Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 11 năm học 2010 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 11 năm học 2010 (chuẩn)

 Chào cờ

Tiết 11: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG

 Tập đọc

Tiết 31+32: BÀ CHÁU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc, phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật (Cô tiên, hai cháu).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo).

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 11 năm học 2010 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 11:
Thứ hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tiết 11:
Tập trung toàn trường 
Tập đọc
Tiết 31+32:
Bà cháu
I. mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc, phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật (Cô tiên, hai cháu).
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo).
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
II. Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ ( SGK)
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. KIểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Thương ông
- 2 HS đọc
- Nêu nội dung chính của bài ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- Đọc đúng từ ngữ
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp
- Chú ý các câu
- Hướng dẫn HS đọc bảng phụ.
- Hiểu nghĩa các từ chú giải
- Đầm ấm, màu nhiệm (SGK)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 4.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét 
- Các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống thế nào ?
-sống nghèo khổ nhưng rất thương yêu nhau
Câu 2: (1 HS đọc)
- Cô tiên cho hạt đào vào nói gì ?
- Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, 2 anh em sẽ được sung sướng giàu sang.
Câu 3: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 3
- Sau khi bà mất, 2 anh em sống ra sao?
- Hai anh em trở lên giàu có.
Câu 4: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 3.
- Thái độ của 2 anh em như thế nào sau khi trở nên giàu có ?
- 2 anh em được giàu có nhưng 2 anh em không cảm thấy vui sướng mà càng buồn bã.
- Vì sao 2 anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng.
- Vì 2 anh em nhớ bà
Câu 5: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 4
- Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
- Cô Tiên hiện lên, 2 anh em khóc, cầu xin cho bà sống lại dù có phải trở lại cuộc sống như sưalâu dài 2 cháu vào lòng.
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
*Ghi bảng: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
4. Luyện đọc lại:
- Đọc phân vai ( 4 HS)
- 2, 3 nhóm.
- Người dẫn chuyện, cô Tiên, hai anh em.
c. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
- Tình bà cháu quy nhau hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
Tiết 51:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ (11 trừ đi 1 số) vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ (tính viết) và giải bài toán có lời văn.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng
71 - 38
61 - 25
- Nhận xét chữa bài.
B. Bài mới:
Bài 1: Tính nhẩm
- HS làm SGK
- HS tự nhẩm ghi kết quả
11 – 2 = 9
11 – 6 = 5
11 – 3 = 8
11 – 7 = 4
11 – 4 = 7
11 – 8 = 3
- Nhận xét chữa bài
11 – 5 = 6
11 – 9 = 2
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- HS làm bảng con
a)
41
51
81
25
35
48
16
16
33
b)
71
38
29
9
47
6
62
85
35
- Cho HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- 2, 3 HS nêu
Bài 3: Tìm x
- HS làm vở
- 3 HS lên chữa bài
*Củng cố số hạng trong 1 tổng.
a)
x + 18 = 61
 x = 81 – 18
 x = 43
b)
23 + x = 71
 x = 71 – 23
 x = 48
c)
x + 44 = 81
 x = 81 – 44
 x = 37
Bài 4:
- Nêu kế hoạch giải
Tóm tắt:
- 1 em tóm tắt
- Có : 51kg táo
- 1 em giải
- Bán : 26kg táo
- Còn :kg táo
Bài giải:
Số táo còn lại là:
51 – 26 = 25 (kg)
- Nhận xét chữa bài.
Đáp số: 25 kg táo
Bài 5:
- 1 HS nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng
- Lớp làm vào SGK
9 + 6 = 15
16 – 10 = 6
11 – 6 = 5
10 – 5 = 5
11 – 2 = 9
9 + 6 = 14
11 – 8 = 3
8 + 8 = 16
- Nhận xét, chữa bài.
7 + 5 = 12
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tiết 11:
Thực hành kĩ năng gk kI
I. Mục tiêu:-
1. Kiến thức:
- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. Kỹ năng:
- HS có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Yêu mến, quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn.
II. chuẩn bị:
- Bài hát: Tìm bạn thân
- Bộ tranh hoạt động 2 (T1)
- Câu chuyện trong giờ ra chơi.
III. hoạt động dạy học:
Tiết 1:
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Chăm chỉ học tập có lợi gì ?
b. Bài mới:
Khởi động: Cả lớp hát bài "Tìm bạn thân"
- Cả lớp hát
*Hoạt động 1: Kể chuyện trong giờ ra chơi
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
*Cách tiến hành:
1. GV kể chuyện trong giờ ra chơi
- Yêu cầu HS thảo luận
- HS thảo luận
- Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường ngã ?
- Các bạn đỡ Cường dậy.
- Các em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Vì sao ?
 *Kết luận: Khi bạn ngã em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
*Hoạt động 2: Vệc làm nào là đúng.
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 
*Cách tiến hành:
- Việc làm nào là đúng .
- Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát bộ tranh 7 tờ
- Chỉ ra những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn.
- HS thực hiện 
*Kết luận: Vui vẻ chan hoà với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
*Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được lí do vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.
*Cách tiến hành: 
- Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
- GV phát phiếu
- Hãy đánh dấu (x) vào ô trống trước những lý do, quan tâm, giúp đỡ bạn mà em tán thành.
- HS làm việc trên phiếu học tập sau đó bày tỏ ý kiến và nêu lí do.
*Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn bè là việc làm cần thiết của mỗi HS. Quan tâm đến bạn là em mang lại niềm vui cho bạn.
 C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét đánh giá giờ học
- Thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ ba, ngày 26 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện
Tiết 11:
Bà cháu
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Kể tự nhiên bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà
- 2 HS kể
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- 1 HS đọc yêu cầu
* Kể mẫu đoạn 1 theo tranh
- 1 HS kể
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Trong tranh có những nhân vật nào ?
- HS quan sát tranh
Ba bà cháu và cô Tiên. Cô Tiên đưa cho cậu bé quả đào.
- Ba bà cháu sống với nhau như thế nào ?
- Ba bà cháu sống vất vả rau cháo nuôi nhau, nhưng rất yêu thương nhau.
- Cô Tiên nói gì ?
- Khi bà mất gieo hạt đào này lên mộ các cháu sẽ giàu sang.
*Kể chuyện trong nhóm.
- HS quan sát từng trnh tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- GV quan sát các nhóm kể.
*Kể chuyện trước lớp 
- Các nhóm cử đại diện kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 4 HS kể nối tiếp mỗi HS kể 1 đoạn.
- Sau mỗi lần kể nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
- 1, 2 HS kể
- GV nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
- Kể chuyện ta phải chú ý điều gì ?
- Kế bằng lời của mình, khi chú ý thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả: (Tập chép)
Tiết 21:
Bà cháu
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác đoạn: Hai anh em cùng nóiôm 2 đứa trẻ vào lòng trong bài bà cháu.
- Phân biệt được g/gh; s/x; ươm/ương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép đoạn văn cần viết
- Bảng gài ở bài tập 2
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 4.
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi đọc cho HS viết bảng con
- HS viết bảng con
Con kiến, nước non
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuyện bị
- GV đọc đoạn chép
- 2 HS đọc đoạn chép
- Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện ?
- Phần cuối.
- Câu chuyện kết thúc ra sao ?
- Bà móm mém hiền từ sống lại, còn nhà cửa, lâu đài, ruộng, vườn biến mất.
- Tìm lời nói của 2 anh em trong đoạn ?
- Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.
- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào ?
- Đặt trong ngoặc kép và sau dấu 2 chấm.
*Viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
Màu nhiệm, ruộng vườn
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
2.2. HS chép bài vào vở
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở
2.3. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2:
- Tìm những tiếng có nghĩa điền vào các ô trống trong bảng sau:
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc 2 từ mẫu ghé, gò.
- Dán bảng gài cho HS ghép từ
- 3 HS lên bảng
- Ghi, ghì, ghế, ghe, ghè, ghẹ, gừ, giờ, gỡ, gơ, ga, gà, gá, gã, gạ.
- Nhận xét bài của HS
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc.
Những chữ cái nào mà em chỉ viết gh mà không biết g ?
- Chỉ viết g trước chữ cái a, â, ă, ô, ư, ư
- Ghi bảng
g, a, ă, â, ô, ơ, u, ư
Bài 4: a
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
a. Nước sôi, ăm xôi, cây xoan, siêng năng.
- Nhận xét – chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học quy tắc chính tả g/hg
Toán
Tiết 52:
12 trừ đi một số 12 - 8
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12-8 (nhớ các thao tác trên đồ dùng học tập và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính.
