Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần học 7

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần học 7

 Tập đọc

Tiết 19+20 Người thầy cũ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài.

- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật: Chú Khánh (bố của Dũng) thầy giáo.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung toàn bài: Cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng ,tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Chào cờ
Tiết 7 
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 19+20
Người thầy cũ
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. 
- Biết nghỉ hơi đúng ở các câu.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật: Chú Khánh (bố của Dũng) thầy giáo.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới: Xúc động, hình phạt; các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, mắc lỗi.
- Hiểu nội dung toàn bài: Cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng ,tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ BTĐ.
III. các hoạt động dạy học
Tiết 1:	
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài: Ngôi trường mới
- 2 HS đọc
Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới như thế nào ?
- Bạn HS rất yêu ngôi trường mới.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài chủ điểm
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và truyện đọc tuần 7
3.2 Luyện đọc
* GV đọc mẫu toàn bài:
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ Chú ý đọc đúng các từ ngữ.
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ một số câu.
- HS đọc trên bảng phụ.
+ Giảng các từ ngữ mới.
Lễ phép: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
+ Xúc động, hình phạt (SGK)
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân, đoạn, cả bài .
- Đọc ĐT (Đoạn 3)
Tiết 2:
3.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1: 1 HS đọc
- HS đọc thầm đoạn 1
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Vì bố vừa nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay (vì bố đi công tác, chỉ rẽ qua thăm thầy được một lúc/vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà.
Câu hỏi 2: (1 HS đọc)
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu lễ phép chào thầy.
Câu hỏi 3: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 2
Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ?
- Kỷ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở không phạt.
Câu hỏi 4: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 3
Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi.
4. Luyện đọc lại
- Đọc phân vai (4 vai)
- HS luyện đọc theo vai:
Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo, Dũng.
5. Củng cố dặn dò
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học.
Toán
Tiết 31
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.
- Củng cố về rèn luyện kỹ năng giải bài tập toán về ít hơn, nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho 1 HS lên bảng giải bài 3
Bài 3: Giải:
Số học sinh trai lớp 2A là:
15-3 = 12 (học sinh)
Đáp số: 12 học sinh 
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Củng cố khái niệm về nhiều hơn, ít hơn. Quan hệ "nhiều hơn và ít hơn quan hệ bằng nhau".
- HS đếm số ngôi sao trong mỗi hình (có thể tìm số ngôi sao) "nhiều hơn" hoặc ít hơn "bằng cách lấy số lớn trừ đi số bé. Chẳng hạn 7-5=2 (trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao).
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu bài toán.
- Cho HS nêu kế hoạch giải
*HS hiểu em kém anh 5 tuổi tức là "Em ít hơn anh 5 tuổi".
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
Bài giải:
Tuổi em là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi
Bài 3: 2 HS nhìn tóm tắt đọc bài toán
*Quan hệ "ngược" với bài 2
Anh hơn em 5 tuổi. 
Em kém anh 5 tuổi và ngược lại
Bài giải:
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
Bài 4: HS quan sát SGK
- 1 em đọc đề bài
- Nêu kế hoạch giải
- 1 em tóm tắt
- 1 em giải
Bài giải:
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 – 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Toán
Tiết 32
Ki lô gam
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân, cân đĩa.
- Nhận biết về đơn vị: Kilôgam, biết đọc, biết viết tên gọi và kí hiệu của kg.
- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.
II. Đồ dùng dạy học
- Cân đĩa với quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- 1 số đồ vật túi gạo, đường 1 kg, 1 quyển sách, 1 quyển vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên giải bài 3 (31)
- Nhận xét.
Bài giải:
Tuổi của anh là:
11+ 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
3. Bài mới
a. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS tay phải cầm 1 quyển sách, tay trái cầm 1 quyển vở xem quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn ?
- Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên .
- Vật nào nặng hơn ? Vật nào nhẹ hơn?
- Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn.
- Gọi vài em lên làm thử như vậy.
*KL: Trong thực tế có vật "nặng hơn" hoặc "nhẹ hơn" vật khác. Muốn biết vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
b. Giới thiệu các cân đĩa và cách cân đồ vật.
- Cho HS quan sát cân đĩa thật và giới thiệu.
- Cân xem vật nào nhẹ hơn, nặng hơn.
- Cho HS nhìn kim đồng hồ chỉ điểm chính giữa.
- Cân thăng bằng "gói kẹo bằng gói bánh.
- Nếu cân nghiêng về phía gói bánh ta nói.
- Gói bánh nặng hơn gói kẹo hay gói kẹo nhẹ hơn gói bánh.
c. Giới thiệu kg, quả cân kg.
- Cân các vật để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị kg.
- Kilôgam viết tắt là: kg.
- Viết bảng kilôgam: kg.
- HS nhắc lại
- Giới thiệu tiếp quả cân 1 kg, 2kg, 5kg. 
(Gọi HS đọc)
4. Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS xem hình vẽ để tập đọc, viết tên đơn vị kg. Sau đó HS điền vào chỗ chấm. Đọc to.
- Quả bí ngô cân nặng 3kg.
- Quả cân cân nặng 5kg.
 - HS làm SGK. 
Bài 2: Tính (theo mẫu)
 - HS lên bảng làm
*Lưu ý: Viết tên đơn vị ở kết quả 
- Lớp làm SGK
1kg + 2kg = 3kg
6kg + 20kg = 26kg
47kg + 12kg = 59kg
10kg - 5kg = 5kg
24kg - 13kg = 11kg
- Nhận xét chữa bài.
35kg - 25kg = 10kg
Bài 3: HS đọc bài toán
- Nêu kế hoạch giải
- 1 em tóm tắt.
- 1 em giải.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
Tóm tắt:
Bao to : 25 kg
Bao bé : 10 kg
Hỏi 2 bao:kg.
Bài giải:
- GVNhận xét.
Có 2 bao gạo cân nặng là:
25 + 10 = 35 (kg)
Đáp số: 35kg
5. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Tập chép)
Tiết 13
Người thầy cũ
Phân biệt ui/uy; ch/tr
I. Mục đích yêu cầu
- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Người thầy cũ.
- Luyện tập phân biệt ui/uy; tr/ch hoặc iên/iêng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài tập chép.
- Bảng phụ bài tập.
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS viết bảng lớp 
- Lớp viết bảng con (chữ có vần ai/ay, cụm từ hai bàn tay).
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu
3.2 Hướng dẫn tập chép
- GV đọc bài trên bảng.
- 1, 2 HS đọc lại
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
- Bố Dũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi đó không bao giờ mắc lỗi lại.
- Bài tập chép có mấy câu ?
- 3 câu.
- Chữ đầu của mỗi câu viết thế nào ?
- Viết hoa
- Đọc lại đoạn văn có cả dấu phẩy và dấu 2 chấm.
- Em nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.
- Viết tiếng khó bảng con
- HS viết vào bảng con
- Xúc động, cổng trường, cửa sổ, mắc lỗi, hình phạt, nhớ mãi, mắc lại
- HS chép bài vào vở.
- HS chép bài.
- Nhắc nhở HS chú ý cách viết trình bày bài.
- Chấm 5-7 bài.
-HS đổi vở soát lỗi.
4. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền ui hay uy vào chỗ trống.
- GV gọi HS nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng
- Lớp viết bảng con.
- GV nhận xét chữa bài
 - Bụi phấn ,huy hiệu ,vui vẻ tận tuỵ.
Bài 3: a . Điền ch hoặc tr
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Giải:
Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn
5. Củng cố dặn dò.
- Xem lại bài, sửa lỗi (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Tiết 7
Người thầy cũ
I. Mục tiêu – yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: Chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.
- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo các vai: Người dẫn chuyện, chúc bộ đội, thầy giáo.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Tập trung nghe bạn kể chuyện đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị: (mũ bộ đội, Cra-vát) đóng vai.
III. hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em
- Kể lại câu chuyện: Mẩu giấy vụn.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
3.2 Hướng dẫn kể chuyện
a. Nêu tên nhân vật trong câu chuyện.
- Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào ?
- Dũng, chú Khánh (bố Dũng) , thầy giáo.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hướng dẫn HS kể
- HS kể chuyện trong nhóm
- Nhóm 3
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể.
(Nếu thấy HS lúng túng hướng dẫn HS).
c. Kể lại phần chính câu chuyện (đoạn 2) theo vai.
- HS chia thành các nhóm 3 người tập kể lại câu chuyện (3 vai): Bố Dũng, thầy giáo, Dũng và 1 em dẫn chuyện.
- Nhận xét.
- Các nhóm thi kể lại câu chuyện.
4. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục phân vai kể lại hoạt cảnh
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 21
Thời khoá biểu
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng thời khoá biểu: Biết ngắt hơi sau nội dung từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng.
- Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạnh, dứt khoát.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Nắm được số tiết học chính (ô màu hồng) số tiết học bổ xung (ô màu xanh) số tiết tự chọn (ô màu vàng) trong thời khoá biểu.
- Hiểu tác dụng của thời khoá biểu đối ... ở
- 3 em lên bảng điền
- a. (Dạy)
- b. (Giảng)
- Nhận xét.
- c. (Khuyên).
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm thêm từ chỉ hoạt động, học tập, văn nghệ, thể thao, đặt câu với các từ đó.
Ngày soạn: 20 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
Toán
Tiết 34
6 cộng với một số: 6+5
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dang 6+5 (từ đó lập và thuộc các công thức 6 cộng với một số).
- Rèn kỹ năng tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với một số).
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính.
- Bảng phụ viết BT 4
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Giới thiệu phép cộng 6+5
- GV nêu bài toán: Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiều que tính ?
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả trả lời.
Tính: 6+5=11
+
Hay 6
 5 
11
- HS tự tìm kết quả các phép tính còn lại trong SGK.
- GV ghi lên bảng
6 + 6 = 12
6 + 7 = 13
6 + 8 = 14
- Cho HS học thuộc các công thức trên.
6 + 9 = 15
- HS học thuộc các công thức
4. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- HS làm SGK
- Nêu miệng (nhận xét kết quả)
6 + 0 = 6
6 + 6 =12
6 + 7 = 13
7 + 6 = 13
Bài 2: Tính
Cách tính, ghi kết quả thẳng cột
- Gọi HS lên bảng chữa.
+
6
 4
10
+
6
 5
11
+
6
 8
14
+
7
 6
13
+
9
 6
15
Bài 3: Số ?
+
- 3 HS lên bảng
- Lớp làm SGK
6 + 5 = 11; 6 + 6 = 12
6 + 7 = 13
Bài 4: Củng cố khái niệm "điểm ở trong điểm ở ngoài một hình"
- Nêu miệng.
- Có mấy điểm ở trong hình tròn?
- 6 điểm
- Có mấy điểm ở ngoài hình tròn ?
- 9 điểm
- Có tất cả bai nhiêu điểm ?
- Số điểm ở ngoài nhiều hơn số điểm ở trong hình tròn là mấy điểm.
- Số điểm có tất cả là: 6 + 9 = 15 (điểm).
- 3 điểm (đó là số điểm) nhiều hơn hoặc tính 9 – 6 = 3 (điểm).
Bài 5: > < =
 Đổi chỗ 2 số hạng trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
7 + 6 = 6 + 7
8 + 8 > 7 + 8
6 + 9 - 5 < 11
8 + 6 - 10 > 3
5. Củng cố dặn dò.
- Học thuộc bảng 6 cộng với một số.
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 7
Kể ngắn theo tranh
Luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Dựa vào tranh 4 vẽ liên hoàn, kể được 1 câu chuyện đơn giản có tên bút của cô giáo.
- Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp.
2. Rèn kỹ năng viết: 
- Biết viết thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ, giấy khổ to các nhóm viết thời khoá biểu (BT2).
III. các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS làm lại BT2 (T6); 2, 3 HS đọc truyện
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu
3.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh
- Kể nội dung tranh (đặt tên 2 bạn trong tranh).
Tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn HS đang làm gì ?
- Giờ tiếng việt, 2 bạn HS chuẩn bị viết bài/ Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.
- Bạn trai nói gì ?
- Tớ quên không mang bút.
- Bạn kia trả lời ra sao ?
- Tớ chỉ có một cái bút.
- 2, 3 HS kể hoàn chỉnh tranh 1.
Tranh 2:
- Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Cô giáo đến đưa bút cho bạn trai.
- Bạn nói gì với cô ?
- Cảm ơn cô giáo ạ !
Tranh 3:
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- 2 bạn đang chăm chú viết bài.
Tranh 4:
Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
Bạn HS nhận được điểm 10 bài viết bạn về khoe với bố mẹ. Bạn nói nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được điểm 10.
- Mẹ bạn nói gì ?
- Mẹ bạn mỉm cười nói: Mẹ rất vui vì con được điểm 10 vì con biết ơn cô giáo.
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh.
- HS kể (nhận xét)
Bài 2: (Viết)
- HS mở thời khoá biểu lớp.
- HD học sinh làm
- 1HS đọc thời khoá biểu hôm sau của lớp. 
- HS viết lại thời khoá biểu hôm sau vào vở.
- Cho 3 HS lên viết (theo ngày).
- Kiểm tra 5-7 học sinh.
Bài 3: (Miệng)
- GV nêu yêu cầu của bài
- Ngày mai có mấy tiết ?
 - HS dựa vào thời khoá biểu đã viết.
- Đó là những tiết gì ?
- HS nêu
- Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
- Nhận xét, tiết học.
Tập viết
Tiết 7
Chữ hoa: E, Ê
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết các chữ hoa E, Ê theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng: Em yêu trường em theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu 2 chữ cái viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Em yêu trường em.
III. các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS viết bảng con
- Chữ hoa: Đ
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng.
- Đẹp trường, đẹp lớp.
- Viết bảng con chữ: Đẹp
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
3.2 Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ E
- GV giới thiệu chữ mẫu
- HS quan sát, nhận xét.
- Chữ E cao mấy li ?
- 5 li
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Gồm 3 nét cơ bản (1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền với nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Hướng dẫn cách viết.
Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong (gần giống như ở chữ C hoa) nhưng hẹp hơn rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thạo thành vòng soắn to ở đầu chữ và vòng soắn nhỏ ở giữa thân chữ phần cuối nét cong trái thứ hai lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.
- Chữ Ê như chữ E thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E.
- GV viết mẫu chữ E, Ê hoa lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS quan sát theo dõi GV viết .
- Hướng dẫn viết bảng con.
- E, Ê (2 lượt)
3.3 Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em.
- Nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường ?
- Chăm học, giữ gìn và bảo vệ những đồ vật, cây cối trong trường chăm sóc vườn hoa, giữ vệ sinh sạch sẽ khu trường.
* Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 1 li ?
- m, ê, u, ư, ơ, e, r
- Những chữ nào có độ cao 1,25 li ?
- r
- Những chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- t
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- E, y, g
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
- Dấu huyền đặt ở trên ơ ở chữ trường.
- Giáo viên viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ
- HS quan sát
4. HS viết vở tập viết
- 1 dòng 2 chữ: E, Ê cỡ vừa (5li) 1 dòng chữ e và 1 dòng chữ cái ê cỡ nhỏ (cao 2,5li).
