Tiết 2: Đạo đức:
Em và các bạn ( T2 )
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp học sinh hiểu:
1. Biết liên hệ và nêu được :Bạn bè là những người cùng học cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
2. Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giật mình
- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè và vẽ được bức tranh về cư xử tốt với bạn.
- Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
` KẾ HOẠCH TUẦN 22 T.N MÔN TCT TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ Thứ hai 25/1 C . cờ 22 Tuần 22 Đạo đức 22 Em và các bạn T2 Toán 85 Giải toán có lời văn Học vần 294 Bài 90: Ôn tập T1 Học vần 295 Bài 90: Ôn tập T2 Thứ ba 26/1 Toán 86 Xăng - ti - mét Học vần 296 Bài 91: oa -oe T1 Học vần 297 Bài 91: oa -oe T2 Â .N 22 Ôn bài :Tập tầm vông. Thứ tư 27/1 Toán 87 Luyện tập Học vần 298 Bài 92 : oai - oay T1 Học vần 299 Bài 92 : oai - oay T2 Mĩ thuật 22 Vẽ vật nuôi trong nhà Thứ năm 28/1 Thể Dục 22 Bài thể dục- Đội hình đội ngũ. Toán 88 Luyện tập Học vần 300 Bài 93 : oan - oăn T1 Học vần 301 Bài 93 : oan - oăn T2 Thứ sáu 29/1 TNXH 22 Cây rau Học vần 302 Bài 94: oang - ăng T 1 Học vần 303 Bài 94: oang - ăng T 2 Thủ.Công 22 Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. HĐTT 22 Tổng kết tuần 21-Kế hoạch tuần 22 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010 Tiết 2: Đạo đức: Em và các bạn ( T2 ) I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giúp học sinh hiểu: Biết liên hệ và nêu được :Bạn bè là những người cùng học cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó. Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giật mình - Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè và vẽ được bức tranh về cư xử tốt với bạn. - Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kiểm tra bài cũ . ? Các con đã làm những việc gì để thể hiện yêu quý bạn bè? ? Gọi 1 học sinh lên thực hiện cách cư xử với bạn bè. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Đánh giá. 2-Bài mới Giới tiệu bài:Gv ghi đề bài lên bảng Hoạt động 1: Học sinh liên hệ thực tế. - Yêu cầu học sinh liên hệ về những việc mình đã cư xử với bạn bè như thế nào? - Giáo viên gợi ý: ? Bạn đó là bạn nào? ? Tình huống gì xảy ra khi đó? ? em đã làm gì khi đó với bạn? ? Tại sao lại làm như vậy? ? Kết quả ra sao? - Giáo viên nhận xét - sửa sai- Tuyên dương học sinh thực hiện hành vi tốt. Giải lao. Hoạt động 2: Thảo luận lớp.( bài 3) - Cho học sinh thảo luận theo cặp các tình huống sau : ? Trong tranh các bạn đang làm gì? ? Việc làm đó có lợi hay có hại vì sao? ? Vậy các em nên làm theo bạn ở tranh nào, không làm theo những bạn ở tranh nào? - Giáo viên nhận xét - đánh giá và sửa sai . Hoạt động 3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn. - Gợi ý: ? Bạn tên là gì? ? Bạn ấy đang học ở đâu? ? em và các bạn cùng học , cùng chơi với nhau như thế nào? ? Các em yêu quý nhau ra sao? -Giáo viên nhận xét - tuyên dương. 3.Củng cố –Dặn dò. -Về nhà thực hiện tốt những điều đã học - Chuẩn bị cho bài sau. - Nhận xét tiết học. -HS trả lời -HS đọc đề bài theo GV - Học sinh theo dõi và lắng nghe câu hỏi gợi ý của giáo viên và trả lời câu hỏi. +Bạn jik,leng +Bạn bị ngã +Em đỡ bạn +Vì bạn bè phải giúp đỡ nhau +Bạn cảm ơn em - Lớp bổ sung giúp bạn. - Lắng nghe yêu cầu vủa giáo viên . - Thảo luận +Cùng học bài,đỡ bạn bị ngã,cùng chơi, những việc này có lợi + Nắm tóc bạn,trêu bạn những việc này có hại - Tranh : 1, 3, 5, 6 nên làm theo - Tranh : 2, 4 không được làm theo. - Học sinh lắng nghe. - Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về việc làm cư xử tốt với bạn. - Vẽ xong lên trình bày tranh của mình. - Từng học sinh giới thiệu. - Cả lớp theo dõi nhận xét . ----------------------------------------------------------- Tiết 3 Toán ( T82) Giải bài toán có lời văn I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức : Giúp HS bứoc đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn : Tìm hiểu bài toán ( cho gì ? hỏi gì ? ), giải bài toán ( thực hiện phép tính, trình bày bài giải) . 