- Tính nhẩm tính viết và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 bó một chục que tính và 2 que tính rời
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con
41
71
38
25
9
47
16
62
85
- Nhận xét chữa bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mụ ... ừ điểm đặt bút của nét 1 đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong.
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con
3. Viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà.
- Em hiểu nghĩa câu ứng dụng như thế nào ?
- Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước
- GV mẫu câu ứng dụng
- Bảng phụ.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- I, h, l
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li
- Khoảng cách giữa các chữ cái ?
- Bằng chữ 0
- HS viết bảng con chữ x vào bảng con
- HS viết bảng con
4. HS viết vở tập viết: 
- HS viết, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu kém
- 1 dòng chữ I cỡ vừa, 2 dòng chữ I cỡ nhỏ, 
- 1 dòng chữ "ích" cỡ vừa, 1 dòng chữ "ích" cỡ nhỏ, 
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài nhận xét.
6. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
Toán
Tiết 54:
52 - 28
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép trừ mà số bị trừ là số có 2 chữ số hàng đơn vị là 2, số trừ là số có hai chữ số.
- Biết vận dụng phép trừ để tính ( tính nhẩm tính viết và giải toán ).
II. đồ dùng dạy học:
- 5 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm bảng con
x + 8 = 16 
 x = 16 – 8
 x = 8
x + 9 = 21 
 x = 20 – 9
 x = 11
- Nhận xét, chữa bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Nêu bài toán: Có 52 que tính, bớt đi 28 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Để biết còn bao nhiều que tính ta phải làm thế nào ?
- Thực hiện phép trừ
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả ?
- HS thao tác trên que tính.
- 52 que tính trừ 28 que tính bằng bao nhiêu que tính ?
- Còn 24 que tính
- Đặt tính rồi tính
52
28
24
- Nêu cách đặt tính ?
- Viết số bị trừ sau đó viết số trừ sao cho đơn vị thẳng với đơn vị, chục thẳng với chục viết dấu trừ kẻ vạch ngang.
- Nêu cách thực hiện 
- Trừ từ phải san trái:
+ 2 không trừ được 8, viết 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
+ 2 thêm 1 là 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
2. Thực hành:
Bài 1: Tính 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào sách
62
32
82
92
19
16
37
23
43
16
45
69
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
- 3 em lên bảng
- Đặt tính rồi tính hiệu
72
82
92
27
38
55
45
44
37
- Biết số bị trừ và số trừ muốn tìm hiệu ta phải làm thế nào ?
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- Bài toán chi biết gì ?
- Độ 2 có 92 cây, đội 1 ít hơn đội 2, 38 cây.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi đội 1 có bao nhiêu cây.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán về ít hơn
Tóm tắt:
Đội hai : 92 cây
Đội một ít hơn: 38 cây 
Đội một : cây?
- GV nhận xét.
Bài giải:
Số cây đội một trồng là:
92 - 38 = 54 (cây)
Đáp số: 54 cây
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài
Tự nhiên xã hội
Tiết 11:
Gia đình
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- Hình vẽ SGK 
III. các Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Khởi động:
- Cả lớp hát bài: "Ba ngọn nến"
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ
*Mục tiêu: Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người 
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- HS thảo luận nhóm 2
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK
- Gia đình Mai có những ai ?
- Ông bà, bố mẹ, em trai của Mai
- Ông bạn Mai đang làm gì ?
- Ai đang đi đón bé ở trường mầm non ?
- Mẹ đi đón em bé.
- Bố của Mai đang làm gì ?
- Dang sửa quạt.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
 Kết luận: - Gia đình Mai gồm: Ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai.
 - Các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức khả năng của mình. Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
*Hoạt động 2: Nói về những công việc thường ngày của những người trong gia đình mình.
*Mục tiêu: Chia sẽ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu các nhóm nói về công việc của từng người trong gia đình lúc nghỉ ngơi.
- Các nhóm thực hiện.
Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày vào lúc nghỉ ngơi ông em thường đọc báo, bà em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em cùng chơi với nhau.
- Vào những ngày nghỉ dịp tết em thường được bố mẹ cho đi đâu ?
- Được đi chơi ở công viên ở siêu thị
- Mỗi người đều có một gia đình tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người.
Kết luận: SGV
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 10 năm 2010
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 22:
Cây xoài ông em
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe – viết chính xác trình bày đúng đoạn đầu của bài: Cây xoài của ông em.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh,s/x,(ươn /ương)
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g/hg
- HS viết bảng con: gà, ghê
- Viết hai tiếng bắt đầu bằng s/x
- Xoa, ra, xa
- Nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe viết.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài chính tả.