- 1 dòng chữ Em cỡ vừa, 1 dòng chữ em cỡ nhỏ.
- HS viết vở tập viết.
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ: Em yêu trường em.
5. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài nhận xét.
6. Củng cố dặn dò
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
Ngày soạn: 20 / 9 /2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toán
Tiết 35
26+5
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng dạng 26+5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
- Củng cố giải toán đơn giản về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.
II. đồ dùng dạy học
- 2 bố cục 1 chục que tính và 11 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc bảng 6 cộng với một số.
- 2 HS làm: Đặt tính và tính 6+9; 6+7
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Giới thiệu phép cộng 26+5
- GV nêu bài toán: Có 26 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 6 que tính với 5 que tính thành 11 que tính (bó được 1 chục và 1 que tính)
- 2 chục que tính thêm 1 chục là 3 chục que tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính.
Vậy 26 + 5 = 31
- Nêu lại cách thực hiện phép tính dọc.
+
26
 5
31
- 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
4. Thực hành
Bài 1: Tính
- Dòng 1 HS làm bảng con
- Dòng 2 lên bảng lớp (SGK)
- Viết các chữ số thẳng cột, đơn vị với đơn vị, chục với chục.
+
 16
 4
20
+
36
 6
42
+
47
 7
54
+
56
 8
64
+
37
 5
42
+
18
 9
27
+
27
 6
33
+
36
 5
41
Bài 2: Số ?
- Lớp làm SGK
- Cộng nhẩm ghi kết quả ô trống thứ tự điền: 16, 22, 28, 29.
- 1 HS lên bảng.
Bài 3:
- Nêu kế hoạch giải
- HS đọc đề bài.
- 1 em tóm tắt
Tóm tắt:
- 1 em giải
Tháng trước : 10 điểm
Tháng này nhiều hơn tháng trước: 10 điểm
Tháng này : điểm ?
Bài giải:
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
Đáp số: 21 điểm mười
Bài 4: HS đọc đề bài 
- HS đo đoạn thẳng rồi trả lời.
+ Đoạn thẳng AB dài 7cm
+ Đoạn thẳng BC dài 5cm
+ Đoạn thẳng AC dài 12cm
5. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ.
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 14
Cô giáo lớp em
Phân biệt các tiếng có vần ui/uy, ch/tr
I. Mục đích yêu cầu
1. Nghe – viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài cô giáo lớp em, trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ (chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng).
2. Làm đúng các bài tập phân biệt có vần ui/uy, âm đầu ch/tr.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ BT2, BT3(a).
III. các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
3.2 Hướng dẫn nghe - viết.
a. GV đọc bài viết.
- 1, 2 HS đọc lại.
- Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào ?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
- Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho ?
- Yêu thương em ngắm mãi những điểm mười cô cho.
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- 5 chữ
- Các chữ đầu dòng thơ viết thế nào?
- Viết hoa, cách lề 3 ô.
b. Luyện viết chữ khó vào bảng con.
- Lớp, lời, dạy, giảng, trang
c. GV đọc, HS viết bài vào vở
- HS lấy vở viết bài .
d. Chấm chữa bài. 
 - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi .
 - GV thu 5-7 bài chấm điểm.
- HS đổi vở soát lỗi .
4. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng? Tiếng có âm đầu v, vần ui thanh ngang là tiếng gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở
vui
- Từ có tiếng vui là từ nào ?
- Vui, vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui xướng, vui mừng.
- Thứ tự còn lại
- Thuỷ, tàu thuỷ, thuỷ chiến
- núi, núi non, núi đá
- luỹ, chiến luỹ, tích luỹ.
Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Làm SGK
- Lên bảng chữa
- Từ cần điền: tre, che, trăng, trắng
5. Củng cố dặn dò.
- Về nhà những em viết sai viết lại cho đúng những lỗi chính tả 
- Nhận xét chung giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc