Giáo án các môn học khối 2 - Tuần số 17

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần số 17

Thứ hai, ngày thá ng năm 2006

CHÀO CỜ

Bài 76: Học vần

ÓC - ÁC

A. Mục tiêu:

Sau bài học học sinh có thể:

 - Nhận biết cấu tạo vần óc, ác,tiếng sóc, bác.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa vần óc và ác để đọc và viết đúng các vần , tiếng từ khoá.

 - Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.

 - Nhữg lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Sách tiếng việt 1 tập 1.

 - Bộ ghép chữ tiếng việt.

 - Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17:	Thứ hai, ngày  thá ng  năm 2006
Chào cờ
Bài 76:
Học vần
óc - ác
A. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể:
	- Nhận biết cấu tạo vần óc, ác,tiếng sóc, bác.
	- Phân biệt sự khác nhau giữa vần óc và ác để đọc và viết đúng các vần , tiếng từ khoá.
	- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
	- Nhữg lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Sách tiếng việt 1 tập 1.
	- Bộ ghép chữ tiếng việt.
	- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Chót vót, bát ngát, Việt Nam.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- Đọc phần ứng dụng trong SGK.
- 2 - 3 HS đọc.
II. Dạy học bài mới:
óc:
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên ghi bảng vần óc và hỏi.
- Vần óc do mấy âm tạo nên là những vần nào?
- Vần óc do 2 âm tạo nên là o và c.
- Hãy so sánh vần óc và ót?
- Giống: Bắt đầu = o.
- Khác: óc kết thúc = c, ót kết thúc= t.
- Hãy phân tích vần óc?
- Vần óc có âm o đứng trước, âm c đứng sau.
b. Đánh vần:
- Vần óc: O - cờ - óc.
Vần: Vần óc đánh vần NTN? 
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
Tiếng khoá:
- Cho HS gài vần óc tiếng sóc.
- HS gài theo yêu cầu.
- Ghi bảng: Sóc.
- HS đọc lại.
- Hãy phân tích tiếng sóc.
- Tiếng sóc có âm s đứng trước, vần oc đứng sau dấu sắc trên o.
- GV theo dõi chỉnh sửa
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- Từ khoá:
- Đọc trơn. (Tổ)
- Đưa tranh cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Giáo viên ghi bảng: Con sóc.
- GV chỉ không theo thứ tự vần, tiếng, từ cho học sinh đọc.
- Tranh vẽ con sóc.
- HS đọc trơn CN, nhóm, lớp.
c. Viết
- Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết.
- Học sinh đọc đối thoại.
- HS tô chữ trên không.
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa.
ác: 
Chú ý:
- Cấu tạo: Vần ác do âm a và c tạo nên
- So sánh vần ác và óc.
- Giống: ác bắt đầu = a, óc bắt đầu = o.
- Đánh vần: a - cờ - ác 
Bờ - ác - Bác - sắc - bác, Bác sỹ.
- Viết: Lưu ý nét nối giữa các con chữ.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn.
d. Đọc và ứng dụng:
- hãy đọc từ ứng dụng trong SGK.
- 1 vài em đọc.
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Đọc mẫu và giải nghĩa từ.
Hạt thóc: Để thành hạt gạo cho chúng ta ăn.
- Con cóc: Là loài vật nhỏ da xù xì , khi trời mưa nó nghiến răng.
Bản nhạc (Bật băng)
Con vạc: Gần giống như con cò.
- Giáo viên theo chỉnh sửa.
- Học sinh nghe luyện đọc cá nhân, nhóm lớp
đ. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta vừa học vần gì?
- Hãy đọc lại bài?
- 1 vài em đọc.
- Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1.
- Giáo viên chỉ không theo thứ tự cho học sinh hát. 
- HS đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên đưa tranh cho học sinh quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ chùm quả.
- Để xem nó là quả gì, như thế nào? Chúng ta cùng luyện đọc câu ứng dụng.
- HS đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên nhậ xét chỉnh sửa.
- Đố em biết là quả gì?
- Quả nhãn.
- Hãy tìm cho cô tiếng có vần vừa học?
- HS tìm và kẻ chân.
- GV đọc mẫu 1 lần.
- HS tìm và đọc lại.
b. Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh viết óc, ác, con sóc, bác sĩ, vào vở tập viết.
- Cho học sinh nêu lai quy trình viết
- HS nêu.
- Lưu ý học sinh nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- HS tập viết theo HD.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Nhận xét bài viết.
c. Luyện nói:
- Bài này nói về chủ đề gì?
- Vừa học vừa vui.
- GV hướng dẫn và giao việc.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 và nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ gì?
- Bạn nữ áo đỏ đang làm gì?
- Ba bạn còn lại làm gì?
- Em có thích vừa vui vừa học không ?
Vì sao?
4. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc bài vừa học.
- 1 vài em học trong SGK.
+ Trò chơi: kết bạn
- HS chơi tập thể.
- Nêu tiếng từ có vần vừa học.
- HS tìm và nêu.
- Nhận xét chung giờ học.
* Ôn lại bài
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 16
Đạo đức
Trật tự trong trường học
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- HS hiểu biết được trường học là nơi thầy, cô giáo và học sinh học tập , giữ trật tự giúp cho viêc học tập, rèn luyện của học sinh được thuận lợi có nề nếp.
	- Để giữ trật tự trong trường học, Các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của lớp mà không gây ồn ào chen lấn xô đẩy..
2. Kỹ năng:
	- Học sinh biết thực hiện giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn đánh lộn trong trường.
3. Thái độ: Tự giác giữ trật tự trong trường học.
B. Tài liệu phương tiện:
	- Vở BT đao đức 1.
	- Một số cờ thi đua màu đỏ, màu vàng.
C. Các hoạt động khác:
Giáo viên
Học sinh
I.Kiểm tra bài cũ:
- Để giữ trật tự trong trường học ta cần thực hiện những quy định gì?
- 2 học sinh nêu.
-Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Thông báo KQ thi đua.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu và nhận xét việc thực hiện giữ trật tự của tổ mình, tổ bạn trong tuần qua.
- HS nêu nhận xét góp ý kiến, bổ xung cho nhau.
- GV thông báo kết quả thi đua, nêu gương những tổ thực hiện tốt, nhắc nhở những tổ, CN thực hiện chưa tốt.
- GV cắm cờ cho các tổ.
Cờ đỏ: Khen ngợi.
Cờ Vàng: Nhắc nhở.
3. Hoạt động 2: Làm BT3.
+ Giáo viên yêu cầu từng CN, học sinh làm BT3.
- Từng học sinh độc lập suy nghĩ .
- Các bạn đang làm gì trong lớp?
- HS nêu ý kiến bổ xung cho nhau.
- Các bạn có giữ trật tự không? Trật tự NTN?
+ GVKL: Trong lớp khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn học sinh đã chăm chú nghe và nhiều bạn giơ tay phát biểu không có bạn nào làm việc riêng, nói chuyện riêng,.các em cần noi gương theo các bạn đó.
- HS nghe và ghi nhớ.
4. Họat động 3: Thảo luận nhóm2 (BT5)
+ Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh ở BT5 và thảo luận: 
- Cô giáo đang làm gì?
- Hai bạn nam đang ngồi phía sau đang làm gì?
- Việc làm đó có trât tự không? Vì sao?
- Việc làm này gây tác hại gì cho cô giáo và việc học tập của lớp?
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận
- HS khác nghe bổ xung ý kiến.
+ GVKL: Trong giờ học có 2 bạn dành nhau quyển tryện mà không chăm chú học hành, việc làm mất trật tự này gây nhốn nháo,Cản trở công việc của cô giáo, việc học tập của cả lớp. Hai bạn này thật đáng chê. Các em cần tránh những việc như vậy.
- HS nghe và ghi nhớ.
5. Hoạt động 4:
- Hướng dẫn đọc và ghi nhớ.
- Nhậ xét chung giờ học.
* Ôn lại bài.
Tiết 65:
Toán
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
Sau khi học song bài này học sinh có thể củng cố khăc sâu về:
- Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết các số trong phạm vi 10 theo thứ tự đã biết.
- Tự nêu bài toán và biết giải phép tính bài toán.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh các bông hoa trong SGK.
	- GV chuẩn bị 7 lá cờ bằng giấy.
	- GV chuẩn bị 7 bông hoa giấy, băng dính.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I, Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng làm BT.
- 2 học sinh lên bảng làm BT
 5 +  = 8 9 +  = 10. 
  - 5 = 5. 1 +  = 8 
- Dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh lần lượt làm các BT trong SGK.
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Số.
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
? 2 cộng 1 bằng mấy.
4 bằng mấy cộng mấy?
- HS làm miệng và nêu kết quả.
- Gọi học sinh nhận xét kết quả của bạn.
Bài 2:
- GV yêu cầu học sinh đọc đầu bài.
- HS đọc yêu cầu đầu bài.
a. 2 ,5, 7, 8, 9
b. 9, 8, 7, 5, 2 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 3: 
- Cho HS nhìn tranh vẽ, tóm tắt đặt đề toán và ghi phép tính thích hợp,
- HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, mỗi em làm 1 phần.
a. Có 4 bông hoa, có thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa.
4 + 3 = 7
b. Lan có 7 lá cờ, Lan cho em 2 lá cờ. Hỏi tất cả có mấy lá
- GV nhận xét, cho điểm 
7 - 2 = 5
3. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Nhìn vật đặt đề toán
HS chia làm 2 đội, cử đại diện (5 đến 7 em) và mang một số đồ vật của nhóm mình lên:
VD: 7 cái bút hay 8 que tính
Cách chơi: 2 đội quay mặt vào nhau.
1 bạn của đội này cầm 5 bút giơ lên của đội kia phải nói được (5 cái bút). Bạn tiếp theo của đội bạn và đội mình giơ (VD 2 cái) đội kia phải nói được (cho đi 2 cái).
- Bạn đó giơ số bút còn lại lên đội kia phải nói được (còn lại mấy cái)
- HS chơi theo hướng dẫn, đội nào không đặt đề toán đúng đội đó sẽ thua.
- Nhận xét chung giờ học, giao bài về nhà.
Thứ ba ngày ..thángnăm 200..
Bài 17
Thể dục
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- Làm quen với trò chơi "Nhảy ô tiếp sức"
2. Kỹ năng:
	- Biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu
3. Thái độ:
	- Năng tập thể dục buổi sáng
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
	- Kẻ 2 dãy ô như hình 24 và hướng dẫn như chương IV phần !
III. Nội dung và phương pháp trên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
4- 5'
1. Nhận lớp:
- KT cơ sở vật chất
- Điểm danh
- Phổ biến mục tiêu
x
x
x
x
x
x
x
x
(GV) ĐHNL
2. Khởi động:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
x
x
x
(GV)
x
ĐHTC
+ Trò chơi: Diệt các con vật
2 lần
x
 B. Phần cơ bản
22-25'
1- Trò chơi nhảy ô tiếp sức
 - GV nêu tên trò chơi sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi.
2
5
8
1
4
7
10
3
6
9
- GV làm mẫu
- Cho HS chơi thử
- Cách 1: Lượt đi nhảy
ĐHTC
- Từng nhóm 2, 3 HS chơi thử.
Lượt chạy về
- HS chơi chính thức theo tổ
+ Chơi thử
2 lần
- Giáo viên theo dõi và nhận xét
+ Chơi chính thức
2-3 lần
- Tổ thua làm ngựa, tổ thắng cưỡi.
III. Phần kết thúc
4-5'
1. Hồi tĩnh: Vỗ tay và hát
2. Nhận xét giờ học: Khen, nhắc nhở, giao bài về nhà
x
x
x
x
x
x
x
x
(GV)
3. Xuống lớp
ĐHXL
Tiết 2 + 3
Bài 77
Học vần
ăc - âc
A. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và viết được: ăc, âc, mặc áo, quả gấc
- Đọc được từ, các câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang
B. Đồ dùng dạy học:
	- Vật mẫu: Mặc áo, quả gấc.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I, Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc hạt thóc, con cóc, bác sĩ.
- Đọc các câu ứng dụng trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
- Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con.
-  ... tập.
- Trước khi các bạn vào lớp và sau khi các bạn ra về.
- HS nghe & ghi nhớ.
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2004
Tiết 17:
Mĩ thuật:
kiểm tra bài định kỳ
(Trường ra đề + đáp án)
Bài 79:
Học vần:
ôc – uôc
A- Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể:
- Nhận biết cấu tạo vần ôc, uôc, tiếng mộc, đuốc.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vần ôc, uôc để đọc, viết đúng được các vần, các từ.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- ư lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc.
B- Đồ dùng dạy – học:
- Sách tiếng việt tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
- Con ốc, cây nho, đôi guốc.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Máy xúc, lọ mực, nóng lực.
- Đọc từ, cau ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 1,2 em đọc.
II. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp):
2. Dạy vần:
Ôc:
a- Nhận diện vần:
- GV ghi bảng ôc và hỏi:
- Vần ôc do mấy âm tạo nên là những âm nào?
- Vần ôc do 2 âm tạo nên là âm ô và c.
- Hãy so sánh vần ôc với ac ?
- Giống: Đều kết thúc bằng c.
- ạ: ôc bắt đầu = ô
 ac bắt đầu = a
- Hãy phân tích vần ôc ?
- Vần ôc có ân ô đứng trước, âm c đứng sau.
b- Đánh vần:
- Vần ôc đánh vần ntn ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Y/c HS tìm và gài vần ôc, tiếng mộc.
- GV ghi bảng: mộc
- Hãy phân tích tiếng mộc ?
- Hãy đánh vần tiếng mộc ?
+ Từ khoá:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
-Tranh vẽ gì ?
- GV ghi bảng: thợ mộc (gt)
- GV chỉ vần, tiếng, từ không theo TT cho HS đọc.
c- Viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- ô - cờ - ôc
- HS đánh vàn Cn, nhóm, lớp.
- HS sử dụng hộp đồ dùng đẻ gài ôc, mộc
- HS đọc lại
- Tiếng mộc có âm m đứng trước, vần ôc đứng sau, dấu nặng dưới ô.
- Mờ - ôc – mốc – nặng – mộc.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- Bác thợ mộc.
- HS đọc trơn Cn, nhóm, lớp.
- HS đọc theo tổ
- HS tô chữ trên không sau đó viết lên bảng con.
- Nghỉ giữa tiết
- Lớp trưởng điều khiển
Uôc: (Quy trình trương tự)
Chý ý:
- Cấu tạo: Vần uôc do uô và c tạo nên.
- So sánh vần uôc với ôc:
Giống: Kết thúc bằng c
ạ: Âm đầu uô và ô
- Đánh vần: u - ô - cờ – uôc
đờ – uôc - đuôc – sắc đuốc – ngọn đuốc.
- Viết: Lưu ý nét nối giữa uô và c, giữa chữ đ và uôc, vị trí ọăt dấu sẵc.
- HS thực hiện theo HD
d- Đọc từ ứng dụng:
- Hãy đọc nhứng từ ứng dụng trong sgk.
- GV ghi bảng
- Y/c HS tìm tiếng có vần
- 1 vài HS đọc
- 1 HS lên bảng tìm và gạch chân
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ
Con ốc: (đưa con ốc)
Gốc cây: Phần dưới cùng của cây trên mặt đất.
Thuộc bài: Là đã học kỹ, nhớ kỹ vào đầu, không cần nhìn sách vở.
- Cho HS luyện đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS
- HS chú ý nghe
- HS dọc cn, nhóm, lớp
đ- Củng cố:
+ Trò chơi: Tìm tiếng có vần
- Cho HS đọc lại bài trên bảng lớp.
- Nx chung giờ học.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS đọc ĐT
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc.
- HS đọc cn, nhóm, lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi :
 Tranh vẽ gì ?
- Tranh vẽ con ốc và ngôi nhà.
- Y/c HS đọc đoạn thơ.
- 1 vài HS đọc.
- Y/c HS tìm tiếng có vần trong đọcn thơ.
- HS tìm và nêu.
- GV đọc mẫu và giao việc
- HS đọc cn, nhóm, lớp
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
b- Luyện viết:
- HD HS viết: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc vào vở tập viết.
- HS theo dõi
- GV viết mẫu, nhắc lại quy ttrình viết.
- HS tập viết trong vở theo hd.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- Lưu ý HS vị trí đặt dấu và vị trí nét nối giữa các con chữ.
C- Luyện nói:
- Nêu cho cô tên bài luyện nói ?
- Tiêm chủng, uống thuốc.
- GV HD và giao việc.
- HS quan sát, thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
+ Gợi ý:
- Tranh tranh vẽ những ai ?
- Bạn trai trong tranh đang làm gì ?
- Thái độ của bạn ntn ?
- Em đã tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?
- Tiêm chủng, uống thuốc để làm gì ?
- Trường em đã tổ chức tiêm chủng bao giờ chưa ?
- Hãy kể cho bạn nghe em đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi ntn ?
4. Củng cố – dặn dò.
- Y/c HS đọc lại bài vừa học.
+ Trò chơi: Kết bạn.
- GV phát thẻ từ cho HS chơi theo nhóm ôc, uôc.
- Nx chung giờ học.
: - ôn lại bài ở nhà.
 - Xem trước bài 80
- 1 vài HS đọc trong sgk
- HS chơi theo hd
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 68:
Toán
kiểm tra định kỳ
(Phòng ra đề và đáp án)
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2004
Tiết 17:
Âm nhạc:
học hát bài do địa phương tự chọn
Trò chơi âm nhạc
A- Mục tiêu:
- Tập cho HS mạnh dạn tham gia biếu diễn bài hát trước lớp.
- Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiét tấu trong âm nhạc.
B- Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, tập đàn cho bài hát.
- Nắm dược các trò chơi “Tiếng hát ở đâu”, “Đoán tên”, “Bao nhiêu người hát.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Khi nghe hát “Quốc ca” em phải đứng ntn ? vì sao ?
- GV nhận xét và cho điểm.
- 1 vài em trả lời
II. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài trự tiếp:
2. Hoạt động 1: Cho HS hát và tập biểu diễn các bài hát đã học.
- GV hd và giao việc.
- HS hát, biểu diễn, vận động phụ hoạ (cn, nhóm).
- GV theo dõi, hd thêm.
- + Chi từng nhóm thi nahu thể hiện và tìm ra nhóm khá nhất để tuyên dương.
- HS thực hiện theo nhóm.
3. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
+ TRò chơi thứ nhất: “Tiéng hát ở đâu”
- Cho 1 em nhắm mắt, GVc chỉ định 1 trong nhiều em hát 1 cau tự chon. Em nhắm mắt
Phải định hướng xem âm thanh phát ra từ đâu và nói tên bạn nào hát, phân biệt số lượng người hát.
+ Trò chơi thứ 2: Hát và gõ đối đáp.
- GV chọn bài hát và phân chia rõ ràng.
- Chia nhóm: 2 nhóm A & B
Nhóm A: hát
Nhóm B: gõ
Sau đó đổi bên.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS chơi theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hd
4. Củng cố – dặn dò:
- Nx chung giờ học.
: - Ôn lại các bài hát đã học.
 - Luyện chơi cho thạo các trò chơi trên.
- HS nghe và ghi nhớ
Bài 80:
Học vần:
iêc - ươc
A- Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Nhận biết cáu tạo vần iêc, ươc, tiếng xiếc, rước.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vần iếc, ước đsẻ đọc được vần, tiếng, từ khoá.
- Đọc đúng từ ứng dụng va câu ứng dụng.
- ư phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc
B- Đồ dùng dạy – học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
- Cái lược, thước kẻ.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Gốc cây, đôi guốc, thuộc bài.
- Đọc bài trong sgk.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- 3 HS đọc
II. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp):
2. Dạy vần:
iếc:
a- Nhận diện vần:
- GV ghi bảng vần iếc và hỏi:
- Vần iếc có mấy am tạo nên ? là những âm nào?
- Hãy so sánh iết với iếc ?
- Vần iếc do iê và c tạo nên.
Giống: Bắt đầu = iê
Khác: iêc kết thúc = c
 iêt kết thúc = t
- Hãy phân tích vần iếc ?
b- Đánh vần:
+ Vần:
- Vần iếc đánh vần ntn ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Y/c HS tìm và gài vần iếc, tiếng xiếc.
- GV ghi bảng xiếc
- Hãy phân tích tiếng xiếc ?
- Hãy đánh vần tiếng xiếc ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Từ khoá:
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi;
- Tranh vẽ gì ?
- GV ghi bảng: xem xiếc.
- GV chỉ vần tiếng, từ không theo TT cho HS đọc.
c- Viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Vần iêc có iê đứng trước và c đứng sau.
- iê - cờ – iếc
- HS đánh vần cn, nhóm, lớp.
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài.
- HS đọc lại: xiếc.
- Tiếng xiếc có âm x đứng trước, vần iếc đứng sau, dấu sắc trên ê.
- xờ – iêc – xiêc – sắc – xiếc.
- HS đánh vần (đọc cn, nhóm, lớp)
- Tranh xẽ các bạn nhỏ đang xem vôi diễn xiếc.
- HS đọc trơn cn, nhóm, lớp.
- HS đọc theo tổ.
- HS tô chữ tren không sau đó luyện viết trên bảng con
ươc: (Quy trình tương tự)
Chú ý:
- Cấu tạo: - Vần ươc được tạo nên bởi âm đôi ươ và c.
- So sánh vần iếc với ước
rờ - ươc - sắc – rước – rước đèn.
- Viết: Viết vần, tiếng, từ khoá.
Lưu ý HS nét nối giữa ươ và c, giữa r với ứơc vị trí dấu sắc.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
d- Đọc từ ứng dụng:
- Hãy đọc cho cô từ ứng dụng trong sách.
- GV ghi bnảg đọc mẫu và giải nghĩa.
- Công việc: Việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm.
Cái lược: Vật bằng nhựa, sừng có răng để chải tóc.
Thước kẻ: Đồ dùng để đo, vẽ, kẻ
- Cho HS luyện đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 1 vài HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS đọc cn, nhóm, lớp.
đ- Củng cố:
- Chúng ta vừa học những vần gì ?
- Y/c HS học lại bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Vần iếc, ước
- 1 số HS đọc.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 (bảng lớp)
- GV chỉ không theo TT, y/c HS đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi:
- Tranh vẽ gì ?
- Đó là cảnh quê hương trong đoạn thơ ứng dụng, hãy đọc cho cô đoạn thơ này.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cn, nhóm, lớp.
- Tranh vẽ đò trên sông, em bé thả diều.
- HS đọc cn, nhóm, lớp.
- GV hd HS viết: iếc, ước, xem xiếc, rước đèn vào vở.
- GV viết mẫu, nêu cách viết & lưu ý HS nét nối giữa các con chữ, vị trí đặt dấu.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm HS yếu.
- Nx bài viết
- HS tập viết theo hd.
c- Luyện nói:
- Hãy cho cô biết chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- GV hd và giao việc
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ những gì ?
- Chu ý phần tranh vẽ cảnh diễn xiếc để gt.
- Em thích loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên ?
- Em đã được đi xem xiếc bao giờ chưa ? ở đâu
- Chủ đề luyện nói hôm nay là: xiếc, múa rối, ca nhạc.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 theo y/c luyện nói hôm nay.
4. Củng cố – dặn dò:
- Hãy đọc lại bài vừa học.
+ Trò chơi: Tìm các từ tiếp sức.
- GV phát cho 4 tổ 4 tờ giấy, HS chuyền tay nhau, mỗi em viết 1 tiếng có vần iếc và ước. Hết thời gian, HS nộp lại, GV gắn lên bảng nx và cho điểm.
- GV nhận xét chung giờ học.
: Học lại bài, chuẩn bị bài 81
- 1 vài em đọc lần lượt trong sgk.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp:
Nhận xét tuần 17

Tài liệu đính kèm:

  • docbo giao an truong niem tong.doc