả bài Cân voi.
a/ Giáo viên đọc mẫu bài Cân voi.
-Đoạn văn kể về ai?
-Lương Thế Vinh đã làm gì ?
 - Nhận xét. 
b/Hướng dẫn trình bày.
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Những từ nào được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
 - Nhận xét, cho điểm. 
c/Hướng dẫn viết từ khó :
-Gợi ý học sinh tìm từ khó.
-Ghi bảng.
-Hướng dẫn phân tích.
d/Viết chính tả.
-Giáo viên đọc. Đọc lại.
-Theo dõi, nhắc nhở cách viết và trình bày.
-Soát lỗi . Chấm vở, nhận xét.
-Học sinh bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
-HS lần lượt đọc theo số thăm và TLCH (7-8 em )
-Học sinh lần lượt tập đọc (đọc đoạn 1. 2. 3 hoặc cả bài).
-HS trả lời câu hỏi.
-Theo dõi.
-2 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
-Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
-Dùng trí thông minh để cân voi.
 - Nhận xét. 
-4 câu.
-Mới, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa là vì tên riêng.
 - Nhận xét. 
-Học sinh nêu.
-Phân tích, viết bảng con : Trung Hoa, Lương, xuống thuyền, nặng, mức.
-Nghe đọc viết vở..
-Soát lỗi
2. Củng cố:(5’)
 	 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh viết đúng trình bày đẹp, sạch.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò làm bài tập.
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp.
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ.
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ.
Biết bảo vệ của công.
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép.
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn.
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà.
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp.
3/. Tuyên dương:
 Quỳnh, Tú.
4/. Phê Bình:
 Trinh Em, Mộng Cầm
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn.
 GVCN
 Lê Thị Gành

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 2 tuan 15 den 18.doc