- HS nghe
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
- HS đọc lại bài.
- Tìm những hình ảnh nói về cây xoài rất đẹp ?
- Hoa nở trắng cành từng chùm quả đu đưa theo gió đầu hè.
- Viết chữ khó
- HS tập viết bảng con, lẫm chẫm, trồng.
2.2. GV đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
2.3. Chấm – chữa bài.
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm SGK
- Bài yêu cầu gì ?
- Điền g hay gh
- Lên thác xuống ghềnh
- Con gà cục tác lá tranh
- Gạo trắng nước trong 
- Ghi lòng tạc dạ
- Nhắc lại quy tắc viết g/gh
- Gh viết trước e, ê, i còn g viết trước các âm còn lại.
Bài 3: a
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm SGK
- Điền x hay s vào chỗ trống.
- Yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
- Cây xanh thì lá cũng xanh
- Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Ghi nhớ quy tắc viết chính tả g/gh
Tập làm văn
Tiết 11:
Chia buồn an ủi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời chia buồn và an ủi.
2. Rèn kỹ năng viết: 
- Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS mang đến một bưu thiếp.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn văn ngắn kể về ông, bà người thân.
- 2 HS đọc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nói với ông, bà 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình.
- GV nhắc HS nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông, bà, ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nói.
VD: Ông ơi, ông mệt thế nào ạ 
- Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ. Cháu lấy sữa cho bà uống nhé.
Bài 2: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nói lời an ủi của em với ông bà
a. Khi cây hoa do ông trồng bị chết?
- Ông đừng tiếc ông như ngày mai cháu với ông bà sẽ trồng một cây khác.
b. Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ ?
- Bà đừng tiếng, bà nhé ! Bố cháu sẽ mua tặng bà chiếc kính khác.
Bài 3: Viết
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết thư ngắn – như viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão.
Thái Bình, ngày 26-12-2003
Ông bà yêu quý !
Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu lo lắm. Ông bà có khoẻ không ạ ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ ? Cháu mong ông bà luôn luôn mạnh khoẻ và may mắn.
Cháu nhớ ông bà nhiều
Hoàng Sơn
4. Củng cố - dặn dò.
- Thực hành những điều đã học: Viết bưu thiếp thăm hỏi.
- Thực hành nói lời chia buồn an ủi với bạn bè người thân.
Toán
Tiết 55:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện phép trừ dạng 12 trừ đi 1 số.
- Củng cố rèn luyện kỹ năng cộng trừ có nhớ (dạng tính viết).
- Củng cố kỹ năng tìm số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia, kỹ năng giải toán có lời văn(liên quan đến tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia )
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính
- Nhận xét, chữa bài
- HS làm bảng con
72
82
92
27
38
55
45
44
37
B. bài mới:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
- HS làm vào sách sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả 
12 – 3 = 9
12 – 7 = 5
12 – 4 = 8
12 – 8 = 4
12 – 5 = 7
12 – 9 = 3
12 – 6 = 6
12–10 = 2
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm
- Đặt tính rồi tính
- Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
- Nêu cách đặt tính rồi tính
62
72
32
53
36
25
27
15
8
19
36
27
35
57
24
72
72
52
Bài 3: Tìm x
 - 1 HS yêu cầu bài tập
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 3 em lên bảng
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp.
- GVnhận xét, chữa bài.
x + 18 = 52 
 x = 52 – 18 
 x = 34
x + 24 = 62 
 x = 62 – 24
 x = 38
27 + x = 82 
 x = 82 – 27
 x = 55
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Vừa gà vừa thỏ có 42 con trong đó có 18 con thỏ.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi có bao nhiêu con gà.
- Muốn biết co bao nhiêu con gà ta làm thế nào ?
- Thực hiện phép tính trừ.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
Tóm tắt:
Vừa gà vừa thỏ: 42 con
Thỏ : 15 con
Gà : con ?
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Số con gà có là:
42 – 18 = 24 (con)
Đáp số: 24 con gà
Bài 5:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
D
- Yêu cầu HS quan sát số hình tam giác.
- HS quan sát
- Có 10 hình tam giác 
 khoanh vào chữ 
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp 
Tiết 11:
Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan11_H.doc