Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 11 năm 2009

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 11 năm 2009

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp các em:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của bà cháu quý giá hơn vàng bạc châu báu.

*Riêng em Yên, Công, Thịnh, Thích, Kiên đọc được từng đoạn của câu chuiyện.

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 11 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 17 / 10 / 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Tiết 11 Bà cháu
I. Mục đích yêu cầu
Giúp các em:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của bà cháu quý giá hơn vàng bạc châu báu.
*Riêng em Yên, Công, Thịnh, Thích, Kiên đọc được từng đoạn của câu chuiyện.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung rèn đọc
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
- Đọc mẫu bài
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc trên bảng phụ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
* Tìm hiểu bài
- Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
- Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao?
- Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không thấy vui sướng?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
* Luyện đọc lại
- Cho HS phân vai thi đọc lại bài.
Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS khá đọc mẫu bài
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS đọc đoạn trước lớp.
+ HS yếu luyện đọc.
- HS đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Sông nghèo khổ nhưng rất thương yêu nhau.
- Hai anh em trở nên giàu có.
- Vì hai anh em thương nhớ baf.
- Cô tiên hiện lên, hai anh em oà khóc.... dang tay ôm cháu vào lòng.
- Các nhóm HS tự phân vai thi đọc.
- HS nhận xét.
Bồi dưỡng và phụ đạo HS
Tiết 6 Tập làm văn: Kể về người thân
I. Mục đích yêu cầu
Giúp các em:
- Củng cố về cách viết một đoạn văn ngắn kể về người thân dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 – 5 câu.
- Giáo dục các em tính cẩn thận khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài. (Viết một đoạn văn từ 3 – 5 câu kể về ông, bà hoặc người thân của em.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
+ Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
+ Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
+ Ông, bà (hoặc người thân) của em chăm sóc em như thế nào?
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét, chấm một số bài.
Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 em đọc các câu hỏi gợi ý
- HS đọc thầm gợi ý và tập kể theo gợi ý
- Một số HS kể trước lớp.
- HS viết bài theo gợi ý.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
- Các HS khác nhận xét.
Ngày soạn: 19 / 10 / 2009
Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Tiết 12 Đi chợ
I. Mục đích yêu cầu
Giúp các em:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu được sự ngốc nghếch, buồn cười của cậu bé trong truyện. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung rèn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
- GV đọc mẫu bài 1 lần.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc trên bảng phụ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
* Tìm hiểu bài
- Cậu bé đi chợ mua gì?
- Vì sao đến gần chợ, cậu bé lại quay về nhà?
-Vì sao bà phì cười khi nghe cậu bé hỏi?
- Lần thứ hai cậu bé quay về hỏi bà điều gì?
- Em hãy trả lời cậu bé thay cho bà?
* Luyện đọc lại
- Cho HS phân vai thi đọc lại bài.
Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS đọc đoạn trước lớp.
+ HS yếu luyện đọc.
- HS đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Mua một đồng tương, một đồng mắm.
- Cậu bé quay về nhà vì không biết bát nào mua mắm, bát nào mua tương.
- Vì bà thấy cháu hỏi rất ngốc nghếch, hai bát như nhau...
- Đồng nào mua tương, đồng nào mua mắm.
- Đồng nào mua tương, đồng nào mua mắm mà chẳng được.
- Các nhóm HS tự phân vai thi đọc.
- HS nhận xét.
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 11 Bà cháu 
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết chính xác 1 đoạn trong bài Bà cháu (từ “Một hôm” đến “trái vàng, trái bạc”)
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ khó, trình bày đúng.
* Riêng em Thịnh, Thích, Kiên, Yên, Công viết đúng từ 3 – 4 câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con viết từ khó.
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
- GV đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
- Lời nói của cô tiên được đặt trong dấu câu nào?
- Trong bài có những chữ nào viết dễ lẫn?
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc chậm từng câu.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV thu 1 số bài chấm, nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại.
- Cô dặn: “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang , sung sướng.”
- Lời nói ấy được đặt trong dấu ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm.
- HS nêu và viết bảng con.
- HS nghe GV đọc viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
Ngày soạn: 21 / 10 / 2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Chính tả (nghe viết)
Tiết 12 Thỏ thẻ	 
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết chính xác bài Thỏ thẻ.
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ khó, trình bày đúng.
* Riêng em Thịnh, Thích, Kiên, Yên, Công viết đúng từ 3 – 4 câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con viết từ khó.
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
- GV đọc bài chính tả 1 lần.
- Bạn nhỏ trong bài thơ có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
- Lời nói của cô tiên được đặt trong dấu câu nào?
- Trong bài có những chữ nào viết dễ lẫn?
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc chậm từng câu.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV thu 1 số bài chấm, nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại.
- Lời nói của bạn rất ngộ nghĩnh. ý muốn giúp ông của bạn rất đáng yêu.
- Lời nói ấy được đặt trong dấu ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm.
- HS nêu và viết bảng con.
- HS nghe GV đọc viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
GDTT
Tiết 11 Sơ kết tuần 11
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận xét ưu, nhược điểm của lớp.
- Nâng cao ý thức phê và tự phê giữa các tổ.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị
Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
Lần lượt các tổ sinh hoạt, chỉ ra ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Về đạo đức: Nhìn chung trong tuần qua các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, các nội quy của trường, lớp.
- Về học tập: Các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
* Tồn tại: Vẫn còn một số em lười học, chưa có ý thức tự giác trong học tập. 
3. Tuyên dương
................................................................................................................................
4. Phê bình
...............................................................................................................................
5. Phương hướng tuàn tới
- Phát huy tốt vai trò tự quản của cán bộ lớp.
- Duy trì tốt các nền nếp của lớp, các quy định của nhà trường.
- Thi đua đạt nhiều điểm cao trong học tập.
- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 ca chieu.doc