2. Kĩ năng : Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán có lời văn. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học II . CHUẨN BỊ : 1. GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật 2. HS : vở BTT III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động: (1’) B. Bài cũ : Bài toán có lời văn. ( 5’) - GV ghi tóm tắt lên bảng – Yêu cầu HS nhìn và lập đề toán. Có : 8 quả bóng Thêm : 2 quả bóng Có tất cả : ? quả bóng. - GV nhận xét, ghi điểm C . Bài mới 1. Giới thiệu bài - Tiết học trước các em đã làm quen với dạng toán có lời văn. Tiết này các em bước đầu tìm hiểu bài toán và giải bài toán có lời văn 2. Giới thiệu cách giải toán và cách trình bày bài toán. ( 7’) a. Hướng dẫn tìm hiểu bài toán - GV ghi bài toán : Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? - GV treo tranh hình con gà – hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - GV nhận xét – ghi tóm tắt lên bảng Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả : ? con gà b. Hướng dẫn giải bài toán: - GV hỏi: Có 5 con gà, thêm 4 con gà. Vậy muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào ? - GV gợi ý để học sinh nêu thành câu trả lời đầy đủ 2. Hướng dẫn học sinh trình bày bài toán - GV nêu: Ta viết bài giải của bài toán như sau ( Viết chữ " Bài giải" lên bảng + Viết câu lời giải: ta dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải - Gv gợi ý cho học sinh nêu câu trả lời, có thể khác nhau và lựa chọn câu trả lời hợp lí + Viết phép tính - GV viết : " 5 + 4 = 9" và nói. Ở đây chỉ 9 con gà nên viết " con gà" trong dấu ngoặc đơn. + Viết đáp số: Viết 9 con gà, đơn vị " con gà" không cần để trong dấu ngoặc đơn - GV viết bài giải. Bài giải Số con gà nhà An có tất cả là : 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số : 9 con gà - GV chỉ từng phần của bài toán và nhấn mạnh: Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: + Viết chữ: Bài giải + Viết câu lời giải + Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc) + Viết đáp số * Nghỉ giữa tiết ( 3’) - Hát - 3 Học sinh nhìn tóm tắt và đọc bài toán -3 HS đọc lại bài toán - HS quan sát + Nhà An có: 5 con gà, mẹ mua thêm : 4 con + Hỏi nhà An có mấy con gà - HS quan sát, 2 học sinh nêu lại bài toán - Làm tính cộng: 5 + 4 = 9 -Như vậy nhà An có 9 con gà -2-3 HS nêu lại câu trả lời - HS đọc lại câu hỏi - Học sinh đọc phép tính: Năm cộng bốn bằng chín - Học sinh đọc lại bài toán - Học sinh lắng nghe 3. Thực hành ( 19’) + Bài 1 : - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dân học sinh quan sát tranh và hoàn thành phần tóm tắt - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : * Đề bài cho ta biết gì ? * Đề bài hỏi gì ? * Muốn biết có tất cả bao nhiêu qủa bóng ta làm như thế nào ? - GV gọi 1 em lên bảng làm – còn lại cho HS làm vào vở. - GV nhận xét, ghi điểm + Bài 2 : - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS ghi tóm tắt : - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : * Đề bài cho ta biết gì ? * Đề bài hỏi gì ? * Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây chuối ta làm thế nào ? - GV gọi 1 em lên B làm – còn lại cho HS làm vào vở. - GV nhận xét. + Bài 3 : GV treo tranh – hướng dẫn HS làm bài ở nhà. - HS đọc đề bài HS quan sát, đọc phần tóm tắt và viết số thích hợp Tóm tắt An có : 4 quả bóng Bình co ù: 3 quả bóng Cả hai bạn có:.. quả bóng + An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng + Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng? + Làm tính cộng:4 + 3 = 7 1 HS lên bảng – còn lại làm vở. Bài giải Cả hai bạn có: 4 + 3 = 7 ( quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng - HS đọc đề - Học sinh ghi tóm tắt Có : 6 bạn Thêm : 3 bạn Có tất cả : bạn ? + Có 6 bạn, thêm 3 bạn + có tất cả bao nhiêu bạn + Làm tính cộng: 6 + 3 = 9. 1 HS lên B – còn lại làm vở. Bài giải Tổ em có số bạn là: 6 + 3 = 9 ( bạn) Đáp số: 9 bạn 4. Củng cố: ( 4’) - GV yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán có lời văn 5. Dặn dò : ( 1’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Xăngtimét – Đo độ dài. -2 -3 học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe --------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4+5: HỌC VẦN Ôn tập. I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Sau bài học học sinh: - Đọc và viết được một cách chắn chắn các vần đã học từ bài 84 đến bài 89. - Đọc được các câu ứng dụng . - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngỗng và tép. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ đồ dùng học tiếng việt. Bảng cài của giáo viên và bộ chữ. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK. - Cả lớp viết bảng con: Tổ 1:nhân dịp Tổ2: duổi kịp Tổ 3:giúp đỡ. - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 2 Bài mới: Tiết 1 Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng, Hoạt động 1: Ôn tập. - Giáo viên gắn bảng ôn lên bảng. - Cho học sinh quan sát và đọc bài . ? Các vần giống nhau ở chỗ nào ? ? Trong các từ đó từ nào có nguyên âm đôi.? Hoạt động 2 : Đọc từ ngữ ứng dụng. -Giáo viên viết từ ngữ ứng dụng lên bảng. - Giá ... : phiếu bé ngoan, học toán, khoẻ khoắn, xoắn thừng - 1HS đọc câu ứng dụng: “Khôn ngoan đối đáp..... đá nhau” - HS đọc theo GV : oang, oăng - HS: Vần oang có oa đứng trước, âm ng đứng sau - Học sinh đánh vần (CN – T – L): o – a – ngờ – oang - Học sinh đọc trơn: oang ( CN – L) - HS: hoang. - HS: Tiếng hoang có âm h đứng trước, vần oang đứng sau - HS đánh vần: (CN, tổ, lớp) hờ - oang - hoang - Học sinh đọc trơn ( CN- L) : hoang * HSHN: Đánh vần theo giáo viên: hờ - oang - hoang - HS quan sát tranh và nêu nhận xét: Tranh vẽ mọi người đang vỡ hoang - HS đánh vần, sau đó đọc trơn từ khoá: (CN, T, L) : vỡ hoang * HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo - HS đánh vần- đọc trơn: o - a - ngờ - oang hờ - oang - hoang vỡ hoang - Học sinh quan sát và nêu: Vần oang gồm con chữ o, a , n cao 2 ô li. g cao 5 ô li - Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con Học sinh viết vào bảng con: oang HS trả lời + HS: Gồm 2 tiếng: vỡ, hoang + HS: h, g cao 5 ô li, các con chữ còn lại cao 2 ô li. - Học sinh viết vào bảng con: vỡ hoang * HSHN: Viết vào bảng con: oang, hoang - HS: vần oăn có âm oă đứng trước, âm ng đứng sau - HS: + Giống: bắt đầu bằng âm o, kết thúc bằng ng + Khác: oăn có ă, oan có a ở giữa - Học sinh đánh vần (CN – T – L): o - á - ngờ - oăng - Học sinh đọc trơn: oăng ( CN – L) - HS: hoẵng - HS: âm h đứng trước, vần oăng đứng sau - HS đánh vần: (CN, tổ, lớp) hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng - Học sinh đọc trơn ( CN- L) : xoăn * HSHN: Đánh vần theo giáo viên: hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng - HS quan sát tranh và nêu nhận xét: Tranh vẽ con hoẵng - HS đánh vần, đọc trơn: (CN, T, L): con hoẵng * HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo - HS đánh vần- đọc trơn: o - á - ngờ - oăng hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng con hoẵng - Học sinh quan sát và nêu: Vần oăng gồm các con chữ o,ă, n cao 2 ô li, g cao 5 ô li - Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con - Học sinh viết vào bảng con: oăng - HS: + HS: Gồm 2 tiếng: con, hoẵng + HS: h, g cao 5 ô li, các con chữ khác cao 2 ô li. - Học sinh viết vào bảng con: con hoẵng * HSHN: Viết vào bảng con: oăng, hoẵng - HS quan sát, đọc nhẩm - 1 HS lên gạch chân tiếng có vần oang, 1 HS lên gạch chân tiếng có vần oăng - Học sinh đánh vần – đọc trơn tiếng có vần oang, oăng và từ ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp * HSHN: lắng nghe và đánh vần theo - 2-3 HS đọc lại Tiết 2 3.Luyện tập 3.1. Luyện đọc a. Đọc lại nội dung bài tiết 1 :(7’) - GV chỉnh sửa lỗi phát âm * GV hướng dẫn HSHN đọc vần và tiếng c. Đọc câu ứng dụng: ( 10’) - GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ gì? - GV nói và viết bảng: Đây là bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé qua cửa lớp Xem chúng em học bài - GV chỉnh sửa lỗi - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS * Nghỉ giữa tiết 3.2 Luyện viết: ( 12’ ) - Yêu cầu HS viết vào vở: oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng - GV theo dõi, uốn nắn, nhắc HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở 3.3 Luyện nói: ( 7’) - GV viết bảng: Áo choàng, áo len, áo sơ mi - GV quan sát các nhóm làm việc và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng * Yêu cầu HSHN quan sát tranh minh hoạ 4. Củng cố : (3’) - GV tổ chức thi ghép vần mới học theo tổ - GV theo dõi, chấm điểm thi đua - Gv chỉ bảng cho học sinh đọc lại bài 5. Dặn dò: ( 1’) - Dặn HS về nhà học lại bài, tự tìm các vần vừa mới học, làm bài tập trong vở bài tập . - HS vừa nhìn chữ vừa lần lượt phát âm: + oan, khoan, giàn khoan + oăn, xoăn, tóc xoăn + phiếu bé ngoan, khoẻ khoắn + học toán, xoắn thừng * HSHN: Nhìn bảng và đọc: oan, khoan, oăn, xoăn - Học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét - Học sinh nhận biết tiếng có vần mới học: thoảng - Học sinh đánh vần tiếng - đọc trơn câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp * HSHN: quan sát tranh, lắng nghe và đánh vần theo - 2 -3 học sinh đọc lại câu ứng dụng - Học sinh nắm yêu cầu - HS tập viết: trong vở tập viết : oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng * HSHN: Viết vào vở: oang, hoang, oăng, hoẵng - 2 – 3 học sinh đọc tên bài luyện nói - Học sinh quan sát áo từng bạn trong nhóm về kiểu áo, loại vải, Kiểu tay dài hay tay ngắn, quan sát hình vẽ về kiểu áo trong sách giáo khoa. - Học sinh nói tên từng kiểu ( loại) áo đã quan sát. Nói xem tứng kiểu ( loại) đo mặc vào thời gian nào? * HSHN: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? - Học sinh lấy bộ chữ học vần 1 và lần lượt ghép vần: oang, oăng - Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng và nhanh thì tổ đó thắng - HS theo dõi và đọc lại bài - Học sinh lắng nghe Thủ công (T22) Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức : biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo 2. Kĩ năng : Sử dụng thành thạo kéo, bút chì, thước kẻ 3.Thái độ : Biết giữ gìn, bảo quản dụng cụ II. Chuẩn bị : Bút chì thước kẻ, kéo, giấy trắng III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động : (1’) Hát B. Bài cũ : (5’) Nhận xét bài gấp mũ ca lô C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) - Tiết này các em được hướng dẫn cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. 2. Hoạt động 1 : Giới thiệu các dụng cụ thủ công (3’) - Gv cho học sinh quan sát và giới thiệu dụng cụ học môn thủ công : bút chì, thước kẻ, kéo 3. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành: (15') a. Hướng dẫn cách sử dụng bút chì: - GV mô tả: Bút chì gồm ruột và thân bút. Để sử dụng người ta gọt một đầu bút - Hướng dẫn cách sử dụng: Cầm bút tay phải, ngón cái, trỏ, giữa giữ thân bút, các ngón còn lại làm điểm tựa đặt trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. Khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của bút khoảng 3 cm. Khi viết, vẽ, kẻ ta đưa đầu nhọn của bút chì trên mặt giấy và di chuyển nhẹ theo ý muốn b. Hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ: - Gv mô tả: Thước kẻ có nhiều loại, được làm bằng gỗ hay bằng nhựa. - Hướng dẫn sử dụng: Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút đặt lên giấy đưa bút chì dựa theo cạnh của thước di chuyển bút chì từ trái sang phải c. Hướng dẫn sử dụng kéo: - Gv mô tả: Kéo gồm lưỡi và cán, lưỡi kéo sắc làm bằng sắt, cán cầm có 2 vòng - Hướng dẫn sử dụng: Khi sử dụng tay phải dùng kéo, tay trái cầm giấy, tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường muốn cắt NGHỈ GIỮA TIẾT (3’) 4. Hoạt động 3 : Thực hành : (12') - GV yêu cầu Hs kẻ đường thẳng và cắt theo đường thẳng - Gv quan sát giúp đỡ HS thực hiện, nhắc học sinh giữ an toàn khi sử dụng kéo 5. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò : (2') - Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị đồ dùng và kĩ năng kẻ, cắt của học sinh - Dặn học sinh chẩn bị bút chì, thước kẻ, giấy vở ô li để học bài" Kẻ đoạn thẳng cách đều" HS quan sát - Học sinh lắng nghe và quan sát - HS cầm bút chì và di chuyển bút trên không trung như thao tác vẽ, viết, kẻ - HS quan sát và lắng nghe - HS thực hành kẻ - HS quan sát và lắng nghe - HS cầm kéo và mở lưỡi kéo để cắt - Học sinh thực hành - Học sinh lắng nghe --------------------------------------------------------------------------- Tiết 5 Sinh hoạt tuần 22 I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình - Giúp HS nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới - Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể II. Các hoạt động lên lớp Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Tổ chức trò chơi - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi - Cho học sinh chơi thật 3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa.. - GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo - GV kết luận chung: a. Ưu điểm: + Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ + Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ b. Khuyết diểm: + Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Ni, Ơlúy, Sang, Quỳnh, Thái) + Cần chú ý rèn chữ viết: Ngọc, Chi, Buang * Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt - Chấm điểm thi đua cho các tổ 4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới + Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn + Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ + Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải + Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần + Tăng cường ôn tập đọc, viết, làm toán 5. Kết thúc tiết học - GV cho học sinh hát - Cả lớp hát 1 bài - HS lắng nghe - HS chơi thật - HS thảo luận trong tổ - Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung - Học sinh lắng nghe - Học sinh hát
Tài liệu đính kèm: